Trước thế kỷ thứ IX, về phương diện ngôn ngữ, Nhật Bản vẫn ở trong tình trạng
“ngôn văn phân ly” (tiếng nói và chữ viết chưa thống nhất với nhau). Nghĩa là ở thời đó,
người Nhật Bản vẫn nói ngôn ngữ cổ xưa bản địa, nhưng họ chưa có một hệ thống ngôn
ngữ riêng để ghi lại tiếng nói của mình.
Vào khoảng thế kỷ thứ IV (TCN), có một số cư dân Trung Quốc xuyên qua bán
đảo TriềuTiên và Đông Hải di cư đến Nhật Bản. Trong lịch sử nhân loại học Nhật Bản,
người ta gọi người Trung Quốc di cư đến Nhật Bản trong khoảng thời gian bảy tám trăm
năm, từ thế kỷ thứ IV (TCN) đến thế kỷ thứ III, là “Tần Hán độ lai nhân” (gọi tắt
là Người Tần Hán), còn những lưu dân Trung Quốc di cư đến Nhật Bản trong giai đoạn
từ sau thế kỷ thứ III là “Tân Hán nhân” (người Hán mới). “Người Tần Hán” và “Người
Hán mới” chính là một bộ phận tổ tiên của dân tộc Nhật Bản ngày nay. Khi người Hoa
di cư đến đảo quốc Nhật Bản, họ mang theo mình cả những kỹ thuật sản xuất và Hán tự,
Hán văn sang xứ sở hoa anh đào.
8 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thư tịch chữ Hán tại Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thư tịch chữ Hán tại
Nhật Bản
Trước thế kỷ thứ IX, về phương diện ngôn ngữ, Nhật Bản vẫn ở trong tình trạng
“ngôn văn phân ly” (tiếng nói và chữ viết chưa thống nhất với nhau). Nghĩa là ở thời đó,
người Nhật Bản vẫn nói ngôn ngữ cổ xưa bản địa, nhưng họ chưa có một hệ thống ngôn
ngữ riêng để ghi lại tiếng nói của mình.
Vào khoảng thế kỷ thứ IV (TCN), có một số cư dân Trung Quốc xuyên qua bán
đảo Triều Tiên và Đông Hải di cư đến Nhật Bản. Trong lịch sử nhân loại học Nhật Bản,
người ta gọi người Trung Quốc di cư đến Nhật Bản trong khoảng thời gian bảy tám trăm
năm, từ thế kỷ thứ IV (TCN) đến thế kỷ thứ III, là “Tần Hán độ lai nhân” (gọi tắt
là Người Tần Hán), còn những lưu dân Trung Quốc di cư đến Nhật Bản trong giai đoạn
từ sau thế kỷ thứ III là “Tân Hán nhân” (người Hán mới). “Người Tần Hán” và “Người
Hán mới” chính là một bộ phận tổ tiên của dân tộc Nhật Bản ngày nay. Khi người Hoa
di cư đến đảo quốc Nhật Bản, họ mang theo mình cả những kỹ thuật sản xuất và Hán tự,
Hán văn sang xứ sở hoa anh đào.
Do sự xuất hiện của một số lượng khá đông đảo những “người Tần Hán” và
“người Hán mới” như vậy, cho nên ở Nhật Bản đã hình thành lớp người sử dụng chữ
Hán và sáng tác bằng Hán văn. Có thể nói rằng lớp người này là giai tầng trí thức sớm
nhất của dân tộc Nhật. Ngôn ngữ mà người Nhật cổ sử dụng vẫn là tiếng Nhật, nhưng đã
được ghi lại bằng chữ Hán. Chính vì vậy, những thư tịch đầu tiên của Nhật Bản cũng
đều được viết bằng Hán tự. Tài liệu cổ xưa nhất mà người Nhật Bản hiện còn lưu giữ
được là Uy quốc vương Vũ trí Tống Thiệu đế biểu. Đây là “quốc thư” của quốc vương
Nhật Bản đương thời gửi cho Tống Thuận đế của Trung Quốc thời Nam Triều (thế kỷ
V) nói về tình hình chính trị và quân sự Nhật Bản lúc đó. Bức thư này được viết bằng
Hán văn và sử dụng thể biền ngẫu của Trung Quốc. Vì vậy, trong lịch sử phát triển văn
hoá Nhật Bản, trước khi người Nhật sáng tạo ra chữ viết riêng, thì ở nước Nhật đã hình
thành một hệ thống văn hoá thư tịch bằng chữ Hán, và người Nhật gọi đó là “hệ thống
văn học Hán”. Ví dụ bộ tuyển tập văn học đầu tiên của Nhật Bản là Hoài phong tập, đây
là thi tập được hợp thành từ hơn 120 bài thơ chữ Hán của 60 tác giả người Nhật. Hệ
thống “văn học Hán” trong văn hoá Nhật Bản ấy đã chứng minh quan hệ gắn bó về văn
hoá giữa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản có từ thời xa xưa ().
