1. Mở đầu
Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, trong những năm gần
đây, hàng năm ở Việt Nam có khoảng 3000 trẻ sơ sinh bị dị tật bộ máy phát âm
bẩm sinh, do ảnh hưởng chất độc màu da cam và ô nhiễm môi trường. Hội chứng
Treacher Collin chiếm tỉ lệ không nhiều trong số các trẻ bị khiếm khuyết về cấu
âm như: chứng sứt môi, hở hàm ếch nhưng nó để lại hậu quả rất lớn đối với sự
phát triển toàn diện của trẻ. Giải pháp chỉnh âm hữu hiệu cho đối tượng trẻ bị hội
chứng Treacher Collin cũng sẽ là giải pháp hữu hiệu cho việc chỉnh âm cho trẻ dị
dạng bộ máy phát âm dạng thông thường.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đồng thời với mong muốn góp một phần nhỏ
cho việc tìm kiếm hệ thống bài tập, phương pháp chỉnh âm thích hợp cho trẻ bị dị
tật bộ máy phát âm, chúng tôi chọn đề tài: Thử nghiệm chỉnh âm cho trẻ bị hội
chứng Treacher Collin.
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng ngôn
ngữ của trẻ bị hội chứng Treacher Collin, tìm hiểu các biện pháp chỉnh âm, lựa
chọn hệ thống bài tập cùng phương pháp thích hợp để tiến hành thử nghiệm
chỉnh âm cho trẻ. Đối tượng nghiên cứu của của chúng tôi là bé LMT, sinh ngày
12/11/2003, bị gia đình bỏ rơi (sống ở làng Hòa Bình, Khoa Phục hồi chức năng,
Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM), bé LMT bị hội chứng Treacher Collin.
12 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thử nghiệm chỉnh âm cho trẻ bị hội chứng Treacher Collin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2009– 2010
57
THỬ NGHIỆM CHỈNH ÂM
CHO TRẺ BỊ HỘI CHỨNG TREACHER COLLIN
Nguyễn Thị Hương Giang, Tô Thị Nga,
Đặng Thu Hiền, Nguyễn Minh Tâm
(SV năm thứ 2, Khoa Giáo dục Mầm non)
GVHD: TS. Nguyễn Thị Ly Kha
1. Mở đầu
Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, trong những năm gần
đây, hàng năm ở Việt Nam có khoảng 3000 trẻ sơ sinh bị dị tật bộ máy phát âm
bẩm sinh, do ảnh hưởng chất độc màu da cam và ô nhiễm môi trường. Hội chứng
Treacher Collin chiếm tỉ lệ không nhiều trong số các trẻ bị khiếm khuyết về cấu
âm như: chứng sứt môi, hở hàm ếch nhưng nó để lại hậu quả rất lớn đối với sự
phát triển toàn diện của trẻ. Giải pháp chỉnh âm hữu hiệu cho đối tượng trẻ bị hội
chứng Treacher Collin cũng sẽ là giải pháp hữu hiệu cho việc chỉnh âm cho trẻ dị
dạng bộ máy phát âm dạng thông thường.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đồng thời với mong muốn góp một phần nhỏ
cho việc tìm kiếm hệ thống bài tập, phương pháp chỉnh âm thích hợp cho trẻ bị dị
tật bộ máy phát âm, chúng tôi chọn đề tài: Thử nghiệm chỉnh âm cho trẻ bị hội
chứng Treacher Collin.
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng ngôn
ngữ của trẻ bị hội chứng Treacher Collin, tìm hiểu các biện pháp chỉnh âm, lựa
chọn hệ thống bài tập cùng phương pháp thích hợp để tiến hành thử nghiệm
chỉnh âm cho trẻ. Đối tượng nghiên cứu của của chúng tôi là bé LMT, sinh ngày
12/11/2003, bị gia đình bỏ rơi (sống ở làng Hòa Bình, Khoa Phục hồi chức năng,
Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM), bé LMT bị hội chứng Treacher Collin.
