Thống kê ngân sách nhà nước

Khái niệm thống kê, thống kê trong nhân sự, tiêu thức thống kê, các chỉ tiêu thống kê 1.1. Thống kê Từ “Thống kê” được hình thành từ tiếng Lating là “Status” hoặc từ tiếng Italia “Statista” được từ tiếng Đức “Statistik”, mỗi từ đó đều có ý nghĩa là “hình thái chính trị” hoặc “trạng thái hiện tượng”. Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định Thống kê thường được phân chia thành 2 lĩnh vực: - Thống kê mô tả: là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Khoản 1 Điều 3 Luật thống kê quy định: "Hoạt động thống kê là điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và công bố các thông tin phản ánh bản chất và tính quy luật của các hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể do tổ chức thống kê nhà nước tiến hành"

pdf59 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thống kê ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thống kê ngân sách nhà nước Khái niệm thống kê, thống kê trong nhân sự, tiêu thức thống kê, các chỉ tiêu thống kê 1.1. Thống kê Từ “Thống kê” được hình thành từ tiếng Lating là “Status” hoặc từ tiếng Italia “Statista” được từ tiếng Đức “Statistik”, mỗi từ đó đều có ý nghĩa là “hình thái chính trị” hoặc “trạng thái hiện tượng”. Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định Thống kê thường được phân chia thành 2 lĩnh vực: - Thống kê mô tả: là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Khoản 1 Điều 3 Luật thống kê quy định: "Hoạt động thống kê là điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và công bố các thông tin phản ánh bản chất và tính quy luật của các hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể do tổ chức thống kê nhà nước tiến hành". 1.2. Tổng thể thống kê Tổng thể thống kê là hiện tượng kinh tế – xã hội số lớn biệt cần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng. Từng đơn vị, hiện tượng cá biệt như vậy được gọi là đơn vị tổng thể. Ví dụ 1: Tổng thể các công ty có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Đơn vị tổng thể: từng công ty có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Ví dụ 2: Tổng thể các cổ đông của công ty A. Đơn vị tổng thể: Mỗi cổ đông của công ty A. Ví dụ 3: Tổng thể những doanh nghiệp có hoạt động làm ăn phi pháp. Đơn vị tổng thể: Từng doanh nghiệp có hoạt động làm ăn phi pháp. Ví dụ 4: Tổng thể những người thích xem phim truyền hình. Đơn vị tổng thể: mỗi người thích xem phim truyền hình. 1.2.1. Phân loại tổng thể thống kê Có nhiều cách để phân loại tổng thể thống kê, cụ thể: - Căn cứ vào sự nhận biết các đơn vị trong tổng thể có: Tổng thể bộc lộ: Tổng thể có ranh giới rõ ràng, có thể nhận biết được tất cả các đơn vị bằng trực quan. Ví dụ 1, ví dụ 2 ở trên là những tổng thể bộc lộ. Tổng thể tiềm ẩn: Tổng thể có ranh giới không rõ ràng, không nhận biết hết được tất cả các đơn vị trong tổng thể. Ví dụ 3, ví dụ 4 ở trên là những tổng thể tiềm ẩn. Trong thực tế, tổng thể tiềm ẩn rất đa dạng, vì vậy cần xác định tổng thể nghiên cứu là tổng thể bộc lộ hay tiềm ẩn để tìm cách xác định đối tượng cho phù hợp. - Căn cứ vào mục đích nghiên cứu Tổng thể đồng chất: Bao gồm những đơn vị giống nhau về một số đặc điểm chủ yếu có liên quan tới mục đích nghiên cứu. Tổng thể không đồng chất: Bao gồm những đơn vị có những đặc điểm chủ yếu khác nhau có liên quan tới mục đích nghiên cứu. Cách phân loại này khác với cách