Thủ Thuật tìm kiếm trên NET

Google rõ ràng là một công cụ tìm kiếm tốt nhất trên Internet hiện nay. Nhưng phần lớn người dùng không tận dụng hết những ưu điểm của nó. Phải chăng bạn mới chỉ gõ vào một hoặc hai từ khóa rồi chờ đợi những kết quả tốt nhất? Đó có thể là phương pháp tìm kiếm nhanh nhất, nhưng với hơn 3 tỷ trang web có trong chỉ mục của Google thì bạn sẽ phải nỗ lực rất lớn để tìm ra kết quả cần thiết trong số các trang tìm được.

doc6 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủ Thuật tìm kiếm trên NET, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thủ Thuật tìm kiếm trên NET Google rõ ràng là một công cụ tìm kiếm tốt nhất trên Internet hiện nay. Nhưng phần lớn người dùng không tận dụng hết những ưu điểm của nó. Phải chăng bạn mới chỉ gõ vào một hoặc hai từ khóa rồi chờ đợi những kết quả tốt nhất? Đó có thể là phương pháp tìm kiếm nhanh nhất, nhưng với hơn 3 tỷ trang web có trong chỉ mục của Google thì bạn sẽ phải nỗ lực rất lớn để tìm ra kết quả cần thiết trong số các trang tìm được. Nhưng Google là một công cụ đặc biệt xuất sắc có thể giúp cho việc khám phá Internet của bạn trở nên dễ dàng hơn. Các tùy chọn tìm kiếm của Google vượt ra khỏi phạm vi của các từ khóa đơn giản, các trang web, và thậm chí là cả những lập trình viên của nó nữa. Hãy xem xét tới một số tùy chọn ít được biết tới của Google. Mẹo vặt tìm kiếm câu lệnh Sử dụng một câu lệnh đặc biệt là một phương thức để Google nhận biết bạn muốn hạn chế việc tìm kiếm trong những thành phần hay những đặc điểm nhất định của các trang web. Google có một danh sách khá đầy đủ các thành phần câu lệnh của nó tại www.google.com/help/operators.html. Sau đây là một số thao tác cao cấp có thể giúp bạn thu hẹp phạm vi kết quả tìm kiếm. Đặt “Intitle:” ở đầu của một từ hay một cụm từ truy vấn (thí dụ: intitle: “Three Blind Mice”) sẽ giới hạn kết quả tìm kiếm của bạn chỉ trong tiêu đề của các trang web. Còn “Intext:” thì làm cái việc ngược lại với “intitle:”, nó chỉ tìm kiếm trong phần văn bản nội dung của trang mà bỏ qua tiêu đề, các liên kết v.v… “Intext” rất phù hợp khi bạn muốn tìm những nội dung thường xuất hiện trong địa chỉ URL. “Link:” sẽ giúp bạn biết được những trang nào liên kết tới trang mà bạn quan tâm hoặc những liên kết tới các trang khác trong trang đó. Thí dụ, bạn hãy thử gõ: “link:”. Bạn có thể sử dụng toán tử “site:” (toán tử này giúp bạn hạn chế kết quả trong các vùng tên miền ở cấp cao nhất) cùng với “intitle:” để tìm kiếm những kiểu trang nhất định. Thí dụ, hãy tìm các trang giáo dục nói về Mark Twain bằng cách tìm kiếm với: “intitle:”Mark Twain”site:edu”. Hãy thử nghiệm kết hợp nhiều thành phần khác; bạn sẽ tìm ra một vài cách thức để tìm kiếm thông tin hữu hiệu hơn. Những dịch vụ ít được biết đến của Google Google có một số dịch vụ giúp bạn thực hiện một vài công việc mà có thể bạn chưa bao giờ nghĩ rằng có thể sử dụng Google để hoàn thành. Thí dụ, tính năng máy tính mới của Google (www.google.com/help/features.html#calculator) cho phép bạn có thể thực hiện các phép toán và việc chuyển đổi từ hộp tìm kiếm. Có một thí dụ vui, bạn hãy thử với truy vấn “Answer to life the universe and everything”. Hãy để cho Google giúp bạn kiểm tra lỗi chính tả với các yêu cầu tìm kiếm của