Thời hiệu dân sự: Nhìn từ góc độ lịch sử và so sánh

Xét dưới góc độ nhân sinh, đời sống của con người vốn không phải là bất diệt. Sinh, lão, bệnh, tử dường như là con đường mà con người ta ai cũng phải trải qua trong cõi nhân gian[1]. Có lẽ do thấu hiểu rằng sự sống của con người vốn là hữu hạn nên từ cổ chí kim, khi pháp luật được hình thành thì đều có những hạn định về thời gian đối với các hành vi và quyền lợi của con người. Vấn đề thời hiệu trong đời sống dân sự có lẽ cũng có nguồn gốc sâu xa từ quy luật chung này

doc25 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thời hiệu dân sự: Nhìn từ góc độ lịch sử và so sánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỜI HIỆU DÂN SỰ - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ VÀ SO SÁNH TS. TRẦN ANH TUẤN – Khoa Pháp luật Dân sự – Đại học Luật Hà Nội 1. Cơ sở của việc quy định thời hiệu dân sự Xét dưới góc độ nhân sinh, đời sống của con người vốn không phải là bất diệt. Sinh, lão, bệnh, tử dường như là con đường mà con người ta ai cũng phải trải qua trong cõi nhân gian[1]. Có lẽ do thấu hiểu rằng sự sống của con người vốn là hữu hạn nên từ cổ chí kim, khi pháp luật được hình thành thì đều có những hạn định về thời gian đối với các hành vi và quyền lợi của con người. Vấn đề thời hiệu trong đời sống dân sự có lẽ cũng có nguồn gốc sâu xa từ quy luật chung này. Theo góc nhìn lịch sử thì dường như vấn đề thời hiệu dân sự là thành tựu của nền văn minh nhân loại, ra đời do nhu cầu tự thân của đời sống chứ không phải là phát minh riêng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, phụ thuộc vào truyền thống, lịch sử, văn hoá và quan niệm của nhà lập pháp mỗi nước mà các quy định về vấn đề này trong nội luật của mỗi quốc gia có thể có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định. Về phương diện xã hội, thời hiệu là phương tiện được sử dụng nhằm ổn định tình trạng hiện hữu của các quan hệ xã hội sau một thời gian nào đó vì lợi ích của thương mại hay pháp lý. Do vậy, việc kiện tụng không thể được hành xử vô hạn định mà cần phải được thực hiện trong thời hạn được nhà lập pháp ấn định. Việc không hạn định thời gian thực hiện việc kiện có thể gây nên những xáo trộn, làm thiệt hại cho nền kinh tế xã hội. Ngoài ra, nếu người có quyền để vụ việc trôi qua quá lâu mới thực hiện việc kiện thì người có nghĩa vụ sẽ ở vị thế bất lợi và khó có thể đưa ra được chứng cứ để biện hộ cho mình. Theo nguyên tắc tự do ý chí, thời hiệu được coi như là một sự suy đoán có tính mặc nhiên về ý chí của chủ thể đối với quyền lợi. Luật suy đoán rằng người có quyền lợi đã từ bỏ tố quyền nếu họ không hành động trong thời hạn mà họ đã có thể thực hiện nó. Như vậy, nếu trong một thời hạn nhất định, người có quyền lợi đã không khởi kiện mặc dù không có bất kỳ trở ngại nào cản trở việc thực hiện quyền này thì có thể suy đoán rằng họ đã từ bỏ quyền khởi kiện của mình. Theo góc nhìn này, người có nghĩa vụ có thể được giải thoát khỏi gánh nặng về nghĩa vụ dân sự. 2. Thời hiệu dân sự trong cổ luật