phân loại ở trên. Cách phân loại tổng thể căn cứ vào sự nhận biết các đơn vị trong tổng thể mang tính chất tương đối cốđịnh. Trong khi đó, cách phân loại căn cứ vào mục đích nghiên cứu lại tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu cụ thể. Mục đích nghiên cứu khác nhau thì việc xác định đặc điểm nào là chủ yếu cũng khác nhau. Khi mục đích nghiên cứu thay đổi, tổng thểđồng chất có thể trở thành tổng thể không đồng chất và ngược lại. Ví dụ: Với mục đích nghiên cứu là hoạt động của các công ty có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM, người ta đưa ra một số tổng thể sau:  Tổng thể các công ty có phát hành cổ phiếu trên địa bàn cả nước (1).  Tổng thể các công ty có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đóng trên địa bàn TP. HCM (2).  Tổng thể các công ty có cổ phiếu niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam (3).  Tổng thể các công ty có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM (4).  Tổng thể các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM (5). Với 5 tổng thể đưa ra ở trên, nếu căn cứ vào mục đích nghiên cứu, chỉ có tổng thể (4) và (5) là tổng thể đồng chất dù tổng thể (5) có quy mô hẹp hơn so với yêu cầu. Còn tổng thể (1), (2) và (3) là những tổng thể không đồng chất. - Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu Tổng thể chung: Bao gồm tất cả các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu. Tổng thể bộ phận: Bao gồm một phần của tổng thể chung. Ví dụ: Với mục đích nghiên cứu là hoạt động của các công ty có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam thì tổng thể (3) ở trên là tổng thể chung, còn tổng thể (2), (4) và (5) là các tổng thể bộ phận. Trên thực tế, phải xác định được những đơn vị nào thuộc tổng thể nghiên cứu. Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu cụ thể mà đưa ra những khái niệm, định nghĩa, tiêu chuẩn, đặc điểm để xác định đơn vị đó có thuộc tổng thể của chúng ta không. 1.3.Tiêu thức thống kê Khái niệm: Tiêu thức thống kê là đặc điểm của đơn vị tổng thểđược chọn ra để nghiên cứu tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau. Như vậy, tiêu thức thống kê không phải là tất cả những đặc điểm của đơn vị tổng thể mà chỉ là những đặc điểm được chọn ra để nghiên cứu. Ví dụ: Trong tổng thể các cổđông của công ty A, mỗi cổđông là một đơn vị tổng thể. Các cổ đông này, được xác định theo các đặc điểm khác nhau như: họ tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, số cổ phiếu nắm giữ, tỷ lệ nắm giữ... Mỗi đặc điểm này khi được chọn ra để nghiên cứu là một tiêu thức thống kê. 1.3.1. Phân loại tiêu thức thống kê Tiêu thức thống kê được phân làm 3 loại. - Tiêu thức thực thể: Nêu lên bản chất của đơn vị tổng thể, bao gồm: + Tiêu thức thuộc tính: Là tiêu thức không có các biểu hiện trực tiếp bằng con số mà bằng các đặc điểm và tính chất khác nhau. Ví dụ 1: Tiêu thức giới tính, nghề nghiệp, thành phần kinh tế, loại hình sản xuất kinh doanh... là những tiêu thức có biểu hiện trực tiếp. Ví dụ 2: Tiêu thức mức sống được biểu hiện gián tiếp qua thu nhập, chi tiêu... là tiêu thức có biểu hiện gián tiếp. Những biểu hiện gián tiếp của tiêu thức thuộc tính được gọi là các chỉ báo thống kê. + Tiêu thức số lượng: Là tiêu thức có các biểu hiện trực tiếp bằng con số và những con sốđó được gọi là lượng biến của tiêu thức. Có hai loại lượng biến:  Lượng biến rời rạc là lượng biến biểu hiện bằng số nguyên. Ví dụ: Tiêu thức tuổi, số cổ phiếu nắm giữ...  