TÓM TẮT
Thiên văn học là ngành khoa học nghiên cứu chuyển động của các thiên thể, bản chất
và sự tiến hóa của vật chất trong vũ trụ. Vì thế, dạy Thiên văn học cần thiết phải có
phương tiện hỗ trợ dạy học hiện đại cùng với phương pháp, mô hình dạy học thích hợp.
Đề tài này được thực hiện nhằm giới thiệu chu trình Kolb trong phương pháp dạy học
hiện đại và cách thức áp dụng nó thông qua việc xây dựng các bài giảng tiêu biểu trong
môn Thiên văn học đại cương.
Chúng tôi nhận ra rằng, bài giảng nào có vận dụng chu trình Kolb theo đúng trình tự
của chu trình (Kinh nghiệm-Tư duy-Học-Áp dụng) đã làm tăng sự logic tư duy, sự khai
thác tư duy, sự chủ động của SV, từ đó tăng hiệu quả tiếp thu của SV, hiệu quả bài giảng
của thầy cũng được nâng cao hơn so với khi không dùng chu trình Kolb
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thử nghiệm vận dụng chu trình Kolb vào dạy học môn Thiên văn học đại cương tại trường Đại học Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 - Thaùng 12/2014
36
THỬ NGHIỆM VẬN DỤNG CHU TRÌNH KOLB
VÀO DẠY HỌC MÔN THIÊN VĂN HỌC ĐẠI CƯƠNG TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
VÕ THÀNH LÂM
(*)
TÓM TẮT
Thiên văn học là ngành khoa học nghiên cứu chuyển động của các thiên thể, bản chất
và sự tiến hóa của vật chất trong vũ trụ. Vì thế, dạy Thiên văn học cần thiết phải có
phương tiện hỗ trợ dạy học hiện đại cùng với phương pháp, mô hình dạy học thích hợp.
Đề tài này được thực hiện nhằm giới thiệu chu trình Kolb trong phương pháp dạy học
hiện đại và cách thức áp dụng nó thông qua việc xây dựng các bài giảng tiêu biểu trong
môn Thiên văn học đại cương.
Chúng tôi nhận ra rằng, bài giảng nào có vận dụng chu trình Kolb theo đúng trình tự
của chu trình (Kinh nghiệm-Tư duy-Học-Áp dụng) đã làm tăng sự logic tư duy, sự khai
thác tư duy, sự chủ động của SV, từ đó tăng hiệu quả tiếp thu của SV, hiệu quả bài giảng
của thầy cũng được nâng cao hơn so với khi không dùng chu trình Kolb.
Từ khóa: chu trình Kolb, phương pháp dạy học hiện đại
ABSTRACT
Astronomy concerns the motions of celestial bodies, and the nature and evolution of
matter in the Universe. Hence, it is necessary that modern study means and appropriate
teaching models are applied.
This subject is implemented to introduce about Kolb cycle in modern Teaching and
Learning method, and about how to use it through typical lectures in general astronomy.
We realized that, the lecture applied with Kolb cycle and the correct order of Kolb
cycle (Experiences-Reflection-Learn-Application) has intensified logical thoughts, thought
analysis, students’ proactiveness, and thus promote the efficacy of study. The efficacy of
teaching is also increased in comparison with the teaching without Kolb cycle application.
Keywords: Kolb cycle, modern Teaching and Learning method
1. GIỚI THIỆU TÓM TẮT CHU TRÌNH
KOLB
(*)
David Kolb là Giáo sư về Phát triển tổ
chức tại trường Đại học CaseWestern
Reserve, Cleveland, Ohio (Hoa kỳ). Năm
1984, ông đề xuất lý thuyết học tập dựa
trên kinh nghiệm (Experiential learning
(*)TS, Trường Đại học Sài Gòn
theory - ELT), lý thuyết này được xem như
một mô hình học tập trải nghiệm
(Experiential Learning Model - ELM) hay
một chu trình - chu trình Kolb.
