Thu hồi chi phí: Phí người sử dụng

Người ta rất ít nghi ngờ về tính hữu dụng và đáng ao ước của các hệ thống thu phí dịch vụ công ích đô thịcó cơ sở rộng đang ngày một tiến triển. Việc áp dụng các loại phí dịch vụ được thiết kế thích hợp hay, một cách tổng quát hơn, việc thu hồi chi phí dịch vụ đô thị từ những người thụ hưởng, có thể đóng góp cho việc cải thiện sự phân bổ nguồn lực bên trong nội bộ và giữa các khu vực thành thị. Những chi phí như vậy nhằm mục đích giới hạn nhu cầu về các dịch vụ đô thị ở một mức hiệu quả và làm cho các cư dân và các công ty ở thành thị hiện tại và trong tương lai quan tâm đến chi phí mà xã hội phải gánh chịu.

pdf40 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thu hồi chi phí: Phí người sử dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Taøi chính Coâng Thu hoài chi phí: Phí ngöôøi söû duïng Nieân khoùa 2005 – 2006 Baøi ñoïc Margaret Y. Myers 1 Bieân dòch: Haûi Ñaêng Hieäu ñính: Phan Hieån Minh vaø Nhoùm coäng taùc THU HỒI CHI PHÍ: PHÍ NGƯỜI SỬ DỤNG Dịch từ nguyn bản Margaret Y. Myers, ed., “Cost Recovery: User Fees,” in Selected Readings in Urban Financial Resource Mobilization (Washington, D.C.: Economic Development Institute, World Bank, 9/1986), trang 1-60. TÓM TẮT Người ta rất ít nghi ngờ về tính hữu dụng và đáng ao ước của các hệ thống thu phí dịch vụ công ích đô thị có cơ sở rộng đang ngày một tiến triển. Việc áp dụng các loại phí dịch vụ được thiết kế thích hợp hay, một cách tổng quát hơn, việc thu hồi chi phí dịch vụ đô thị từ những người thụ hưởng, có thể đóng góp cho việc cải thiện sự phân bổ nguồn lực bên trong nội bộ và giữa các khu vực thành thị. Những chi phí như vậy nhằm mục đích giới hạn nhu cầu về các dịch vụ đô thị ở một mức hiệu quả và làm cho các cư dân và các công ty ở thành thị hiện tại và trong tương lai quan tâm đến chi phí mà xã hội phải gánh chịu. Hơn nữa, kinh nghiệm cho thấy, phí dịch vụ hay việc thu hồi chi phí, có thể tạo ra các khoản thu nhập đáng kể cho chính quyền các thành phố. Bởi vì các chi phí này liên quan trực tiếp với việc cung cấp và mở rộng các dịch vụ tối cần thiết, chúng là một nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo khả năng tái tạo các chương trình đầu tư đô thị. Ngoài ra, phí dịch vụ có thể đóng góp vào sự tăng trưởng đô thị một cách bình đẳng theo nhiều cách: thứ nhất, qua việc thu hồi các chi phí của dịch vụ công ích từ người huởng lợi; công bằng theo nghĩa tính công bằng vẫn được duy trì, vì trong những trường hợp này những lợi ích “trời cho” được giảm thiểu tối đa. Trong thực tế, những lợi ích này thường được dành riêng cho những nhóm thu nhập cao hoặc dưới hình thức giá trị tài sản được tăng lên hoặc bằng cách hướng các khoản đầu tư vào những khu vực mà ở đó những nhóm có thu nhập cao hơn được hưởng lợi một cách trực tiếp nhất. Vì vậy, phí người sử dụng cũng nhằm mục đích gia tăng tính công bằng theo chiều dọc của hệ thống tài chính đô thị. Phí người sử dụng không chỉ là những công cụ nhằm đảm bảo việc sử dụng hiệu quả dịch vụ công ích; phí người sử dụng cũng có thể đóng vai trò hướng dẫn đầu tư, bởi vì khả năng sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng đối với dịch vụ trong nhiều trường hợp là cách duy nhất để xác định lợi ích của một dịch vụ. Việc áp dụng phí dịch vụ, hay một cách tổng quát hơn, yêu cầu về việc thu hồi chi phí buộc các nhà hoạch định chính sách phải xem xét trước về khả năng và