Giả thuyết nghiên cứu của chúng tôi là trẻ bị hội chứng Treacher Collin
được chỉnh âm kịp thời, đúng phương pháp thì sẽ góp phần cải thiện năng lực
giao tiếp và giúp trẻ có cơ hội sớm hòa nhập cộng đồng. Giải pháp chỉnh âm cho
trẻ bị chứng Treacher Collin kèm chứng tăng động giảm chú ý (Attention dificit
hyperactivity disorder - ADHD) và chậm phát triển trí tuệ cũng sẽ là giải pháp
chỉnh âm cho trẻ dị tật bộ máy phát âm (BMPA) và trẻ bị hội chứng Down.
Để đạt được mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, chúng tôi
sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu đặc điểm
cơ quan phát âm, đặc điểm ngữ âm của trẻ bị hội chứng Treacher Collin; sử dụng
bảng hỏi, điều tra để tìm hiểu thực trạng ngôn ngữ, khả năng nhận thức của trẻ,
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
58
tổng kết kinh nghiệm để tìm biện pháp chỉnh âm hiệu quả. Chúng tôi sử dụng
phương pháp thử nghiệm những bài tập luyện tập phát âm và phương pháp xin ý
kiến chuyên gia để thực hiện chỉnh âm cho trẻ. Các phương pháp thống kê, phân
loại, phân tích, so sánh sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn đúng đắn hơn, theo dõi được
sự tiến triển ngữ âm của trẻ qua quá trình áp dụng những bài tập luyện về cấu âm.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, công trình của chúng tôi gồm ba chương:
chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc chỉnh âm cho trẻ bị hội chứng
Treacher Collin; chương 2: Nội dung và quy trình chỉnh âm cho trẻ bị hội chứng
Treacher Collin; chương 3: Thử nghiệm chỉnh âm cho trẻ bị hội chứng Treacher
Collin. Ngoài 52 trang chính văn, công trình còn có 45 trang phụ lục gồm các
nhóm: Mẫu phiếu điều tra thực trạng; Các mẫu phiếu phỏng vấn; Các bài dạy thử
nghiệm; Các bài dạy đối chứng; Nhật ký thử nghiệm; Giáo án một số tiết dạy và
CD-ROM gồm các đoạn ghi âm, phim các tiết dạy thử nghiệm và một số trò chơi
điện tử mà chúng tôi đã sử dụng để chỉnh âm cho trẻ.
2. Đặc điểm bộ máy phát âm và ngữ âm của trẻ bị chứng Treacher Collin
2.1. Hội chứng Treacher Collin với hoạt động phát âm
Hội chứng Treacher Collin là “một rối loạn về di truyền trên nhiễm sắc thể
thường gen mang tính trội, gây rối loạn phát triển nền sọ mặt. Biểu hiện lâm sàng
là giảm sản phần giữa mặt, hàm nhỏ, tai nhỏ, mất đường thính giác dẫn truyền và
hở hàm ếch.”. Đây là “một loại dị tật gen rất hiếm, tỷ lệ xuất hiện là 1/50000 ca
sinh nở. Thông thường, chứng bệnh này khiến cho phần xương gò má của người
bệnh bị hóp, mắt không có hốc và tai rất nhỏ, không thể nghe được. Đặc biệt,
toàn bộ xương khung mặt của bệnh nhân đều không phát triển.” [10]. Toàn bộ
khuôn miệng của người bị hội chứng này bị biến dạng rất rõ, răng cũng bị mọc
rất xô lệch.
So sánh với hình khuôn mặt và vòm miệng của trẻ bình thường, ta dễ dàng
nhận ra những khác biệt bất thường này của trẻ bị hội chứng Treacher Collin.
Trẻ bình thường (7 tuổi) Trẻ bị chứng Treacher Collin (7 tuổi)
Năm học 2009– 2010
59
Do bị dị tật nặng vùng khuôn mặt nên bộ máy phát âm của trẻ cũng dị dạng
rất nặng.