Căn cứ vào những ghi chép trong các sử sách hiện còn lưu giữ được, thì các thư
tịch chữ Hán được truyền đến Nhật Bản sớm nhất là vào “năm thứ 16 thời thiên hoàng
Ứng Thần”. Cuốn sách tối cổ của Nhật Bản hiện còn là Cổ sự ký viết: “Thiên hoàng Ứng
Thần mệnh lệnh cho nước Paeckche (Bách Tế/Triều Tiên) nếu có người hiền thì hãy
dâng lên. Người được dâng lên theo lệnh thiên hoàng có tên là Wani (Hoà Nhĩ Cát Sư)
cùng với 10 quyển Luận ngữ, 1 quyển Thiên tự văn, tổng cộng là 11 quyển”. Mà thiên
hoàng Ứng Thần là một vị quốc vương trong truyền thuyết của Nhật Bản, không có niên
đại xác thực, theo sự suy tính của nhà sử học Nhật Bản quyền uy Inoue Mitsuharu thì,
thời gian được ghi lại ở đây ước chừng vào khoảng nửa sau thế kỷ thứ IV TCN, tương
đương với cuối thời Nam Bắc Triều và đầu thời Tuỳ Đường bên Trung Quốc. Tên chữ
Hán của nhân vật Wani này là Vương Nhân, tuy ông được cho là người Paeckche đến
đảo quốc Nhật Bản, nhưng theo sự suy đoán của tôi, Vương Nhân có khả năng là người
tộc Hán di cư đến bán đảo Triều Tiên, hay chí ít, ông cũng là một hậu duệ của người
Hán sống ở Triều Tiên. Chính Vương Nhân là người đầu tiên đem Luận ngữ và Thiên tự
văn của Trung Quốc đến Nhật Bản.
Bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ III TCN, những người Ainu (Proto-Japanes) đã dần
dần bị dồn về phương Bắc, họ phát triển sản xuất trên cơ sở canh tác nông nghiệp (trồng
lúa) và sử dụng đồ sắt, chuẩn bị thành lập một quốc gia cổ đại. Trong quá trình này, nhu
cầu bức thiết của những người cầm quyền là phải có những nguyên tắc chính trị để lập
quốc trị dân. Trong khi đó, học thuyết Nho gia đã rất phát triển và lý luận chính trị của
nó đã nhanh chóng được người Nhật Bản chú ý. Chính vì thế, Luận ngữ là sự lựa chọn
đầu tiên trong số các thư tịch được truyền vào Nhật Bản. Thiên tự văn cũng được đưa
vào Nhật để đáp ứng nhu cầu học tập chữ Hán, Hán văn và văn hoá Trung Quốc; đây
cũng là yêu cầu cơ bản nhất của giai cấp thống trị Nhật Bản. Từ đó về sau, thư tịch
Trung Quốc truyền vào Nhật Bản ào ạt. Và lúc này, Phật giáo cũng bắt đầu thâm nhập
đất Nhật, hơn nữa, những kinh điển Phật giáo truyền vào Nhật Bản đương thời cũng đều
được viết bằng chữ Hán. Đó là những ngọn nguồn cơ bản nhất nuôi dưỡng văn hoá và tư
tưởng tinh thần của tầng lớp trí thức Nhật Bản cổ đại.
