Thực hành hóa nguyên tố

BÀI 1: HIDRO Thí nghiệm 1: Điều chế hidro bằng cách cho kẽm tác dụng với axít. * Hóa chất và dụng cụ: Kẽm hạt, dung dịch H2SO4 10%; ống nghiệm có nút; ống dẫn khí một đầu vuốt nhọn; cặp gỗ đèn cồn. * Tiến hành thí nghiệm: a) Lấy ống nghiệm đựng khoảng 1-2ml dung dịch H2SO4 10%. Nghiêng ống nghiệm, cho vài hạt kẽm chạy trượt theo thành ống (tại sao?). Đậy ống nghiệm bằng nút có mang ống dẫn khí đầu vuốt nhọn. Chú ý cần cho thêm vài giọt dễ dung dịch CuSO4 vào hỗn hợp phản ứng Quan sát hiện tượng. Viết phương trình phản ứng. b) Lấy một ống nghiệm khác nhỏ hơn úp lên ống thủy tinh, khoảng 1 phút, dùng ngón tay cái bịt chặt miệng ống nghiệm, để miệng ống lại gần ngọn lửa đèn cồn, sẽ có tiếng nổ; tiếp tục làm như thế đến khi không còn tiếng nổ hoặc tiếng nổ bé thì thôi. Rút ống nghiệm nhỏ, châm lửa đốt đầu thủy tinh vuốt nhọn. Quan sát màu ngọn lửa khí hidro.

pdf55 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực hành hóa nguyên tố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM KHOA HÓA MAI VĂN NGỌC Tài liệu lưu hành nội bộ - 2004 THỰC HÀNH HÓA NGUYÊN TỐ BÀI 1: HIDRO Thí nghiệm 1: Điều chế hidro bằng cách cho kẽm tác dụng với axít. * Hóa chất và dụng cụ: Kẽm hạt, dung dịch H2SO4 10%; ống nghiệm có nút; ống dẫn khí một đầu vuốt nhọn; cặp gỗ đèn cồn. * Tiến hành thí nghiệm: a) Lấy ống nghiệm đựng khoảng 1-2ml dung dịch H2SO4 10%. Nghiêng ống nghiệm, cho vài hạt kẽm chạy trượt theo thành ống (tại sao?). Đậy ống nghiệm bằng nút có mang ống dẫn khí đầu vuốt nhọn. Chú ý cần cho thêm vài giọt dễ dung dịch CuSO4 vào hỗn hợp phản ứng Quan sát hiện tượng. Viết phương trình phản ứng. b) Lấy một ống nghiệm khác nhỏ hơn úp lên ống thủy tinh, khoảng 1 phút, dùng ngón tay cái bịt chặt miệng ống nghiệm, để miệng ống lại gần ngọn lửa đèn cồn, sẽ có tiếng nổ; tiếp tục làm như thế đến khi không còn tiếng nổ hoặc tiếng nổ bé thì thôi. Rút ống nghiệm nhỏ, châm lửa đốt đầu thủy tinh vuốt nhọn. Quan sát màu ngọn lửa khí hidro. Giải thích qúa trình thí nghiệm. Ghi chú: Khi điều chế một lượng lớn hidro, có thể sử dụng bình kíp, với hóa chất như trên, nhưng cần mở vòi bình kíp cho khí hidro đuổi hết không khí ra khỏi bình (phương pháp thử như trên), sau đó khóa bình kíp lại, lúc này trong bình kíp chỉ chứa khí hidro mà không còn không khí (tránh hỗn hợp nổ bất ngờ). CÂU HỎI 1. Có thể thay dung dịch H2SO4 bằng dung dịch HCl được không? Làm thế nào để loại hơi HCl và hơi nước có lẫn trong luồng khí H2? 2. Tại sao lại nghiêm cấm việc bảo quản tích trữ khí hidro trong các bình chứa khí (gasomet)? 