Trẻ bị hội chứng Treacher Collin không chỉ gặp khó khăn trong ăn uống mà
gặp rất nhiều khó khăn khi phát âm. Theo các bác sĩ, các điều dưỡng viên và qua
quan sát những buổi đầu tiên, khi chưa dạy bé, chúng tôi thấy bé LMT hiếu động
nhưng hầu như không nói, khi giành đồ chơi của bạn nhỏ tuổi hơn, hay khi bị trẻ
lớn tuổi hơn giành đồ chơi thì MT cũng chỉ ứ ứ hoặc khóc mà không hề nói thành
tiếng, bé không khi nào ngậm miệng lại.
2.2. Đặc điểm ngôn ngữ, đặc điểm phát âm của trẻ LMT
Sử dụng test Denver, test IQ Raven dành cho trẻ từ 4 – 9 tuổi, mẫu test
đánh giá ngôn ngữ của hai tác giả Moira Pieterse and Robin Treloar with Sue
Cairns (1989) và test khả năng ngôn ngữ của trẻ (các độ tuổi 3-4 tuổi, 5-6 tuổi)
của Nguyễn Thị Ly Kha (2010), chúng tôi tiến hành đánh giá ban đầu về khả
năng ngôn ngữ, nhận thức xã hội của trẻ LMT.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy: khả năng ngôn ngữ của trẻ rất kém; khả năng
nhận thức, xã hội cũng phát triển chậm hơn rất nhiều so với độ tuổi sinh học.
Ngôn ngữ và nhận thức xã hội của bé LMT chỉ tương tương với trẻ 2,5 - 3 tuổi.
Do bộ máy phát âm bị dị tật rất nặng, nên bé LMT phát âm rất kém (không phát
âm được tất cả các phụ âm, rất nhiều nguyên âm phát âm không rõ). Trẻ không
nói được chuỗi 2 âm tiết (trừ 2 trường hợp: tên trẻ và tên giáo viên (GV) trực tiếp
nuôi dạy trẻ).
Đồng thời qua quan sát trực tiếp, qua phỏng vấn các bác sĩ và các hộ lý trực
tiếp chăm sóc trẻ, qua các test đánh giá chúng tôi thấy trẻ LMT còn có những
biểu hiện của chứng ADHD kèm chậm phát triển trí tuệ, như “khó duy trì sự tập
trung vào nhiệm vụ hoặc hoạt động”, “thường không chăm chú vào những điều
người đối thoại đang nói, không theo dõi các hướng dẫn và không làm hết bài
tập”, “thường né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia vào các hoạt
động”, “dễ bị xao lãng bởi những kích thích bên ngoài”, “đãng trí trong các hoạt
động hàng ngày” [1], khả năng ghi nhớ rất kém. Theo lời các bác sĩ và cô nuôi
dạy trẻ thì bé LMT được dạy chữ cái từ nửa năm nay nhưng khi chúng tôi kiểm
tra để dạy phát âm cho trẻ thì trẻ không nhớ một chữ nào, trẻ chờ đợi GV nói và
trẻ lặp lại hoặc chờ GV chỉ thì mới lấy chữ đưa GV khi GV yêu cầu; trẻ chỉ nhớ
được một số chữ số (1, 2, 3, 4), có lẽ do trẻ thường xuyên lên xuống thang máy
và do khả năng tri nhận về số của trẻ tốt hơn khả năng tri nhận về chữ cái, trẻ
không nhận biết được số “0” mặc dù chúng tôi đã kiên trì dạy bé số “0” được 4
tuần nay,...).
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
60
3. Thử nghiệm chỉnh âm cho trẻ LMT(1)
3.1. Nguyên tắc và phương pháp
Việc thử nghiệm chỉnh âm cho trẻ LMT được tuân thủ theo nguyên tắc:
từng bước nhỏ, tích hợp, luôn tạo môi trường ngôn ngữ, kết hợp với trị liệu ngôn
ngữ nói chung, kết hợp với giáo dục hành vi và giáo dục kĩ năng sống.