bạn. Hãy thử gõ một từ hoặc một cụm từ sai lỗi chính tả vào hộp thoại tìm kiếm (thí dụ: “thre blund mise”) và Google sẽ gợi ý cho bạn cách viết thích hợp hơn. Việc này không phải lúc nào cũng hoàn hảo; sẽ tốt hơn khi từ mà bạn cần tìm có sẵn trong từ điểm. Khi bạn muốn tìm một từ viết đúng chính tả, hãy nhìn xuống trang kết quả, nơi lặp lại yêu cầu tìm kiếm của bạn. (Nếu bạn đang tìm kiếm với “three blind mice”, phía dưới cửa sổ tìm kiếm sẽ xuất hiện một thông báo dạng như “Search the web for “three blind mice”). Bạn sẽ phát hiện được mình có thể bấm chuột vào mỗi từ trong cụm từ đó để biết được định nghĩa của nó trong từ điển. Mở rộng khả năng tìm kiếm Google còn đưa ra một số dịch vụ giúp bạn làm rõ hơn tìm kiếm của mình. Google Groups (http:// groups.google.com) lập chỉ mục hàng triệu các thông điệp từ các cuộc thảo luận trên Usenet từ nhiều thập kỷ nay. Google thậm chí còn giúp cho việc mua sắm của bạn với 2 công cụ: Froogle ( với chỉ mục các hàng hóa từ các cửa hiệu trực tuyến, và Google Catalogs ( với nhiều sản phẩm nổi bật từ hơn 6.000 trang catalogs trong một chỉ mục tìm kiếm được. Bạn có thể tìm được danh sách đầy đủ các công cụ và dịch vụ của Google tại. Có thể bạn đã quen sử dụng Google thông qua trình duyệt của mình. Vậy đã bao giờ bạn nghĩ tới việc sử dụng Google bên ngoài trình duyệt của mình chưa? Google Alert (www.googlealert.com) sẽ giám sát các điều kiện tìm kiếm của bạn và sẽ gửi thư điện tử thông báo cho bạn biết thông tin về những bổ sung mới vào chỉ mục của google. (Google Alert không phải là chi nhánh của Google; nó sử dụng các hàm dịch vụ Web API của Google để thực hiện tìm kiếm của nó). Nếu bạn quan tâm tới những câu chuyện mới hơn là những nội dung Web chung chung, hãy thử xem xét bản beta của Google News Alerts (www.google.com/newsalerts). Dịch vụ này (là một chi nhánh của Google) sẽ giám sát tới 50 truy vấn trong mỗi địa chỉ e-mail và sẽ gửi cho bạn thông tin về những câu chuyện mới phù hợp với truy vấn của bạn. (Gợi ý: Hãy sử dụng các thành phần câu lệnh “intitle:” và “source:” với Google News để giới hạn số thông báo mà bạn nhận được). Trong năm 2002, Google đã đưa ra các hàm Google API (giao diện lập trình ứng dụng), một phương thức giúp các lập trình viên có thể tiếp cận các kết quả từ cơ chế tìm kiếm của Google mà không vi phạm các điều khoản của Google. Rất nhiều người đã tạo được các ứng dụng hữu ích (và đôi lúc không hữu ích lắm nhưng thú vị) không có sẵn ở Google, mà điển hình là Google Alert. Với rất nhiều ứng dụng, bạn sẽ phải cần khóa API, hiện có miễn phí tại www.google.com/apis. Với rất nhiều đặc tính tìm kiếm khác nhau của mình, Google đã vượt xa khỏi một công cụ tìm kiếm thông thường. Hãy thử nghiệm một số mẹo được đưa ra trên đây, bạn sẽ bị ngạc nhiên với số lượng các phương thức khác nhau mà Google làm tăng hiệu quả công việc tìm kiếm trên mạng của bạn. Tìm kiếm trong một khoảng thời gian Daterange: (ngày bắt đầu - ngày kết thúc). Bạn có thể giới hạn tìm kiếm của mình trong số các trang được lập chỉ mục trong một khoảng thời gian nhất định. Daterange: sẽ tìm kiếm với thời gian là khi các trang được lập chỉ mục, chứ không phải thời gian các trang đó được tạo ra. Toán tử này có thể giúp bạn chắc chắn rằng kết qủa thu được