Thông tin cơ sở về các loài bị đe dọa  và các loài ngoại lai tại Việt Nam  và các đề xuất cho nội dung  của Luật Đa dạng Sinh học

Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới với  nhiều yếu tố đặc sắc không thể phát hiện ở bất cứ nơi nào khác. Tuy nhiên, Việt Nam  cũng được xếp hạng vào một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học bị đe  dọa nặng nề nhất. Hệ thống văn bản pháp quy hiện tại của Việt Nam cũng đã được  ban hành nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học của đất nước và giải quyết các mối đe  dọa đối với đa dạng sinh học, nhưng vẫn chưa đầy đủ và còn phân tán. Điều này dẫn  đến yêu cầu cần xây dựng mới một bộ Luật Đa dạng Sinh học có tính thống nhất.  Theo yêu cầu của Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, tài liệu  này được thực hiện nhằm phân tích tình trạng hiện tại của các loài bị đe dọa và loài  ngoại lai tại Việt Nam, các văn bản pháp quy liên quan đến các loài này, các khoảng  thiếu hụt và không nhất quán trong các văn bản, và các kinh nghiệm quốc tế có thể  áp dụng để giúp Việt Nam xây dựng bộ Luật Đa dạng Sinh học mới. Cuối cùng, báo  cáo sẽ đưa ra các kiến nghị về các loài bị đe dọa và loài ngoại lai có thể đưa vào Luật  Đa dạng Sinh học.

pdf86 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thông tin cơ sở về các loài bị đe dọa  và các loài ngoại lai tại Việt Nam  và các đề xuất cho nội dung  của Luật Đa dạng Sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin cơ sở về các loài bị đe dọa  và các loài ngoại lai tại Việt Nam  và các đề xuất cho nội dung  của Luật Đa dạng Sinh học  Do Chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam thực hiện theo yêu cầu của  Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam  Dự thảo, ngày 3 tháng 7 năm 2006  Mục lục  1. Tóm tắt...............................................................................................................................................................1  2. Giới thiệu ..........................................................................................................................................................2  3. Tổng quan về tình trạng các loài bị đe dọa ở Việt Nam......................................................................3  3.1 Danh lục các loài bị đe dọa ...................................................................................................................3  3.2 Các loài bị đe dọa ở Việt Nam.............................................................................................................4  3.3 Các mối đe dọa đối với các loài ...........................................................................................................5  3.4 Các hành động để bảo tồn các loài bị đe dọa...................................................................................5  3.5 Các cam kết chính sách quốc tế liên quan đến các loài bị đe dọa ..............................................6  4. Tổng quan về tình trạng các loài ngoại lai ở Việt Nam.......................................................................7  4.1 Các loài ngoại lai ở Việt Nam...............................................................................................................7  4.2 Các hoạt động để giải quyết vấn đề sinh vật ngoại lai ...............................................................10  4.3 Các cam kết quốc tế về sinh vật ngoại lai........................................................................................11  5. Tổng quan các kinh nghiệm quốc tế về các điều luật quản