Câygỗlớn, cao tới 20-25(-35)m, chiều cao dưới cành 15-20(-25)m, đường kính thân 40-50(-70)cm chiều cao dưới cành.
Vỏ dày màu nâu xám ởphía gốc,
màu đỏnhạt ởphía trên. Những
cành lớn ởphía dưới thường gần
nằm ngang; nhưng những cành ở
phía trên mọc chếch. Lá hình kim,
họp thành từng đôi, dài 15-25cm,
mảnh, thô, cứng, màu xanh thẫm,
gốc lá hình ống, có bẹdài 1-2cm,
sống dai. Mặt cắt ngang lá có 2-3
ống nhựa ởgiữa hoặc ởphía
trong thịt lá.
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thông nhựa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÔNG NHỰA
Pinus merkusii Jungh& de Vriese, 1845
Tên khoa học: Pinus sumatra Jungh., 1840; Pinus merkusiana Cooling & Gaussen,
1970
Tên khác: Thông 2 lá, thông bắc bộ, thông yên lập, thông hoàng mai
Họ: Thông – Pinaceae
Tên thương phẩm: Merkus pine, gum rosin tall oil, turpentine oil, colophan.
Hình thái
Cây gỗ lớn, cao tới 20-25(-
35)m, chiều cao dưới cành 15-
20(-25)m, đường kính thân 40-
50(-70)cm chiều cao dưới c
Vỏ dày màu nâu xám ở phía
màu đỏ nhạt ở phía trên. Nh
cành lớn ở phía dưới thường
nằm ngang; nhưng những càn
phía trên mọc chếch. Lá hình
họp thành từng đôi, dài 15-25
mảnh, thô, cứng, màu xanh th
gốc lá hình ống, có bẹ dài 1-2
sống dai. Mặt cắt ngang lá có
ống nhựa ở giữa hoặc ở
trong thịt lá.
Nón mọc đơn độc hoặc th
từng đôi, hình trứng thuôn, dà
11cm, gần như không cuống.
ở quả nón non năm thứ
không có gai. Đến năm thứ
quả nón có dạng hình trứng th
hoặc hình trụ. Mặt vẩy hình
cạnh sắc, mép trên dày và hơ giữa. Hạt
nhỏ, hình trái xoan hơi dẹt, có
se
chín khô
Các thông tin khác về thực v
Thông nhựa là loài có biê
bố tự nhiên ở nước ta, ở các
các dạng thông nhựa phân bố
hình trụ nhỏ hơn và hạt có khố
Trong chi Thông (Pinus) t
ở phía Nam bán cầu.
Tại Sumatra (Indonesia)
“Kerinci”. Chúng khác nhau về
của nhựa dầu và khả năng chành.
gốc,
ững
gần
h ở
kim,
cm,
ẫm,
cm,
2-3
phía
ành
i 5-
Vẩy
nhất
hai
uôn
thoi,
i lồi, phía dưới hơi dẹt, có 2 gờ ngang và dọc đi qua
cánh dài 1,5-2,5cm.
Thông nhựa - Pinus merkusii Jungh& de Vrie
1- Dáng cây; 2- Cành mang lá và nón; 3- Lá; 4. Nón đã
ật n độ sinh thái rộng, nên rất đa dạng. Các dạng thông nhựa phân
khu vực lục địa châu Á và Philippin có sự sai khác chút ít so với
tại Sumatra (Indonesia). Cây non có lá kim mảnh và dài hơn, nón
i lượng lớn hơn (gần gấp đôi).
hì thông nhựa (P. merkusii) là loài duy nhất gặp phân bố tự nhiên
đã xác định có 3 dạng thông nhựa là: “Aceh”, “Tapanuli” và
hình thái thân cây, cách phân cành, hình thái vỏ cây, thành phần
ống chịu với sâu bệnh hại, đặc biệt là với sâu Milionia basalis.
Phân bố
Việt Nam:
Thông nhựa phân bố từ Bắc vào Nam: Quảng Ninh, Sơn
La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-
Huế, Quảng Nam, Bình Thuận, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông,
Lâm Đồng.
Thế giới:
Vùng phân bố của thông nhựa khá rộng, từ miền Nam
Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Phillippin đến
Indonesia và miền Đông Myanmar.
Đặc điểm sinh học
Trong tự nhiên, có thể gặp thông nhựa mọc trong nhiều
loại hình rừng (thông nhựa thuần loại, thông nhựa hỗn giao
với thông 3 lá, thông nhựa hỗn giao với cây lá rộng). Trong
rừng hỗn giao thông nhựa và thông 3 lá ở Tây Nguyên, càng
lên cao số cá thể của thông nhựa càng giảm, nhưng số lượng
cá thể thông 3 lá lại tăng dần. Ở Lâm Đồng, thông nhựa chỉ
phân bố tự nhiên trên độ cao từ 600m đến 1.000m, với nhiệt
độ trung bình năm 21-280C (nhiệt độ trung bình tháng lạnh
nhất khoảng 180C), tổng lượng mưa hàng năm (1.000-)1.500-
2.500(-3.500)mm và phân bố không đều theo mùa. Thông nhựa là loài cây ưa sáng, và chịu
hạn. Cây sinh trưởng trên cả đất cát, đất đỏ, đất nhẹ, dễ thoát nước; đất phong hoá từ đá mẹ
sa thạch, sa phiến thạch. Tuy vậy, thông nhựa cũng có thể mọc trên đất đồi núi trọc, cằn cỗi,
sỏi đá, nghèo kiệt, khô hạn. Cây thích ứng với các loại đất chua (pH(3,5-)4-5).
Phân bố của thông nhựa
ở Việt Nam
Giai đoạn non (1-5 tuổi) cây sinh trưởng rất chậm và ưa bóng; nhưng sau đó lại trở thành
cây ưa sáng. Khi đạt 14-15 tuổi, cây cao (4-)5,5-6,5(-8)m và có đường kính thân (6-)7-8(-
15)cm. Trong vòng 14-15 năm tuổi, tăng trưởng chiều cao trung bình năm 0,3-0,6m và đường
kính 0,5-0,6cm. Sau giai đoạn này, cây sinh trưởng nhanh hơn và đến thời kỳ 35-40 năm tuổi,
thông nhựa gần như ngừng tăng trưởng theo chiều cao.
Khoảng 10 tuổi, thông nhựa bắt đầu ra nón. Ở điều kiện các tỉnh phía Bắc nước ta, thông
nhựa thường ra nón vào tháng 5-6 và chín vào tháng 8-10 năm sau.
Công dụng
Thành phần hoá học:
Trong nhựa thông, colophan (tùng hương) chiếm tỷ lệ lớn nhất (60-80%), tiếp đến là tinh
dầu (16-35%). Colophan thường cứng, giòn, màu vàng nhạt, bóng; không tan trong nước;
nhưng có thể tan dễ dàng trong cồn, ether, chloroform, tinh dầu và một phần trong benzen.
Thành phần chính của colophan là các acid nhựa: acid palustric (38%), acid isopimaric (15%),
acid abietic (16%), acid merkusic (10%), acid sandaracopimaric (10%), acid denhydro-abietic
(8%), acid neo-abietic (3%). Tinh dầu thông là một hỗn hợp phức tạp, trong đó chủ yếu là các
hợp chất terpen hydrocarbon, nhiều nhất là các nhóm chất α-pinen + β-pinen (65-70%), ∆-3-
caren (10-18%), camphor (2-3%), limonen (4-6%), myrcen và longifolen
Công dụng:
Thông nhựa là nguồn cung cấp tùng hương (colophan) và tinh dầu thông (turpentine oil)
chủ yếu. Tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong công nghệ hoá mỹ phẩm, là nguyên liệu để chế
terpineol, terpin, borneol, camphor tổng hợp, sản xuất sơn, véc ni, xi Colophan được dùng
nhiều trong công nghiệp cao su, hoá dẻo, vật liệu cách điện, keo dán, sản xuất các chất tẩy
rửa, đặc biệt là trong công nghiệp sản xuất giấy. Trong y dược, tinh dầu thông được sử dụng
làm thuốc chữa viêm thấp khớp, ho, làm thuốc kích thích, giảm mệt mỏi, thuốc diệt khuẩn, sát
trùng
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng
Nhân giống:
Cần thu hạt từ những nón đã chín đầy đủ của cây mẹ ở độ tuổi 18-35, sinh trưởng khoẻ,
hình thái đẹp, cao to, không bị sâu bệnh và chưa chích nhựa hoặc chỉ chích dưỡng theo đúng
cấp tuổi, đúng kỹ thuật. Thời gian từ khi nón bắt đầu chín đến khi khô và tung hạt thường chỉ
kéo dài khoảng 25-30 ngày, đặc biệt thời gian chín rộ lại rất ngắn, chỉ trong vòng 7-10 ngày.