Việt Nam Mục đích của việc triển khai nội dung này là mong có một cái nhìn thấu đáo hơn về các quy định về thời hiệu đã tồn tại trong lịch sử lập pháp trước đây. Song tiếc rằng do thời gian và hoàn cảnh lịch sử nên nhiều thư tịch cổ của tiền nhân đã bị thất truyền. Điều này quả thực là một trở ngại cho việc khảo cứu tài liệu để có thể hiểu thấu đáo hơn về vấn đề thời hiệu dân sự trong cổ luật. Theo sử liệu thì thời hiệu dân sự đã từng được ghi nhận dưới thời Lý – Trần và dưới triều Lê. Tháng giêng năm Đại Định thứ ba (1142), vua Lý Anh Tông (1128 – 1175) khi ban hành quy định về việc kiện tụng và chuộc lại ruộng đất đã định rằng « Các ruộng cày cấy đã đem cầy cấy có thể chuộc lại trong một hạn là hai mươi năm. Các vụ tương tranh về điền thổ không thể xin vua xét xử sau một thời hạn 5 hay 10 năm. Phàm vườn ruộng bỏ hoang, đã có người cầy cấy, người chủ chỉ có quyền đòi lại trong hạn một năm. Trái lệnh này, sẽ phải phạt 80 trượng. Các ruộng cày cấy hoặc bỏ hoang, đã có văn tự bán đứt, không thể chuộc lại được – Ai trái lệnh cũng phải phạt cùng một tội ». Giáo sư Vũ Văn Mẫu nhận xét rằng « Đây là điều luật cổ nhất ngày nay ta còn thấy ghi chép rõ ràng trong sử về quy chế các điền thổ – Đạo luật ấy đã bênh vực quyền lợi của nông dân » và « Để cho người dân quê tránh khỏi nạn bóc lột của chủ nợ thường manh tâm chiếm đoạt của họ, Vua Lý Anh Tông đã ấn định một thời hạn khá dài là 20 năm, cho phép họ được chuộc lại ruộng đất trong thời hạn ấy »[2]. Nếu so sánh với các quy định về thời hiệu dân sự trong pháp luật đương đại của một số nước điển hình trên thế giới (kể cả các cải cách về thời hiệu trong thời gian gần đây) thì quy định trên về thời hiệu dân sự có thể xem là một thành tựu lập pháp trong cổ luật Việt Nam cả về phương diện kỹ thuật và tính nhân bản của pháp luật. Dưới góc nhìn lập pháp thời nay, trong bối cảnh « đất chật người đông », « tấc đất tấc vàng » thì quy định về thời hiệu thủ đắc trong hạn một năm đối với ruộng đất bỏ hoang dường như là quá dễ dãi với người chiếm hữu và việc bảo vệ quyền lợi của chủ đất cũ đã không được chú trọng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể giải thích, bởi bối cảnh cổ xưa của nền văn minh nông nghiệp, tình trạng đất đai bị hoang hoá và sự cần thiết phải thực hiện chính sách « trọng nông » đối với các vương triều phong kiến Việt Nam. Việc coi trọng quyền lợi của người nông dân đã thực sự cầy cấy những ruộng đất bỏ hoang và coi họ như sở hữu chủ những ruộng đất ấy sau một năm cầy cấy là một chính sách pháp luật nhằm hạn chế tình trạng bỏ hoang hoá ruộng đất, không có người khai thác. Giáo sư Vũ Văn Mẫu nhận xét rằng « luật pháp triều Lý có một tính cách rất thiết thực. Sự bênh vực quyền lợi của lớp nông dân không phải là một chính sách hoàn toàn đạp đổ quyền sở hữu trong mọi trường hợp. Vì vậy, nhà làm luật đã phân biệt rõ ràng sự cầm cố với sự bán đứt hay đoạn mại các ruộng nương. Trong trường hợp có văn tự biên rõ là đoạn mãi, các ruộng nương không thể chuộc lại được. Đây là một nguyên