Tóm tắt: Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã 3 lần tổ chức hội thảo khoa học để
xác định thời điểm ra đời của danh xưng Thanh Hóa với tư cách là một đơn vị hành chính
trực thuộc Trung ương. Có nhiều quan điểm đã được đưa ra, chủ yếu dựa trên nguồn tư liệu
bi ký và thư tịch cổ, đáng lưu ý là 2 mốc thời gian: năm 1010 và 1029. Trên cơ sở nghiên cứu
về chữ “quân” trong An Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký và các thư tịch cổ như Việt sử lược, Đại
Việt sử ký toàn thư bài viết kết luận danh xưng Thanh Hóa ra đời vào năm 1029 (niên hiệu
Thiên Thành thứ 2, triều vua Lý Thái Tông). Đồng thời, căn cứ thêm vào thông lệ thời gian tiến
hành các công việc trọng đại của triều đình thời quân chủ và lịch biểu, tác giả bài viết dự đoán
ngày ra đời danh xưng Thanh Hóa có thể lựa chọn trong các ngày từ mồng 2 tháng 5 (tức ngày
18 tháng 7 năm 1029) đến ngày 14 tháng 5 (tức ngày 30 tháng 7 năm 1029) năm Kỷ Tỵ.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thời điểm ra đời của danh xưng Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
100
THỜI ĐIỂM RA ĐỜI CỦA DANH XƯNG THANH HÓA
PGS.TS. Trần Văn Thức1
TS. Nguyễn Hữu Tâm2
Tóm tắt: Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã 3 lần tổ chức hội thảo khoa học để
xác định thời điểm ra đời của danh xưng Thanh Hóa với tư cách là một đơn vị hành chính
trực thuộc Trung ương. Có nhiều quan điểm đã được đưa ra, chủ yếu dựa trên nguồn tư liệu
bi ký và thư tịch cổ, đáng lưu ý là 2 mốc thời gian: năm 1010 và 1029. Trên cơ sở nghiên cứu
về chữ “quân” trong An Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký và các thư tịch cổ như Việt sử lược, Đại
Việt sử ký toàn thư bài viết kết luận danh xưng Thanh Hóa ra đời vào năm 1029 (niên hiệu
Thiên Thành thứ 2, triều vua Lý Thái Tông). Đồng thời, căn cứ thêm vào thông lệ thời gian tiến
hành các công việc trọng đại của triều đình thời quân chủ và lịch biểu, tác giả bài viết dự đoán
ngày ra đời danh xưng Thanh Hóa có thể lựa chọn trong các ngày từ mồng 2 tháng 5 (tức ngày
18 tháng 7 năm 1029) đến ngày 14 tháng 5 (tức ngày 30 tháng 7 năm 1029) năm Kỷ Tỵ.
Từ khóa: Danh xưng Thanh Hóa, thời điểm ra đời, triều Lý.
1. Thêm một cách hiểu chữ quân 軍trong tấm bia An Hoạch sơn Báo Ân tự bi kí
Hầu như các bài nghiên cứu đều đưa ra những cứ liệu để xác định thời điểm xuất hiện
của danh xưng Thanh Hóa, trong đó tập trung vào 4 tấm bia có niên đại triều Lý được phát
hiện tại các địa phương Thanh Hóa, có thể coi là những sử liệu thành văn thuyết phục nhất
còn lại đến nay. Chúng tôi đặc biệt lưu ý đến tấm bia An Hoạch sơn Báo Ân tự bi kí3do học
giả Hoàng Xuân Hãn tiến hành sao rập từ năm 1943. Các nhà nghiên cứu văn bản học nhận
định: “Văn bia đến nay đã khá mờ, không có dấu hiệu khắc lại. Xét về hình thức văn bia cũng
như lối viết của văn bia, đây đúng là bia thời Lý”4.
Nội dung của văn bia này đã được Hoàng Xuân Hãn công bố đầu tiên trong sách Lý
Thường Kiệt, lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, do nhà xuất bản Sông Nhị, Hà Nội, xuất
bản năm Kỷ Sửu 1949. Hoàng Xuân Hãn đã viết: “Bia BA5 chép rõ ràng hơn. Bia ấy nói:
Năm Nhâm Tuất, Hoàng đế đặc gia một quân ở trấn Thanh Hóa, ban cho ông làm phong ấp”6.