Lượng biến liên tục là lượng biến có biểu hiện bằng số thập phân. Ví dụ: Tiêu thức thu nhập, tiêu thức tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ... + Tiêu thức thay phiên: Là tiêu thức chỉ có 2 biểu hiện không trùng nhau trên 1 đơn vị tổng thể. Ví dụ: Tiêu thức giới tính (nam – nữ), tiêu thức NSLĐ (tiên tiến/không tiên tiến), tiêu thức kết quả học tập (đạt/không đạt) - Tiêu thức thời gian: Nêu lên hiện tượng nghiên cứu theo sự xuất hiện của nó ở thời gian nào. - Tiêu thức không gian: Nêu lên phạm vi lãnh thổ bao trùm và sự xuất hiện theo địa điểm của hiện tượng nghiên cứu. 1.4. Chỉ tiêu thống kê Khái niệm Chỉ tiêu thống kê là những con số phản ánh mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Ví dụ: Doanh thu của doanh nghiệp A năm 2008 đạt 500 tỷđồng. Với định nghĩa trên ta thấy, mỗi một chỉ tiêu thống kê bao giờ cũng có tính hai mặt: Khái niệm của chỉ tiêu: Phản ánh nội dung kinh tế xã hội của chỉ tiêu đó, gồm các định nghĩa và giới hạn về thực thể, thời gian, không gian. Khái niệm của chỉ tiêu thường mang tính chất tổng hợp. Trị số của chỉ tiêu: Phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu trong điề kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Lưu ý Đơn vị tính, chia ra thành 3 loại: - Hiện vật: Hiện vật đơn: chiếc, cái, con, mét; hiện vật kép: m/s, kwh... - Giá trị: VNĐ, USD, EUR... - Thời gian: Ca, ca máy, giờ, một ngày đêm Trong quan hệ so sánh, phải thống nhất về nội dung, phương pháp và phạm vi tính toán. Phân loại chỉ tiêu thống kê Có nhiều cách thức phân loại chỉ tiêu thống kê khác nhau. - Theo hình thức biểu hiện, chỉ tiêu thống kê được chia thành:  Chỉ tiêu hiện vật: Biểu hiện bằng đơn vị tự nhiên hoặc đơn vịđo lường quy ước. Ví dụ: Dân số (đơn vị người), diện tích (đơn vị km )...  Chỉ tiêu giá trị: Biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ. Ví dụ: GDP (đơn vịđồng Việt Nam), kim ngạch xuất khẩu (đơn vịđô la Mỹ)... - Theo tính chất biểu hiện  Chỉ tiêu tuyệt đối: Biểu hiện quy mô, số lượng của hiện tượng. Ví dụ: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 là 62.685,1 triệu USD.  Chỉ tiêu tương đối: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ của hiện tượng. Ví dụ: Chỉ số giá tiêu dùng CPI của nước ta bình quân năm 2008 so với 2007 là 122,97%. - Theo đặc điểm về thời gian  Chỉ tiêu thời kỳ: Phản ánh trạng thái của hiện tượng nghiên cứu trong một thời kỳ nhất định, phụ thuộc vào độ dài thời kỳ nghiên cứu. Thông thường chỉ tiêu này phản ánh kết quả, hiệu quả, có thể cộng với nhau để tính chỉ tiêu trong thời kỳ dài hơn. Ví dụ: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Vietcombank trong 6 tháng đầu năm 2009 đạt 2.930 tỷđồng.  Chỉ tiêu thời điểm: Phản ánh trạng thái của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm nhất định, không phụ thuộc vào độ dài thời kỳ nghiên cứu. Thông thường chỉ tiêu này phản ánh nguồn lực như lao động, vốn..., không thể cộng với nhau để tính chỉ tiêu trong thời kỳ dài hơn. Ví dụ: Tổng dân số của Việt Nam vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009 là 85.789.573 người. - Theo nội dung phản ánh  Chỉ tiêu khối lượng: phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng nghiên cứu theo thời gian và địa điểm cụ thể. Ví dụ: Tổng dân số của Việt Nam vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009 là 85.789.573 người.  