lý và bảo tồn các loài bị đe  dọa....................................................................................................................................................................13  6. Tổng quan các kinh nghiệm quốc tế về quản lý bảo tồn đối với các sinh vật ngoại lai............14  7. Các văn bản pháp quy ở Việt Nam liên quan đến các loài bị đe dọa............................................16  7.1 Các văn bản hiện có ..............................................................................................................................16  7.2 Những thiếu hụt và bất hợp lý trong hệ thống pháp lý hiện tại về các loài bị đe dọa.......21  8. Các văn bản pháp quy về các loài ngoại lai ở Việt Nam...................................................................24  8.1 Các văn bản hiện có về các loài ngoại lai ........................................................................................24  8.2 Những thiếu hụt và bất hợp lý trong hệ thống pháp lý hiện tại về các loài ngoại lai........26  9. Đề xuất những điều khoản về quản lý và bảo tồn các loài bị đe dọa có thể đưa vào Luật  Đa dạng Sinh học.........................................................................................................................................26  11. Tài liệu tham khảo .....................................................................................................................................28  12. Các phụ chương .........................................................................................................................................33  Phụ chương 1. Ma trận phân tích các loài bị đe dọa toàn cầu, loài bị đe dọa ở cấp quốc  gia, và các loài được bảo vệ ở Việt Nam................................................................................................33  Phụ chương 2. Các loài của Việt Nam có trong danh lục các loài của Công ước về loài  di cư .................................................................................................................................................................75  Phụ chương 3. Ma trận các loài ngoại lai đe dọa tính đa dạng sinh học thực vật ở Việt  Nam.................................................................................................................................................................76  Phụ chương 4. Danh lục các loài thực vật thủy sinh lạ xâm nhập thủy vực Việt Nam...........77  Phụ chương 5. Phân loại khả năng xâm lấn.........................................................................................79  Trích dẫn:  Chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam (2006) Thông tin cơ sở về các loài bị đe  dọa và các loài ngoại lai tại Việt Nam và các đề xuất cho nội dung của Luật Đa dạng  Sinh học. Dự thảo báo cáo trình Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt  Nam, ngày 3 tháng 7 năm 2006.  1  1. Tóm tắt  Việt Nam  là một  trong những nước có  tính đa dạng sinh học cao nhất  thế giới với  nhiều yếu tố đặc sắc không thể phát hiện ở bất cứ nơi nào khác. Tuy nhiên, Việt Nam  cũng được xếp hạng vào một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học bị đe  dọa nặng nề nhất. Hệ thống văn bản pháp quy hiện tại của Việt Nam cũng đã được  ban hành nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học của đất nước và giải quyết các mối đe  dọa đối với đa dạng sinh học, nhưng vẫn chưa đầy đủ và còn phân tán. Điều này dẫn  đến yêu cầu cần xây dựng mới một bộ Luật Đa dạng Sinh học có  tính  thống nhất.  