sẽ là những nội dung mới, hoặc bạn có thể sử dụng nó để loại từ những chủ đề mới tạo mà tập trung vào tìm kiếm những kết quả cũ hơn. Thêm một số ứng dụng Google API Staggernation cung cấp 3 công cụ dựa trên các hàm Google AIP. Công cụ tìm kiếm Web theo những máy chủ Google API (GAWSH) sẽ cung cấp một danh sách những máy chủ Web mà bạn cần tìm (www.staggernation.com/gawsh). Khi bạn bấm vào hình tam giác bên cạnh mỗi tên máy chủ, bạn sẽ nhận được một danh sách kết quả về máy chủ đó. Còn công cụ phác thảo trình duyệt liên quan Google API (GARBO) thì phức tạp hơn một chút: Bạn phải lựa chọn kết quả mình muốn tìm là những trang có liên quan tới địa chỉ URL mà bạn nhập vào đó hay là những trang liên kết tới địa chỉ đó (www.staggernation.com/garbo/). Bấm vào hình tam giác bên cạnh mỗi địa chỉ URL, bạn sẽ nhận được một danh sách các trang liên kết hoặc có liên quan tới địa chỉ này. Còn CapeMail là một ứng dụng tìm kiếm thư điện tử cho phép bạn gửi một thư điện tử tới google@capeclear.com với tiêu đề của thư chính là nội dung truy vấn của bạn. Sau đó bạn sẽ nhận được 10 kết quả đầu tiên. Có thể bạn chẳng cần dùng tới nó hàng ngày, nhưng nếu điện thoại di động của bạn có khả năng gửi e-mail mà không duyệt web được, thì đây cũng là một địa chỉ hữu ích mà. Updates: Có lẽ mục đích duy nhất của bạn khi sử dụng công cụ tìm kiếm là muốn thấy kết quả càng chính xác càng tốt, nhưng đôi khi những gì mà bạn có được không đúng như mong muốn vì kết quả chứa quá nhiều thông tin tạp, thậm chí không liên quan gì tới chủ đề bạn cần tìm kiếm. Trong trường hợp này, sử dụng vài thuật toán tìm kiếm có thể giúp ích cho bạn rất nhiều. * Lệnh tìm kiếm thông tin phục vụ cho mục đích nhất định - Cấu trúc: "mục đích" text "nội dung" - Ví dụ: vulnerabilities text yahoo (tìm kiếm danh sách, chi tiết về những lỗ hổng bảo mật bằng công cụ tìm kiếm Yahoo). * Lệnh tháo gỡ rắc rối về một chủ đề - Cấu trúc: "mục đích" help "nội dung" - Ví dụ: vulnerabilities help yahoo * Lệnh tìm kiếm những thông tin mới nhất - Cấu trúc: What's news * Lệnh tìm kiếm đối với các cụm từ nhất định - Cấu trúc: "+" search - Vì Google có xu hướng bỏ qua một số từ hoặc kí tự thông dụng như: "where" và "how", các con số đơn và chữ cái, nên nếu trong từ khoá của bạn những từ này, bạn cần phải cho thêm dấu "+" vào trước (nhớ là có khoảng trắng trước dấu "+". - Ví dụ: Bạn cần tìm kiếm bộ film Star Wars tập 1, thay vì bạn gõ cả cụm từ Star Wars Episode I vào ô tìm kiếm, bạn cần chia từ khoá này thành 2 phần vì nó có chứa con số (số 1): * Lệnh loại trừ - Cấu trúc: "-" search Trong nhiều trường hợp, từ khoá của bạn có thể khiến công cụ tìm kiếm cho ra nhiều kết quả không mong muốn, chính vì vậy bạn cần phải bổ xung dấu "-" (loại trừ trước những khái niệm bạn không muốn hiển thị. - Ví dụ: từ "bass" trong tiếng Anh có 2 nghĩa, vừa chỉ tên một loại cá, vừa có liên quan tới âm nhạc. Nếu bạn chỉ muốn tìm kiếm nghĩa "cá" của từ này mà không quan tâm tới nghĩa "âm nhạc", bạn cần phải cho thêm dấu "-" vào trước từ "music": * Tìm từ đồng nghĩa - Cấu trúc: " ~" Searches Bạn không chỉ muốn tìm kiếm một từ khoá đặc biệt mà còn muốn tìm từ đồng nghĩa của nó? Hãy đặt dấu "~" vào trước chúng: * Lệnh gộp - Cấu trúc: * "OR" Searches - Google hỗ trợ cả thuật