Như vậy, ngay từ lần đầu tiên bia An Hoạch được công bố, nội dung đoạn viết về việc
Lý Thường Kiệt được phong ấp vào năm Nhâm Tuất (1082) dưới triều vua Lý Nhân Tông
liên quan đến địa danh hành chính của Thanh Hóa đã được dịch khác so với nguyên văn, tức
là Thanh Hóa đã trở thành trấn và thời kỳ đó quân tức là đạo quân. Do cách hiểu như vậy, nên
1
Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
2
Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
3
Từ đây, xin được viết tắt là Bia An Hoạch (TG).
4
Tuyển tập văn bia Thanh Hóa, tập 1, Văn bia thời Lý Trần, Nxb Thanh Hóa, tr.137.
5
Bia BA, đây là cách viết tắt bia An Hoạch sơn Báo Ân tự bi kí, Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoại
giao và tông giáo triều Lý, Nxb Sông Nhị, Hà Nội xuất bản năm Kỷ Sửu 1949, theo bản introng La Sơn Yên Hồ
Hoàng Xuân Hãn (1908-1996), T.II, Trước tác (Phần II: Lịch sử), Nxb Giáo dục, 1998, H, tr.268.
6
Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, Sđd, tr.477.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
101
ngay trong quyển sách về Lý Thường Kiệt, Hoàng Xuân Hãn đưa ra nhận định: “Phải đợi
đến năm 1082, Lý Nhân Tông mới đặt Thanh Hóa thành một trấn và Lý Thường Kiệt, có một
đạo quân đóng luôn tại đó. Đạo quân đó giao cho Lý Thường Kiệt”7.
Sau này vào năm 1997, khi bộ sách Thơ văn Lý - Trần được xuất bản, các dịch giả đã
công bố phần dịch như sau: “Đến năm Nhâm Tuất (1082), nhà vua đặc biệt ban cho một
quận Thanh Hóa, cho ông làm phong ấp. Châu mục đều ngưỡng mộ phong thanh, muôn dân
đều mến mộ đức chính”8. Như vậy, các dịch giả bộ sách đã dịch từ quân thành từ quận, địa
danh hành chính địa phương.
Đến hội thảo năm 2011, Trịnh Khắc Mạnh trong bài viết, đưa ra phần dịch về văn bia An
Hoạch sơn Báo Ân tự bi kí như sau: “Đến năm Nhâm Tuất (1082), nhà vua đặc ban thêm một
quân (tương đương như quận) Thanh Hóa cho ông làm phong ấp, châu mục đều ngưỡng mộ
phong thanh, muôn dân đều mến đức chính”9. Chúng tôi lưu ý đến phần nội dung ngoặc đơn,
theo thiển nghĩ đây chính là phần chú thích, hay giải thích của tác giả. Như vậy, chính là căn
cứ theo cách dịch của Thơ văn Lý - Trần, để Trịnh Khắc Mạnh có thể đưa ra nhận định quân
lại tương đương như quận. Ở cả phần dịch của Thơ văn Lý - Trần và của Trịnh Khắc Mạnh
đều không đưa ra giải thích vì sao lại dịch từ quân với nghĩa là quận.
Chúng tôi xin đưa nguyên văn đoạn trích trong tấm bia, theo sách Tuyển tập văn bia
Thanh Hóa, tập 1, Văn bia thời Lý Trần do nhà xuất bản Thanh Hóa mới ấn hành năm 2012:
Nguyên văn:
至壬戌之歲, 皇帝特加清化一軍, [賜]公封邑. [群]牧嚮風, 萬民[慕] [德].
Phiên âm: Chí Nhâm Tuất chi tuế, Hoàng đế đặc gia Thanh Hóa nhất quân, [tứ] công
phong ấp, [quần] mục hướng phong, vạn dân [mộ] [đức]10.
