Thời của bảo hiểm liên kết đầu tư

Bảo hiểm liên kết đầu tưlà một sản phẩm bảo hiểm nhân thọcó khảnăng thỏa mãn hai nhu cầu của khách hàng là được bảo vệvà tham gia đầu tưvào thịtrường chứng khoán. Phí bảo hiểm đóng sẽ được dùng đểmua hợp đồng bảo hiểm và để tham gia đầu tưtrong các quỹ đầu tưchuyên nghiệp. Hiện có 2 loại cơbản là loại đóng phí một lần và loại đóng phí định kỳ. Đến thời điểm này, bảo hiểm liên kết đầu tư đã có mặt trên thịtrường thếgiới khoảng 40 năm; tại châu Á là từkhoảng những năm đầu thập kỷ90. Tại Việt Nam, cuối năm 2006 đầu năm 2007, thịtrường chứng khoán phát triển vượt bậc và ngày càng trởnên đại chúng hơn, vấn đềthiết kếvà cho phép triển khai sản phẩm này được đặt ra. Thậm chí Bảo Việt đã từng đặt vấn đềsớm hơn, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng đã có kiến nghịtừkhá sớm. Và nay, khi thịtrường chứng khoán đã xác định được tầm, đã đi vào hoạt động tương đối ổn định và thu hút sựquan tâm của công chúng đầu tư, bảo hiểm nhân thọcũng đã thu hút hàng triệu khách hàng tham gia, BộTài chính quyết định đưa sản phẩm trên vào danh mục xem xét triển khai. Theo ông Phùng Đắc Lộc, ngoài dựkiến cho phép Prudential và Manulife - hai hãng bảo hiểm nước ngoài đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này - được thí điểm, một sốcông ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm nhân thọkhác cũng đã lên kế hoạch xây dựng đểsẵn sàng nhập cuộc. “Đây là yêu cầu phát triển của thịtrường. Mặt khác cũng là một hướng đi mang lại nhiều lợi ích cho các bên, cho cảthị trường bảo hiểm nhân thọ, cho thịtrường chứng khoán và đặc biệt là cho công chúng đầu tư”, ông Lộc nói

pdf24 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thời của bảo hiểm liên kết đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời của bảo hiểm liên kết đầu tư? Chứng khoán sẽ trở nên đại chúng hơn, mở rộng hơn. Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cũng có khả năng phát triển mạnh hơn. Nhà đầu tư vừa tiếp cận sản phẩm bảo hiểm nhưng cũng có cơ hội để tham gia vào thị trường chứng khoán. Đây là những lợi ích từ một dòng sản phẩm mới. Theo kế hoạch, trong tháng 9 này Bộ Tài chính sẽ cơ bản xây dựng xong dự thảo cơ chế pháp lý đối với một sản phẩm mới: bảo hiểm liên kết đầu tư. Dự kiến Bộ sẽ cho phép 2 nhà bảo hiểm nước ngoài là Prudential và Manulife triển khai thí điểm sản phẩm này. Trong khi đó, Tập đoàn Bảo Việt, trực tiếp là Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt (BVFMC) cũng đang xúc tiến xây dựng mô hình sản phẩm này để sẵn sàng nhập cuộc khi thuận lợi. Thời điểm đã đến? Bảo hiểm liên kết đầu tư là một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có khả năng thỏa mãn hai nhu cầu của khách hàng là được bảo vệ và tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán. Phí bảo hiểm đóng sẽ được dùng để mua hợp đồng bảo hiểm và để tham gia đầu tư trong các quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Hiện có 2 loại cơ bản là loại đóng phí một lần và loại đóng phí định kỳ. Đến thời điểm này, bảo hiểm liên kết đầu tư đã có mặt trên thị trường thế giới khoảng 40 năm; tại châu Á là từ khoảng những năm đầu thập kỷ 