toán "OR", nên bạn muốn hiển thị cả nghĩa A và B, bạn cần bổ sung thêm từ "OR" ở giữa. * Tìm kiếm theo cụm từ - Bạn hãy đặt cụm từ tìm kiếm trong dấu "" để có được kết quả chính xác hơn. Kỹ thuật này đặc biệt có ích khi bạn tìm kBổ sung thêm một số hướng dẫn hoặc cấu trúc tìm kiếm: Chúng ta có thể thu hẹp giới hạn tìm kiếm bằng cấu trúc: _inurl:"nội dung" _allinurl:"nội dung" Có hoặc ko có " " đều được, việc thêm dấu " " chỉ để giới hạn chính xác nội dung, nếu ko có thì Google có thể hiểu là 2 nội dung riêng biệt. Vd: inurl:"google search" allinurl:"google search" Kết quả sẽ cho ra những trang chứa từ google search trong URL inurl:google search allinurl:google search Kết quả sẽ cho ra những trang chứa từ Google hoặc từ search hoặc cả 2 Nói rõ thêm về cấu trúc site _site:"trang web" "nội dung" _"nội dung" site:"trang web" Có khoảng trắng ở giữa (theo như google help nói là ko có cũng được nhưng theo tôi thì nên có) và có hoặc không có " " đều được (lý do đã nói ở trên) Vd: site:softvnn.com help help site:softvnn.com Kết quả cho ra những trang nguồn từ softvnn có chứa từ help Mở rộng kết quả tìm kiếm với cấu trúc filetype _filetype:"loại file" "nội dung"(loại file có thể là mp3/txt/....) Vd: filetype:txt yahoo Kết quả sẽ cho ra những trang có từ yahoo với định dạng file là txt Ngoài ra google còn có thể coi như một từ điển online mặc dù nó ko fải là một từ điển thật sự và tất nhiên là bằng tiếng Anh ^^. Cấu trúc: _define:"từ hoặc cụm từ" Vd: define:soft Kết quả sẽ cho ra những trang có định nghĩa từ soft iếm một câu nói hoặc một câu thành ngữ nổi tiếng. Một số thủ thuật tìm kiếm với Google Chắc chúng ta cũng đã từng nghe nhắc đến google hoặc có thể bạn đã từng làm việc với google .Google là một search engine (tạm dịch là cơ chế tìm kiếm) rất mạnh . Với Google,bạn có thể tìm được hầu hết những thứ bạn cần . Google được xem như máy chủ tìm kiếm lớn nhất và hiệu quả nhất hiện nay,nếu làm chủ được Google thì quả thật là tuyệt vời .Thay vì đãi cát tìm vàng giữa hàng tấn thông tin trên iNet,bạn chỉ tốn vài phút là có thể tìm được tất cả những gì bạn thích trong khi đó nếu không có Google,bạn sẽ tốn hàng ngày,thậm chí cả tuần để làm công việc nhàm chán này . 1.Google căn bản : Đầu tiên bạn xác định từ khóa của thông tin muốn tìm kiếm,đây là một bước rất quan trọng,từ khóa thể hiện chủ đề của nguồn thông tin .Một điều cần chú ý đó là đôi khi kết quả trả về quá nhiều ,bạn chỉ cần quan tâm đến 20-30 results đầu tiên thôi . Mặc định google có chứa tóan tử “AND”,nghĩa là nếu bạn không thay đổi từ khóa thì google sẽ tìm kiếm và đánh đấu tất cả những trang chứa từ khóa sau đó trả về trang kết quả . Ví dụ : nhập chuỗi Java ebook ,trang kết quả sẽ trả về tất cả những trang chứa chuỗi Java và ebook ,ví dụ như “java programming ebook” hay “Java certificate ebook”,nghĩa là tất cả những trang chứa đồng thời chữ Java và ebook . Thế nhưng bây giờ yêu cầu của bạn có thay đổi một chút,bạn muốn kết quả trả về chứa một trong hai từ khóa Java hoặc ebook ? Rất may là Google có tóan tử OR ,bạn nhập và form dòng Java OR ebook ,google sẽ tìm kiếm tất cả những trang chứa một trong hai ký tự trong chuỗi từ khóa thôi . Trở về với ví dụ đầu tiên .Giả sử như tôi muốn tìm tất cả những trang chứa cả hai ký tự Java ebook liên tục nhau thì sao nhỉ . Đơn giản là bạn sử dụng dấu “+” : nhập chuỗi Java+ebook và form tìm kiếm,thế là xong . Tip : để kết quả thật sự chính xác,bạn nên dùng dấu “ “ quanh từ khóa,ví dụ “ebook java”,đây là một cách tìm kiếm rất hiệu quả,bạn có thể dễ dàng “khống chế” được độ chính xác của kết quả trả về . 