Đã có nhiều bản dịch, song cá nhân chúng tôi dựa trên những bản dịch trước, xin đưa ra
cách dịch như sau:
Dịch nghĩa: Đến năm Nhâm Tuất (1082), nhà vua đặc biệt gia thêm một quân Thanh
Hóa, [ban tặng] cho ông làm ấp phong, châu mục đều hướng theo phong cách [của ông],
muôn dân đều [ngưỡng mộ] ân đức.
Như vậy, vướng mắc mà chúng tôi muốn trao đổi nhằm hiểu đúng nghĩa của chữ quân
(軍) được sử dụng trong văn bia An Hoạch. Để tìm hiểu một cách thấu đáo có căn cứ ý nghĩa
của chữ quân (軍), chúng tôi đã tiến hành tra các nghĩa của từ này.
Theo từ nguyên, chữ quân (軍) có 6 nghĩa chính, ngoài 4 nghĩa có liên quan đến quân
đội như: chỉ quân đội, đơn vị phiên chế của quân đội, chỉ huy quân đội, đồn trú, có 1 nghĩa là
một loại hình pháp, còn nghĩa thứ 6 liên quan đến tên gọi trong khu vực hành chính, chúng tôi
xin đưa ra nguyên văn và dịch nghĩa toàn bộ nghĩa này của chữ quân (軍):
Nguyên văn:
7
Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý, Sđd, tr.479.
8
Thơ văn Lý - Trần, Nxb Khoa học Xã hội, 1977, tập 1, tr.309.
9
Trịnh Khắc Mạnh, “Tên gọi Thanh Hóa và tỉnh Thanh Hóa qua thư tịch Hán Nôm”, in trong tài liệu Hội thảo
khoa học “Thanh Hóa đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương khởi đầu và diễn biến”, Sđd, tr.43-44.
10Tuyển tập văn bia Thanh Hóa, tập 1, Văn bia thời Lý Trần, Sđd, tr.138, 144.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
102
軍:宋代行政區劃名與州府監同隸屬於路.
文獻通考三一五輿地“(宋)至道三年分天下為十五路,其後又增三路凡十八路,州,府
軍,監三百二十二”.11
Phiên âm:
Quân: Tống đại hành chính khu hoạch danh dữ châu phủ giám đồng lệ thuộc ư lộ. Văn
hiến thông khảo tam nhất ngũ dư địa: “(Tống) Chí Đạo tam niên phân thiên hạ vi thập ngũ
lộ, kỳ hậu hựu tăng tam lộPhàm thập bát lộ, châu, phủ, quân, giám tam bách nhị thập nhị”.
Dịch nghĩa:
Quân: Tên gọi khu vực hành chính đời Tống, cùng với Châu, Phủ, Giám đều lệ thuộc
vào Lộ. Sách Văn hiến thông khảo12, quyển 315, phần Dư địa chép: “Năm (Tống) Chí Đạo
thứ 3 (997)13, chia thiên hạ làm 15 Lộ, sau này lại tăng thêm 3 LộTất cả là 18 Lộ, gồm 322
Châu, Phủ, Quân, Giám”.
Như vậy, theo Từ điểnTrung Quốc “Quân” là một tên gọi của khu vực hành chính được
xuất hiện vào năm 997 triều vua Tống Thái Tông. Qua đây, chúng ta cũng có thể xác định ý
nghĩa của chữ quân được dùng trong văn bia An Hoạch, không phải là “một quân ở trấn
Thanh Hóa” hoặc “một đạo quân” (tức là phạm trù thuộc về quân đội - TG) như cách hiểu của
Hoàng Xuân Hãn, đồng thờicũng không phải là cấp đơn vị hành chính “quận Thanh Hóa” như
cách dịch của nhóm dịch giả Thơ văn Lý - Trần, hay “tương đương như quận” theo chú thích
của Trịnh Khắc Mạnh.
Chúng ta có thể khẳng định quân là một cấp hành chính địa phương, lệ thuộc cấp Lộ của
triều Lý và được xuất hiện ít nhất vào trước năm 1082, khi Lý Thường Kiệt vào nắm giữ vùng
đất Thanh Hóa, lập công lớn, được triều Lý phong cho một quân Thanh Hóa như tấm bia An
Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký đã khắc.