Và tiến hành trong sự phối hợp với các phương pháp :
– Dạy qua trò chơi, bằng trò chơi;
– Dạy qua tranh ảnh;
– Làm mẫu, bắt chước mẫu;
– Tiếp xúc với môi trường xung quanh;
– Giáo dục trong nhóm nhỏ và giáo dục cá biệt hóa;
– Kết hợp rèn luyện kĩ năng vận động tinh;
– Dạy từ đơn giản đến phức tạp, thường xuyên lặp lại, củng cố các nội
dung.
3.2. Các nội dung thực nghiệm chỉnh âm cho bé LMT
Để chỉnh âm cho bé LMT, chúng tôi không chỉ dạy phát âm mà còn phối
hợp thực hiện các nội dung luyện nghe, luyện phân biệt âm thanh, luyện tập vận
động bộ máy phát âm, luyện tập các âm tiền ngôn ngữ,... kết hợp hài hòa với trị
liệu ngôn ngữ nói chung (như mở rộng vốn từ, giáo dục hành vi ngôn ngữ,...) và
giáo dục kĩ năng, giáo dục hành vi.
3.2.1. Luyện chú ý nghe
Việc luyện chú ý nghe được chúng tôi tiến hành như sau:
– Đưa tranh vẽ, cho trẻ lấy tranh ảnh và gọi tên 2 - 3 lần (lựa chọn những
tranh ảnh trẻ thích).
– Chỉ vào các tranh ảnh có nội dung gắn với dạy âm thanh: Đặt các tranh
ảnh lên bàn trước mặt trẻ Bật băng để trẻ nghe âm thanh Hỏi trẻ “Con vừa
nghe thấy gì?” Hướng dẫn trẻ chỉ vào đúng bức tranh, ảnh miêu tả âm thanh
vừa nghe. VD: Ảnh chiếc điện thoại bàn và đoạn băng tiếng chuông điện thoại.
– Gọi tên âm thanh: Bật băng để trẻ nghe âm thanh Hỏi trẻ “Con vừa
nghe thấy gì?” (tiếng chuông điện thoại kêu, tiếng đồng hồ kêu tíc tắc, tiếng xe
chạy, tiếng hắt hơi, tiếng chó sủa, tiếng hát, tiếng em trẻ khóc, tiếng mèo kêu,
(1) Chúng tôi sử dụng các bảng test ngữ âm, test ngôn ngữ, nội dung và phương pháp chỉnh âm (bảng âm
vị dùng để luyện tập, bảng từ, các bài tập luyện phát âm, chỉnh âm...) và một phần kết quả khảo sát khả
năng ngôn ngữ (của bé LMT) của TS. Nguyễn Thị Ly Kha (2010), trong một nghiên cứu đang tiến hành:
Trị liệu ngôn ngữ cho trẻ bị hội chứng Treacher Collin.
Năm học 2009– 2010
61
tiếng thổi còi).
Khi kiểm tra và hướng dẫn trẻ những nội dung trên, bé LMT chỉ thực hiện
những yêu cầu trên khi có bạn khác hoặc GV cùng làm, chỉ biết nhắc theo GV,
mà không biết đó là tiếng gì, âm thanh gì. Mặt khác, khả năng tập trung của trẻ
cũng rất ngắn, chúng tôi phải sử dụng dưới hình thức trò chơi (thi ai nói nhanh
hơn, ai nghe giỏi hơn,...) và luôn phải đổi nội dung, hình thức khi thấy trẻ xao
nhãng.