Theo yêu cầu của Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, tài  liệu  này được thực hiện nhằm phân tích tình trạng hiện tại của các loài bị đe dọa và loài  ngoại lai tại Việt Nam, các văn bản pháp quy liên quan đến các loài này, các khoảng  thiếu hụt và không nhất quán trong các văn bản, và các kinh nghiệm quốc tế có thể  áp dụng để giúp Việt Nam xây dựng bộ Luật Đa dạng Sinh học mới. Cuối cùng, báo  cáo sẽ đưa ra các kiến nghị về các loài bị đe dọa và loài ngoại lai có thể đưa vào Luật  Đa dạng Sinh học.  Nhìn chung, những yêu cầu chính được xác định (chi tiết trình bày trong phần 9 và  10) gồm:  Loài bị đe dọa  1. Xác định tình trạng pháp lý của Sách Đỏ Việt Nam;  2. Phạm vi và tiêu chuẩn hóa cho danh lục loài được bảo vệ (“quý hiếm”);  3. Các văn bản pháp quy cần bổ sung để có thể thực hiện được các quy định hiện  có về bảo vệ sinh cảnh của các loài bị đe dọa trên cạn;  4. Ủy quyền cho một cơ quan đầu mối quốc gia chịu trách nhiệm về bảo tồn các  vùng biển và nước nội địa, cùng với đó là những quy định mới làm cơ sở cho  việc thành lập các hệ thống khu bảo vệ ở các vùng nước nội địa, ven biển và  biển.  5. Đề xuất cộng nhận và bảo vệ các khu Ramsar;  6. Tăng các khung hình phạt cho các  tội danh vi phạm các điều  luật  liên quan  đến  đa dạng  sinh học,  đặc biệt những  điều  luật  liên quan  đến khai  thác và  kinh doanh các loài được bảo vệ.  Các loài ngoại lai  1. Ủy quyền cho một cơ quan đầu mối quốc gia chịu trách nhiệm về vấn đề các  loài ngoại lai xâm hại, bao gồm cả tránh nhiệm xây dựng một chiến lược tổng  thể về vấn đề này;  2. Các biện pháp nghiêm khắc và xử phạt hành  chính  để ngăn chặn việc  cố ý  nhập các loài ngoại lai xâm hại;  3. Các quy chế kiểm dịch nghiêm ngặt và hạn ngạch buôn bán động vật cảnh và  cây cảnh để ngăn chặn việc vô tình đưa các loài xâm hại vào Việt Nam;  2  4. Các quy  định về  tiêu hủy, hoặc  ít nhất  là kiểm  soát và ngăn ngừa  các  loài  ngoại lai xâm hại khi chúng đã xuất hiện, đặc biệt chú trọng ưu tiên các vùng  rừng đặc dụng và các sinh cảnh  tự nhiên quan  trọng của các  loài bị đe dọa  như các Vùng Chim Quan trọng hay các Vùng Đa dạng Sinh học Trọng Yếu.  2. Giới thiệu  Việt Nam luôn được xếp vào nhóm hai mươi quốc gia có tính đa dạng sinh học cao  nhất trên thế giới. Đối với một số nhóm sinh vật, ví dụ như  linh trưởng, Việt Nam  đứng trong năm quốc gia hàng đầu về sự đa dạng. Chỉ tính riêng trên cạn đã có hơn  13.700  loài  thực vật  (Bộ TNMT  et  al. 2005), khoảng 870  loài  cá  có phân bố  thường  xuyên  (Bộ  TNMT  et  al.  2005),  310  loài  thú  (Bộ  TNMT  et  al.  2005),  822  loài  chim  (BirdLife International 2006), 286 loài bò sát (Bộ TNMT et al. 2005) và 145 loài lưỡng  cư  (IUCN et al. 2006) được xác định và mô  tả  tại Việt Nam. Môi  trường biển cũng  chứa đựng  tính  đa dạng  sinh học không kém với hơn 11.000  loài  sinh vật biển  đã  được ghi nhận (Bộ TNMT et al. 2005). Việt Nam cũng là nơi mà sự đa dạng sinh học  vẫn chưa được khám phá đầy đủ ‐ rất nhiều loài thực vật, bò sát, lưỡng cư, và thậm  chí có năm loài thú lớn và ba loài chim mới được mô tả cho khoa học trong ba thập  kỷ qua.  Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao nhất của Việt Nam chính là các loài đặc hữu của  quốc gia ‐ những loài không được ghi nhận ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Các  loài phân bố hẹp này cũng chính là các loài bị đe dọa nặng nề nhất. Khoảng 10% các  loài thực vật của Việt Nam được cho là các loài đặc hữu (UNEP 2001), tám loài chim  đặc hữu (trong đó sáu loài là loài bị đe dọa ở cấp độ toàn cầu), năm loài thú và một  loài bò sát đặc hữu là loài bị đe dọa toàn cầu, cuối cùng là 39 loài lưỡng cư đặc hữu  trong đó có bốn loài bị đe dọa toàn cầu (IUCN et al. 2006).  