3. Tại sao khi dùng kẽm tinh khiết để điều chế khí hidro, người ta thường nhỏ vài giọt CuSO4 vào dung dịch H2SO4? Thí nghiệm 2: Điều chế khí hidro bằng cách cho nhôm tác dụng với dung dịch kiềm. * Hóa chất và dụng cụ: Nhôm kim loại; dung dịch NaOH 1N; ống nghiệm. * Tiến hành thí nghiệm: Cho một ít nhôm vụn vào ống nghiệm đựng khoảng 1-2ml dung dịch NaOH 1N Quan sát hiện tượng. Viết phương trình phản ứng. CÂU HỎI 1. Cho biết vai trò của NaOH trong thí nghiệm trên? 2. Có thể thay thế dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH, dung dịch NH4OH, nước vôi trong được không? Giải thích? Thí nghiệm 3: Tác dụng của khí hidro với oxi. * Hóa chất và dụng cụ: Kẽm hạt, axit sunfuric 10%, Kali clorat, mangan dioxit, bình kíp điều chế khí hidro, bình chứa khí oxi, ống nghiệm, đèn cồn. * Tiến hành thí nghiệm: Khí hidro được điều chế từ bình kíp với kẽm và axit sunfuric 10%, khí oxi được điều chế bằng phương pháp nhiệt phân kali clorat có mangan dioxit làm xúc tác. Lấy khí hidro vào 2/3 thể tích ống nghiệm bằng phương pháp dời chỗ nước, sau đó tiếp tục lấy khí oxi cho đầy phần còn lại của ống nghiệm. Dùng ngón tay cái bịt chặt ống nghiệm. Lót tay bằng khăn , cầm ống nghiệm, đưa miệng ống nghiệm vào gần ngọn lửa đèn cồn, đồng thời mở ngón tay cái ra. Nêu hiện tượng và giải thích. CÂU HỎI Thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của hidro? Thí nghiệm 4: Khử oxit kim loại bằng H2 * Hóa chất và dụng cụ: CuO; bình kíp để điều chế khí hidro từ kẽm và dung dịch H2SO4 ; bình rửa khí với H2SO4 đặc; ống thủy tinh hình chữ V; đèn cồn; gía cặp. * Tiến hành thí nghiệm: 1. Cho một ít bột CuO đã được sấy khô vào đáy ống hình chữ V. Từ bình kíp, cho luồng khí hidro đã được làm khô đi qua ống hình chữ V (hoặc có thể thay ống hình chữ V bằng ống nghiệm khô). Sau một lúc, khí hidro đã đuổi hết không khí ra khỏi toàn bộ hệ thống phản ứng (làm thế nào để biết), dùng đèn cồn đốt nóng đáy ống hình chữ V (đồng thời vẫn cho khí hidro đi qua) cho đến khi phản ứng xong. Tắt đèn cồn, tiếp tục cho khí hidro đi qua cho đến khi ống nghiệm nguội hẳn. Khóa vòi bình kíp. Tháo ống hình chữ V ngâm ống vào cốc đựng HNO3 đặc. Nhận xét hiện tượng. 2. Muốn chứng minh trong qúa trình phản ứng có tạo nước, ta lắp tiếp theo hệ thống dẫn khí ra khỏi bột CuO một ống hình chữ V nữa mà phía trong có chứa CuSO4 khan, thì CuSO4 sẽ hóa thành màu xanh. Ghi chú: 1. Các động tác thí nghiệm cần theo đúng trật tự đã hướng dẫn trên. 2. Cần kiểm tra kĩ xem trong hệ thống đã hết không khí chưa; néu cần thiết đeo kính bảo hiểm, che hệ thống điều chế khí bằng tấm ván, để đề phòng hiện tượng nổ bình kíp bất ngờ. CÂU HỎI 1. Cho biết khi nào phản ứng kết thúc. 2. Tại sao trước khi đốt ống hình chữ V lại phải đuổi hết không khí ra khỏi hệ thống? 