Cũng từ nguyên văn trong bia An Hoạch, một vấn đề cần phải thảo luận là nên hiểu như
thế nào cho đúng cụm từ 清化一軍(Thanh Hóa nhất quân). Nếu theo mặt chữ chúng ta dịch
là “một Quân Thanh Hóa” thì sẽ có hai cách hiểu, cách thứ nhất: Cả vùng Thanh Hóa lúc đó
chỉ là một Quân, khu vực hành chính lệ thuộc vào Lộ, cách thứ hai: Thanh Hóa khi đó có
nhiều Quân, triều đình ban cho Lý Thường Kiệt một Quân trong số đó (đây chính là cách hiểu
của Hoàng Xuân Hãn, nhưng lại nghiêng về tổ chức quân đội, chứ không phải tổ chức hành
chính địa phương). Trong nguyên bản chữ Hán, không chép Thanh Hóa khi đó là một trấn
như Hoàng Xuân Hãn và một số người sau này ngộ nhận. Chúng tôi cho rằng khi đó (1082)
chưa có trấn Thanh Hóa, mà phải vào thời gian muộn hơn vài chục năm sau thì mới xuất hiện
trấn Thanh Hóa như trên tấm bia Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh, có niên đại biên soạn
11 辭源(修訂本), 第四冊, 商務印書館出版,北京, 1992, 車部, 酉集, 3015頁.(Từ nguyên (Bản bổ sung, đính
chính), tập 4, Thương vụ ấn thư quán xuất bản, Bắc Kinh, 1992, bộ Xa, tập Dậu, tr.3015).
12
Sách Văn hiến thông khảo do Mã Đoan Lâm hoàn thành năm Đại Đức thứ 11 (1307). Bộ sách tổng cộng có
348 quyển, được giới nghiên cứu đánh giá là một công trình thư tịch sử học quan trọng bao quát được các điển
chương chế độ của Trung Quốc cổ đại.
13
Chí Đạo là niên hiệu trị vì từ 995-997 của Tống Thái Tông (Triệu Khuông Nghĩa), vua thứ hai của triều Tống
(còn gọi là triều Bắc Tống do Triệu Khuông Dận (Thái Tổ) lập ra năm 960).
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
103
tuyệt đối vào niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ 9 (1118) của đời vua Lý Nhân Tông. Cho
nên cá nhân chúng tôi nghiêng về cách hiểu thứ nhất của cụm từ 清化一軍 (Thanh Hóa nhất
quân), có nghĩa là khi đó (1082), địa dư Thanh Hóa chỉ là tương đương một Quân và Lý
Thường Kiệt được phong ấp tại đây.
Còn một vấn đề nữa cần phải trao đổi là niên đại lập bia An Hoạch, theo như khảo tả thì
“văn bia không ghi niên đại”, các nhà nghiên cứu cho rằng “Việc soạn, dựng văn bia có lẽ
được thực hiện ngay sau khi dựng chùa xong. Niên đại văn bia chỉ là sự suy đoán”14. Vì trong
văn bia có chép rõ thời gian dựng chùa Báo Ân: “Khởi công từ mùa hạ năm Kỷ Mão (1099),
đến mùa hạ năm Canh Thìn (1100) thì hoàn thành”15.Người soạn văn bia là [Thự Hiệu] thư
lang, Quản câu ngự phủ, Đồng trung thư viện Biên tu, kiêm thủ Thanh Hóa trại, Cửu Chân
huyện công sự Chu Văn Thường16. Như vậy, vấn đề địa danh hành chính của Thanh Hóa vào
thời điểm lập bia cũng được chép rõ là trại Thanh Hóa, tức là vào cuối thế kỷ 11 đầu thế kỷ 12.