Xác định rõ tầm quan trọng về đa dạng sinh học của quốc gia và các mối đe dọa mà  tính đa dạng sinh học này đang phải gánh chịu, Chính phủ Việt Nam đã ra Quyết  định số 35/2003/QĐ‐TTg ngày 06/03/2003 chỉ định Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ  TNMT)  chịu  trách nhiệm  chủ  trì xây dựng Luật Đa dạng Sinh học. Luật Đa dạng  Sinh học  lần đầu  tiên sẽ được xây dựng  trên  tinh  thần  tham khảo rộng rãi để mọi  công dân và các tổ chức đều có thể đóng góp ý kiến. Luật này cũng giúp Việt Nam  thực hiện các cam kết theo các thỏa thuận quốc tế và thể hiện vai trò của Việt Nam  như một thành viên của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Bản dự thảo  Luật Đa dạng Sinh học sẽ được đưa ra trình Quốc hội cho ý kiến vào đầu năm 2007  và bản thảo lần thứ nhất sẽ phải hoàn tất trong tháng Bảy năm 2006. Ghi nhận trình  độ chuyên môn của BirdLife International về lĩnh vực các loài bị đe dọa cả ở quy mô  toàn cầu (là cơ quan ủy quyền chính thức của IUCN trong việc xác định danh lục đỏ  các  loài chim bị đe dọa) cũng như quy mô vùng  (tại Việt Nam và các quốc gia  lân  cận),  Vụ  Môi  trường  của  Bộ  Tài  nguyên  và  Môi  trường  đã  đề  nghị  BirdLife  3  International thực hiện một nghiên cứu  lấy thông tin cơ sở về các  loài bị đe dọa và  loài ngoại lai và các kiến nghị cho nội dung của Luật Đa dạng Sinh học.  3. Tổng quan về tình trạng các loài bị đe dọa ở Việt Nam  3.1 Danh lục các loài bị đe dọa  Tuy việc đánh giá toàn diện tình trạng bị đe dọa của tất cả các loài đã được ghi nhận  ở Việt Nam là hết sức khó khăn do thông tin còn rất thiếu, nhưng cũng đã có nhiều  nỗ lực được thực hiện để xác định danh lục và xếp hạng các loài. Danh lục đỏ các loài  bị đe dọa của IUCN (www.iucnredlist.org) là nguồn thông tin có tính tổng thể nhất về  các loài bị đe dọa, và Danh lục Đỏ IUCN ngày càng được các tổ chức chính phủ và  liên chính phủ thừa nhận như “chuẩn toàn cầu về các loài bị đe dọa” (Rodrigues et al.  2006). Là một  thành viên  IUCN, Chính phủ Việt Nam  cần phải  có “một  trong  các  mục tiêu chính của mình là thực hiện sứ mạng của IUCN” và, do vậy, có trách nhiệm  chấp  thuận Danh  lục  Đỏ  IUCN  và  lồng  ghép  vấn  đề  các  loài  trong Danh  lục  Đỏ  IUCN vào  các quy  chế bảo vệ  loài  của quốc gia. Các  tiêu  chí  định  lượng  được  sử  dụng để đánh giá và xếp các loài theo thứ bậc trong bộ phân hạng tình trạng bị đe  dọa (Hình 1). Trong đó các loài bị đe dọa là các loài được xếp vào các phân hạng Tối  nguy cấp (Critically Endangered ‐ CR), Nguy cấp (Endangered ‐ EN), hoặc Sắp Nguy  cấp (Vulnerable ‐ VU).   Hình 1: Các phân hạng trong danh lục đỏ IUCN và sơ bộ về các tiêu chí  Tuyệt chủng (EX) Tuyệt chủng ngoài tự nhiên (EW) Cực kỳ Nguy cấp (CR) Nguy cấp (EN) Sắp nguy cấp (VU) Gần bị đe dọa (NT) Ít bị đe dọa (LC) Không đủ dẫn liệu (DD) Không được đánh giá (NE) (Đủ dẫn liệu) (Bị đe dọa) (Đã đánh giá) Chưa rõ nguy cơ tuyệt chủng N gu y cơ tu yệ t c hủ ng tă ng d ần Khi loài chỉ còn tồn tại trong môi trường nuôi nhân tạo, nuôi nhốt hoặc các quần thể bán hoang dã bên ngoài vùng phân bố quá khứ của loài Khi loài xếp vào các phân hạng này theo các tiêu chí và được cho là đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên cao hoặc rất cao. Khi một loài không phù hợp với các tiêu chí xếp hạng, tuy nhiên gần đáp ứng hoặc có vẻ đáp ứng tiêu chí của các phân hạng bị đe dọa trong tương lai gần Khi một loài không phù