Thời vụ thu hái hạt giống ở các tỉnh phía Bắc thường từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9; ở Tây
Nguyên có thể từ tháng 12 đến tháng 1. Hạt thông nhựa rất nhỏ, 1kg gồm khoảng 35.000 đến
58.000 hạt. Hạt sau khi thu hái cần phơi ngay, nếu phơi nắng đều sau 5 ngày hàm lượng nước
chỉ còn chừng 5-8%. Ở điều kiện kín, khô, lạnh (4-60C), có thể bảo quản 1-2 năm. Nhưng nếu
bảo quản ở điều kiện bình thường (nhiệt độ không khí 16-170C) hạt chỉ có thể giữ được sức
nẩy mầm trong vòng 6 tháng. Thời vụ gieo hạt ở các tỉnh phía Bắc từ trung tuần tháng 9 đến
tháng 11 là thích hợp. Trước khi gieo, cần xử lý hạt để diệt nấm, sâu bệnh hại; đồng thời kích
thích cho hạt nảy mầm nhanh và tỷ lệ hạt nẩy mầm cao. Có thể ngâm hạt trong nước ấm 45-
500C hoặc nước có pha một trong số các hợp chất sau: molipdat amon, acid boric, sulfat kẽm
(nồng độ 15mg/l) hoặc thuốc tím (permanganat kali với nồng độ 10mg/l). Tuỳ điều kiện thời tiết
mà có thể ngâm hạt trong khoảng 10 đến 24 giờ. Hạt có phẩm chất tốt (độ thuần 90-95%) được
xử lý ở điều kiện thích hợp, tỷ lệ nẩy mầm có thể đạt 70-80%.
Đất gieo hạt cần được chuẩn bị sẵn, đủ dinh dưỡng, đủ ẩm và sạch bệnh. Có thể gieo theo
luống hoặc gieo vào các bầu đất (dùng rọ tre hay túi polyethylen có lỗ thủng ở đáy hay các lỗ
thoát nước ở trên thành bầu). Sau khi gieo cần lấp một lớp đất mỏng lên hạt và dùng rơm rạ
(đã sát trùng) để phủ. Thông nhựa đòi hỏi đất chỉ đủ ẩm, nhưng thoáng. Sau khi hạt nẩy mầm
cần rỡ bỏ rơm rạ. Cây con trên luống đạt 75-90 ngày cần được chuyển sang trồng trong bầu
đất.
Các thử nghiệm nhân giống thông nhựa bằng kỹ thuật nuôi cấy mô đã đem lại những triển
vọng sáng sủa. Sử dụng các mô từ rễ mầm, chồi mầm của các cây thông con 2 tuần tuổi, nuôi
cấy trong môi trường Murashige và Skoog có bổ sung thêm nguyên tố vi lượng, naphtalen
acetic acid (0,25-0,65 ppm.) và benzylamino purin (1,0-1,0 ppm.) đạt hiệu quả rất khả quan.
Sử dụng các loại nấm cộng sinh như Pisolithus tinctorius, Boletus granulatus, Scleroderma
spp., Thelephora terrestris, Cenoccocum graniforme, Amantita spp., Cantherella spp. và
Rhizopogon spp. gây nhiễm vào đất ươm hạt, cây con sẽ có bộ rễ tốt và sinh trưởng nhanh.