Trong bài viết này, bản thân suy nghĩ đôi chút về cách hiểu và trích dẫn thư tịch cổ cùng
những chú thích nên có vài dòng bàn thêm: Chúng tôi cũng không rõ các dịch giả sách Tuyển
tập văn bia Thanh Hóa, tập 1, Văn bia thời Lý Trần dựa vào nguồn tư liệu nào để chú thích:
“Trại Thanh Hóa: Năm Thuận Thiên nguyên niên (1010), Lý Thái Tổ đổi Châu Ái, quận Cửu
Chân thành trại Thanh Hóa, cách gọi Thanh Hóa là “trại” bắt đầu từ đó”17. Chúng tôi đã tra bộ
Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục18 thì đều chỉ thấy chép
nội dung như sau: “Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ nhất (1010) Mùa đông, tháng 12
Đổi mười đạo làm hai mươi bốn lộ, châu Hoan, châu Ái làm lộ”19, “Năm Canh Tuất (1010),
Lý Thái Tổ hoàng đế năm Thuận Thiên thứ nhất Tháng 12, mùa đông Đổi mười đạo làm
hai mươi bốn lộ; Ái châu và Hoan châu làm trại”20. Theo chúng tôi chính Lời chua của sách
Khâm định chép: Ái châu: tức Thanh Hóa21 là nguyên nhân dẫn đến ngộ nhận về thời điểm
xuất hiện tên gọi trại Thanh Hóa. Đây là điều không chỉ nhóm dịch giả sách Tuyển tập văn bia
Thanh Hóa nhầm lẫn, mà không ít nhà nghiên cứu cũng dựa vào Lời chua để đưa ra nhận định
tên gọi Thanh Hóa bắt đầu từ niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010) của vua Lý Thái Tổ.
Chúng ta hãy cùng nhau xem kỹ lại Lời tổ biên dịch ở đầu bản dịch sách Khâm định của
triều Nguyễn: “IV - Nguyên thư, nội dung gồm bảy bộ phậnd) “Chú”- dịch là Lời chua -
cắt nghĩa những tên người, tên đất hoặc sử văn ở “Cương” hay “Mục”. (Trong đó, thỉnh
thoảng nguyên thư cũng có giải nghĩa những chữ khó trong văn, chua rõ phiên, thiết và âm,
nghĩa của một số chữ Hán)22.
14
Tuyển tập văn bia Thanh Hóa, tập 1, Văn bia thời Lý Trần. Sđd, tr.137.
15
Tuyển tập văn bia Thanh Hóa, tập 1,Văn bia thời Lý Trần. Sđd, tr.150.
1
6Tuyển tập văn bia Thanh Hóa, tập 1, Văn bia thời Lý Trần. Sđd, tr.147.
17 Tuyển tập văn bia Thanh Hóa, tập 1, Văn bia thời Lý Trần. Sđd, tr.123.
18
Từ đây, xin được viết tắt là sách Khâm định (TG).
19 Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học Xã hội, H, 1998, tr.241 - 242.
20
Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1, Nxb Giáo dục, H, 1998, tr.284 - 286.
21
Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1,Sđd, tr.288.
22
Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1, Sđd, tr.13.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
104
“Tên đất trong nguyên thư phần nhiều có thời gian tính. Khi “Lời chua” của Cương
mục nói đến địa danh duyên cách, là chỉ hạn chế đến cuối đời Tự Đức mà thôi”23.
“Các tên người, tên đất ở chỗ “Lời chua” tuy chưa thật đầy đủ, nhưng Cương mục đã
đặt được cái mốc từ cuối thế kỷ 19 trở về trước, cũng đủ giúp ích khá nhiều cho sự khảo cứu
ngày nay”24.