tắc rất cần thiết cho tính cách vững ổn các hợp đồng đã được ký kết giữa các tư nhân. Nhờ nguyên tắc ấy, các sự mua bán mới có một căn bản vững chắc, và các sự kiện tụng mới mong giảm bớt được »[3]. Tinh thần căn bản nói trên về thời hiệu cũng được kế thừa trong pháp luật triều Trần và triều Lê. Năm 1299, Vua Trần Anh Tông có chiếu định rằng ai đã bán ruộng đất và gia nhân làm nô tỳ trong hai năm 1290, 1291 thì cho chuộc về, để quá hạn năm 1299 thì không cho chuộc[4]. Có lẽ do xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp nên pháp luật về thời hiệu dân sự dưới các vương triều phong kiến Việt Nam đều chú trọng tới vấn đề ruộng đất. Dưới triều Lê, Điều 387 Bộ luật Hồng Đức định rằng, đối với những ruộng đất cầm mà chủ ruộng xin chuộc thì phải trong niên hạn. « Nếu quá niên hạn mà xin chuộc thì không được (niên hạn là 30 năm). Trái lẽ mà cố cưỡng đi kêu, thì phải phạt 50 roi, biếm một tư » (Điều 384). Ngoài ra, « Con trai từ 16 tuổi, con gái từ 20 tuổi trở lên, mà ruộng đất của mình để người trưởng họ hay người ngoài cày hay ở, đã quá niên hạn mới cố cưỡng đòi lại, thì phải phạt 80 trượng và mất ruộng đất (niên hạn: người trưởng họ 30 năm, người ngoài 20 năm). Nếu vì binh hoả hay đi siêu bạt mới về, thì không theo luật này »[5]. Như vậy, các quy định về thời hiệu trên cho thấy pháp luật chỉ nói đến việc mất quyền do hết thời hiệu như quá hạn luật định thì chủ ruộng đất cũ không được đòi hay chuộc lại tài sản, còn quyền thủ đắc theo thời hiệu của người đang thực thụ chiếm hữu ruộng đất chỉ là quy định có tính ẩn ngầm về sự thủ đắc. Dường như có một mối liên hệ chặt chẽ giữa sự mất quyền của chủ ruộng đất cũ và sự thủ đắc quyền lợi của người chiếm hữu ruộng đất dựa trên các quy định về thời hiệu trong cổ luật. Ngoài ra, thời hiệu chấm dứt quyền theo cổ luật Việt Nam là tương đối dài. Quy định ngoại lệ về thời gian không tính vào thời hiệu do « binh hoả hay đi siêu bạt mới về » là một thành tựu thể hiện sự mềm dẻo và tinh tế trong tư duy lập pháp của ông cha ta. Ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy tính hợp lý của cách tư duy này trong các định chế của phương Tây và luật thực định Việt Nam về thời gian không tính vào thời hiệu do trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng. 3. Thời hiệu dân sự dưới thời Pháp thuộc Thời kỳ này, pháp luật dân sự Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của pháp luật dân sự Pháp. Do vậy, thời hiệu dân sự là một danh từ dùng để chỉ hai loại thời hiệu là thời hiệu thủ đắc và thời hiệu tiêu diệt. Về học lý, vấn đề này đã được giáo sư Vũ Văn Mẫu và giáo sư Lê Đình Chân đề cập trong cuốn « Danh từ và tài liệu Dân luật và Hiến luật » năm 1968. Theo đó, thời hiệu (prescription) được hiểu là thời hạn do luật ấn định có hiệu lực biến sự chiếm hữu một tài sản thành quyền sở hữu (thời hiệu thủ đắc – prescription acquisitive) hoặc tiêu diệt món nợ của đương sự (thời hiệu tiêu diệt – prescription libératoire hay prescription extinctive). Sở dĩ, nhà làm luật quy định vấn đề