Trồng và chăm sóc:
Cây thông non 8-9 tháng tuổi, đạt chiều cao 20-25cm là có thể đưa trồng. Thời vụ trồng
thông nhựa ở các tỉnh phía Bắc thích hợp nhất là vào khoảng cuối mùa đông, đầu mùa xuân,
lúc này nhiệt độ ấm dần và có mưa phùn. Thông nhựa được trồng với mục đích chủ yếu là lấy
nhựa; đồng thời còn đáp ứng yêu cầu phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ đất, chống xói
mòn... Trong 5 năm đầu, thông nhựa sinh trưởng rất chậm, tỷ lệ cây chết tương đối cao, khép
tán chậm và không đồng đều. Vì vậy mật độ trồng ban đầu có thể thay đổi trong khoảng (2,500-
)3.300-3.500(-5.000) cây/ha, tuỳ thuộc điều kiện đất đai, khí hậu cụ thể ở từng nơi. Cự ly trồng
có thể là 1x2m; 1,5x1,5m; 1,5x2,0m; 1x4m; 1,0x3,5m Thời gian đầu cần làm cỏ, phát quang,
xới đất, bón phân và giữ ẩm trong đất. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, được chăm sóc đầy đủ,
mật độ trồng hợp lý; rừng thông nhựa có thể bắt đầu khép tán ở giai đoạn 5-6 tuổi. Sau khi
rừng khép tán, cây sẽ sinh trưởng nhanh hơn và phân hoá rõ rệt về chiều cao thân. Đây là thời
điểm phải tỉa thưa. Đợt tỉa thưa đầu tiên thường vào giai đoạn thông nhựa đạt 9-10 tuổi. Các
đợt tiếp theo thường cách nhau khoảng 5 năm. Rừng thông nhựa thuần loại trồng để khai thác
nhựa, mật độ ổn định ở giai đoạn trưởng thành chỉ cần khoảng 1.000 cây/ha.
Để phòng bệnh “úa vàng” và bệnh “róm hay rơm lá” ở thông con cần xử lý hạt bằng thuốc
diệt nấm và vi khuẩn. Với rừng thông nhựa ở giai đoạn trưởng thành thì loài sâu róm thông
(Dendrolimus punctatus) là nguy hiểm nhất. Ngoài ra còn gặp sâu đục nõn, ăn ngọn, đục cành
thông nhựa. Biện pháp phòng trừ tổng hợp, phát huy tác dụng tự nhiên và thường xuyên của
các loài thiên địch vẫn là phương án tối ưu.
Rừng thông nhựa rất dễ bị cháy, nhất là vào mùa khô. Do đó đồng thời với các qui chế bảo
vệ, canh phòng, kiểm tra rừng, việc bố trí các hệ thống cản lửa phải vừa có tác dụng tránh
không cho lửa cháy lan, vừa thuận tiện cho việc chữa cháy khi cần thiết, vừa tạo độ thông
thoáng hợp lý cho rừng thông và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và vận chuyển
nhựa.
Khai thác, chế biến và bảo quản
Có thể bắt đầu khai thác nhựa khi cây 10-15 hoặc 20-25 tuổi, tuỳ theo tình hình sinh
trưởng và đường kính của cây. Thường bắt đầu khai thác nhựa khi cây có đường kính ngang
ngực khoảng 20-25cm (ở độ tuổi chừng 25 năm) và chích nhựa liên tục cho đến khi cây hết
nhựa, sẽ tiến hành khai thác gỗ để trồng lại rừng mới. Đời sống của thông nhựa có thể kéo dài
ít nhất 80 năm, tối đa tới 120 năm hoặc lâu hơn. Thời gian khai thác nhựa đối với mỗi vòng đời
của rừng thông có thể kéo dài khoảng 50-60 năm. Tuỳ tình hình và yêu cầu cụ thể mà áp dụng
các chế độ chích nhựa khác nhau (chích dưỡng, chích rút và chích kiệt). Nhựa tiết ra nhiều nếu
thời tiết nóng, trời quang đãng và ngược lại khi trời rét, âm u sẽ ít nhựa. Ở điều kiện nước ta,
có thể khai thác nhựa quanh năm, nhưng tốt nhất là từ tháng 5 đến tháng 10 ở phía Bắc và từ
tháng 12 đến tháng 5 (mùa khô) ở phía Nam. Khả năng tiết nhựa thường tăng theo cấp đường
kính, đường kính càng lớn càng cho nhiều nhựa. Những cây sinh trưởng tốt có thể cho năng
suất nhựa trung bình hàng năm tới 3,5-4,5 kg/cây.