90. Tại Việt Nam, cuối năm 2006 đầu năm 2007, thị trường chứng khoán phát triển vượt bậc và ngày càng trở nên đại chúng hơn, vấn đề thiết kế và cho phép triển khai sản phẩm này được đặt ra. Thậm chí Bảo Việt đã từng đặt vấn đề sớm hơn, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng đã có kiến nghị từ khá sớm. Và nay, khi thị trường chứng khoán đã xác định được tầm, đã đi vào hoạt động tương đối ổn định và thu hút sự quan tâm của công chúng đầu tư, bảo hiểm nhân thọ cũng đã thu hút hàng triệu khách hàng tham gia, Bộ Tài chính quyết định đưa sản phẩm trên vào danh mục xem xét triển khai. Theo ông Phùng Đắc Lộc, ngoài dự kiến cho phép Prudential và Manulife - hai hãng bảo hiểm nước ngoài đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này - được thí điểm, một số công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm nhân thọ khác cũng đã lên kế hoạch xây dựng để sẵn sàng nhập cuộc. “Đây là yêu cầu phát triển của thị trường. Mặt khác cũng là một hướng đi mang lại nhiều lợi ích cho các bên, cho cả thị trường bảo hiểm nhân thọ, cho thị trường chứng khoán và đặc biệt là cho công chúng đầu tư”, ông Lộc nói. Mũi tên trúng nhiều đích Ông Lộc tin tưởng rằng khi hoàn thiện cơ chế pháp lý, sản phẩm được triển khai rộng và chứng minh được tính hiệu quả, trước hết hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ sẽ khởi sắc trở lại, thay cho diễn biến không mấy khả quan trong hai năm trở lại đây. Về tiềm năng, sản phẩm này có thể chiếm tới 70 – 80% doanh thu của bảo hiểm nhân thọ. Mặt khác, thị trường chứng khoán cũng sẽ thu hút thêm một lực lượng mới, vốn mới cần cho phát triển. Và nhà đầu tư, người tham gia bảo hiểm sẽ có thêm một lựa chọn vừa được bảo vệ (qua hợp đồng bảo hiểm) vừa được tham gia vào một thị trường hấp dẫn có khả năng sinh lợi cao (qua danh mục đầu tư các quỹ đưa ra). Ngoài ra, ông Lộc nhấn mạnh đến ý nghĩa xã hội của sản phẩm này trong hướng đưa thị trường chứng khoán, vốn được xem là cao cấp với nhiều người dân, trở nên đơn giản hơn cũng như xóa bỏ được hạn chế về không gian địa lý. “Với sản phẩm này, người dân ở các vùng sâu, vùng xa hoàn toàn có thể tham gia đầu tư chứng khoán thay vì cách trở và xa lạ như hiện nay”, ông Lộc khẳng định. Về lý thuyết, lợi ích của sản phẩm này được xác định ở tính linh hoạt bởi khách hàng có quyền bổ sung vốn vào quỹ đầu tư để nắm bắt cơ hội, để tạo thêm khả năng sinh lợi; ngược lại họ cũng có thể thay đổi mức độ hưởng quyền để tăng “thị phần” cho hợp đồng bảo hiểm, đảm bảo an toàn vốn... Trong tương lai, các công ty bảo hiểm cũng sẽ xây dựng các quỹ đầu tư với những cơ chế, đặc thù để khách hàng – nhà đầu tư có điều kiện lựa chọn; tất nhiên sự lựa chọn này luồn được đảm bảo điều kiện được tư vấn, được tham khảo các danh mục đầu tư một cách chuyên nghiệp - điều này đặc biệt ý nghĩa với những người dân vốn còn khá xa lạ với chứng khoán. Về lợi ích vĩ mô, bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ tạo thêm một lực đẩy mới trong cung vốn cho nền kinh tế. Phí bảo hiểm nhân thọ, nguồn vốn trong dân cư sẽ trở nên năng động hơn khi được đưa vào các quỹ đầu tư, vào danh mục đầu tư theo lựa chọn của khách hàng để