3.2.2. Luyện phân biệt âm thanh
Luyện phân biệt âm thanh qua tên gọi vật
Chuẩn bị tranh ảnh các vật có tên tương tự nhau ở bộ phận nào đó, chúng
tôi phát âm, dạy trẻ phát âm, nhớ tên vật. Khi trẻ đã nhớ tên vật, chúng tôi chỉ
vào tranh, yêu cầu trẻ gọi đúng tên vật. Các nhóm đã sử dụng trong thực nghiệm:
a) Nhóm giống âm đầu, khác vần: sấu - sóc - sói; trâu - trăn – trăng;
b) Nhóm giống vần, khác âm đầu: gà - cá - rá; trâu - sâu - râu...;
c) Nhóm giống âm đoạn, khác thanh: sấu - sâu; cà - cá - ca...
Luyện phân biệt âm thanh qua tiếng kêu của con vật / đồ vật
Chuẩn bị đồ chơi có gắn âm thanh hoặc đồ chơi kèm băng ghi âm hoặc
người dạy sẽ mô phỏng âm của vật đó, như mèo (kêu meo meo), chó (sủa gâu
gâu), gà trống (gáy ò ó o), ô tô (bin bin), tàu hỏa (kêu tu tu),...
a) Bước 1: Cho trẻ nhìn vật và nói với trẻ tên của con vật / đồ vật.
b) Bước 2: Yêu cầu trẻ phát âm tên của con vật / đồ vật đó.
c) Bước 3: Cho trẻ nghe âm thanh của con vật / đồ vật.
d) Bước 4: Nhắc lại cho trẻ nhớ đó là tiếng kêu của con vật / đồ vật gì.
e) Bước 5: Cho trẻ nghe âm thanh của con vật / đồ vật và yêu cầu trẻ trả lời
câu hỏi đó là tiếng kêu của con gì, cái gì.
Ở mức độ cao hơn, khó hơn: dạy theo kiểu gọi tên vật, phát âm miêu tả
tiếng kêu của vật và yêu cầu trẻ lặp lại. Chẳng hạn:
a) Bước 1: Nói với trẻ Đây là con mèo. Nó kêu meo meo.
b) Bước 2: Yêu cầu trẻ nhắc lại mèo, meo, meo.
c) Bước 3: Yêu cầu trẻ trả lời câu hỏi Con gì kêu meo meo?.
d) Bước 4: Yêu cầu trẻ trả lời câu hỏi Con vật kêu meo meo gọi là con gì?
e) Bước 5: Yêu cầu trẻ tìm con mèo /con kêu meo meo giữa nhóm đồ chơi.
GV vừa dạy trẻ phát âm từng âm, từng tiếng vừa dạy trẻ phát âm theo giai
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
62
điệu, vd: Mèo mẻo mèo meo mèo mèo meo meo meo. Ta có võ trèo, ta chưa dạy
hổ. Mèo mẻo mèo meo mèo.
Những bước tiếp theo, GV cho trẻ nghe âm thanh của vật thật (tiếng gõ cửa,
tiếng chuông điện thoại, tiếng quạt quay, tiếng gió thổi,...) và hướng dẫn trẻ:
nghe - hiểu gọi tên vật phát ra âm thanh đó mô phỏng tiếng kêu của vật đó.
3.2.3. Luyện vận động bộ máy phát âm
Ngồi đối diện với trẻ;
Thực hiện từng động tác để trẻ bắt chước;
Sau đó, cùng trẻ ngồi trước gương thực hiện từng động tác giúp trẻ bắt
chước và giúp trẻ điều chỉnh.
Khi thực hiện những nội dung này, nếu chỉ bằng câu lệnh “Hãy làm theo
cô!” cùng hình thức tác động cá biệt, như với trẻ bình thường (và như những chỉ
dẫn trong nhiều tài liệu chỉnh âm) thì trẻ bị chứng ADHD kèm chậm phát triển trí
tuệ như LMT sẽ rất ít khi chịu hợp tác. Thành thử, thực hiện những nội dung này
cho bé LMT, chúng tôi đã không chỉ thay đổi câu lệnh mang tính động viên
khuyến khích trẻ mà còn cố gắng “trò chơi hóa”, tác động trong nhóm nhỏ để lôi
cuốn trẻ hợp tác với mình.
