Thông tin tình hình việc làm thanh niên qua hội thảo việc làm thanh niên

Trong hai ngày 29/3 và 13/4/2005, Uỷ ban quốc gia về thanh niên Việt Nam đã phối hợp với tổ chức lao động quốc tế (Văn phòng đại diên ILO tại Hà Nội) tổ chức hội thảo với mục đích thống nhất đánh giá khái quát về tình hình lao động,việc làm thanh niên và vấn đề giải quyết việc làm Thanh Niên ở Việt Nam hiện nay, và thảo luận góp ý về chương trình hành động phối hợp của Uỷ ban TN và việc thành lập tiểu ban ba bên mở rộng về việc làm thanh niên. Thành phần tham gia hội thảo gồm đại diện các cơ quan Chính Phủ có liên quan, các tổ chức đoàn thể đại diện cho lao động thanh niên và cho giới chủ. Có 9 báo cáo tham luận được viết và gửi đến hội thảo, 16 ý kiến đại biểu tham dự hội thảo tham gia phát biểu góp ý, cung cấp thông tin, các giải pháp thúc đẩy giải quiết việc làm thanh niên. Sau đây là tổng hợp thông tin về tình hình việc làm thanh niên do các đại biểu cung cấp tại hội thảo: 1. Lao động thanh niên: Về số lượng: Tổng số lực lượng lao động của cả nước là 43.255.000 người; trong đó số lao động trong độ tuổi thanh niên (15 – 34 tuổi) là 20.231.000 người (chiếm 47%), với 4.443.000 người ở thành thị, 15.788.000 người ở nông thôn; và dự báo, trong giai đoạn 2005 – 2010 mỗi năm sẽ có khoảng 1,4 – 1,5 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Số thanh niên tham gia lực lượng lao động tăng bình quân 206.000 người/năm, chiếm khoảng trên 62%. Tỷ trọng lao động thanh niên năm 2000 là 28.51%, năm 2003 là 29.15% trong tổng dân số. Về chất lượng: Khoảng 50% thanh niên có trình độ hết THCS, THPT. Thanh niên trong doanh nghiệp đã tốt nghiệp THPT năm 2001 là 69.9%, năm 2003 là 72.6%. Tỷ lệ lao động thanh niên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (năm 2002) chiếm 81.3%, cao hơn mức chung của cả nước (80.3%). Cơ cấu đào tạo trình độ đại học, cao đẳng – trung cấp – công nhân kỹ thuật có hệ số tương ứng là 1 – 0.9 – 2.8, trong khi hệ số này ở các nước đang phát triển là 1 – 4 – 10.

doc3 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2027 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thông tin tình hình việc làm thanh niên qua hội thảo việc làm thanh niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin tình hình việc làm thanh niên qua hội thảo việc làm thanh niên Trong hai ngày 29/3 và 13/4/2005, Uỷ ban quốc gia về thanh niên Việt Nam đã phối hợp với tổ chức lao động quốc tế (Văn phòng đại diên ILO tại Hà Nội) tổ chức hội thảo với mục đích thống nhất đánh giá khái quát về tình hình lao động,việc làm thanh niên và vấn đề giải quyết việc làm Thanh Niên ở Việt Nam hiện nay, và thảo luận góp ý về chương trình hành động phối hợp của Uỷ ban TN và việc thành lập tiểu ban ba bên mở rộng về việc làm thanh niên. Thành phần tham gia hội thảo gồm đại diện các cơ quan Chính Phủ có liên quan, các tổ chức đoàn thể đại diện cho lao động thanh niên và cho giới chủ. Có 9 báo cáo tham luận được viết và gửi đến hội thảo, 16 ý kiến đại biểu tham dự hội thảo tham gia phát biểu góp ý, cung cấp thông tin, các giải pháp thúc đẩy giải quiết việc làm thanh niên. Sau đây là tổng hợp thông tin về tình hình việc làm thanh niên do các đại biểu cung cấp tại hội thảo: 1. Lao động thanh niên: Về số lượng: Tổng số lực lượng lao động của cả nước là 43.255.000 người; trong đó số lao động trong độ tuổi thanh niên (15 – 34 tuổi) là 20.231.000 người (chiếm 47%), với 4.443.000 người ở thành thị, 15.788.000 người ở nông thôn; và dự báo, trong giai đoạn 2005 – 2010 mỗi năm sẽ có khoảng 1,4 – 1,5 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Số thanh niên tham gia lực lượng lao động tăng bình quân 206.000 người/năm, chiếm khoảng trên 62%. Tỷ trọng lao động thanh niên năm 2000 là 28.51%, năm 2003 là 29.15% trong tổng dân số. Về chất lượng: Khoảng 50% thanh niên có trình độ hết THCS, THPT. Thanh niên trong doanh nghiệp đã tốt nghiệp THPT năm 2001 là 69.9%, năm 2003 là 72.6%. Tỷ lệ lao động thanh niên không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (năm 2002) chiếm 81.3%, cao hơn mức chung của cả nước (80.3%). Cơ cấu đào tạo trình độ đại học, cao đẳng – trung cấp – công nhân kỹ thuật có hệ số tương ứng là 1 – 0.9 – 2.8, trong khi hệ số này ở các nước đang phát triển là 1 – 4 – 10. 