đến với doanh nghiệp, với các dự án kinh doanh gọi vốn. Hiệu quả của đồng tiền tham gia bảo hiểm trở nên năng động hơn khi nhà đầu tư có thể theo dõi “đời sống” của nó để gia tăng lợi nhuận hoặc kiểm soát khi có rủi ro trong đầu tư. Đồng tiền đó cũng trở nên năng động hơn thay cho sự chờ đợi đến kỳ đáo hạn hoặc trách nhiệm bảo hiểm khi có rủi ro xẩy ra... Tất nhiên, khi tham gia đầu tư, có rủi ro, tổn thất thường phải chấp nhận theo thỏa thuận trước đó. Rủi ro không loại trừ Thị trường chứng khoán nhiều biến động, lợi nhuận lắm, rủi ro cao. Khi tham gia sản phẩm này, khách hàng – nhà đầu tư cũng phải đối mặt với khả năng thua lỗ trong đầu tư. Công ty bảo hiểm không thể đảm bảo hoạt động đầu tư luôn đúng và sinh lợi. Tất nhiên, trong sản phẩm này, khách hàng sẽ được hỗ trợ tối đa từ danh mục và sự tư vấn của công ty bảo hiểm, qua quỹ đầu tư. Theo đó, khách hàng có thể lựa chọn những danh mục đầu tư phù hợp với khả năng của mình. Đối với các công ty bảo hiểm, ngoài lợi ích lớn và triển vọng mà sản phẩm này mang lại, họ cũng phải đối mặt với những rủi ro, bởi không phải công ty nào cũng có thể triển khai thành công. Như hãng bảo hiểm hàng đầu Trung Quốc là PingAn từng phải xem xét lại sản phẩm này trong khi hãng bảo hiểm nhân thọ của Singapore là Great Eastern Life lại rất thành công. Mặt khác, sự biến động của thị trường chứng khoán cũng sẽ kéo theo những rủi ro; như tại Anh, năm 1987, thị trường chứng khoán chao đảo kéo theo sự thất bại của hoạt động kinh doanh bảo hiểm liên kết đầu tư liên tiếp những năm sau đó. (N guồn: VnEconomy - 22/9/2007) Chứng khoán kéo bảo hiểm cùng phát triển Trong chuyến làm việc với Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) hồi tuần rồi, bà Aruno Rajaratnam, Giám đốc điều hành, phụ trách tài chính, quản trị rủi ro, khu vực châu Á của hãng bảo hiểm Gras Savoye, cho rằng sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường bảo hiểm với nhiều sản phẩm liên quan. Một trường hợp được đưa ra để minh họa: một tập đoàn dịch vụ tổng hợp đã phát hành cổ phiếu trị giá 30 triệu đô la Mỹ trên AIM (sàn giao dịch dành cho những công ty đang tăng trưởng, thuộc Sở Giao dịch chứng khoán quốc tế London) vào tháng 3-2000 và đạt được giá trị thị trường 150 triệu đô la Mỹ chỉ trong một thời gian ngắn sau niêm yết. Vào tháng 2-2001, cổ phiếu bị ngừng giao dịch ngay khi bị phát hiện doanh thu đã được ước tính quá cao trong bản cáo bạch. Một cuộc điều tra đã đưa ra kết luận về ảnh hưởng của sự ước tính quá đà này. Giám đốc điều hành và hai trưởng phòng của tập đoàn trên phải từ chức. Từ khi niêm yết lại, giá trị của công ty chỉ còn 8 triệu đô la Mỹ. Một nhóm 140 cổ đông đã thuê luật sư kiện ban giám đốc và họ được bồi thường 4,5 triệu đô la Mỹ. Bà Rajaratnam giải thích: “Khi công ty có nhiều cổ đông, khiếu kiện sẽ ngày càng tăng. Việc công ty chào bán chứng khoán ra công chúng và người có trách nhiệm ký vào bản cáo bạch chính là sự ràng buộc trách nhiệm cá nhân của người ký đối với nội dung của nó. Rủi ro liên quan là trách nhiệm vô cùng lớn. Người ký và công ty hoàn toàn có thể phải chịu trách nhiệm với tổn thất tài chính của cổ đông do thông tin không chính xác, sai lạc, hoặc sự thiếu thông tin trong văn bản, và có thể bị kiện bởi cơ quan có thẩm quyền, cổ đông, nhà đầu tư...”