Nhật Bản cổ đại, bắt đầu từ thời Thiên hoàng, người ta đã rất chú ý đến việc đọc
và học tập các kinh điển, thư tịch của Trung Quốc. Sau khi nhà nước cổ đại Nhật Bản
được kiến lập, chính phủ đã nhanh chóng tổ chức cơ cấu các: Hoằng văn viện, Thái
chính quan văn điện, Nhà đại học, Điện hiệu thư, Thư viện sưu tập và gìn giữ các thư
tịch chữ Hán. Ví dụ “Thư viện” lúc đó là văn khố của hoàng gia, qua mấy lần đổi tên,
ngày nay nó được gọi là “Cung nội sảnh thư lăng bộ” (viết tắt là Sảnh thư). Sảnh thư
được xây dựng vào năm 701, đến nay đã hơn 1.300 năm tuổi, hiện tại nó vẫn là nơi cất
giữ thư tịch Trung Quốc cổ xưa nhất của Nhật Bản. Cho đến nay, người ta vẫn chưa xác
định được số lượng sách vở trong văn khố hoàng gia này là bao nhiêu. Theo sự điều tra
của chúng tôi, số Hán tịch trong Sảnh thư này gồm có: 6 loại tả bản thời Đường, 72 loại
san bản thời Tống, 1 bộ san bản kinh Đại tạng được viết trên 6.263 thiếp lụa thời Tống,
69 loại san bản và 5 loại tả bản thời Nguyên, 970 loại san bản và 1 san bản kinh Đạo
tàng viết trên 4.115 thiếp lụa thời Minh. Ngoài ra, Sảnh thư này còn có khoảng một trăm
loại thư tịch cổ chữ Hán thời Koryo của Triều Tiên và các tả bản viết bằng chữ Hán của
chính người Nhật Bản từ thời Nara đến thời Edo, cùng với các bản khắc in chữ Hán từ
thời Ngũ Sơn về sau. Nhưng đây không phải là toàn bộ, vì có một số tàng thư của hoàng
gia vẫn còn đang nằm rải rác trong các hoàng thất, số thư tịch này, hiện chúng tôi vẫn
chưa được thấy.
Số thư tịch Trung Quốc phong phú và quý giá được sưu tập và lưu giữ trong văn
khố hoàng gia trong 1.300 năm ấy, quả thực là hiếm thấy trên thế giới. Rất nhiều Thiên
hoàng Nhật Bản đã tìm hiểu văn hoá Trung Quốc qua những thư tịch đó, nó cũng có tác
dụng quan trọng đối với văn hoá và đạo đức người Nhật Bản cổ xưa.
Hãy lấy thế kỷ thứ IX làm ví dụ. Năm 814, thiên hoàng Tha Nga (Saga) lên ngôi
và trong khoảng thời gian không đầy bốn năm, ông đã ra sắc lệnh biên soạn hai tập thơ
chữ Hán là Lăng Vân tập và Văn hoa tú lệ tập. Năm 827, thiên hoàng Hưởng Hoà lại ra
sắc lệnh biên soạn tập thơ văn chữ Hán Kinh quốc tập. Trong lịch sử văn hoá Nhật Bản,
ba tập sách này được gọi làSắc lệnh tam tập, toàn bộ nội dung trong đó đều viết bằng
chữ Hán. Năm 833, thiên hoàng Nhân Minh lại mở lớp nghiên cứu bộ Quần thư trị
yếu của Nguỵ Trưng (thời Đường, Trung Quốc) soạn trong cung đình. Năm 855, thiên
hoàng Văn Đức ra sắc lệnh soạn Tục Nhật Bản hậu ký bằng Hán văn. Năm 860, thiên
hoàng Thanh Hoà ra sắc lệnh phổ biến sách Hiếu chú (do Đường Huyền tông chú thích)
ra toàn Nhật Bản. Năm 879, thiên hoàng Dương Thành ra sắc lệnh biên soạn bộ ký sự
cung đình đầu tiên của Nhật Bản: Văn Đức thực lục, mô phỏng theo thể thực lục của
Trung Quốc. Năm 892, thiên hoàng Vũ Đa ra sắc lệnh soạn tiếp bộ Văn Đức thực lục, lại
lệnh soạn tiếp bộ Tam đại thực lục theo thể thực lục của Trung Quốc. Trong khoảng thời
gian một trăm năm này, bảy đời thiên hoàng đều đọc thư tịch chữ Hán và viết bằng Hán
văn, xem đó là nhiệm vụ cấp thiết trong việc xây dựng văn hoá quốc gia Nhật Bản.