sự sẵn sàng của người thụ hưởng trong việc chi trả và thiết kế những tiêu chuẩn dịch vụ tương ứng. Trong nhiều trường hợp, việc trợ giá quá mức cho dịch vụ trong quá khứ đã góp phần vào việc áp đặt những tiêu chuẩn về dịch vụ đô thị cao đến mức phi thực tế. Qui tắc phổ biến nhất mà các nhà kinh tế đề nghị cho việc hướng dẫn các quyết định về việc định giá dịch vụ công ích là đặt giá bằng với chi phí biên tế. Việc xem xét lại khả năng áp dụng của qui tắc định giá trên chi phí biên tế đơn giản cho thấy rằng có ít nhất hai vấn đề - theo thứ tự - cần phải đề phòng: Thứ nhất, nhiều khía cạnh của dịch Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Taøi chính Coâng Thu hoài chi phí: Phí ngöôøi söû duïng Baøi ñoïc Margaret Y. Myers 2 Bieân dòch: Haûi Ñaêng Hieäu ñính: Phan Hieån Minh vaø Nhoùm coäng taùc vụ, bao gồm việc sử dụng, tiếp cận và định vị nên được đưa vào quá trình định giá nếu qui tắc là nhằm phục vụ mục tiêu phân bổ nguồn lực hiệu quả. Ví dụ, phí cung cấp nước có thể được cấu trúc nhằm bao gồm ba mục đích sau đây: người thụ hưởng với quyền chọn sử dụng dịch vụ cấp nước theo cách kết nối vào đường ống chính của một khu vực có thể trả tiền; (a) thuế tài sản theo khu vực cụ thể hay phí phát triển, được thiết kế nhằm thu hồi chi phí của việc xây dựng đường ống và các chi phí vốn khác thuộc hệ thống; (b) phí định kỳ hàng tháng nhằm chi trả cho chi phí kết nối - sự nối kết từ đường ống chính vào từng nhà, cũng như là việc đo lường khối lượng nước tiêu thụ và tính phí; và (c) phí sử dụng nước liên quan đến sự tiêu thụ thực tế nhằm thu hồi chi phí biên tế của việc cung cấp nước cho người sử dụng. Thứ hai, qui tắc này cần được chỉnh sửa để có thể xem xét đến các ngoại tác, sự biến dạng thị trường, hay thông tin không hoàn hảo về người tiêu dùng; các mục đích quan trọng khác, bên cạnh hiệu quả, như là khả năng tồn tại, sự công bằng và tính hợp lý; và những hạn chế về thể chế và chính trị. Ví dụ, người ta có thể đồng thời xem xét tính hợp lý và ngoại tác để đưa vào loại phí được gọi là “life-line” (“mức phí tối thiểu”), theo đó việc sử dụng một khối lượng dịch vụ nhỏ có thể chỉ trả phí thấp hơn chi phí biên tế. Vì vậy, những người tiêu dùng nhỏ có thể sử dụng dịch vụ mà không phải gánh chịu một gánh nặng tài chính quá mức. Cùng lúc đó, thu nhập cao hơn so với trợ cấp, mà ví dụ được tạo ra bằng cách áp dụng mức phí cao hơn chi phí biên tế hay phí nối kết đối với người tiêu dùng lớn hơn hay giàu có hơn, đảm bảo khả năng tồn tại về mặt tài chính của hệ thống phí. Phương pháp này đã được áp dụng thành công trong việc tài trợ cho hệ thống cung cấp nước đô thị tại một số nước châu Mỹ La-tinh. Mặc dù có những sự tiên liệu và điều chỉnh đối với việc sử dụng qui tắc định giá chi phí biên tế đơn giản cũng như những khó khăn về mặt hoạt động trong việc áp dụng qui tắc này đối với một số dịch vụ công ích, qui tắc này cung cấp cho ta điểm khởi đầu tốt trong việc phân tích hệ thống phí; những sự cải tiến sau đó có thể được áp dụng đối với từng dịch vụ khác nhau, có quan tâm đến nơi thực hiện dịch vụ. Một khi một cơ cấu định giá hữu hiệu được quyết định, ta có thể khám phá ra những ý nghĩa về tài chính và sự hợp lý của cơ cấu đó và mức độ mà cơ cấu này hoạt động ngược lại với những tiêu chuẩn thể chế đã được xác lập. Nếu những ý nghĩa này đủ tiêu cực thì những điều chỉnh đối với cơ cấu định giá, vẫn chú ý đến yêu cầu tối thiểu hóa chi phí