. Khi TTCK phát triển, các công ty bảo hiểm còn có thể bảo hiểm cho các tổ chức tham gia phát hành cổ phiếu, mở rộng bảo hiểm cho các khiếu nại không chỉ trên cơ sở bản cáo bạch mà còn trên những thông tin trước và sau khi chào bán chứng khoán... Bên cạnh đó, với nghề môi giới chứng khoán ở các thị trường phát triển, việc mua bảo hiểm là bắt buộc bởi nghề này rất dễ vi phạm về trách nhiệm với khách hàng và luật lệ. Vì thế, cần có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công ty môi giới chứng khoán. Bên cạnh đó, theo bà Rajaratnam, một tổ chức tài chính chuyên nghiệp cần có những sản phẩm bảo hiểm cho riêng mình như bảo hiểm trọn gói cho tổ chức tài chính, bảo hiểm tội phạm máy tính, trách nhiệm chuyên môn, trách nhiệm giám đốc và người điều hành, bảo hiểm trách nhiệm chủ sử dụng lao động. “Môi trường tạo ra sự gian lận chính là quá trình mua bán sáp nhập, giải thể, thay đổi quản lý, thay đổi công nghệ, địa điểm, chào bán dịch vụ mới, và đặc biệt do nhân sự”, bà Rajaratnam nói. Theo thống kê sơ bộ bà đưa ra, ở các thị trường tài chính phát triển, 40% tội phạm của một doanh nghiệp là do nhân viên gây ra (biển thủ, hóa đơn giả mạo, chuyển quỹ lương, giao dịch giả mạo, chi tiêu...); 30% do khối lãnh đạo và 15% do người ngoài doanh nghiệp. “Thậm chí, với những thị trường tài chính lâu năm, chúng tôi còn cung cấp sản phẩm bảo hiểm lòng trung thành để bảo hiểm thiệt hại cho doanh nghiệp do hành vi gian lận hay thiếu trung thực của nhân viên với ý định thu lợi cá nhân bất chính cho dù phạm tội một mình hay cấu kết với người khác”, bà nói thêm. Các tổn thất xảy ra tại trụ sở công ty, như trộm cướp, giả mạo chứng khoán hay giấy tờ có giá, chữ ký giả, nhận phải tiền giả, trang thiết bị văn phòng bị trộm, bị phá hoại, tội phạm máy tính, lỗi sản phẩm và dịch vụ... đều cần những hợp đồng bảo hiểm chuyên nghiệp và chi tiết. Đó là thị trường lớn và thú vị, nhưng cũng là thách thức lớn với các công ty bảo hiểm Việt Nam. Ngu ồn:Thời báo kinh tế SàiGòn Bảo hiểm rủi ro chứng khoán Công ty chứng khoán, nhà đầu tư có thể được bồi thường trước những rủi ro từ những dịch vụ bảo hiểm mới. Bà Aruno Rajaratnam (ảnh), Giám đốc điều hành Công ty Bảo hiểm Gras Savoye Willis Vietnam, tin tưởng rằng trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam, đi cùng với nhiều rủi ro, loại hình bảo hiểm này sẽ phát triển mạnh. Trước đây, một số công ty bảo hiểm trong nước cũng có ý định triển khai nghiệp vụ bảo hiểm chứng khoán nhưng không thành. Vậy đây là thời điểm thích hợp thưa bà? Tôi cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để triển khai các sản phẩm bảo hiểm chứng khoán. Thuận lợi thứ nhất là Luật chứng khoán vừa có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 có quy định tất cả các công ty chứng khoán phải có bảo hiểm trách nhiệm. Sự quy định đó là một điểm mới cho thấy thị trường và cơ quan quản lý đã nhận thức được ý nghĩa của loại hình bảo hiểm này. Thuận lợi thứ hai là Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự hội nhập này đặt ra