3. Tại sao khi phản ứng kết thúc, đã tắt đèn, nhưng vẫn tiếp tục cho khí hidro đi qua ống đến khi ống nguội hẳn? 4. Khí hidro có khả năng khử được những oxit của kim loại nào? Cơ sở của kết luận đó? Thí nghiệm 5: Tác dụng của hidro với dung dịch AgNO3. * Hóa chất và dụng cụ: Dung dịch AgNO3 0,05N; dung dịch Pb(NO3)2 0,5N (hoặc chì acetat); dung dịch KMnO4 trong kiềm; bình kíp dùng điều chế hidro từ Zn và dung dịch axit sunfuric 10%; bình rửa khí ; ống nghiệm. * Tiến hành thí nghiệm: Nối bình kíp với 2 bình rửa khí. Bình thứ nhất chứa chì nitrat (hoặc chì acetat); bình thứ hai chứa dung dịch KMnO4 trong môi trường kiềm. Khí hidro từ bình kíp cuốn theo một ít tạp khí là hidrosunfua (H2S); hidrua asenua (AsH3), khi qua các bình rửa khí, các tạp chất đó bị giữ lại. Nối bình rửa khí thứ hai với ống dẫn khí nhúng vào ống nghiệm có chứa dung dịch AgNO3, sau 10 - 15 phút, dung dịch từ trong suốt không màu chuyển sang màu đen: 2Ag+ + H2 ⎯→ 2Ag + 2H+ CÂU HỎI 1. Viết phương trình phản ứng: Pb(NO3)2 + H2S ⎯→ ? KMnO4 + KOH + AsH3 ⎯→ ? AgNO3 + H2S ⎯→ ? AgNO3 + AsH3 + H2O ⎯→ ? Từ đó nêu tác dụng của các bình rửa khí chứa dung dịch chì nitrat và kali pemanganat. 2. Trong thí nghiệm trên có thể thay H2SO4 bằng dung dịch HCl được không? 3. Vì sao có các tạp chất khí H2S và AsH3 Thí nghiệm 6: So sánh tính khử của hidro phân tử và hidro nguyên tử. * Hóa chất và dụng cụ: Dung dịch sắt (III) clorua loãng; dung dịch NaOH 10%; dung dịch H2SO4 10%; dung dịch KMnO4 0,005N; kẽm hạt; bình kíp để điều chế hidro; từ kẽm và H2SO4; bìa cứng màu trắng; gía; cặp. * Tiến hành thí nghiệm: 1. Ống nghiệm đựng khoảng 4 ml dung dịch FeCl3, Thêm vào 4-5 giọt dung dịch H2SO4 10%. Chia dung dịch vào 2 ống nghiệm: Ống 1: cho thêm vài hạt kẽm. Ống 2: cho khí hidro từ từ đi qua. Sau 5-10 phút, so sánh màu sắc ở 2 ống nghiệm. Nhỏ vào mỗi ống vài giọt dung dịch NaOH hoặc dung dịch KSCN. Nhận xét màu của kết tủa. 2. Ống nghiện khác đựng 2ml dung dịch KMnO4 0,005N, thêm vào 4ml dung dịch H2SO4 10%. Trộn đều. Chia dung dịch vào 3 ống nghiệm: Ống 1: để so sánh. Ống 2: cho thêm vài hạt kẽm. Ống 3: cho khí vứa điều chế từ từ qua dung dịch. Sau 5-10 phút, so sánh màu sắc của dung dịch ở 3 ống nghiệm. Viết phương trình phản ứng. CÂU HỎI 1. Mục đích của thí nghiệm trên? 2. Tại sao hidro mới sinh lại có khả năng hoạt động hơn hidro phân tử. BÀI 2: CÁC HALOGEN Thí nghiệm 1: Điều chế khí clo. * Hóa chất và dụng cụ: Axit clohidric đặc 36%; MnO2; kali dicromat; kali pemanganat; PbO2; giấy tinh bột- iốt; ống nghiệm; đèn cồn; cặp gỗ. * Tiến hành thí nghiệm: Lấy 4 ống nghiệm khô, mỗi ống cho một ít tinh thể sau: Ống 1: MnO2; Ống 2: K2Cr2O7; Ống 3: KMnO4; Ống 4: PbO2. Cho vào mỗi ống vài giọt HCl 36%. Đun nóng nhẹ. Nhận xét màu sắc (qua thành ống nghiệm) và mùi của khí thoát ra. Dùng giấy tẩm hồ tinh bột và KI (giấy tinh bột iốt) đặt vào miệng ống nghiệm để thử khí bay ra. Theo dõi sự thay đổi màu sắc của giấy thử. Ghi chú: Muốn quan sát rõ màu của khí thoát ra cần tránh các chất ôxi trên dính vào thành ống nghiệm. CÂU HỎI 1. Viết phương trình phản ứng. 2. Trong các chất ôxi hóa trên, chất nào mạnh nhất với axít clohidric. Chất nào phản ứng yếu nhất? dựa vào cơ sở nào để kết luận. 3. Sự thay đổi màu của giấy tinh bột-iôt dẫn đến kết luận gì? Thí nghiệm 