cho những điều chỉnh như vậy xét về mặt tổn thất tính hiệu quả, là cần thiết. Thường thì những mục tiêu chính sách khác nhau có ít mâu thuẫn hơn so với ban đầu, đặc biệt là khi có thể áp dụng các mức phí nhiều phần như đã đề cập ở trên. Thông lệ phổ biến của việc bắt đầu phân tích về phí người sử dụng với sự chú ý đến các mục tiêu khác thay vì mục tiêu tính hiệu quả hầu như lúc nào cũng có nghĩa là bỏ qua những xem xét về tính hiệu quả. Kết quả là tạo ra một sự tổn thất về tính hiệu quả lớn hơn mong muốn - một kết quả mà các nước đang phát triển, với mức thu nhập thấp, khó có thể chịu đựng được. Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Taøi chính Coâng Thu hoài chi phí: Phí ngöôøi söû duïng Baøi ñoïc Margaret Y. Myers 3 Bieân dòch: Haûi Ñaêng Hieäu ñính: Phan Hieån Minh vaø Nhoùm coäng taùc THU HỒI CHI PHÍ Bài của David A. Grossman Nhiều loại dịch vụ mà các thành phố cung cấp, xét về bản chất, phải sẵn sàng được cung cấp cho phần đông dân chúng. Ví dụ, dịch vụ an toàn công cộng như phòng cháy hay cảnh sát rõ ràng phải được cung cấp theo yêu cầu. Tuy nhiên, các dịch vụ công ích khác, có sự tương đồng gần hơn với các hoạt động thị trường tư nhân mà ở đó người ta có thể truy ra tất cả (hay hầu hết) lợi nhuận trực tiếp đến với một cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp nào đó. Một ví dụ về loại hình dịch vụ này là dịch vụ cung cấp nước; chúng ta có thể đo lường được khối lượng nước cung cấp cho bất cứ hộ gia đình nào, hoặc qua đồng hồ nước, hay đại khái hơn, qua bản chất mà dịch vụ này được cung cấp (ví dụ như là kích cỡ đường ống). Thường thì hai loại khác nhau của dịch vụ công ích này được xem như “hàng hóa công cộng” và “hàng hóa cá nhân”. Người ta thường chấp nhận rằng phần đông dân chúng nên trả cho việc sử dụng hàng hóa công cộng thông qua hệ thống thuế nói chung. Ngược lại, dường như cách thích hợp hơn đối với dịch vụ của loại hàng hóa cá nhân là người thụ hưởng dịch vụ phải trả tiền cho dịch vụ đó. Trong thực tế, dĩ nhiên đôi khi rất khó rút ra sự phân biệt rõ ràng, đặc biệt là khi một hàng hóa cá nhân thiết yếu cũng là một nhu cầu cơ bản. Đây thậm chí cũng là trường hợp của dịch vụ cung cấp nước, khi mà việc tiếp cận một lượng cung cấp tối thiểu phải được đảm bảo cho tất cả mọi người dân, thậm chí ngay cả khi dân chúng quá nghèo đến nỗi không có tiền trả cho toàn bộ chi phí của việc sử dụng nước này. Khái niệm thu hồi chi phí áp dụng với những dịch vụ công ích của một bản chất “hàng hóa cá nhân” mà qua đó phí có thể được áp dụng nhằm thu hồi tối thiểu một phần quan trọng chi phí của dịch vụ. Có thể có luận cứ tích cực ủng hộ cho việc thu hồi chi phí: - Thu hồi chi phí có thể làm tăng tính công bằng bằng cách giúp cho việc khẳng định rằng người tiêu dùng một dịch vụ là người trả tiền cho dịch vụ đó, tối thiểu là ở một mức độ mà người tiêu dùng có khả năng thực hiện điều này. - Việc thu hồi chi phí có thể làm tăng tính hiệu quả bởi vì nếu biết rằng phải trả cho một hàng hóa công cộng khan hiếm, người tiêu dùng thường sẽ cẩn trọng hơn trong việc sử dụng dịch vụ đó. Khi người ta chỉ có thể sản xuất những lượng hàng hóa hay dịch vụ vừa đủ để đáp ứng nhu cầu của một phần dân chúng, thì việc đánh thuế lên việc sử dụng hàng hóa hay dịch vụ đó là một phương thức thực tế cho việc hạn chế sử dụng. - Ở mức độ mà việc thu hồi toàn bộ chi phí, bao gồm cả chi phí vốn có thể đạt được, một thành phố sẽ có thể