yêu cầu các định chế tài chính trong nước phải tiến gần tới và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, trong đó có những tiêu chuẩn về bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. Có thể trước đây một số doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đã tính đến nghiệp vụ này, nhưng thời điểm năm 2000 hoặc gần hơn và này là rất khác nhau. Trước đây thị trường có rất ít công ty niêm yết, rất ít nhà đầu tư tham gia. Còn nay thì thị trường đã phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, tạo môi trường thuận lợi để bảo hiểm chứng khoán phát triển theo. Với bảo hiểm chứng khoán, nhà đầu tư sẽ được bảo vệ như thế nào trước những rủi ro? Có nhiều rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường sôi động và phát triển nhanh như hiện nay. Rủi ro đó có thể là do nhân viên của công ty chứng khoán đưa ra những quyết định đầu tư, những tư vấn không chính xác, gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Ví dụ như nhân viên tư vấn đưa ra những tư vấn tâm lý cần cho một nhà đầu tư 40 tuổi nhưng thực tế đó lại là của một người 70 tuổi chẳng hạn. Hoặc người ta có thể đưa ra những thông tin sai lệch nhằm mục đích trục lợi cá nhân và xem nhẹ quyền lợi của nhà đầu tư… Vậy hiện nay đã có sản phẩm nào bán trực tiếp cho nhà đầu tư không, thưa bà? Hiện tại là chưa có, nhưng nhà đầu tư vẫn được bảo hiểm thông qua công ty chứng khoán đứng đơn hợp đồng. Trong trường hợp rủi ro xẩy ra, công ty chứng khoán sẽ có bồi thường bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư – khách hàng của mình. Vì vậy, lợi ích tối thiểu nhất là khi có hợp đồng bảo hiểm, công ty chứng khoán đã tạo được niềm tin nhất định đối với nhà đầu tư. Đó là sản phẩm bảo hiểm dành cho các công ty chứng khoán nhưng lại bảo vệ được quyền lợi của các nhà đầu tư. Các công ty chứng khoán Việt Nam có thể được bảo hiểm trong những trường hợp nào khi tham gia? Hiện chúng tôi đang giới thiệu 3 loại hình bảo hiểm cơ bản. Thứ nhất là loại hình bảo hiểm tổng hợp bảo vệ những hoạt động hàng ngày của công ty chứng khoán, như là mất chứng từ trong quá trình vận chuyển, bị mất cắp giấy tờ, tài sản, do bị phá hoại.. Thứ hai là loại hình bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm cho công ty chứng khoán khi mà nhân viên của họ làm sai nghiệp vụ, đầu tư không đúng theo yêu cầu của khách hàng, giao dịch không đúng quy định, sử dụng tài khoản của khách hàng để trục lợi, tư vấn sai lệch… Thứ ba là loại hình bảo hiểm dành cho cán bộ điều hành công ty chứng khoán trước những quyết định đầu tư, quản lý của họ hoặc họ có những quy trình không đúng với quy định của pháp luật… Bạn có thể thấy là những rủi ro này thường xẩy ra trong hoạt động hàng ngày của các công ty chứng khoán và khá phổ biến ở các thị trường trên thế giới. Gras Savoye Willis Vietnam là công ty môi giới. Vậy hãng bảo hiểm nào sẽ cung cấp những sản phẩm này cho các công ty chứng khoán Việt Nam? Chúng tôi là công ty tư vấn, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng tìm được công ty bảo hiểm tốt nhất với giá hợp lý nhất. Một điểm nữa là hiện nay các công ty bảo hiểm Việt Nam chưa hiểu biết nhiều về