2: Tác dụng của clo với kim loại. * Hóa chất và dụng cụ: Dùng một trong các phản ứng điều chế clo ở thí nghiệm 1; dây đồng; lọ thu khí rộng miệng có mắp; cặp chén nung; đèn cồn; nước cất. * Tiến hành thí nghiệm: Thu đầy khí clo vào lọ khô, phía dưới đáy lọ có lớp cát mỏng. Lấy một sợi dây đồng uốn xoắn thành hình lò xo. Dùng cặp chén nung cặp sợi dây đồng, nung đỏ trên ngọn đèn và đưa nhanh vào lọ khí clo. Quan sát hiện tượng sợi dây đồng cháy trong khí clo. Khi dây đồng đã cháy xong, đậy nắp lọ, để nguội, cho nước vào đến 1/3 thể tích của lọ, lắc cho khói trong lọ tan hết. để yên, quan sát màu của dung dịch tác thu được. Ghi chú: khi dây đồng cháy không được chạm vào thành lọ! Tại sao phải dùng lọ khô để thu khí clo. Thí nghiệm 3: Tác dụng giữa clo với photpho. * Hóa chất và dụng cụ: Dụng cụ và hóa chất điều chế clo; photpho đỏ; nước cất; lọ thu khí rộng miệng có nắp; thìa thủy tinh; môi đốt; đèn cồn. * Tiến hành thí nghiệm: Thu khí clo vào lọ. Dùng thìa thủy tinh lấy một ít photpho đỏ (bằng hạt đỗ) cho vào môi đốt bằng kim loại, hơ nóng trên ngọn đèn và nhúng nhanh vào lọ khí đựng clo. Quan sát hiện tượng photpho cháy trong photpho clo. Sau khi cháy xong, đổ vào lọ một ít nước và lắc mạnh. Tìm cách thử tính axit của dung dịch thu được. CÂU HỎI Viết phương trình phản ứng trong thí nghiệm trên. Thí nghiệm 4: Tác dụng giữa clo với hidro. * Hóa chất và dụng cụ: Dụng cụ, hóa chất điều chế khí clo; kẽm hạt; H2SO4 loãng; bình kíp; ống nghiệm; đèn cồn. * Tiến hành thí nghiệm: Thu khí clo qua nước vào ống nghiệm, đến một nửa thể tích của ống, sau đó tiếp tục thu khí hidro cho đầy ống. Bịt miệng ống bằng ngón tay cái. Dùng vải lót tay, cầm ngang ống nghiệm, mở ngón tay cái và đưa nhanh miệng ống nghiệm vào gần ngọn lửa đèn cồn. (có hiện tượng nồ). CÂU HỎI 1. Tại sao phải cầm ngang ống nghiệm và phải có vải lót tay? 2. Vì sao xảy ra hiện tượng nổ trong thí nghiệm trên? Thí nghiệm 5: Tác dụng giữa clo với hợp chất hữu cơ. * Hóa chất và dụng cụ: Hóa chất và dụng cụ điều chế khí clo; nên; môi đốt; lọ thu khí miệng rộng có nắp; đèn cồn; nước cất. * Tiến hành thí nghiệm: Thu một lọ khí clo. Gắn một mẫu nến vào môi đốt. Thắp nến, đưa nhanh ngọn nến vào lọ đựng khí clo. Quan sát hiện tượng. Khi nến đã tắt, dùng giấy qùi tẩm ướt đưa nhanh vào miệng lọ. Quan sát hiện tượng. CÂU HỎI 1. Hãy giải thích nguyên nhân gây ra hiện tượng khói đen khi đốt nến trong lọ đựng khí clo? Khói đen đó là chất gì? 2. Dùng giấy qùi tẩm ướt đưa vào miệng lọ để làm gì? Thí nghiệm 6: Điều chế brôm bằng cách cho nước clo tác dụng với dung dịch KBr. * Hóa chất và dụng cụ: Dung dịch KBr 0,5M; nước clo mới điều chế; benzen; ống nghiệm. * Tiến hành thí nghiệm: Dùng hai ống nghiệm: - Ống 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch KBr (thêm vào 2 ml nước để dễ quan sát hiện tượng), thêm từ từ từng giọt dung dịch nước clo. Cẩn