thời hiệu, là vì muốn tránh những vụ phân tranh kiện cáo phiền phức và tốn kém, khi các đương sự đã để trôi qua một thời gian quá lâu mà không hành động. Do đó, mới công nhận là quyền chiếm hữu đã thành quyền sở hữu hay món nợ đã bị tiêu diệt[6]. Như vậy, theo nhận định này thì thời hiệu thủ đắc và thời hiệu tiêu diệt có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo nhà nghiên cứu Trần Thúc Linh thì « Thời hiệu là một phương chước để một người có thể thủ đắc bất động sản bằng cách chấp hữu trong một thời gian, hoặc để cho con nợ được tự giải thoát khỏi bị chủ nợ khởi tố nếu đã để quá thời hạn luật định không hành xử tố quyền… ». Tuỳ theo trường hợp chiếm hữu một bất động sản hay một động sản, thời hiệu thủ đắc có thể dài hay ngắn hoặc tức thì. Tuy nhiên, có một số động sản hoặc bất động sản thuộc về lãnh vực công của quốc gia thì không thể thủ đắc bằng thời hiệu. Thời hạn thủ đắc bằng thời hiệu phải là 30 năm với điều kiện sự chấp hữu phải liên tục, không có bạo hành, công khai và nhầm lẫn. Còn thời hiệu tiêu diệt là thời hiệu làm cho tố quyền của chủ nợ đối với con nợ vô hiệu vì đã không hành xử trong thời hạn luật định. Thời hiệu này có thể dài hay ngắn tuỳ theo trường hợp. Theo thời hiệu tiêu diệt thì một quyền lợi không được chủ thể sử dụng trong một thời gian lâu sẽ bị thời hiệu làm chấm dứt[7]. Việc nghiên cứu cho thấy, tinh thần này đã được thể hiện trong hai bộ Dân luật Bắc 1931 (DLB) và Dân luật Trung 1936 (DLT). Điều 857 DLB và Điều 934 DLT đều quy định « Giải trừ thời hiệu, là một cách thoát nợ vì chủ nợ không đòi hỏi trong thời hạn pháp luật đã định ». Về nguyên tắc thì thời hiệu giải trừ nghĩa vụ thông thường là tương đối dài 20 năm hoặc 10 năm, trong một số trường hợp đặc biệt thì thời hiệu này còn có thể ngắn hơn nữa. Điều 857 DLB ấn định thời gian dài nhất để giải trừ nghĩa vụ là 20 năm, theo đó « Phàm nghĩa vụ mà pháp luật không quy định một thời hạn ngắn hơn hay không tuyên rõ là không thể bị thời hiệu giải trừ được, thì cứ hết hai mươi năm tính từ lúc người chủ nợ có quyền đòi hỏi mà không đòi hỏi gì, đều bị tiêu diệt vì thời hiệu giải trừ ». Điều 935 DLT cũng sử dụng cùng một văn từ trên nhưng lại ấn định thời hiệu giải trừ là 10 năm. Như vậy, cùng mô phỏng từ luật dân sự Pháp nhưng cách ấn định thời hạn của thời hiệu tại Bắc bộ và Trung bộ lại có những sự khác biệt nhất định. Sự khác biệt về góc nhìn lập pháp này tiếp tục được thể hiện đối với các việc kiện về nhân quyền, theo đó thời hiệu tiêu diệt là mười lăm năm trong DLB (Điều 863) và 10 năm trong DLT (Điều 936) « trừ khi có điều luật định khác thời không kể ». Đối với các tố quyền xin tiêu huỷ các khế ước vì vô hiệu, Điều 863 khoản 2 DLB và Điều 936 khoản 2 DLT định rằng các việc kiện vô hiệu hay kiện xin thủ tiêu khế ước sẽ bị tiêu diệt sau thời hiệu là 5 năm, trừ khi có điều luật riêng định khác thời không kể. Nghiên cứu về nghĩa vụ không bị chấm dứt do thời hiệu trong thời kỳ này cho thấy dường như các thuật ngữ « Phàm nghĩa vụ mà pháp luật … không tuyên