1.1. Chu trình Kolb
Chu trình Kolb gồm 4 quá trình cơ bản
theo thứ tự nhất định được mô tả khái quát
như sơ đồ dưới đây:
37
Ở góc độ nghiên cứu của mình, chúng
tôi sẽ cụ thể hóa việc áp dụng, vận dụng
chu trình Kolb theo các nội dung chính
dưới đây.
Trong quá trình thực hiện một bài
giảng, nếu ta tiến hành theo phương thức
và các bước như sau :
Với kiến thức, kinh nghiệm đã có của
sinh viên (SV), Thầy giáo nêu vấn đề
của bài học mới hoặc làm thí nghiệm
(TN) đối với môn Vật lý, Hóa, Sinh.
Đây là quá trình: Làm (Experience or
Do)
Thầy hướng dẫn SV suy nghĩ, thảo
luận, hoặc làm TN giải quyết vấn đề:
Đây là quá trình: Tư duy (Reflection)
Trò tự đọc tài liệu, SGK tại chỗ để rút
ra kết luận bài học dưới sự định hướng
của thầy.
Đây là quá trình: Học (Learn)
Thầy đặt câu hỏi (hoặc TN) mới và
yêu cầu SV áp dụng kiến thức vừa học
để giải quyết.
Đây là quá trình: Áp dụng (Apply)
Các quá trình trên là một chuổi liên tiếp nhau:
Nên ta cũng có thể xem như một chu trình
38
- Quá trình 1: Kinh nghiệm (Experiment
or Do)
Người học với kiến thức sẵn có hoặc
đã đọc tài liệu về chủ đề đang học tập, hoặc
đã làm thử theo hướng dẫn của một số bài
giới thiệu về chủ đề cần học. Do đó sẽ tạo
ra một số kinh nghiệm nhất định cho người
học. Theo chu trình Kolb, đó mới chỉ là sự
bắt đầu.
- Quá trình 2: Tư duy (Reflection or
Review)
Quá trình tư duy hay quan sát có suy
tưởng (Reflective Observation) là quá trình
mà người học từ kinh nghiệm sẵn có, tự suy
tưởng để xem vấn đề đặt ra đúng hay sai.
Từ đó, họ rút ra được bài học bước đầu, học
cái vừa tìm, cái mới, định hướng mới cho
việc học tập tiếp theo hiệu quả hơn.
- Quá trình 3: Học (Learn)
Tiếp sau quá trình 2, người học khái
quát hóa các kinh nghiệm vừa tiếp thu. Quá
trình 3 là giai đoạn quan trọng để các kinh
nghiệm được chuyển đổi thành “tri thức”.
Trong quá trình này, các kinh nghiệm được
nâng cao, phát triển và kết quả là người
học đã học được vấn đề đặt ra hoặc thực
hiện được kế hoạch cho các hoạt động tiếp
theo trong thời gian tới.
- Quá trình 4: Thử nghiệm (hay áp
dụng- Apply)
Ở quá trình 3, người học đã có kết luận
được rút ra từ thực tiễn, bài học, thí
nghiệm,... Kết luận này sẽ đưa vào thực
tiễn để kiểm nghiệm xem có đúng hay
không, hoặc áp dụng kết luận đó vào thực
tiễn mới thông qua việc áp dụng giải bài
tập, làm thí nghiệm mới trên cơ sở kiến
thức thu được từ quá trình 3.
1.2. Sự vận hành và biến hóa của chu
trình Kolb
Chu trình Kolb là phong phú, đa dạng
và có hướng mở. Dưới đây là một vài sự
vận hành và biến hóa của chu trình Kolb
Một tiết dạy, hay một đợt tập huấn
ngắn hạn hoặc một bài thực hành thí
nghiệm ngắn: Bắt đầu từ kinh nghiệm, đến
tư duy, đến học, đến áp dụng rồi chấm dứt
chu trình.
Hoặc tiết dạy nhiều nội dung hoặc một
bài thực hành thí nghiệm lớn: Bắt đầu từ
kinh nghiệm, đến tư duy, đến học, đến áp
dụng rồi tiếp tục chu trình lần thứ hai.