Luyện hàm dưới
1- Há miệng lớn Ngậm miệng lại (làm nhanh dần).
2. Đưa hàm dưới qua lại 2 bên (làm nhanh dần).
Luyện môi
Năm học 2009– 2010
63
1. Làm động tác gọi gà (bập, bập,...).
2. Làm động tác trẻ phun mưa.
3. Tròn miệng.
4. Chúm tròn môi, đưa môi về phía trước.
5. Chành môi - mép sang trái, sang phải.
6. Làm động tác thổi lửa.
7. Chúm tròn môi rồi đưa sang trái, sang phải.
Luyện răng
1. Chập 2 hàng răng cửa nhe răng
2. Nhai nhẹ bằng 2 hàng răng cửa.
3. Đặt răng cửa hàm trên lên một phần môi dưới, vừa thở hơi trong miệng
ra vừa bật môi dưới và há miệng.
Luyện lưỡi
1. Há miệng, đưa lưỡi ra phía trước thật dài rồi thụt nhanh lại
2. Há miệng, đưa lưỡi ra phía trước thật dài rồi thụt lại từ từ.
3. Đưa đầu lưỡi sang hai bên mép.
4. Đưa đầu lưỡi vòng theo hai môi.
5. Chắt lưỡi thành tiếng kêu.
6. Rung lưỡi (giống như phát âm r).
7. Rung lưỡi và bật lưỡi liên tục (đàn lưỡi)
Luyện ngạc mềm
1. Làm động tác ho (đằng hắng nhẹ).
2. Ngửa mặt súc miệng.
3. Há miệng, hít hơi vào mũi thở ra miệng, hít hơi vào miệng thở qua mũi.
3.2.4. Luyện hô hấp và luyện giọng
Ngồi đối diện với trẻ.
Thực hiện từng động tác dưới hình thức trò chơi để trẻ bắt chước.
1. Thổi bóng bay, thổi còi, thổi cốc nước (thổi nhẹ mạnh).
2. Hít vào thật sâu rồi thở ra từ từ.
3. Phát âm lần lượt các âm:
i ia ê e ơ â a ă u ua ư ưa ô o.
Phát âm và cho trẻ bắt chước phát âm theo giai điệu, vd: i i ì í i i ì i í i i...; o
o o ò o ó o; ia ia ia ìa ia ía ia, ê ê ề ê ế ê,... để luyện giọng.
3.2.5. Luyện phát âm các âm tiền ngôn ngữ
a) Các bước dạy trẻ
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
64
Chơi với trẻ tạo tình huống, làm mẫu từng hoạt động vận động bằng
miệng.
Nhắc trẻ bắt chước và tăng cường khả năng bắt chước của trẻ.
Làm mẫu ít dần, trẻ thể hiện sự bắt chước khác nhau với sự hỗ trợ ở mức
ít nhất.
b) Phương pháp và đồ dùng dạy học:
Kết hợp khi chơi với trẻ, cho trẻ ăn, dẫn trẻ đi chơi, kể chuyện cho trẻ
nghe.
Chỉ khen thưởng những lần trẻ bắt chước đúng nhất mà không cần nhắc.
Dùng vật thực, tranh ảnh,...