Nhựa thông sau khi thu về cần loại bỏ tạp chất (bằng cách lọc qua mặt lưới, mặt sàng)
trước khi đưa chưng cất tinh dầu. Kỹ thuật chưng cất, chế biến, bảo quản tùng hương, tinh dầu
cũng tương tự như với thông ba lá.
Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Thông nhựa là nguồn cung cấp nhựa và gỗ có giá trị cao. Các sản phẩm tùng hương, tinh
dầu thông được sử dụng và mua bán trên thị trường thế giới chủ yếu là từ loài thông nhựa.
Diện tích trồng thông nhựa ở nước ta cũng như các nước trong vùng Đông Nam Á đang ngày
càng mở rộng. Tổng sản lượng nhựa thông các loại ở Việt Nam còn rất nhỏ, hiện mới đạt
khoảng 3.500 tấn/năm, trong đó có tới 2/3 dùng để xuất khẩu.
Nhu cầu về tùng hương và tinh dầu thông trên thị trường thế giới ngày càng tăng, cung
không kịp cầu. Thông nhựa lại là đối tượng quan trọng để trồng rừng trên các diện tích đất
trống, đồi núi trọc đã thoái hoá, nghèo kiệt, khô cằn. Cần có biện pháp bảo tồn các diện tích
rừng thông nhựa tự nhiên; đồng thời mở rộng diện tích trồng mới kết hợp trong chương trình
trồng mới 5 triệu hecta rừng.
Nhựa thông là mặt hàng LSNG có nhiều triển vọng ở nước ta.
Tài liệu tham khảo chính
1. Lã Đình Mỡi (2002). Chi Thông – Pinus L. Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam. Tập II (Lã Đình Mỡi –
Chủ biên). Tr. 380-410. Nxb Nông nghiệp - Hà Nội; 2. Lâm Công Định (1977). Trồng rừng thông. 220 Tr. Nxb Nông
nghiệp – Hà Nội; 3. Lưu Đàm Cư, Lã Đình Mỡi, Đặng Thị An (1982). Góp phần nghiên cứu Thông Tây Nguyên. Báo
cáo nghiên cứu Khoa học Sinh vật học. Tr. 34-45. Nxb Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội; 4. Vũ Ngọc Lộ (1977). Những
cây tinh dầu quý. Tr. 36-47. Nxb Khoa học và Kỹ thuật; 5. Cooling, E. N. G. (1968). Pinus merkusii. Fast-growing timber
trees of the lowland tropic. No 4. Commoweath Forestry Institute. 169 pp. Oxford; 6. Coppen, J. J. W. & Hone, G. A.
(1995). Gum naval stores: turpentine and rosin from pine resin. Non-wood forest products. 2. Natural resources
Institute. Chatham United Kingdom & Food and Agriculture Organization of United Nations. 62 pp. Rome Italy; 7.
Greenalgh, P. (1982). The production, maketing and utilisation of naval stores. Report G 170. Tropical Products
Institute. 117 pp. London, United Kingdom; 8. Militane, E. P. (2000). Pinus L. In: E. Boer and Ella, A. B. (Editors): Plants
Resources of South-East Asia 18. Plants producing exudates. pp. 98-104. Backhuys Publishers, Leiden; 9. Plocek, T.
(1998), Turpentine: a global perspective. Perfumer & Flavorist 23(4): 1-2,4,6.