hoàn trả lại bất cứ khoản nợ nào mà thành phố này có thể phải gánh chịu cho việc xây dựng dịch vụ, do dó nó sẽ có vị thế tốt để có thể vay mượn lại cho việc mở rộng hệ thống dịch vụ trong tương lai. Theo cách này, thu hồi chi phí làm cho việc mở rộng dịch vụ công ích - lẽ ra đã nằm ngoài khả năng tài chính của một thành phố - có thể thực hiện được. Dịch vụ phải chịu thu hồi chi phí Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Taøi chính Coâng Thu hoài chi phí: Phí ngöôøi söû duïng Baøi ñoïc Margaret Y. Myers 4 Bieân dòch: Haûi Ñaêng Hieäu ñính: Phan Hieån Minh vaø Nhoùm coäng taùc Nhiều dịch vụ đô thị phải chịu thu hồi chi phí ít ra là về mặt lý thuyết. Trong thực tế, mức độ mà nguyên tắc này được áp dụng thay đổi đáng kể. Các dịch vụ và hoạt động công ích phổ biến nhất trên giác độ thu hồi chi phí toàn bộ hay một phần bao gồm: - Cung cấp và thoát nước (xử lý nước thải). - Nhà ở công cộng. - Các doanh nghiệp công ích (ví dụ như lò mổ, lò thiêu…) Ngoài ra, có nhiều dịch vụ mà việc thu hồi một phần chi phí được cho là khả thi và thích hợp đối với một số thành phố. Những dịch vụ này gồm có: - Giáo dục (kể cả cấp trung học cơ sở và cấp cao hơn). - Dịch vụ y tế. - Đường xá và hệ thống chiếu sáng đường xá. - Thu gom và xử lý chất thải rắn. Một cách khác đối với việc cung cấp công cộng và thu hồi chi phí theo nhiều loại hình dịch vụ đề cập ở trên là trực tiếp cung cấp các dịch vụ đó thông qua thị trường tư nhân. Chọn lựa này được thảo luận trong phần sau của mô-đun này dưới tiêu đề “tư nhân hóa”. Thu hồi chi phí có thể chiếm một phần quan trọng trong thu ngân sách địa phương, như trong bảng 1. Trong khi tỷ lệ thu ngân sách địa phương được tài trợ thông qua thu hồi chi phí (hay phí người sử dụng) là khá thấp ở hầu hết các thành phố, thì tỷ lệ này lên đến 35 đến 50% tổng thu ngân sách của các thành phố Ấn Độ như Ahmedabad hay Bombay. Đạt được việc thu hồi chi phí Một khi một thành phố đã quyết định rằng một dịch vụ công ích cụ thể phải chịu thu hồi chi phí, thì các bước tiếp theo là quyết định mức thu hồi chi phí nhắm đến, ai là người phải chi trả thanh toán chi phí và cách thức mà hệ thống chi trả vận hành. Dưới đây là những lựa chọn. Mức thu hồi chi phí được nhắm đến có ba dạng chính: thu hồi toàn bộ, thu hồi ít hơn hay cao hơn mức thu hồi toàn bộ. Với những tình huống khác nhau thì bất cứ một trong ba hình thức vừa kể đều có thể thích hợp. Thu hồi chi phí toàn bộ tự bản thân nó có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, với những biến dạng chính là: loại chi phí vốn cũng như là chi phí hoạt động và duy trì nào phải chịu thu phí; tất cả chi phí quản lý và chi phí hành chánh sẽ được thu phí hay không, bao gồm cả chi phí của đội ngũ nhân viên thành phố đã hưởng lương từ trung ương; và phí sẽ được thu xét theo chi phí trung bình, hay chi phí biên tế hoặc chi phí phục vụ một nơi cụ thể. Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Taøi chính Coâng Thu hoài chi phí: Phí ngöôøi söû duïng Baøi ñoïc Margaret Y. Myers 5 Bieân dòch: Haûi Ñaêng Hieäu ñính: Phan Hieån Minh vaø Nhoùm coäng taùc Bảng 1 - Tỷ lệ phần trăm đóng góp của phí người sử dụng đối với việc tài trợ cho chi tiêu của chính quyền địa phương tại một số thành phố Thành phố (quốc gia) Năm Phần trăm chi tiêu công địa phương được tài trợ bởi phí người sử dụng Phrăng-xít-tao (Bốt-xơ-wa-na) 1972 56,1 Lu-xa-ka (Zăm-bi-a) 1972 36,9 Kit-uy (Zăm-bi-a) 1975 53,1 