Chỉ tiêu chất lượng: biểu hiện trình độ phổ biến và mối quan hệ so sánh trong tổng thể. Chỉ tiêu này được tính từ ít nhất 2 chỉ tiêu số lượng. Chỉ tiêu chất lượng có thể là số tương đối, số bình quân chứ không biểu hiện bằng số tuyệt đối. Ví dụ: Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp A năm 2008 là 120%. 1.5. Thống kê nhân sự: Thống kê nhân sự là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định trong nhân sự. Ví du như thống kê ngạch bậc; thống kê trình đọ, quy mô, kết cấu; thống kê chất lượng, số lượng liên quan đến vấn đề nhân sự. Nội dung thống kê nhân sự bao gồm: - Thống kê về quy mô + Thống kê tuyệt đối. + Thống kê tượng đối.  Thống kê về tổng biên chế  Thống kê về nhu cầu biên chế  Thống kê về số người ra đi  Thống kê số người thôi việc  Thống kê số người chuyển công tác  Thống kê số người chuyển mới - Thống kê về chất lượng: + Trình độ chuyên môn + Trình độ văn hóa + Đạt chuẩn/ chưa đạt chuẩn + Thống kê về lý luận chính trị + Ngoại ngữ, tin học - Thống kê về ngạch, bậc - Thống kê về cơ cấu chức danh + Đảng + Chính quyền + Đoàn thể  Thống kê khác: + Độ tuổi/chia theo nhóm + Giới tính + Khu vực + Cán bộ công chức cấp xã  Cán bộ chuyên trách  Cán bộ không chuyên trách. Câu 2: Đối tượng và nhiệm vụ của thống kê nhân sự? Bài làm: Đối tượng nghiên cứu của thống kê nhân sự: Thống kê nhân sự nghiên cứu mặt lượng ( con số ) về quá trình hình thành, tổ chức và quản lý sử dụng nhân sự trong các cơ quan hành chính nhà nước trong những điều kiện không gian và thời gian cự thể. Quá trình hình thành : thống kê số lượng tuyển mới, thống kê nhận sự theo yêu cầu vị trí công việc Tổ chức: thống kê việc bố trí, sắp xếp nhận sự, cân đối nhân sự với công việc. Quản lý sử dụng: thống kê nhân sự hiện có, thống kê tình hình sử dụng nhaan sự, thống kê tình hình sử dụng thời gian Nhiệm vụ nghiên cứu của thống kê nhân sự: - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu TKNS để phục vụ vho vông tác quản lý của cơ quan hành chính; - Thống kê quy mô, số lượng và cơ cấu nhân sự trong cơ quan hành chính ( cơ cấu theo độ tuổi, cơ cấu theo trình độ học vấn, vơ cấu theo giới tính, cơ cấu theo khu vực) - Phân tích thống kê tình hìh sử dụng nhân sụ ( số nhận sự hiện có, số nhân sự đang làm việc, số nhân sự vắng mặt..); - Phân tích sự biến động về quy mô và cơ cấu nhân sự. Câu 3: Trình bày các thang đo nói chung và ứng dụng trong thống kê nhân sự . Bài làm: Thang đo thống kê Tuỳ theo tính chất của dữ liệu thống kê mà ta có thể sử dụng các loại thang đo khác nhau. Có 4 loại thang đo chủ yếu sau: 1. Thang đo định danh Định nghĩa: Thang đo định danh là thang đo đánh số các biểu hiện cùng loại của cùng một tiêu thức. Thang đo định danh là thang đo dùng các mã số để phân loại các đối tượng. Thang đo định danh không mang ý nghĩa nào cả mà chỉ để lượng hóa các dữ liệu cần cho nghiên cứu. Nó thường được sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính. Người ta thường dùng các chữ số tự nhiên như 1,2,3,4 để làm mã số Ví dụ: Với tiêu thức giới tính, người ta gán cho nam giá trị bằng 1, nữ giá trị bằng 0. Điều kiện vận dụng: Với những tiêu thức mà biểu hiện của nó có vai trò như nhau và cùng loại, thường được sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính. Ví dụ: Tiêu thức giới tính, nghề nghiệp, thành phần kinh