c) Một số nội dung luyện âm tiền ngôn ngữ kèm luyện phát âm (ngữ âm):
1. Thổi: phù phù phù...
2. Nói: măm, măm, măm...
3. Nói: ma, ma, cha, cha...
4. Chắt lưỡi: chặc chặc chặc chắt chắt chắt...
5. Hôn có phát ra âm thanh: chụt chụt chụt...
6. Gọi gà: bập bập bập, chập chập chập...
7. Nhại tiếng còi xe: pin, pin, bin...
8. Nhại tiếng gà: o, o, o; cục tác, cục tác, chiếp chiếp...
9. Tàu vào ga: u u u...
10. Giả vờ: ú òa, ú òa...
11. Quạ kêu: quà quà quạ quạ,...
12. Quạt kêu: vù vù vù...
13. Mèo kêu: meo meo meo...
14. Tiếng giày: cộp cộp cộp...
15. Nghé: ọ ọ ọ...
16. Bò kêu: ừm bò bò bò...
17. Dê kêu: be be be...
18. Tiếng muỗi bay: vo vo vo...
19. Tiếng thạch sùng chắt lưỡi: chắt chắt chặt chặt chắt chắt...
20. Xe chạy: rì rì rì...
21. Tiếng gõ cửa: cạch cạch cạch...
v.v
3.2.6. Luyện tập phát âm
Nội dung và quy trình:
+ Âm môi âm đầu lưỡi (thẳng) âm mặt lưỡi âm gốc lưỡi âm họng
Năm học 2009– 2010
65
âm quặt lưỡi.
+ Âm đơnâm phức, âm mởâm hơi mởâm hơi đóngâm đóng.
+ Từ đơn tiếttừ song tiếtkết hợp từ 3 âm tiết.
a) Luyện tập phát âm âm vị
a1. Luyện tập phát âm âm vị nguyên âm:
u, ô, ua, o, ư, ưa, a, ă, ơ, â, i, ia, ê, e.
a2. Luyện tập phát âm âm vị phụ âm:
a2.1) Các âm tắc:
+ Môi: p, b, m.
+ Đầu lưỡi (thẳng): t, th, đ. Đầu lưỡi (quặt): tr.
+ Mặt lưỡi: ch, nh.
+ Gốc lưỡi: c, ng.
a2.2) Các âm xát:
+ Môi: ph, v.
+ Đầu lưỡi (thẳng): x, d, l. Đầu lưỡi (quặt): s, r.
+ Gốc lưỡi: kh, g.
+ Hầu: h.
a2.3) Các âm quặt lưỡi: tr, s, r.
a2.4) Các âm mũi: m, n, nh, ng.
b) Luyện tập phát âm âm tiết:
Phần luyện tập này được sắp xếp theo trình tự từ âm tiết mở, vd: Bé Hà đến
âm tiết hơi mở, như sao mai; từ âm tiết hơi khép, như nhanh lên đến âm tiết
khép, như bác, khát.
c) Luyện tập phát âm từ song tiết
c.1. Luyện tập phát âm từ láy
c.1.1. Luyện tập phát âm từ láy hoàn toàn
+ Dạng điển hình: xinh xinh, xanh xanh, nhỏ nhỏ; đo đỏ, nho nhỏ, tim tím,...
+ Dạng không điển hình: mũm mĩm, chúm chím; long lanh, đèm đẹp, khang
khác,...
c.1.2. Luyện tập phát âm từ láy không hoàn toàn
+ Láy vần: bối rối, co ro, hối hả; lao xao, lang thang, lác đác,...
+ Láy âm: rì rào, nhỏ nhẹ, nhanh nhẹn; khấp khểnh, bập bênh,...
c.2. Luyện tập phát âm từ ngữ ghép: xe máy, hon - đa, đường phố, con gà,
ăn cơm...
Sau đây là một vài bài tập luyện phát âm âm vị, âm tiết mà chúng tôi đã sử
dụng để chỉnh âm cho bé LMT (Để tiến hành các nội dung luyện tập củng cố,
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
66
chúng tôi sử dụng bảng theo dõi từng nội dung chỉnh âm).
Bài 1: Luyện tập phát âm âm vị (nguyên âm) bằng trò chơi vật gọi bạn
Vật dụng: Đồ chơi, tranh ảnh từng cặp (con bò, con nghé, con gà trống, con
dế, con ve, tàu hỏa, cái kèn).
Cách dạy: Chơi với trẻ trò chơi con vật tìm bạn bằng tiếng kêu.