A-mê-đa-bát (Ấn Độ) 1970-71 41,8 Bom-bay(Ấn Độ) 1970-71 38,7 Ma-đrát(Ấn Độ) 1975-76 3,7 Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a) 1972-73 15,2 Ka-ra-chi (Pa-ki-xơ-tan) 1974-75 2,2 Xơ-un (Hàn Quốc) 1971 36,3 Ma-ni-la (Phi-líp-pin) 1970 10,0 La-Pa (Bô-li-vi-a) 1975 3,6 Ri-ô đờ Gia-nây-rô (Bra-xin) 1967 7,2 Bô-gô-ta (Cô-lôm-bi-a) 1972 48,5 Ca-li (Cô-lôm-bi-a) 1974 57,5 Các-tê-ga-ma (Cô-lôm-bi-a) 1972 42,3 King-xơ-tơn (Gia-mai-ca) 1971-72 2,7 Thành phố Mê-hi-cô (Mê-hi-cô) 1968 5,2 Va-len-xi-a (Vê-nê-zu-ê-la) 1968 13,4 Tuy-ni-dơ (Tuy-ni-di) 1972 7,1 Bình quân (không có trọng số) 19,3 Trung vị 7,2 Nguồn: Bahl và Lim (sắp xuất bản), được trích dẫn trong Linn, 1983. - Đầu tư vốn chiếm một phần quan trọng trong chi phí của nhiều dịch vụ công ích. Đây đặc biệt là trường hợp của dịch vụ cấp thoát nước. Nếu một thành phố quyết định đưa chi phí vốn vào cơ cấu chi phí của nó, trong số các chọn lựa khả dĩ có thể thực hiện là rằng chi phí vốn có nên được đưa vào theo cơ sở hiện tại hay quá khứ (bởi vì sự thay thế tương lai đối với những cơ cấu lỗi thời hầu như luôn luôn có phí tổn nhiều hơn đáng kể so với chi phí trong quá khứ của chúng). Các quyết định khác cần được thực hiện có liên quan đến chi phí vốn là lãi suất nào được sử dụng đối với những cơ cấu tài trợ nợ và rằng có nên đưa vào chi phí khấu hao cũng như là phí trả lãi nợ vay vay hay không. Tùy thuộc vào việc thực hiện chọn lựa nào mà mức phí có thể thay đổi rất lớn. - Chi phí hành chánh và chi phí phụ thường không quan trọng như chi phí vốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng cũng rất quan trọng. Ví dụ, những quyết định về việc nên phục hồi bao nhiêu cơ sở hạ tầng hỗ trợ có liên quan đến việc phát triển xây dựng nhà ở công cộng có thể có tác động đáng kể đến mức phí áp dụng cho các cư dân. - Từ quan điểm của nhà kinh tế, phí dịch vụ nên được tính toán ở mức biên tế hơn là mức trung bình nhằm xét đến sự kiện là việc mở rộng trong tương lai của hệ thống dịch vụ sẽ phải được chi trả theo chi phí biên tế áp dụng tại thời điểm mở rộng. Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Taøi chính Coâng Thu hoài chi phí: Phí ngöôøi söû duïng Baøi ñoïc Margaret Y. Myers 6 Bieân dòch: Haûi Ñaêng Hieäu ñính: Phan Hieån Minh vaø Nhoùm coäng taùc - Một lựa chọn khác cần thực hiện là việc những người thụ hưởng mà việc phục vụ họ đặc biệt tốn kém (ví dụ như một vài nhà trên đỉnh một ngọn đồi) có nên được yêu cầu phải trả lại chi phí phát sinh thêm cho việc phục vụ họ hay không hay điều này nên được áp dụng rộng khắp cho mọi người tiêu dùng. Các thành phố có thể quyết định việc thu hồi chi phí thấp hơn chi phí toàn bộ bởi vì người ta tin rằng một bộ phận nào đó của mọi hệ thống thuế là hàng hóa công cộng. Ví dụ, những lợi ích y tế cộng đồng nói chung tạo ra từ việc cung cấp nước máy có tác động đến toàn bộ cộng đồng. Ngược lại, một số dịch vụ phải chịu mức phí cao hơn việc thu hồi chi phí toàn bộ. Một ví dụ là một bãi đậu xe công cộng tại một khu vực đông đúc giữa trung tâm thành phố. Một nơi như vậy có thể tạo ra lợi nhuận mà có thể giúp thành phố chi trả cho việc sửa chữa các con đường trong thành phố. Việc bán các khoảng đất dư thừa trong một thành phố là một trường hợp khác mà ở đó việc thu hồi lớn hơn chi phí toàn bộ có thể là một mục tiêu có giá trị. Vấn đề nhiều người nghèo đang sống tại các thành phố các nước đang phát triển đã làm dấy lên một cách trực