tế... Đặc điểm: Các con số trên thang đo không biểu thị quan hệ hơn kém, cao thấp nhưng khi chuyển từ số này sang số khác thì dấu hiệu đo đã có sự thay đổi về chất. Không áp dụng các phép tính khi sử dụng loại thang đo này mà chỉ đếm được tần số xuất hiện của từng biểu hiện. Hạn chế của việc áp dụng loại thang đo này là giữa các phạm trù không thể so sánh được với nhau, do đó người ta đã sử dụng một loại thang đo khác nhằm khắc phục nhược điểm này. 2. Thang đo thứ bậc Định nghĩa: Thang đo thứ bậc là thang đo định danh nhưng giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ hơn kém, cao thấp. Thang đo thứ bậc là thang đo sự chênh lệch giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ thứ bậc hơn kém. Sự chênh lệch này không nhất thiết phải bằng nhau. Nó được dùng cho cả tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng. Ví dụ: Bậc thợ (7 bậc), chất lượng sản phẩm, xếp hạng huân huy chương... Điều kiện vận dụng: Với những tiêu thức mà các biểu hiện của nó có quan hệ hơn kém, có thể sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng. Loại thang đo này được dùng nhiều trong nghiên cứu xã hội, đo các tiêu thức mà các biểu hiện có quan hệ thứ tự như thái độ, quan điểm của con người đối với các hiện tượng xã hội. Đặc điểm: Sự chênh lệch giữa các biểu hiện không nhất thiết phải bằng nhau. Với thang đo này, có thể tính toán đặc trưng chung cho một tổng thể một cách tương đối qua tính số bình quân, còn đối với một đơn vị tổng thể thì không thực hiện được. Ví dụ: Để đánh giá độ tự tin của bạn khi được giao một công việc mới, người ta đưa ra một thang đo thứ bậc với 3 nấc: 1. Rất tự tin, 2. Tương đối tự tin, 3. Không tự tin. Con số 1, 2, 3 ở đây không có nghĩa là bạn tự tin gấp 2, gấp 3 lần mà chỉ biểu thị quan hệ hơn kém. Tuy nhiên, ta không thể xác định được mức độ cao thấp giữa các nhóm, khoảng cách giữa các biểu hiện cũng không bằng nhau. Chính vì những hạn chế trên, thang đo khoảng được sử dụng thay thế cho thang đo thứ bậc. 3. Thang đo khoảng Định nghĩa: Thang đo khoảng là thang đo th hứ bậc nhưng có khoảng cách đều nhau và không có điểm gốc không (0) tuyệt đối. Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau. Nó được dùng cho cả tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng. Thang đo khoảng cho phép chúng ta đo lường một cách chính xác sự khác nhau giữa hai giá trị. Điều kiện vận dụng: Với những tiêu thức mà số 0 là một biểu hiện của tiêu thức đó chứ không có nghĩa là không có, thang đo này thường được sử dụng cho các tiêu thức số lượng. Ví dụ: Tiêu thức nhiệt độ không khí, 0C là một biểu hiện; tiêu thức điểm thi, điểm 0 là một biểu hiện chứ không có nghĩa là không có điểm. Đặc điểm: Có thể sử dụng các phép tính cộng, trừ và có thể tính được các đặc trưng của dãy số như số bình quân, phương sai... nhưng không tính được tỷ lệ giữa các trị số đo. Ví dụ: Nhiệt độ trung bình của thành phố A là 30oC, thành phố B là 10oC, nhưng điều đó không có nghĩa là thành phố A nóng gấp 3 lần thành phố B. Trong thực tế nghiên cứu xã hội, nhiều thang đo thứ bậc được dùng như thang đo khoảng, tức đã có những cải tiến thang đo thứ bậc theo hướng thang đo khoảng nhằm định lượng sự hơn, kém theo một dấu hiệu nào đó. Ví dụ: Với câu hỏi “bạn có tự tin khi nhận công việc mới này hay không, hãy cho điểm đánh giá theo thang đo sau?” thay vì trả lời theo 3 nấc rất tự tin, tương đối