loại hình bảo hiểm này. Vì vậy chúng tôi sẽ đưa những sản phẩm bảo hiểm loại này của những nhà cung cấp uy tín trên thế giới, phối hợp với các đối tác trong nước để đáp ứng. Chứng khoán có nhiều rủi ro. Bà đánh giá thế nào về mức độ rủi ro khi đưa những sản phẩm bảo hiểm đó vào thị trường chứng khoán Việt Nam? Tôi cho rằng còn quá sớm để nói về những rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam vì thị trường mới hoạt động trong thời gian ngắn, chưa bộc lộ hết những khả năng rủi ro có thể xẩy ra. Tôi tin rằng sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ giống như nhiều thị trường khác trên thế giới và có thể gặp những rủi ro giống như đã từng xẩy ra ở những thị trường đi trước. Tại Việt Nam, Công ty đã đưa sản phẩm bảo hiểm này đến với những đối tác nào? Qua quá trình hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy đã có nhu cầu thật sự ở các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư. Hầu hết các quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam như VinaCapital, Dragon Capital, Mekong Capital, Indochina Capital… đều đã sử dụng loại hình bảo hiểm này. Sắp tới, chúng tôi sẽ liên hệ với các công ty môi giới chứng khoán để mở rộng sản phẩm này. Hiện chúng tôi đang tiến hành hoàn thiện hợp đồng với Công ty Chứng khoán Đại Việt. Sắp tới, chúng tôi sẽ liên hệ với các công ty môi giới chứng khoán để mở rộng sản phẩm này. Hiện chúng tôi đang tiến hành hoàn thiện hợp đồng với Công ty Chứng khoán Đại Việt. ( guồn: N VnEconomy, IIC cập nhật 21/3/2007) "Thời điểm hợp lý để mua bảo hiểm rủi ro tài chính” Bảo hiểm BBB, bảo hiểm trách nhiệm IPO (chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng)... là những loại hình bảo hiểm chuyên biệt cho hoạt động nghiệp vụ của lĩnh vực tài chính – ngân hàng – chứng khoán rất phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn đầu của quá trình thâm nhập. Liệu việc tham gia mua bảo hiểm vào lúc này có là muộn không đối với các tổ chức tài chính ngân hàng của Việt Nam? VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Đào Nam Hải – Phó tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm PJICO về vấn đề này. Ông có thể giới thiệu sơ bộ về những bảo hiểm chuyên biệt này? Bảo hiểm trách nhiệm IPO sẽ bảo hiểm cho tổ chức phát hành cổ phiếu. Bảo hiểm này cũng mở rộng bảo hiểm cho các khiếu nại không chỉ trên cơ sở Bản cáo bạch mà còn trên những bàn bạc hoặc thương thảo trong quá trình chào bán. Bảo hiểm BBB (bảo hiểm trọn gói cho tổ chức tài chính) cung cấp bảo vệ cho những thiệt hại về tiền mặt, các công cụ có giá trị thanh tóan và các tài sản khác xảy ra do hành vi phạm tội như trộm cắp (do nhân viên hoặc người ngoài gây ra) và cướp. Theo ông, thời điểm này có là quá muộn khi các tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam quan tâm đến các sản phẩm này không? Trên thế giới, những sản phẩm bảo hiểm này đã có từ những năm 1940 và phát triển ở các nước phát triển châu Âu và Mỹ. Trong mười năm gần đây, loại hình bảo hiểm này phát triển mạnh mẽ ở châu Á. Loại hình bảo hiểm này bắt đầu được giới thiệu ở Việt Nam cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế toàn cầu, lĩnh