thận lắc. Quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch. Cho thêm khoảng 1ml benzen. Cẩn thận lắc. Tiếp tục quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch - Ống 2: Cho vào 5 giọt .dung dịch KBr (thêm vào 2 ml nước để dễ quan sát hiện tượng), thêm từ từ nước clo vào cho đến dư. Quan sát hiện tượng đổi màu của dung dịch. Ghi chú: 1. Brôm tạo ra, nên dung dịch có màu vàng. 2. Brôm tan trong benzen, nên có màu đỏ nâu. 3. Tuyệt đối không dùng ngón tay bịt chặt miệng ống nghiệm khi lắc. CÂU HỎI 1. Viết phương trình phản ứng tạo ra brôm từ thí nghiệm trên. 2. Có thể thay thế dung dịch nước clo bằng luồng khí clo trực tiếp tác dụng với dung dịch KBr được không? 3. Tại sao brôm dễ hòa tan trong benzen hơn trong nước. Thí nghiệm 7: Điều chế brôm bằng cách cho KBr tác dụng với MnO2 khi có mặt của axít sunfuric. * Hóa chất và dụng cụ: KBr; MnO2; axít sunfuric 98%; giấy tinh bột - iốt; ống nghiệm khô; đèn cồn. * Tiến hành thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm khô một ít tinh thể KBr trộn đều với một ít bột MnO2. Cho thêm từ từ từng giọt dung dịch axít sunfuric 98%. Đun nóng nhẹ trên ngọn đèn cồn. Dùng tờ giấy trắng đặt sau ống nghiệm và quan sát màu của hơi brôm thoát ra Dùng giấy tinh bột – KI tẩm ướt bằng nước cất, đặt lên miệng ống nghiệm. Quan sát hiện tượng. CÂU HỎI 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra. 2. Tại sao phải dùng ống nghiệm khô? 3. Đặt giấy tinh bột – iốt (tinh bột và KI) tẩm ướt bằng nước cất lên miệng ống nghiệm để làm gì? Thí nghiệm 8: Điều chế iốt bằng cách cho KI tác dụng với nước clo. * Hóa chất và dụng cụ: Dung dịch KI 0,5M; nước clo mới chế; benzen; ống nghiệm. * Tiến hành thí nghiệm: Lấy 2 ống nghiệm: - Ống 1: Cho 5 giọt dung dịch KI 0,5M vào ống nghiệm, thêm từng giọt dung dịch nước clo cho đến khi dung dịch có màu vàng rõ rệt. Thêm vào 1ml bezen và lắc cẩn thận. Quan sát hiện tượng và giải thích nguyên nhân. - Ống 2: Cho vào 5 giọt dung dịch KI 0,5M, thêm vào từ từ dung dịch nước clo cho đến dư. Quan sát sự đổi màu của dung dịch. CÂU HỎI Nếu cho nước clo dư, hiện tượng có khác không? Sau khi tạo ra iốt, cho benzen vào có mục đích gì? Thí nghiệm 9: Tác dụng giữa iốt với kim loại. * Hóa chất và dụng cụ: Iốt tinh thể; bột nhôm; cối sứ; chày sứ; nước cất. * Tiến hành thí nghiệm: Cho vào cối sứ khô một ít tinh thể iốt (bằng hạt đậu xanh) và một ít bột nhôm. Dùng chày nghiền nhỏ. Quan sát hiện tượng. Cho vào một giọt nước. Thấy gì? Ghi chú: Khi cho nước vào phản ứng xảy ra rất mãnh liệt, phát nhiều nhiệt, phần iốt dư bị thăng hoa tạo hơi màu tím. CÂU HỎI Vai trò của nước trong thí nghiệm trên? Thí nghiệm 10: Sự hòa tan của brôm trong nước. * Hóa chất và dụng cụ: Brôm lỏng; nước cất; KI; NaOH; ống nghiệm. * Tiến hành thí nghiệm: Trong ống nghiệm đựng khoảng 2-3ml nước cất, thêm vào 1-2 giọt dung dịch brôm. Trộn đều. Nhận xét về