2.Tìm kiếm nâng cao : Intitle : tìm kiếm dựa theo titles của trang web .Trở về với ví dụ trước ,tôi muốn kiếm một ít sách về java ,tôi gõ vào google dòng intitle:“Java ebook” ,kết quả sẽ khả quan hơn bước trên rất nhiều .Nên lưu ý rằng titles luôn phản ánh nội dung của trang web .Vì vậy search với function title sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với cách search keyword đơn giản .Theo mặc định google sẽ đánh giá nội dung trang web,do đó nếu tìm theo titles thông tin sẽ không cô đọng hơn . Inurl : hạn chế kết quả tìm kiếm trong urls . Ví dụ bạn nhập dòng inurl:java world thì kết quả trả về là www.javaworld.com .Đây là một function bạn nên dùng nếu bạn nhớ “mang máng” một url nào đó và muốn tìm lại . Inanchor : tìm kiếm dựa vào phần text chứa liên kết .Vdu bạn nhập vào inanchor : O'Reilly and Associates thì kết quả sẽ tham chiếu đến O'Reilly and Associates Filetype : tìm kiếm theo tên mở rộng file, ở ví dụ đầu tiên tôi muốn tìm kiếm một vài ebook java .Bây giờ để hiệu quả hơn tôi sẽ chỉ ra phần mở rộng của tập tin .Nhập vào google chuỗi sau : Java ebook filetype:chm (chm là chuẩn file help của microsoft và thường được dùng để làm ebook do tính tiện lợi của nó) hoặc java ebook filetypedf (pdf là chuẩn file của ebook cũng được dùng làm ebook) .Nice,tôi đã có được thứ cần tìm rồi đó . Bạn đang học photoshop và muốn tìm chút ít tài liệu về phần mềm này; nhưng khi gõ từ learn photoshop lên google thì có quá nhiều thông tin hiện ra nhưng lại ngại kiểm tra toàn bộ những link này; không sao, Google có cách đấy: filetype: doc "learn photoshop" ----> tìm tài liệu file word filetype: pdf “learn photoshop” -----> tìm tại liệu file Adobe Reader filetype: pdf “graphic design” ------> tìm tài liệu lien quan đến graphic design Cache : xem thông tin của trang web chứa trong cache của google .Đây là một tính năng rất hay của google,mặc dù trang web bạn muốn xem không còn hiện hữu trên Internet nữa nhưng google vẫn lưu lại rất nhiều thông tin bên trong cache .Biết đâu bạn có thể tìm được nhiều thông tin cần thiết bằng cách này thì sao ? cache:www.yahoo.com [site: ] Cú pháp “site:” giới hạn Google chỉ truy vấn những từ khóa xác định trong một site hoặc tên miền riêng biệt. Ví dụ: “exploits site:hackingspirits.com” (không có ngoặc kép) sẽ tìm kiếm từ khóa “exploits” trong những trang hiện có trong tất cả các link của tên miền “hackingspirits.com”. Không có khoảng trống nào giữa “site:” và “tên miền”. [ link: ] Cú pháp “link:” sẽ liệt kê những trang web mà có các liên kết đến đến những trang web chỉ định. Ví dụ : chuỗi “link:www.securityfocus.com” sẽ liệt kê những trang web có liên kết trỏ đến trang chủ SecurityFocus. Chú ý không có khoảng trống giữa "link:" và URL của trang Web. [ related: ] Cú pháp “related:” sẽ liệt kê các trang Web "tương tự" với trang Web chỉ định. Ví dụ : “related:www.securityfocus.com” sẽ liệt kê các trang web tương tự với