rõ là không thể bị thời hiệu giải trừ được (Điều 857 DLB, Điều 935 DLT) và « trừ khi có điều luật định khác thời không kể » (Điều 863 DLB và Điều 936 DLT) đã thể hiện nhà làm luật Việt Nam đã có dự liệu về những nghĩa vụ không bị chấm dứt do thời hiệu. Tuy nhiên, luật thực định không có điều khoản nào quy định cụ thể về loại tố quyền không bị chấm dứt bởi thời hiệu này. Về học lý, vấn đề này đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Quýnh giải thích trong « Luật học nhập môn về nhân thân gia đình ». Theo đó, có những quyền lợi dù không được sử dụng cũng không bị tiêu diệt. Đó là các quyền tinh thần thuộc về gia đình và quyền sở hữu. Một trạch chủ có một thửa đất không sử dụng, sau 30 năm cũng không mất quyền sở hữu của mình, nếu không có kẻ chiếm cứ. Vì vậy, người ta gọi quyền sở hữu là một quyền vĩnh viễn. Quá 30 năm tuy trạch chủ đó có thể mất quyền sở hữu nếu có kẻ khác chiếm hữu bất động sản. Nhưng nếu xảy ra như vậy thì là vì kẻ chiếm đất đã thời đắc được thửa đất, chứ không phải vì quyền sở hữu của trạch chủ bị chấm dứt bởi thời hiệu. « Bằng chứng là nếu kẻ chiếm đất không hội đủ điều kiện để thời đắc, thì thửa đất vẫn thuộc quyền sở hữu của trạch chủ cũ ». Ngày nay pháp luật Việt Nam đã phát triển theo hướng không áp dụng thời hiệu đối với các quan hệ nhân thân. Tuy nhiên, ngược dòng lịch sử có thể thấy rằng thời hiệu kiện yêu cầu xác định cha cho con đã từng được ấn định trong các Điều 177 DLB, Điều 173 DLT. Theo quy định này thì nếu người mẹ kiện xác định cha cho con, thời hạn kiện là 2 năm sau khi sinh đứa trẻ. Trong trường hợp người cha chung sống với người mẹ hoặc cấp dưỡng cho con thì thời hạn 2 năm để khởi kiện sẽ tính từ ngày hai người chấm dứt tình trạng sống chung hoặc từ ngày người cha chấm dứt sự cấp dưỡng nuôi nấng đứa trẻ. Điều 176 DLT định rằng nếu người con đã trưởng thành khởi kiện xác định cha thì thời hạn để khởi kiện là 1 năm sau khi đã thành niên. Thời hạn kiện xác định cha cho con ngoài giá thú không được quy định trong Dân Luật Nam kỳ giản yếu. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Quýnh thì « Sự im lặng này đã được án lệ giải thích một cách rộng rãi là coi tố quyền này bất khả thời tiêu nghĩa là có thể được hành sử vô hạn định »[8]. Tinh thần căn bản trên của học lý sau này đã được tiếp thu trong Điều thứ 1434 Bộ Dân luật năm 1972: « Thời hiệu là một phương tiện để thủ đắc một quyền lợi hay để được giải nợ sau một thời gian và với những điều luật định. Trường hợp trên là sự thủ đắc thời hiệu hay đắc hiệu; trường hợp dưới là sự tiêu diệt thời hiệu hay thời tiêu ». Về thời hiệu tiêu diệt Điều 1474 Bộ luật này định rằng « Hết thảy mọi tố quyền, dù là tố quyền đối nhân hay đối vật đều bị thời tiêu sau ba mươi năm, không cứ là người viện dẫn thời hiệu ấy ngay tình hay gian tình và cũng không cần người ấy phải xuất trình bằng chứng gì khác, ngoại trừ những trường hợp đã được luật pháp ấn định một thời hạn ngắn hơn…». Về nguyên tắc thì thời hiệu tiêu diệt tố quyền tương đối dài (30 năm), trừ một số các trường hợp biệt lệ thời hiệu này có thể là 5 năm, 2 năm, 6 tháng (Điều 1476, 1477, 1478 Bộ Dân luật năm 1972). Về thời hiệu thủ đắc để trở thành sở hữu chủ đối với bất động sản thì người chấp hữu một bất động sản liên tiếp yên ổn, công khai và minh bạch, với tư cách là sở hữu chủ trong hai mươi năm, sẽ làm cho người chấp hữu thủ đắc quyền tư hữu về bất động sản ấy (Điều 1444 và Điều 1482 Bộ Dân luật năm 1972). Ngoài ra, việc phân hoá các giải pháp trong luật nhằm bảo vệ quyền lợi của người chiếm hữu các động sản trên cơ sở suy đoán sự ngay tình trong việc chiếm hữu tỏ ra rất gần gũi với đời sống thực tại và có giá trị tham khảo cho hoạt động lập pháp ngày nay. Theo đó, đối với động sản thì người chiếm hữu được coi là sở hữu chủ. Tuy nhiên, người để thất lạc hay bị mất trộm một đồ vật thực thể, hữu hình, có thể kiện đòi đồ vật ấy trong tay người chiếm hữu, trong hạn ba năm kể từ ngày đồ vật bị thất lạc hay bị lấy trộm; trong trường hợp này người chiếm hữu có quyền khởi kiện người đã di chuyển đồ vật cho mình. Nếu người chiếm hữu đã mua đồ vật ấy ở chợ, hay một cuộc phát mại công cộng, ở một tiệm có bán những đồ vật tương tự, người chủ, muốn lấy lại đồ vật, phải hoàn lại giá mua cho người chiếm hữu (Điều 1488 và Điều 1489 Bộ Dân luật năm 1972). Như vậy, kết quả nghiên cứu lịch sử pháp luật Việt Nam về thời hiệu dân sự, giúp ta có một nền tảng căn bản để tiếp tục giải quyết những vấn đề của hiện tại trong mối liên hệ với sự tiến triển về học lý, luật thực định và án lệ Pháp ngày nay. 4. Thời hiệu dân sự theo pháp luật Việt Nam hiện hành và so sánh 4.1. Về thời điểm bắt đầu thời hiệu và thời gian của thời hiệu - Đối với tố quyền vô hiệu: Theo học lý của Pháp, có hai thuyết về xác định thời điểm bắt đầu thời hiệu. Theo lý thuyết có tính cách xã hội, vì thời hiệu liên hệ đến quyền lợi chung, nên khởi điểm ngay từ ngày kết lập khế ước để sớm chấm dứt tình trạng bất định. Đối với lý thuyết căn cứ vào sự xác nhận mặc nhiên, thời hiệu chỉ khởi điểm từ ngày đương sự có đủ năng lực để xác nhận chứng thư vô hiệu[9]. Tuy nhiên, quy định tại Điều 1304 Bộ luật Dân sự Pháp (BLDSP) cho thấy nhà làm luật đã chấp nhận lý thuyết thứ hai căn cứ vào sự xác nhận mặc nhiên. Các điều khoản trên định rằng trong trường hợp bị đe doạ, thời hiệu khởi điểm từ ngày sự đe doạ đó chấm dứt; trong trường hợp lầm lẫn hoặc bị lừa dối thì khởi điểm là ngày phát hiện ra việc nhầm lẫn hoặc hành vi lừa dối; đối với giao dịch ký kết với người chưa thành niên thì khởi điểm là ngày người đó đủ tuổi thành niên hoặc được công nhận có đầy đủ năng lực hành vi. Luật ngày 17/6/2008 đã sửa đổi quy định tại Điều 2224 BLDSP[10] về thời hiệu đối với tố quyền vô hiệu tuyệt đối, theo hướng thời điểm bắt đầu của thời hiệu này được « kể từ ngày người có quyền biết hoặc buộc phải biết các sự kiện cho phép họ thực hiện quyền khởi kiện ». Theo truyền thống của Pháp thì độ dài của thời hiệu phụ thuộc vào bản chất của sự vô hiệu. Theo các quy định của BLDSP trước đây thì thời hiệu của tố