Cho đến nay, mục lục thư tịch chữ Hán hoàn chỉnh nhất của Nhật Bản hiện còn
giữ được là Bản triều kiến tại thư mục lục, sau này người ta còn gọi là Nhật Bản quốc
kiến tại thư mục lục do Đại học đầu (tương đương hiệu trưởng trường Thái học) đương
thời là Fujiwara Suketsugi biên soạn vào thế kỷ thứ IX dựa trên những thư tịch quan
phương. Thư mục này bao gồm các sách vở chữ Hán của Nhật Bản và các nước khác,
gồm 1.568 bộ (17.209 quyển). Số điển tịch này tương đương với 50% số điển tịch thời
Tuỳ và tương đương với 51.2% số điển tịch thời Đường của Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ
IX, mà một quốc gia có đến một nửa số sách vở được ấn hành là của một quốc gia khác,
thì đây quả thực là điều hết sức đáng kinh ngạc, là chuyện độc nhất vô nhị trong lịch sử
văn hoá nhân loại đương thời.
Quý tộc thời cổ Nhật Bản là tầng lớp nắm bắt chữ Hán và văn hoá Hán sớm nhất.
Mà ở xã hội cổ đại Nhật Bản, là thời kỳ văn hoá quý tộc chiếm vị trí chủ lưu. Các quý
tộc và phần tử trí thức thời kỳ này, bao gồm trong đó cả hoàng thất, đều lấy văn minh
Trung Quốc làm tiêu chuẩn, và họ rất quý trọng các sách vở chữ Hán.
Đương thời, trong tập Trì đình ký (năm 982) của học giả trứ danh Yoshi no
Yashutane từng miêu tả thú vui trong ngày của ông như sau: “Sau khi dùng cơm, vào
thư phòng, mở sách ra, gặp hiền nhân xưa. Thấy Hán Văn đế là chúa thời khác mà biết
tiết kiệm an dân, thấy Bạch Cư Dị là bậc thầy nhà Đường ở thời khác mà giỏi thơ ca và
quy y Phật pháp, thấy Trúc lâm thất hiền thời Tấn là bằng hữu thời khác, tuy thân ở nơi
triều chính, mà chí ở lâm tuyền. Ta gặp được hiền chúa, hiền sư, hiền hữu, một ngày mà
có ba cuộc tao ngộ, vậy là cuộc đời có ba niềm vui”.
Đây là một đoạn miêu tả rất điển hình, nó đã thể hiện quan niệm của trí thức quý
tộc Nhật Bản thời Heian đối với văn hoá Trung Quốc như thế nào. Chính vì tầm quan
trọng của thư tịch Trung Quốc như vậy, cho nên người Nhật đã tìm nhiều con đường để
có được Hán tịch. Mà chủ yếu nhất trong các con đường ấy là dựa vào những trí thức
Nhật Bản đến Trung Quốc du học. Những người này khi sang Trung Quốc, họ sưu tầm
rất nhiều thư tịch chữ Hán, sau đó đem về Nhật.
Đến đầu thế kỷ XI, nữ sĩ Nhật Bản Murashaki Shikibu đã sáng tác tiểu thuyết
trường thiên Truyện chàng Genji (Nguyên thị vật ngữ), đây được xem là bộ tiểu thuyết
tả thực sớm nhất trên thế giới. Trong bộ tiểu thuyết với 152 tình tiết phát triển truyện
này, Murashaki đã dẫn dụng tới 131 đoạn văn trong thư tịch Trung Quốc. Điều này
chứng tỏ rằng ở Nhật Bản thời đó, Hán tịch đã được phổ biến rộng rãi. Hơn nữa, thư tịch
chữ Hán còn thâm nhập vào quan niệm văn hoá của các trí thức Nhật Bản, trở thành
điểm tựa quan trọng không thể thiếu trong tư duy của họ.
Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XII, quyền lực chính trị ở Nhật đi vào tình trạng đa
nguyên. Lúc này, các võ sĩ trở thành chủ thể quyền lực, đứng đầu là các Tướng quân
(Shôgun). Các tập đoàn này chiến đấu tranh giành quyền lực với nhau hơn 400 năm,
người ta thường gọi đây là “Thời Chiến Quốc” trong lịch sử Nhật Bản. Ở Nhật Bản
trước Trung thế kỷ, thư tịch chữ Hán chủ yếu nằm trong tay của quý tộc cung đình và
tầng lớp trí thức. Nhưng từ thời Trung thế kỷ trở đi, tầng lớp võ sĩ nổi lên và nhiệm vụ
của họ lúc này là thâu đoạt quyền lực trong tay của các đại thần của triều đình. Sử Nhật
Bản đã gọi tập đoàn cung đình (bao gồm cả tầng lớp quan liêu và trí thức) là “Công gia”,
và gọi các tập đoàn võ sĩ do các Shôgun đứng đầu là “Vũ gia”. Trong quá trình vươn
lên, “Vũ gia” cố gắng tìm kiếm một loại hình thái tinh thần phù hợp với tình hình đời
sống và trạng thái tâm lý của họ. Hay nói một cách đơn giản, vì họ luôn đứng giữa sự
sống và cái chết (vì họ là các võ sĩ, chiến binh – ND), cho nên các võ sĩ rất cần một điểm
tựa về tinh thần. Mà đối với những tông phái Phật giáo như Hoa Nghiêm, Thiên Thai,
Mật tông thì từ sự tín ngưỡng đến thành Phật, các tín đồ phải trải qua một quá trình tu
luyện rất dài lâu, phải khổ công nghiên cứu các Phật điển uyên áo, rồi còn phải tham gia
các Pháp hội phức tạp khác, do vậy, con đường này rất không thích hợp với họ. Trong
khi đó, Thiền tông đang phát triển mạnh ở Trung Quốc với khẩu hiệu “Phóng hạ đồ đao,
lập địa thành Phật” (Vứt bỏ giới đao, lập tức thành Phật). Thứ giáo nghĩa đơn giản, rõ
ràng và con đường đắc đạo tốc thành mà Thiền tông rao giảng, đã thu hút được sự chú ý
và cảm tình sâu sắc của các Shôgun cũng như Samurai Nhật Bản. Và điều quan trọng
hơn nữa là, trong quá trình tranh đoạt quyền lực chính trị, các Shôgun và Samurai cũng
muốn nhanh chóng nắm lấy quyền lực tôn giáo. Khi đó, Phật giáo nguyên hữu là một
trong những thế lực của phái “Công gia”, cho nên phái “Vũ gia” muốn lấy Thiền tông
làm ngọn cờ tín ngưỡng để đối kháng với phái “Công gia”.
Bởi được sự ủng hộ của tầng lớp Shôgun và Samurai, nên Thiền tông ở Nhật Bản
đã có những bước phát triển lớn lao. Đương thời, các tăng lữ Nhật Bản sang Trung Quốc
học Phật pháp, nghiên cứu giáo lý Thiền tông được gọi là “Nhập Tống tăng”, “Nhập
Nguyên tăng”.
Pháp lý của Thiền tông Trung Quốc đương thời có sự khác biệt rất xa so với các
tông phái Phật giáo ngoại truyền khác, nó lại còn có quan hệ với cả Nho học. Từ khi
Phật giáo truyền vào Trung Quốc, gặp sự đối kháng của Nho học, hai hệ thống tư tưởng
lớn này về cơ bản như “thuỷ hoả bất tương dung” (nước – lửa không dung nhau) cùng
tồn tại trong một xã hội. Song, Phật học lúc đó đã thay đổi và lấy Thiền tông làm chủ
lưu, Nho học lúc ấy cũng thay đổi, biến thành “Tống học”. Từ đó, Nho – Phật tương bổ
cho nhau, những tăng lữ sang Trung Quốc du học đương thời, vừa học Phật lý, lại kiêm
luôn cả ngoại học (tức Tống học, lấy học thuyết Trình – Chu làm hạt nhân). Khi các tăng
lữ này đem pháp lý Thiền tông về nước, đồng thời họ cũng đem về cả những trước tác
tân Nho Tống học của Trung Quốc.
Năm 1211, Nhật Bản tăng là Shunjo từ Trung Quốc quay về nước, ông từng học
Thiền tham định ở Kính Sơn (Hàng Châu, Trung Quốc). Shunjo đem về hơn 1200 quyển
Phật điển, 919 quyển phi Phật điển – cái này nhà Phật gọi là “ngoại điển Hán tịch”.
Trong số các “ngoại điển” đó, có Tứ thư tập chú của Chu Hy. Hơn ba mươi năm sau,
năm 1247, một người Nhật Bản là Makiko đã trích lấy phần Luận ngữ tập chú trong
bộ Tứ thư tập chú của Chu Hy do Shunjo đem về Nhật, và tiến hành khắc in (bản gỗ).
Đây là bản khắc in phi kinh Phật đầu tiên ở Nhật và có ý nghĩa như một dấu mốc quan
trọng trong lịch sử văn hoá Nhật Bản.