hợp để xếp vào các tiêu chí bị đe dọa (các loài hoặc dưới loài có số lượng lớn hoặc phân bố rộng) Khi không đủ thông tin để đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp nguy cơ bị đe dọa của một loài dựa trên vùng phân bố và tình trạng quần thể của chúng Khi một loài chưa thể đánh giá theo các tiêu chí Tiêu chí Cực kỳ nguy cấp Nguy cấp Sắp nguy cấp Chỉ số đáp ứng và tiêu chí A1: Giảm kích cỡ quần thể ≥ 90% ≥ 70% ≥ 50% Trong 10 năm hoặc 3 thế hệc đã qua, khi nguyên nhân của sự suy giảm này rõ ràng là có thể đảo ngược được VÀ đã được hiểu VÀ đã ngừng A2-4: Giảm kích cỡ quần thể ≥ 80% ≥ 50% ≥ 30% Trong 10 năm hoặc 3 thế hệc đã qua, trong tương lai hoặc cả hai B1: Vùng phân bố hẹp (phạm vi phân bố) <100 km² < 5.000 km² < 20.000 km² Cộng thêm hai chỉ số trong số (a) bị chia cắt nghiêm trọng hay ít điểm phân bố (1, ≤ 5, ≤ 10); (b) tiếp tục suy giảm; (c) hay biến động nghiêm trọng B2: Vùng phân bố hẹp (diện tích cư trú) < 10 km² < 500 km² < 2.000 km² Cộng thêm hai chỉ số trong số (a) bị chia cắt nghiêm trọng hay ít điểm phân bố (1, ≤ 5, ≤ 10); (b) tiếp tục suy giảm; hay (c) biến động nghiêm trọng C: Quần thể nhỏ và suy giảm < 250 < 2.500 < 10.000 Cá thể trưởng thánh. Liên tục suy giảm thể hiện (1) với một tốc độ hoặc qua một giai đoạn cụ thể; hoặc (2) với (a) cấu trúc quần thể rõ ràng hay (b) biến động nghiêm trọng D1: Quần thẻ rất nhỏ < 50 < 250 < 1.000 Cá thể trưởng thánh. D2: Quần thể phân bố rất hẹp Không rõ Không rõ Diện tích cư trú ≤ 20 km², hay ≤ địa điểm Có thể trở thành loài Cực kỳ nguy cấp trong thời gian rất ngắn E: Phân tích định lượng ≥ 50% trong 10 năm hoặc 3 thế hệc ≥ 20% trong 10 năm hoặc 5 thế hệc ≥ 20% trong 100 năm Ước tính nguy cơ tuyệt chủng bằng các mô hình toán định lượng (vdụ, phân tích quần thể) Khi rõ ràng là cá thể cuối cùng đã chết 4  a Điều chỉnh, với sự chấp thuận, từ IUCN (2001)  b Điều chỉnh, với sự chấp thuận, từ Butchart et al. (2005)  c Nếu thời gian nào dài hơn  Các danh lục đỏ và sách đỏ đã được xây dựng ở cấp quốc gia cho các khu hệ động  vật vào năm 1992 (Bộ KHCNMT 1992), cập nhật năm 2000 (Bộ KHCNMT 2000), tiếp  theo đó là sách đỏ thực vật năm 1996 (Bộ KHCNMT 1996). Do đây là giai đoạn đầu  của việc liệt kê các loài bị đe dọa, các tài liệu này được xây dựng theo mô hình của  Sách đỏ Ấn Độ. Các lần tái bản Sách Đỏ tiếp theo (Bộ TNMT và Viện Khoa học Việt  Nam in prep. a và b) sẽ đáp ứng theo các chỉ dẫn đã có của IUCN (IUCN 1994). Hiện  đã có một hệ thổng chuẩn hóa toàn cầu nghiêm ngặt hơn (IUCN 2001) và có thể áp  dụng ở cấp quốc gia (IUCN 2003) mà các lần xây dựng Sách Đỏ tiếp theo có thể sử  dụng.   3.2 Các loài bị đe dọa ở Việt Nam  Danh  lục đỏ  IUCN bản mới nhất  (IUCN 2006) đã  liệt kê 303  loài ở Việt Nam ở các  cấp độ đe dọa toàn cầu, trong khi Sách Đỏ Việt Nam (Bộ KHCNMT 1996, 2000) đã  xếp hạng 522 loài (526 đơn vị phân loại) ở các cấp độ đe dọa của quốc gia (i.e., Nguy  cấp, Sắp nguy cấp, hay Hiếm: Bảng 1, Phụ lục 1). Tuy nhiên, Sách Đỏ Việt Nam ‐ một  phần nào đó sử dụng các tiêu chí cũ ‐ bỏ qua rất nhiều các loài bị đe dọa toàn cầu; chỉ  115 (38%) số loài có ở Việt Nam được liệt kê trong Danh lục Đỏ IUCN đã không được  liệt kê  trong các bản Sách Đỏ Việt Nam gần đây. Ngược  lại, Sách Đỏ Việt Nam đã  đánh giá nhiều nhóm sinh vật không được đánh giá ở mức độ toàn cầu theo IUCN,  và do đó Sách Đỏ Việt Nam đã liệt kê thêm 330 loài (trong đó có một số nhóm thực  vật, nhuyễn thể và cá) có thể đang bị đe dọa ở mức toàn cầu. Hai hệ thống danh lục  này phục vụ cho những mục tiêu khác nhau do vậy cũng có phương pháp đánh giá  hơi khác nhau (IUCN 2003), nhưng rõ ràng có lý do để đồng bộ hóa giữa chúng tốt  hơn. Một trong những hành động cần thiết ở Việt Nam là cần đảm bảo các đánh giá  trong Sách Đỏ tiếp cận gần hơn với các chỉ dẫn và đánh giá của IUCN, tối thiểu thì  cũng phải liệt kê đầy đủ tất cả các loài của Việt Nam được tất cả các loài bị đe dọa  hoặc gần bị đe dọa theo IUCN.  