vực tài chính ngân hàng là lĩnh vực đầu tiên và cũng là lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất của quá trình hội nhập. Tất cả các ngân hàng thương mại nhà nước đều đang và sẽ cổ phần hoá, thực hiện IPO trong thời gian tới nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh và tái cấu trúc theo mô hình quản trị hiện đại, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng đang nỗ lực phát triển theo hướng chuyên nghiệp, theo đó mỗi ngân hàng đều tự xây dựng cho mình một chiến lược quản trị rủi ro tiêu chuẩn để đáp ứng chuẩn mực Basel II. Tôi cho rằng đây là thời điểm hợp lý để các ngân hàng và tổ chức tài chính xem xét mua các sản phẩm bảo hiểm chuyên biệt như là một công cụ hữu hiệu, tiết kiệm để quản lý rủi ro, gia tăng khả năng dự phòng đối với những rủi ro nhiều khi không lường trước được về mặt phạm vi ảnh hưởng và số tiền tổn thất. Mức phí bảo hiểm trọn gói tài chính (BBB-Banker Blanket Bond) đối với các ngân hàng Việt Nam dự kiến là bao nhiêu? Đây là loại hình sản phẩm phức tạp, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ hoạt động của từng ngân hàng. Chính vì vậy mà mức phí bảo hiểm chỉ có thể xác định trong từng trường hợp cụ thể. Tuỳ vào tính chuyên nghiệp, quy trình quản lý, vốn, trình độ ban lãnh đạo ngân hàng, số lượng chi nhánh.. mà mức phí có thể dao động từ 200.000 USD đến 1.500.000 USD. Ý nghĩa của việc mua bảo hiểm BBB chủ yếu là đề phòng việc mất mát tài sản quan trọng nhất của ngân hàng, đó là tiền và các giấy tờ, tài sản có giá khác mà các đơn bảo hiểm tài sản thông thường không bảo hiểm, ví dụ: nhân viên biển thủ, nhân viên gian lận giấy tờ, xâm nhập hệ thống mạng để thực hiện các giao dịch trái pháp luật, tiền giả, chứng khoán giả, giấy tờ có giá giả như lệnh chuyển tiền giả, uỷ nhiệm chi giả, L/C giả... Trong bối cảnh có nhiều ngân hàng tổ chức tài chính thực hiện cổ phần hóa và tiến hành IPO, việc tham gia mua bảo hiểm trách nhiệm IPO của các tổ chức tài chính ngân hàng sẽ có ý nghĩa như thế nào? Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm IPO sẽ bảo hiểm những gì? Loại hình bảo hiểm IPO là loại hình bảo hiểm hoàn toàn mới tại Việt Nam vì chúng ta mới thực hiện cổ phần hoá và chào bán ra công chúng trên diện rộng trong hai năm gần đây. Việc tham gia loại hình bảo hiểm IPO sẽ đảm bảo cho công ty chào bán IPO về trách nhiệm của họ đối với những thông tin và dự đoán của họ đưa ra trong bản cáo bạch. Nếu những sai sót không đáng có do sơ suất của nhân viên, công ty tư vấn luật, hoặc công ty tư vấn phát hành, mà gây tổn thất về tài chính (mất tiền chẳng hạn) cho bất kỳ bên thứ ba nào như cổ đông, công ty đầu tư, hợp đồng bảo hiểm sẽ thay mặt công ty chào bán IPO bồi thường cho những thiệt hại tài chính của bên thứ ba đó. Chúng ta đều biết đối với Việt Nam, hoạt động này còn rất mới, các công ty tư vấn phát hành, công ty tư vấn luật, công ty bảo lãnh phát hành... đều đang từng bước kiện toàn dịch vụ của họ. Kinh nghiệm của các công ty phát hành IPO còn chưa nhiều, bên cạnh đó, các cá nhân và tổ chức nước ngoài tham gia vào thị trường ngày càng nhiều. Các công ty tư vấn phát hành, tư vấn luật, đều c
Tài liệu liên quan