quyền vô hiệu tương đối là 5 năm thì thời hiệu của tố quyền vô hiệu tuyệt đối là 30 năm. Luật ngày 17/6/2008 đã thống nhất các thời hạn này. Điều 1304 BLDSP vẫn được giữ nguyên bởi Luật ngày 17/6/2008, theo đó « Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tuyên bố vô hiệu hoặc hủy bỏ hợp đồng là 5 năm, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định thời hạn ngắn hơn ». Quy định này chỉ áp dụng đối với tố quyền vô hiệu tương đối mà không áp dụng với tố quyền vô hiệu tuyệt đối và các tố quyền không phải là tố quyền vô hiệu. Trước đây, theo quy định tại Điều 2262 BLDSP thì « Thời hiệu khởi kiện đối với việc kiện dù về tài sản hay nhân thân đều là ba mươi năm». Án lệ Pháp đã áp dụng quy định này đối với các tố quyền vô hiệu tuyệt đối. Với chủ đích trừng phạt sự vi phạm pháp luật và bảo vệ lợi ích chung thì một thời hạn dài như trên có thể tăng thêm những cơ may huỷ bỏ hợp đồng có vi phạm. Tuy nhiên, vì lý do đề cao vai trò của thời hiệu trong việc ổn định tình trạng các quan hệ xã hội vì lợi ích của thương mại và pháp lý nên Luật ngày 17/6/2008 đã rút ngắn một cách đáng kể thời hạn của thời hiệu đối với tố quyền vô hiệu tuyệt đối. Do vậy, từ nay theo quy định tại Điều 2224 BLDSP thì « Thời hiệu khởi kiện đối với việc kiện dù về tài sản hay nhân thân đều là 5 năm, kể từ ngày người có quyền biết hoặc buộc phải biết các sự kiện cho phép họ thực hiện quyền khởi kiện ». Như vậy, theo quy định này thì thời hiệu đối với tố quyền vô hiệu tuyệt đối và tố quyền vô hiệu tương đối đã được đồng nhất là 5 năm chứ không còn có sự cách biệt như trước đây nữa. Cải cách theo hướng rút ngắn thời hiệu này cũng gây nên những bất cập. Cụ thể là cơ hội để yêu cầu huỷ bỏ giao dịch vô hiệu xâm phạm trật tự công hoặc lợi ích chung đã bị hạn chế, do vậy, nguy cơ số lượng các giao dịch vô hiệu tuyệt đối tồn tại sẽ tăng lên. Ngoài ra, quy định về thời điểm bắt đầu thời hiệu « kể từ ngày người có quyền biết hoặc buộc phải biết các sự kiện cho phép họ thực hiện quyền khởi kiện » có thể dẫn tới thực tế là thời hiệu của tố quyền vô hiệu tuyệt đối có thể còn ngắn hơn cả thời hiệu của tố quyền vô hiệu tương đối. Bởi vì, theo truyền thống trước đây trong pháp luật Pháp thì thời hiệu dài nhất đối với tố quyền vô hiệu tuyệt đối là 30 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng, trong khi đó thời hiệu đối với tố quyền vô hiệu tương đối do vi phạm ý chí thì là 5 năm kể từ ngày phát hiện ra việc nhầm lẫn hoặc hành vi lừa dối. Giả sử trường hợp một sự nhầm lẫn phát hiện được sau 32 năm kể từ khi giao kết hợp đồng thì việc kiện yêu cầu tuyên bố vô hiệu tương đối sẽ tiếp tục được thực hiện trong 5 năm kể từ thời điểm phát hiện, trong khi đó thời hiệu 30 năm đã kết thúc từ 2 năm trước đó. Có lẽ cần phải coi rằng vì các lý do an ninh pháp lý mà thời hiệu 30 năm tạo thành một thời hạn tối đa. Học lý về vấn đề này cũng còn có quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, án lệ trước đây đi theo hướng không áp dụng thời hạn tối đa đối
Tài liệu liên quan