Chúng tôi trích dẫn hơi nhiều Lời Tổ phiên dịch để người đọc hiểu rằng: Lời chua được
dịch trong bộ sách Khâm định thực chất là chú thích về tên đất, tên người, sự kiện liên quan
của các sử gia trong Quốc sử quán triều Nguyễn sống vào giai đoạn cuối thế kỷ 19. Cho nên,
đối với các chú thích về địa danh như: “Khoái Châu: Nguyên là đất Đằng Châu, nhà Lý chia
Khoái Châu, nhà Trần gọi là Khoái Lộ, nhà Lê gọi là Khoái Châu, tức là phủ Khoái Châu,
tỉnh Hưng Yên bây giờ”25 hay “Vũ Ninh: Tên châu, nhà Lê đổi làm huyện Vũ Giàng, nay vẫn
theo tên ấy. Hai huyện này đều thuộc tỉnh Bắc Ninh”26 đều chỉ tên gọi vùng đất được các sử
gia cập nhật vào cuối thế kỷ 19. Đây là một vấn đề cần minh bạch, để tránh ngộ nhận về địa
danh, nhất là khi bàn về thời điểm xuất hiện của một vùng đất nào đó trong lịch sử. Mà Thanh
Hóa cũng là một trường hợp cần đặc biệt lưu tâm, không thể ngộ nhận tên gọi Thanh Hóa và
địa danh hành chính trại Thanh Hóa đã có từ năm 1010 như từng được đưa ra.
2. Danh xưng Thanh Hóa và ngày, tháng xuất hiện
Danh xưng Thanh Hóa và thời điểm xuất hiện tên gọi Thanh Hóa không phải là một vấn
đề mới, từ trước đến nay không ít những bài viết và hội thảo khoa học đã đề cập đến đề tài
này.Để thống nhất về thời điểm xuất hiện danh xưng Thanh Hóa, đã trải qua 3 cuộc hội thảo,
trong vòng gần 10 năm từ hội thảo đầu tiên với tên gọi “Bàn về sự ra đời của Danh xưng
Thanh Hóa” được tổ chức vào tháng 10 năm 2010, ngay năm sau vào tháng 12 năm 2011, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tiếp
tục tổ chức cuộc hội thảo khoa học lần thứ hai “Thanh Hóa đơn vị hành chính trực thuộc
Trung ương, khởi đầu và diễn biến” và hội thảo lần thứ ba với tên gọi “Danh xưng Thanh
Hóa” diễn ra ngày 23 tháng 5 năm 2017.
Các nhà khoa học từ Trung ương và các địa phương: Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam,
các Viện trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam như Viện Sử học, Viện Nghiên
cứu Hán Nôm Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc
gia Hà Nội), Viện Lịch sử Quân sự, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Phân viện Văn
hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế cùng đông đảo các nhà nghiên cứu của Hội
Khoa học Lịch sử Thanh Hóa, Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hóa đã nhiệt tình
tham gia cả ba cuộc hội thảo. Kết thúc hội thảo vào thứ ba ngày 23/5/2017, GS. NGND. Phan
Huy Lê chủ trì đã thống nhất đưa ra kết luận chính thức: Danh xưng Thanh Hóa xuất hiện lần
đầu tiên vào năm 1029 (niên hiệu Thiên Thành thứ 2, triều vua Lý Thái Tông).
23
Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, T.1,Sđd, tr.12.
24
Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, T.1,Sđd, tr.10.
25
Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, T.1,Sđd, tr.431.
26
Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, T.1,Sđd, tr.519.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
105
Như vậy, Thanh Hóa xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là một địa danh hành chính đã
được xác định dựa trên quá trình nghiên cứu kĩ càng của cả một tập thể các nhà khoa học Trung
ương, địa phương trên các lĩnh vực Sử học, Hán Nôm học, Dân tộc học, Địa danh học
Tuy nhiên để đưa ra ngày, tháng xuất hiện chính thức danh xưng Thanh Hóa trong năm
1029, lại cần phải có những chứng cứ và biện giải thỏa đáng.
Căn cứ vào việc phân bố địa lý, Thanh Hóa như một quốc gia thu nhỏ, trong đó bao gồm
cả khu vực rừng núi, biển cả và đồng bằng. Thanh Hóa từ xưa đến nay đều được coi là một
trong địa bàn quan trọng của Việt Nam, trong các thư tịch cổ, nhiều sử gia đã đánh giá cao vị
trí xung yếu mang tính chiến lược của vùng đất miền Trung.
Từ thế kỷ 15, Lý Tử Tấn đã nhận xét về đất Thanh Hóa trong Dư địa chí của Nguyễn
Trãi: “Đất Thanh Hóa là nơi cuối sông đầu núi, nhỏ hẹp, thấp trũng. Nơi ấy khi loạn ở thì
thích hợp, khi trị ở thì không thích hợp”27.