trang chủ Securityfocus. Nhớ rằng không có khoảng trống giữa "related:" và URL của trang Web. [ intext: ] Cú pháp “intext:” tìm kiếm các từ trong một website riêng biệt. Nó phớt lờ các liên kết hoặc URL và tiêu đề của trang. Ví dụ: “intext:exploits” (không có ngoặc kép) sẽ cho kết quả là những liên kết đến những trang web có từ khóa tìm kiếm là "exploits" trong các trang của nó. Trick : Directory Indexing – truy cập cấp thư mục Bạn muốn truy cập vào các directory trên web để download thay vì một vài file mà là cả một tá files. Nếu muốn truy cập các thư mục chứa nhạc thì nhập vào chuỗi sau intitle:”index of” music,còn muốn truy cập các thư mục chứa ebook thì nhập intitle:”index of” ebook ,một list các link sẽ hiện ra,công việc còn lại là tìm xem có thứ mình cần hay không .Đây là cách rất hay bởi vì người ta thường đặt các file trong một thư mục và dấu chúng đi bằng file index.html (hay là một trang nào đó),cách này sẽ by pass và get tất cả những file chứa trong thư mục ! • Lệnh tìm kiếm thông tin phục vụ cho mục đích nhất định - Cấu trúc: "mục đích" text "nội dung" - Ví dụ: vulnerabilities text yahoo (tìm kiếm danh sách, chi tiết về những lỗ hổng bảo mật bằng công cụ tìm kiếm Yahoo). * Lệnh tháo gỡ rắc rối về một chủ đề - Cấu trúc: "mục đích" help "nội dung" - Ví dụ: vulnerabilities help yahoo * Lệnh tìm kiếm những thông tin mới nhất - Cấu trúc: What's news * Lệnh tìm kiếm đối với các cụm từ nhất định - Cấu trúc: "+" search - Vì Google có xu hướng bỏ qua một số từ hoặc kí tự thông dụng như: "where" và "how", các con số đơn và chữ cái, nên nếu trong từ khoá của bạn những từ này, bạn cần phải cho thêm dấu "+" vào trước (nhớ là có khoảng trắng trước dấu "+"). - Ví dụ: Bạn cần tìm kiếm bộ film Star Wars tập 1, thay vì bạn gõ cả cụm từ Star Wars Episode I vào ô tìm kiếm, bạn cần chia từ khoá này thành 2 phần vì nó có chứa con số (số 1): * Lệnh loại trừ - Cấu trúc: "-" search Trong nhiều trường hợp, từ khoá của bạn có thể khiến công cụ tìm kiếm cho ra nhiều kết quả không mong muốn, chính vì vậy bạn cần phải bổ xung dấu "-" (loại trừ trước những khái niệm bạn không muốn hiển thị. - Ví dụ: từ "bass" trong tiếng Anh có 2 nghĩa, vừa chỉ tên một loại cá, vừa có liên quan tới âm nhạc. Nếu bạn chỉ muốn tìm kiếm nghĩa "cá" của từ này mà không quan tâm tới nghĩa "âm nhạc", bạn cần phải cho thêm dấu "-" vào trước từ "music": • Bạn đang tìm thông tin về “công nghệ thông tin”, bạn tin chắc rằng thằng ThanhNiên nội dung không mấy hấp dẫn nên muốn Google không tìm tới trang này. Okie, kết quả sẽ làm bạn không mấy thất vọng. “cong nghe thong tin" -site:thanhnien.com.vn “corel draw” -12 ------> tìm kiếm thông tin lien quan đến corel nhưng loại trừ corel 12. “photoshop *” +7 +8 ---------> tìm thông tin photoshop, nhưng chỉ kiếm từ 7 và 8. * Tìm từ đồng nghĩa - Cấu trúc: " ~" Searches Bạn không chỉ muốn tìm kiếm một từ khoá đặc biệt mà còn muốn tìm từ đồng nghĩa của nó? Hãy đặt dấu "~" vào trước chúng: • Tìm kiếm logic: Bạn muốn tìm thật nhiều, nghiên cứu cũng thật nhiều nhưng ngại ngùng gõ thật nhiều trên Google; Có cách nào tìm cung lúc không? Filetype: pdf (graphic design|logo design|photoshop cs) -----> t ìm ebook liên quan đ ến graphic design, photoshop cs hoặc logo
Tài liệu liên quan