Số lượng lớn các loài bị đe dọa toàn cầu đã đặt Việt Nam vào quốc gia đứng thứ 19  thế giới về số loài bị đe dọa, cao nhất tại Đông Dương. Việt Nam được xếp vào nhóm  15 nước hàng đầu về số loài thú bị đe dọa, nhóm 20 nước hàng đầu về số loài chim,  nhóm 30 nước hàng đầu về số loài thực vật và lưỡng cư (IUCN 2006). Tất nhiên, các  loài được liệt kê là bị đe dọa mới là các loài đã có đủ thông tin và được đánh giá ‐ rất  nhiều loài khác ở Việt Nam rất có thể cũng đang bị đe dọa tuyệt chủng.  5  Bảng 1: Các loài bị đe dọa được ghi nhận ở Việt Nam  Loài bị đe dọa toàn cầu  Loài bị đe dọa ở quốc gia   CR  EN  VU  Tổng  E  V  R  Tổng  Thực vật  25  38 85 148 25 61  156  242 Thú  11  11 23 45 31 25  21  77 Chim  4  13 21 38 15 6  28  49 Bò sát  7  141 8 29 9 16  7  32 Lưỡng cư  0  3 12 15 1 2  3  6 Cá  4  6 20 30 6 21  28  55 Các loài khác  0  0 0 0 11 22  28  61 Tổng số  51  85 169 305 98 153  271  522 3.3 Các mối đe dọa đối với các loài  Ở cấp độ toàn cầu, sức ép chính lên các loài bị đe dọa được xác định ở khắp nơi là  mất và chia cắt sinh cảnh. Các mối đe dọa chính khác đến từ khai thác quá mức, các  loài xâm lấn, ô nhiễm và bệnh dịch (Baillie et al. 2004). Điều này cũng phản ánh mối  đe dọa đối với các loài của Việt Nam ‐ ví dụ, tất cả các loài lưỡng cư bị đe dọa toàn  cầu ở Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi sinh cảnh bị mất và bị chia cắt, 47% bị đe dọa  bởi ô nhiễm, và 20% do khai thác quá mức (IUCN et al. 2006). Tương tự, 57% số loài  chim bị đe dọa ở Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi sinh cảnh bị mất và bị chia cắt,  44% bị  đe dọa bởi khai  thác quá mức, và  25% do ô nhiễm  (BirdLife  International  2006).  Do hầu hết sinh cảnh của Việt nam  là rừng, ảnh hưởng  lớn nhất do mất sinh cảnh  được cho  là do rừng bị mất và chia cắt. Tuy  thống kê chính  thức cho  thấy độ phủ  rừng đã tăng lên trong mười năm vừa qua đến mức 37% vào năm 2004, nhưng chưa  đến một phần ba trong số đó là rừng tự nhiên và chỉ một phần rất nhỏ (<5%) trong  tổng diện tích rừng được cho là “rừng giàu/đóng tán” (Bộ TNMT et al. 2005). Do vậy  con số tăng chủ yếu là rừng trồng có rất ít giá trị đa dạng sinh học. Nhìn chung, rừng  tự nhiên Việt Nam vẫn đang tiếp tục bị xuống cấp và chia cắt (Bộ TNMT et al. 2005).  Khai  thác quá mức ở Việt Nam chủ yếu  là săn bắn  làm  thức ăn,  tuy nhiên bẫy bắt  làm động vật cảnh cũng  là một nhân tố đáng kể (đơn cử đến 25% số  loài chim của  Việt Nam bị đe dọa bởi khai thác quá mức; BirdLife International 2006).  3.4 Các hành động để bảo tồn các loài bị đe dọa  Rất nhiều biện pháp đã được tiến hành để đảm bảo duy trì các loài bị đe dọa ở Việt  Nam, tuy nhiên vẫn cần thêm rất nhiều nỗ lực nữa. Các nỗ lực bảo tồn này có thể xếp  vào các nhóm như  (i) chính  sách và  thể chế,  (ii) các khu bảo vệ,  (iii) bảo  tồn  cảnh  1 Các loài Caretta caretta và Lepidochelys olivacea theo danh lục IUCN không liệt kê là loài của Việt Nam,  nhưng thực tế đã được ghi nhận tại Việt Nam.  6  quan, (iv) các giải pháp tài chính, và (v) sự tham gia của cộng đồng (Bộ TNMT et al.  2005). Các phân  tích  sớm  đã  chỉ  ra  rất nhiều  thiếu hụt  đặc biệt nghiêm  trọng  (Bộ  TNMT et al. 2005). Phân tích về hệ thống r