1.3. Những ưu điểm của chu trình
Kolb
Ưu điểm 1: Các quá trình có thể có sự
vận hành riêng tùy vào môn học mà người
ta chú trọng quá trình nào trong 4 quá trình
để khai thác kỹ hơn.
Đồng thời với sự vận động của chu
trình còn có sự vận động riêng của từng
quá trình theo trình tự chu trình.
39
Sự vận động của các quá trình trong chu trình Kolb
Ưu điểm 2: Chu trình Kolb có thể linh
động theo kiểu xoáy trôn ốc tùy vào môn
học, khóa học theo cách một lần hay nhiều
lần
Ưu điểm 3: Ưu điểm của từng quá
trình, trong đó quá trình Tư duy
(Reflection) hầu hết được chú trọng trong
giảng dạy các môn khoa học (science) tại
các nước tân tiến Anh, Mỹ,.
Chu trình được sử dụng cho cả thầy lẫn
trò. Đối với thầy, vận dụng chu trình cho
việc thiết kế bài giảng, tập huấn ngắn hạn,
trung hạn, khóa học chuyên đề,; đối với
trò, chu trình hỗ trợ cho việc lên kế hoạch
chương trình học của mình.
Kolb cũng chỉ ra rằng, trình tự các quá
trình trong chu trình là cần thiết, nhưng
không nhất thiết phải bắt đầu từ một quá
trình nào nhất định.
2. KHẢ NĂNG VẬN DỤNG CHU
TRÌNH KOLB VÀO MÔN THIÊN VĂN
HỌC ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SÀI GÒN
2.1. Đặc điểm của việc dạy và học
môn Thiên văn học đại cương
- Cần điều kiện tiên quyết: Học trước
các môn Vật lý đại cương, Cơ lý thuyết,
- Cần nhiều hình ảnh minh họa: hình
tĩnh, động, mô phỏng thông qua sử dụng
đĩa CD, DVD, video, internet, máy vi tính,
projector
- Môn thiên văn nghiên cứu về tự
nhiên về vật chất, thiên thể và sự vận hành
biến hóa của hệ Mặt trời, các sao, thiên hà
và vũ trụ. Vì thế học và tìm hiểu thiên văn
giúp ta hiểu biết nhiều hơn những khám
phá mới về tự nhiên, không gian vũ trụ.
- Là thú vị, vì một số chương có bài
tập, kiến thức người học càng được củng
cố minh họa cho những môn học khác; SV
có thể đóng vai của người làm công tác
thiên văn để tính toán, suy đoán, dự đoán
về quá khứ hiện tại và tương lai.
2.2. Đặc điểm của sinh viên
- Sinh viên hiếu động, ham tìm hiểu,
thích sưu tầm về tự nhiên, thiên văn, vũ trụ.
- Sinh viên có thể tự sưu tầm các tài
liệu sách giáo khoa, tài liệu kỹ thuật số,
mạng internet
- Sinh viên có thể đọc và tham khảo
được tài liệu bằng tiếng Anh nếu có sự
hướng dẫn và cung cấp thuật ngữ chuyên
40
ngành thích hợp.
2.3. Điều kiện về cơ sở vật chất
Trường Đại học Sài Gòn có đủ máy
chiếu projector, âm thanh ở các phòng học,
và Wi-Fi.
3. PHƯƠNG ÁN VẬN DỤNG CHU
TRÌNH KOLB VÀO MÔN THIÊN VĂN
HỌC ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SÀI GÒN
3.1. Vận dụng chu trình Kolb trong
các bài dạy môn Thiên văn học đại cương
- Chúng tôi thực hiện bài giảng theo
chủ đề của các chương trong giáo trình
Thiên văn học đại cương hiện hành, bao
gồm: Sao Chổi, Hệ Mặt trời, Thiên hà, vũ
trụ học,...
- Đối tượng: SV đại học chính quy
ngành SP Vật Lý.
- Phương tiện sử dụng: Máy vi tính, đĩa
CD, VCD, DVD, đèn chiếu projector, bảng
trắng ghi thẳng trên màn hình đang chiếu,
phiếu.