2. Lao động thanh niên nông thôn. Toàn quốc có khoảng 17 triệu thanh niên nông thôn trong độ tuổi từ 16 – 30 tuổi chiếm trên 74% tổng số thanh niên, 50% lực lượng lao động trong nông nghiệp. Trình độ học vấn, lao động, nghề nghiệp và việc làm của thanh niên nông thôn: trình độ học vấn trung bình koảng 12% tốt nghiệp THPT; ở nông thôn dân trí thấp hơn 2 lần, nhân tài thấp hơn 8.6 lần và nhân lực, trong đó đào tạo nghề thấp hơn 10 lần so với khu vực thành thị; lao động trí óc ở nông thôn chỉ chiếm 4.4%, trong khi đó ở thành thị là 30%. Số thanh niên đi làm ăn xa chiếm tỷ lệ cao, chỉ tính riêng số đoàn viên thanh niên đi làm ăn xa đã chiếm tỷ lệ 20 – 30% (trong đó số đi lao động thường xuyên là 20 – 25%, số đi lao động thời vụ lúc nông nhàn là 30 – 40%). Thời gian đi lao động trong khoảng từ 3 – 12 tháng. 3. Lao động thanh niên đô thị. Năm 2003, dân số đô thị là 6.972.647 người trong độ tuổi từ 15 – 30, chiếm 25% tổng số thanh niên cả nước và chiếm 43% dân số đô thị. Từ năm 1989 đến nay, trung bình mỗi năm thanh niên đô thị tăng khoảng 1% và thanh niên nông thôn giảm tỷ lệ tương ứng. Về tình hình việc làm của thanh niên đô thị: Năm 2002, tỷ lệ thanh niên đô thị có đủ việc làm là 89.69%, tỷ lệ thất nghiệp là 6.01% và tỷ lệ thiếu việc làm là 4.47%. 4. Tình trạng việc làm của thanh niên. Chỗ làm việc mới được tạo ra năm 2000 là 1.3 triệu, năm 2001 là 1.4 triệu, năm 2002 là 1.42 triệu, năm 2003 là 1.525 triệu, năm 2003 là 1.558 triệu chỗ làm việc mới; trong đó, 70 – 75% là dành cho lao động thanh niên. Tỷ lệ lao động thanh niên đủ việc làm năm 2002 là 87%, năm 2003 là 88%, thấp hơn tỷ lệ chung cả nước (90% và 91%); tỷ lệ đủ việc làm của thanh niên khu vực thành thị thấp hơn thanh niên khu vực nông thôn từ 3 –5%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động thanh niên cả nước năm 2002 là 9.85%, năm 2003 là 8%, cao hơn tỷ lệ thiếu việc làm chung của cả nước (8% và 7%). Tỷ lệ thất nghiệp của lao động thanh niên cao hơn mức chung của cả nước năm 2002 gấp 1.65 lần, năm 2003 gấp 2 lần; tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị năm 2002 là 11.7%, năm 2003 là 11%, cao gấp 2 lần tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của cả nước; riêng nhóm tuổi 15 – 19 tuổi có tỷ lệ thất nghiệp năm 2002 là 21.33%, năm 2003 là 15 %. 5. Cơ cấu việc làm mới được tạo ra trong thanh niên trong 3 năm 2001 – 2003. Phân theo ngành kinh tế quốc dân: nông, lâm, ngư nghiệp là 60.6%, công nghiệp và xây dựng là 21.0%, dịch vụ và thương mại là 18.4%. Phân theo chương trình, dự án: việc làm mới tạo ra từ phát triển kinh tế – xã hội, đầu tư trong và ngoài nước, phát triển doanh nghiệp là 74.1%, từ Quỹ cho vay giải quyết việc làm là 22.3%, từ xuất khẩu lao động và chuyên gia là 3.6%. 6. Lao động làm công ăn lương. Tỷ lệ lao động làm công ăn lương của cả nước khoảng 10 triệu người, chiếm 23.8% (năm 2003), trong đó lao động thanh niên chiếm trên 1/3. Tỷ trọng lao động thanh niên trong các doanh nghiệp năm 2001 là 37.8%, năm 2003 là 44.5%. 