Nhà bác học Phan Huy Chú đã xếp Thanh Hoa (Thanh Hóa) vào vị trí đầu tiên của toàn
quốc khi viết Sự khác nhau về phong thổ của các đạo trong Dư địa chí của bộ bách khoa Lịch
triều hiến chương loại chí. Tác giả giải thích nguyên nhân vì căn cứ vào hình thế, vị trí địa lý
núi sông, danh thắng của vùng xứ Thanh: “Thanh Hoa mạch núi cao chót vót, sông lớn lượn
quanh, biển ở phía đông, Ai Lao sát phía tây, bắc giáp trấn Sơn Nam, nam giáp đạo Nghệ An.
Núi sông rất đẹp, là một chỗ đất có cảnh đẹp ở nơi xung yếu. Các triều trước vẫn gọi là một
trấn rất quan trọng. Đến Lê lại là nơi căn bản. Vẻ non sông tốt tươi chung đúc nên sinh ra
nhiều bậc vương tướng, khí tinh hoa tụ họp lại, nảy ra nhiều văn nho. Đến những sản vật quý,
cũng khác mọi nơi. Bởi vì đất thiêng thì người giỏi nên nảy ra những bậc phi thường, vượng
khí chung đúc nên xứng đáng đứng đầu cả nước”28.
Với vị trí địa lý chiến lược cả về chính trị và quân sự như trên, Thanh Hóa được Nguyễn
Trãi đánh giá là “phên dậu thứ hai ở phương Nam vậy”29. Các triều đại lên nắm quyền luôn
chú trọng an ninh biên cương lãnh thổ, tất nhiên Thanh Hóa phên dậu thứ hai chắn giữ vùng
phía Nam quốc gia cũng được triều đình trung ương đặc biệt quan tâm.
Vào mùa hè năm Thiên Thành thứ 2 (1029) của vua Lý Thánh Tông đã xảy ra sự kiện
tức là việc nổi loạn (sử chép là làm phản) của một tộc người tại địa phương của Ái Châu.
Sách Việt sử lược, bộ sử khuyết danh cuối Trần có chép như sau: “Năm Kỷ Tỵ, niên
hiệu Thiên Thành thứ 2 (1029) Giáp Đãn Nãi ở Ái Châu làm phản, Vua thân đi dẹp, bắt
được bọn đó”30.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư có đưa ra thời gian cụ thể để chép về cùng sự kiện trên:
“Kỷ Tỵ niên hiệu Thiên Thành thứ 2 (1029), Giáp Đản Nãi ở châu Ái làm phản. Mùa hạ,
tháng 4, Vua thân đi đánh giáp Đản Nãi, cho Đông cung Thái tử ở lại Kinh sư làm Giám quốc.
27
Nguyễn Trãi, Ức Trai dư địa chí, Phan Duy Tiếp dịch, Hà Văn Tấn hiệu đính và chú thích, Nxb Sử học, H,
1960, tr.40.
28
Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nxb Giáo dục, H, 2007, tr.47.
29
Nguyễn Trãi, Ức Trai dư địa chí, Sđd, tr.40.
30Việt Sử lược, Trần Quốc Vượng phiên dịch và chú giải, Nxb Thuận Hóa, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông
Tây, 2005, H, 79.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
106
Khi đánh được giáp Đản Nãi rồi, sai Trung sứ đốc suất người Đản Nãi đào kênh Đản Nãi.
Vua từ Đản Nãi trở về Kinh sư”31.
Theo chúng tôi, sau sự kiện nổi loạn của giáp Đản (Đãn) Nãi, Lý Thánh Tông vị vua
đương nhiệm cảm nhận được mối nguy cơ nghiêm trọng tại vùng đất phên dậu thứ hai của
phương Nam, triều đình cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa để bảo đảm cho an
ninh của vùng biên, tránh ảnh hưởng lớn đến sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Cho nên, việc
xuất hiện danh xưng Thanh Hóa với tư cách là một địa danh hành chính trong thời kỳ này là
phù hợp với yêu cầu quản lý đất nước của vương triều