- Cách thức vận dụng chu trình Kolb
trong các bài giảng:
Bước 1: Chiếu hình tĩnh, động của bài
giảng cho sinh viên xem (Từ kiến thức sẵn
có, SV quan sát, nhận định: Thực hiện quá
trình 1- Kinh nghiệm)
Bước 2: Đặt vấn đề, yêu cầu của bài
giảng, SV trao đổi thảo luận nhóm để tìm
câu trả lời đúng nhất (Thực hiện quá trình
2- Tư duy)
Bước 3: Chiếu hình bổ sung hoặc cho
đọc tài liệu nhanh tại chỗ, thu phiếu trả lời
của SV. Thầy gợi ý và định hướng cho SV
tìm được kết quả (kiến thức) đúng nhất của
nội dung bài giảng (Thực hiện quá trình 3-
Học)
Bước 4: Thầy cho SV làm bài tập định
tính, định lượng áp dụng nội dung vừa học
(Thực hiện quá trình 4- Áp dụng)
3.2. Vận dụng chu trình Kolb thông
qua các seminar của sinh viên
Cho sinh viên phân nhóm, tự soạn, tự
thuyết trình, nhằm mục đích thực hiện chu
kỳ 2 của chu trình Kolb (chu kỳ 1 Thầy
dạy, vận dụng Kolb ở 2 điểm: trình tự, và
sự vận động của quá trình tư duy,...Chu kỳ
2: Trò seminar-thực hiện vòng 2 theo trình
tự đó nhưng khối lượng kiến thức cao,
nhiều hơn)
- Mục đích:
+ Thầy dạy theo chu trình Kolb, sinh
viên học. Kết quả: Sinh viên hiểu chu trình
Kolb, thông qua thực hiện các nhiệm vụ
theo chu trình Kolb, sinh viên hiểu tốt bài
giảng.
+ Sinh viên tự mình thực hiện các
nhiệm vụ theo chu trình Kolb trong
seminar
+ Cả chu kỳ 1,2 liền kề nhau trong 1
môn học đã nói lên tính tích cực, “biến
hóa” của chu trình Kolb vì chu kỳ 2 sẽ
nâng cao hơn về số lượng, khối lượng kiến
thức cho người học.
- Các chủ đề sinh viên thực hiện
seminar:
Dưới đây là một trong số các chủ đề do
nhóm SV chọn hoặc tự lập chủ đề theo đề
cương môn học và giáo trình hiện hành
+ Sao- Mặt Trời
+ Thiên cầu- Nhật động
+ Lượng giác cầu
+ Quy luật chuyển động của các thiên
thể
+ Bốn mùa- Thời gian – Lịch
- Tiến trình thực hiện chu trình Kolb
theo chủ đề:
+Chu kỳ 1: Thầy thuyết giảng có vận
dụng chu trình Kolb 4 quá trình.
+Chu kỳ 2: Trò seminar theo trình tự:
o Quá trình 1: SV thuyết trình (20
phút)
41
o Quá trình 2: Thầy và bạn học đặt
câu hỏi cho nhóm thuyết trình, thảo luận,
trả lời có định hướng của thầy.
o Quá trình 3: SV hệ thống các kiến
thức chính của bài thông qua các câu trả
lời, nêu bật nội dung chính và minh chứng
các nội dung, công thức tính toán nếu có.
Đây là quá trình học của cả tập thể lớp.
o Quá trình 4: Nhóm vận dụng kiến
thức để giải thích và giải bài tập định tính,
định lượng. Thầy bổ sung kết luận cho
hoàn chỉnh.
Hai chu kỳ trên, được mô tả bằng sơ đồ
dưới đây: Màu đen (đứt nét) là chu kỳ 1,
màu đỏ (liền nét) là chu kỳ 2.
Chu trình Kolb 2 chu kỳ
3.3. Kết quả đạt được
Thầy giảng ít, sử dụng ngôn ngữ hình
ảnh gây hứng thú cho SV (quá trình kinh
nghiệm) và nêu vấn đề đã giúp SV phát
huy được tính tích cực học tập, chủ động
chiếm lĩnh kiến thức (quá trình tư duy).