7. Giá cả tiền công lao động thanh niên. Giá tiền công lao động phổ biến khoảng 15.000 – 45.000 đ/ngày, giá tiền công khu vực nông thôn thấp hơn ở thành thị từ 15 – 20%. Mức thu nhập cao nhất thuộc các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, năm 2003 đạt bình quân 1.950.000 đồng, cao hơn doanh nghiệp Nhà nước 1.42 lần và doanh nghiệp ngoài Nhà nước 2.05 lần. 8. Một số mô hình tổ chức quản lý, giúp đỡ đoàn viên thanh niên nông thôn đi làm ăn xa. Hiện nay đã xuất hiện một số mô hình, cách làm sáng tạo giúp đỡ thanh niên đi làm ăn xa và có hiệu quả như: tổ chức gặp gỡ số đoàn viên thanh niên đi làm ăn ở xa vào các dịp lễ tết hoặc dịp thanh niên về làm mùa để thanh niên đoàn kết, học hỏi lẫn nhau, phát huy những mặt mạnh và khả năng của thanh niên đi làm ăn xa. Thành lập các chi hội, hội đồng hương, khu nhà trọ, khu tập thể ở một số địa bàn dân cư, khu công nghiệp, khu ché xuất tạo điều kiện cho thanh niên giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và lao động: tổ chụp ảnh khu vực bãi tắm Vịnh Hạ Long, chi đoàn đội xe ôm chợ Ka Long - TX. Móng Cái…. 9. Đoàn thanh niên tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên đô thị trong thời gian qua. 1. Công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp cho thanh niên: - Công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp cho thanh niên thông qua tổ chức Đoàn, hội trong nhà trường: Tổ chức Đoàn thanh niên phối hợp ngành giáo dục, lãnh đạo các trường, các cơ quan báo chí đẩy mạnh việc hướng nghiệp trong các trường phổ thông qua việc tổ chức các buổi toạ đàm, trao đổi, giao lưu trực tiếp với học sinh cuối cấp, qua đó giúp học sinh có điều kiện tìm hiểu về các ngành nghề, khối học của các trường đại học, cao đẳng cũng như xác định lực học của bản thân để có thể tự định hướng nghề nghiệp cho mình. Đoàn thanh niên đã cổ vũ, hỗ trợ, hướng nghiệp, tư vấn nghề cho sinh viên giúp sinh viên tự đánh giá về nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn và chọn được nghề phù hợp với năng lực của bản thân. Thông qua các phong trào “Thi đua học tập”, các hội thi, với sự trợ giúp của Đoàn thanh niên, nhiều văn phòng, trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm của sinh viên được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Nhiều sinh viên đã chủ động tìm kiếm, tự tạo việc làm ngay khi còn đang học tập. Nhiều hình thức hợp tác làm ăn của sinh viên được hình thành ngay sau khi ra trường như: trung tâm dịch vụ, tổ hợp sản xuất, công ty. - Công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp thông qua các chương trình dự án do Đoàn thanh niên đảm nhận, tận dụng được nguồn vốn, nguồn nguyên liệu tại chỗ, giải quyết việc làm tại chỗ, điều này giúp thanh niên nhận thức, hiểu rõ hơn về vấn đề lựa chọn nghề và hạn chế vấn đề thanh niên đi làm ăn xa. Nhiều đơn vị còn tổ chức các hoạt động để khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm như chương trình “Khởi sự doanh nghiệp”, tổ chức các diễn đàn giữa người lao động với các nhà doanh nghiệp, tư vấn cho thanh niên lập các dự án phát triển kinh tế tự tạo việc làm… - Công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp thông qua các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm thanh niên: Các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm thanh niên đã giúp cho nhiều lao động trẻ hiểu rõ hơn về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn về lao động, việc làm của Việt Nam và pháp luật lao động, phong tục, tập quán của một số nước; hướng nghiệp cho lao động trẻ các thức tìm việc làm phù hợp trình độ, khả năng, chuyên môn, kỹ năng trả lời phỏng vấn, cách giao tiếp… nhằm giúp cho lao động trẻ kiến thức ban đầu trên con đường lập thân, lập nghiệp. Thông qua các hoạt động tư vấn, nhiều lao động trẻ đã tự tìm cho mình một nghề, công việc phù hợp với nguyện vọng, sở trường của bản thân, giảm dần tình trạng trái ngành nghề. Kết quả trong thời gian qua các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm thanh niên đã đã tư vấn nghề và việc làm cho gần 500.000 lao động thanh niên
Tài liệu liên quan