tiếp nhất vấn đề người nào phải trả phí đối với dịch vụ “hàng hóa cá nhân”. Những dịch vụ như là cung cấp nước, điện và vận tải công cộng có tầm quan trọng lớn đối với những cư dân nghèo thành thị nhưng họ thường không có khả năng chi trả cho toàn bộ chi phí của dịch vụ. Có ít nhất hai cách có thể xác định vấn đề này, và hai cách này có thể được sử dụng riêng lẻ hay kết hợp. - Đảm bảo việc cung cấp một lượng cơ bản dịch vụ với chi phí tối thiểu có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người nghèo với chi phí thấp nhất. Ví dụ, trong hệ thống cung cấp nước, dịch vụ ống nước đứng có thể được cung cấp thay vì là nước máy vào được dẫn trực tiếp vào từng nhà dân. Nhìn chung, việc thu phí đối với dịch vụ ống đứng là không khả thi; vì thế, chi phí này sẽ do thành phố (thông qua nguồn thu ngân sách chung) hay những người tiêu dùng khác gánh chịu. - Chi phí dịch vụ cho người tiêu dùng nghèo khó có thể được bù đắp thông qua việc “trợ giá chéo”. Theo phương thức này, những người sử dụng giàu có hơn phải chịu mức phí cao hơn chi phí toàn bộ nhằm làm cho việc thu phí ít hơn đối với người nghèo trở thành khả thi. Trợ giá chéo đã được sử dụng thành công đối với hệ thống cung cấp nước, các công trường xây dựng và dự án dịch vụ và các dịch vụ công ích khác có nhắm đến việc thu hồi chi phí. Hoạt động của một hệ thống thu hồi chi phí có liên quan đến các quyết định hành chính cũng như đến cơ chế tính và thu phí sẽ được sử dụng. Hai ý kiến chính mà đã được áp dụng là tính phí trực tiếp người tiêu dùng và một phương thức ít trực tiếp hơn liên quan đến tính phụ phí đối với thuế tài sản. Hệ thống thu phí trực tiếp đòi hỏi việc giải chuyển các quyết định ở mức thu hồi chi phí và trợ giá chéo thành một loại phí hướng đến cá nhân người tiêu dùng. Việc thiết lập hệ thống thu phí có thể là một nhiệm vụ hành chánh phức tạp, đặc biệt là trong trường hợp một hệ thống cung cấp nước công cộng mà phải đo lường khối lượng dịch vụ tiêu dùng (hoặc thông qua đồng hồ nước hay các tính toán dựa trên kích cỡ dịch vụ). Hệ thống thu phí mà có thể thuyết phục người tiêu dùng chi trả một cách hiệu quả cũng quan trọng nhưng việc thực hiện được quả không dễ dàng chút nào. Khả năng chấm dứt dịch vụ cũng ảnh hưởng đến khả năng thu phí, mà thường cao trong trường hợp cung cấp điện nhưng không dễ dàng như vậy đối với việc cung cấp nước. Một số Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Taøi chính Coâng Thu hoài chi phí: Phí ngöôøi söû duïng Baøi ñoïc Margaret Y. Myers 7 Bieân dòch: Haûi Ñaêng Hieäu ñính: Phan Hieån Minh vaø Nhoùm coäng taùc hình thức dịch vụ sẵn sàng hơn cho việc phí. Ví dụ, lệ phí xe buýt, phí đậu xe, và lệ phí môn bài có thể được thu trước như là một điều kiện đảm bảo của dịch vụ. Một cách khác mà trong một số tình huống dễ dàng hơn cho người quản lý là thu phí đối với những dịch vụ như là cung cấp điện, khí đốt, nước, thoát nước thông qua một mức phụ phí đối với thuế tài sản. Giả định về cơ sở của những loại phí như vậy là rằng việc định giá tài sản phản ảnh thu nhập thương mại hay của hộ gia đình. Thu nhập, đến lượt mình, sau đó được đảm bảo nhằm phản ảnh mức tiêu dùng dịch vụ khả dĩ. Dĩ nhiên, để cho công bằng thì không có phụ phí nào đánh vào vùng lân cận mà dịch vụ không được cung cấp; điều này sẽ làm phức tạp thêm cho quá trình thu phí. Việc phụ thuộc vào phương pháp phụ phí đơn giản hóa một số khía cạnh của hệ thống thu hồi chi phí