Sau quá trình học, SV được áp dụng ngay
và nhờ đó SV tự tin hơn.
Sự vận dụng chu trình Kolb đã làm nổi
bật thêm tính logic, tính thuyết phục, tính
khoa học, đáp ứng được tương đối trọn vẹn
quy trình kế thừa kiến thức sẵn có thông
qua Hành (thí nghiệm, làm,) rồi suy
nghĩ, tư duy để hiểu và Học một cách chủ
động, rồi từ đó người học sẽ vận dụng, áp
dụng các kiến thức học mới đó hiệu quả
hơn và vì thế khả năng chủ động sáng tạo
cao hơn. Trong chu trình đó vai trò của
người học là trung tâm, chủ động khai thác
khả năng tư duy của mình đúng logic, đúng
hướng hơn, vì thế khả năng Học- Hành của
người học được tự phát huy cao nhất có
thể.
4. KẾT LUẬN
Các kết quả từ thử nghiệm qua các bài
dạy bằng các phương pháp, phương thức
khác nhau có áp dụng chu trình Kolb đã
cho thấy bài giảng nào có áp dụng chu
trình Kolb đã làm tăng sự logic tư duy, sự
khai thác tư duy, sự tích cực, chủ động của
SV (vận động của quá trình: Tư duy,),
đồng thời theo đúng trình tự của chu trình
(vận động của chu trình: Kinh nghiệm-Tư
duy-Học-Áp dụng) đã làm tăng tính thuyết
42
phục, tăng số lượng, chất lượng tiếp thu
kiến thức của SV, từ đó tăng hiệu quả tiếp
thu của SV, hiệu quả bài giảng của Thầy
cũng được nâng cao hơn so với khi không
dùng “Chu trình Kolb”. Kết quả seminar
của SV đã thêm một bằng chứng khác về
tính hiệu quả của vận dụng chu trình, đó là
SV học chu trình, hiểu và áp dụng được
chu trình.
Trên quan điểm tiếp thu và duy trì
những cái hay của phương pháp dạy học
truyền thống, đồng thời kết hợp với
phương tiện dạy học thông thường, hiện
đại, cùng với việc vận dụng chu trình Kolb
theo một cấu trúc mới nhằm làm phong
phú hóa, tích cực hóa việc dạy học lấy
người học làm trung tâm, góp phần cập
nhật kiến thức và nâng cao hiệu quả giảng
dạy theo hướng đổi mới trong Chỉ thị số 32
của Bộ GD và ĐT năm 2006 và Nghị quyết
Đại hội Đảng XI.
Chu trình Kolb có thể vận dụng cho
một số môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội ở các cấp học khác
nhau. Việc vận dụng chu trình Kolb phù
hợp ở trường đại học sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của giảng
viên theo học chế tín chỉ hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Jacques Delors (20030, Học tập - Một kho báu tiềm ẩn, Nxb Giáo Dục.
2. Trần Bá Hoành cùng nhóm tác giả (2002), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Vật
lý, Nxb ĐHSP HN.
3. Wilbert J. McKeachie (2002), Những thủ thuật trong dạy học, nguồn tài liệu Dự án
Việt, Bỉ.
Tiếng Anh
4. Geoffrey Petty (1998), Teaching Today, Stanley Thornes Ltd- United Kingdom.
5. Katy Salisbury (2003), Vietnam Subject Specialist Trainer Training Course,
University of St Mark & St John, Erriford Road- Plymouth Devon, PL8 8BH,
England.
6. Kolb, D. A. (1984), Experiential Learning, London: Prentice Hall.
7. Kolb D. (2011), Experiential learning: experience as the source of learning
and development. Prentice Hall. 2011.
Internet
8. en.wikipedia.org/wiki/David_A._Kolb
9. www.academia.edu/4173058/Kolb
10. www.learning-theories.com/experiential-learning-kolb.html.
*Ngày nhận bài: 3/10/2014. Biên tập xong: 1/12/2014. Duyệt đăng: 6/12/2014