Khả năng bắt
chước của trẻ Chỉ dẫn X gọi bạn như thế nào?
(1) (2) (3)
Ngày
hướng dẫn
Ngày trẻ
tiếp thu
được
1 Con bò ò ò ò
2 Con nghé ọ ọ ọ
3 Con dế i i i i
4 Con gà trống ò ó o
5 Xe chạy ì ì ì
6 Con ve kêu e e e
7 Còi tàu kêu u u u
8 Gió gọi bạn ù ù ù
9 Cái kèn gọi bạn è e í e
10 Bé gọi bạn a a a
Bài 2: Luyện tập phát âm âm vị (phụ âm) bằng trò chơi gặp mặt
Vật dụng : Đồ chơi, tranh ảnh, rối tay, vật thật (con bò, con ve, con bê, con
dê, quả na, cái ca, nụ hoa,...).
Cách dạy: Chơi với trẻ trò chơi con vật tự giới thiệu.
Khả năng bắt
chước của trẻ
Chỉ dẫn
Đây là gì? Nó chào bạn như thế
nào? (1) (2) (3)
Ngày
hướng dẫn
Ngày trẻ
tiếp thu
được
1 (Con) bò (b b b...)
2 (Con) bê (b b b...)
3 (Con) ve (v v v)
4 (cái) dù (d d d d...)
5 (con) dê (d d d)
6 (quả) na (n n n...)
7 (xe) ô tô (t t t...)
8 (xe) honda (h h h... đ đ đ...)
9 (đồng) xu (x x x)
10 (cái) ca (c c c...)
11 Thành chào cô: cô Giang,...
Năm học 2009– 2010
67
Bài 3: Luyện tập phát âm âm tiết bằng trò chơi vật gọi bạn
Vật dụng: Đồ chơi, tranh ảnh từng cặp (con bò, con dê, con mèo, con dế,
con ve, cái kèn, con vịt, con chó hoặc rối tay).
Cách dạy: Chơi với trẻ trò chơi con vật tìm bạn bằng tiếng kêu.
Khả năng bắt
chước của trẻ Chỉ dẫn
X kêu như thế nào để tìm bạn?
(1) (2) (3)
Ngày
hướng dẫn
Ngày trẻ
tiếp thu
được
1. Con bò ừm bò
2. Con dê be be be
3. Con dế ri ri ri
4. Con mèo meo meo
5. Xe chạy ìn ìn ìn
6. Con ve kêu ve ve ve
7. Còi tàu kêu tu tu tu
8. Con vịt kêu cạp cạp cạp
9. Cái kèn gọi bạn tò te tí te
10. Con chó kêu gâu gâu gâu
11. Thành gọi bạn Chi ơi, Long ơi...
Vì LMT còn bị chứng ADHD, nên bé ít tập trung theo GV, nhất là khi GV
yêu cầu lặp lại. Tiến hành các nội dung chỉnh âm cho bé LMT, chúng tôi luôn
phải thay đổi trò chơi, thay đổi nội dung và hình thức. Khác với các tài liệu
hướng dẫn chỉnh âm của các chuyên gia nước ngoài, trong suốt quá trình dạy trẻ
LMT, chúng tôi nhận thấy, với trẻ này, việc tác động một thầy một trò không hữu
hiệu bằng tác động trong nhóm nhỏ. Chúng tôi đã tiến hành chỉnh âm cho trẻ
bằng cách cùng một GV khác cùng phối hợp làm chung với trẻ, thi đua với trẻ
hoặc nhờ một trẻ khác (bé Lê Minh Thg., cũng là một trẻ bị bỏ rơi, cùng độ tuổi
(7 tuổi), bị dị tật tứ chi, không bị tật trí tuệ, không bị tật phát âm) cùng chơi với
trẻ. Khi tiến hành tác động trong nhóm nhỏ, khả năng chú ý, việc luyện tập của
trẻ đư