tự tin và không tự tin như ở trên, bạn có thể cho điểm theo thang đo khoảng, nếu rất tự tin thì cho điểm 10 còn hoàn toàn không tự tin thì cho điểm 0. Mặc dù ở đây đã lượng hoá được phần nào mức độ tự tin của người được hỏi nhưng chưa có tiêu chuẩn cụ thể cho mỗi bậc của thang đo. Việc cho mấy điểm hoàn toàn do cảm tính của người được hỏi mà chưa có chuẩn chính thức. Hạn chế cơ bản của thang đo khoảng là chưa có giá trị “không tuyệt đối” mà chỉ có giá trị 0 quy ước. Chính vì vậy, để khắc phục được nhược điểm trên, người ta thường hay sử dụng loại thang đo dưới đây trong thống kê. 4. Thang đo tỷ lệ Định nghĩa: Thang đo tỷ lệ là thang đo khoảng có điểm gốc không (0) tuyệt đối. Thang đo tỷ là loại thang đo cao nhất trong thống kê. Nó sử dụng các số tự nhiên như từ 1 đến 9 và 0 để lượng hóa các dữ liệu. Nó được sử dụng chủ yếu cho các tiêu thức số lượng. Thí dụ: Doanh thu của một cửa hàng bán văn phòng phẩm Trâu Qùy tháng 1/2005 là 200 triệu đồng; Nhiệt độ ngày 2/12/2005 là 23 oC. Điều kiện vận dụng: Thang đo tỷ lệ được sử dụng rất rộng rãi để đo lường các hiện tượng kinh tế – xã hội như: thu nhập, chi tiêu, tuổi,... Các đơn vị đo lường vật lý thông thường (kg, m, lít,...) cũng là các đơn vị của thang đo loại này. Đặc điểm: Có thể thực hiện tất cả các phép tính với trị số đo và có thể so sánh các tỷ lệ giữa các trị số đo. Tóm lại, thông thường thang đo sau có chất lượng đo lường cao hơn thang đo trước, đồng thời việc xây dựng thang đo cũng phức tạp hơn. Tuy nhiên, không phải cứ sử dụng thang đo tỷ lệ là tốt nhất mà phải tuỳ thuộc vào đặc điểm của hiện tượng và tiêu thức nghiên cứu mà chọn thang đo thích hợp. Hai loại thang đo định danh và thứ bậc chưa có tiêu chuẩn đo (đơn vị đo), thuộc loại thang đo định tính. Đó là loại thang đo mà khi thay đổi từ giá trị này sang giá trị khác thì đối tượng đo có sự thay đổi về chất, chúng phù hợp với việc đo lường các tiêu thức thuộc tính. Hai loại thang đo khoảng và tỷ lệ đã có tiêu chuẩn đo, khi chuyển từ một điểm này sang điểm khác trên thang thì có sự thay đổi về lượng nhưng chưa chắc đã có sự thay đổi về chất. Đây là loại thang đo định lượng, phù hợp để đo lường các tiêu thức số lượng. Theo tuần tự của 4 loại thang đo thì việc đo mức độ tập trung, phân tán và mối liên hệ của hiện tượng nghiên cứu cũng tăng dần. Với thang đo định danh ta chỉ có thể tính được tỷ lệ (%) phân bố của tổng thể cho từng biểu hiện và tính mốt (M0). Sử dụng thang đo thứ bậc, ta có thể tính thêm được trung vị (Me), hệ số tương quan cặp và riêng phần. Muốn thực hiện được các phép tính cộng, trừ, tính bình quân, phương sai, tỷ lệ, các hệ số và tỷ số tương quan thì phải sử dụng thang đo khoảng. Với thang đo tỷ lệ, ta có thể sử dụng mọi độ đo thống kê. Ứng dụng trong thống kê nhân sự: - Dùng để thống kê về giới tính, nghề nghiệp trong nhân sự(thang đo định danh) - Thống kê ngach bậc - Thống kê số lượng trong nhân sự( thang đo tỷ lệ) - Thống kê chất lượng(thang đo thứ bậc) Câu 4. Các hoạt đông thống kê trong cơ quan nhà nước và cơ quan hành chính nhà nước. - Các nhóm hoạt động thống kê của Việt Nam:  Đơn vị hành chính, Đất đai và Khí hậu  Dân số và Lao động  Tài khoản Quốc gia  Ngân sách Nhà nước  Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản  Đầu tư  Thương mại và Giá cả  Vận tải và Bưu điện  Giáo dục, Y tế, Văn hóa và đời sống  Thống kê nước ngoài  Công nghiệp Mã số N