khả năng hòa tan của brôm trong nước. Chia dung dịch thành 3 phần bằng nhau vào 3 ống nghiệm - Ống 1: dung dịch để so sánh. - Ống 2: cho thêm từng giọt dung dịch bảo hòa KBr. - Ống 3: cho thêm từng giọt dung dịch NaOH. Theo dõi hiện tượng xảy ra ở trong ống 2 và ống 3. So sánh với ống 1 có gì khác. CÂU HỎI Giải thích nguyên nhân xảy ra các hiện tượng đổi màu trong ống 1 và 2. Thí nghiệm 11: Sự hòa tan của iốt trong nước. * Hóa chất và dụng cụ: Iốt tinh thể; KI; nước cất; ống nghiệm. * Tiến hành thí nghiệm: Trong ống nghiệm đựng khoảng 2-3ml nước cất, thêm vào một ít tinh thể iốt. Cẩn thận lắc ống nghiệm, theo dõi khả năng hòa tan của iốt trong nước. Chia dung dịch làm 2 phần vào ống nghiệm: - Ống 1: dùng để so sánh. - Ống 2: thêm vào từng giọt dung dịch KI và lắc mạnh. Quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch. CÂU HỎI Iốt tan ít trong nước, nhưng lại tan nhiều trong dung dịch KI. Giải thích? Thí nghiệm 12: Sự chuyển dịch cân bằng trong dung dịch nước iốt. * Hóa chất và dụng cụ: Dung dịch nước iốt; dung dịch NaOH; dung dịch axít sunfuric loãng 20%; ống nghiệm. * Tiến hành thí nghiệm: Lấy 2 ống nghiệm: - Ống 1: Cho vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch nước iốt, thêm vào từng giọt dung dịch NaOH. Nhận xét hiện tượng. - Ống 2: Cho vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch nước iốt, thêm vào từng giọt dung dịch H2SO4 . Nhận xét hiện tượng. CÂU HỎI Thí nghiệm trên đã chứng minh sự chuyển dịch cân bằng trong dung dịch nước iôùt như thế nào? Viết phương trình phản ứng? Thí nghiệm 13: Khả năng hòa tan của brôm và iốt trong dung môi hữu cơ. * Hóa chất và dụng cụ: Nước brôm; tinh thể iốt; benzen; cacbon disunfua; rượu etylic; ete; nước cất; ống nghiệm. * Tiến hành thí nghiệm: 1. Lấy 5 ống nghiệm, mỗi ống cho 2 giọt dung dịch nước brôm, sau đó pha loãng thêm 2ml nước cất. Một ống dùng để so sánh. Thêm vào các ống còn lại mỗi ống 5-10 giọt lần lượt các dung môi benzen, cacbon disunfua, ete. Cẩn thận lắc đều các ống nghiệm. Nhận xét hiện tượng. So sánh màu sắc của dung dịch sau và trước khi cho thêm các dung môi. 2. Lấy 5 ống nghiệm khác, mỗi ống vài tinh thể iốt. - Ống 1: thêm 1 ml nước dùng để so sánh. - Ống 2: thêm vào 1ml benzen. - Ống 3: thêm vào 1ml cacbon disunfua. - Ống 4: thêm vào 1ml rượu etylic. - Ống 5: thêm vào 1ml ete. Cẩn thận lắc đều cả 4 ống 2, 3, 4, 5. Nhận xét và so sánh hiện tượng ở ống 1 với các ống còn lại. Ghi chú: Trong dung môi mà phân tử không chứa ôxi, iốt tan cho dung dịch màu tím (iốt tan ở dạng phân tử I2). Trong dung môi mà phân tử có chứa ôxi, iốt tan cho dung dịch màu nâu, do iốt tạo nên với các phân tử dung môi những solvat không bền. CÂU HỎI 1. Tại sao brôm và iốt tan nhiều trong dung môi hữu cơ nhưng ít tan trong nước. 2. Khả năng đó thể hiện như thế nào trong các thí nghiệm trên. Thí nghiệm 14: So sánh khả năng hoạt động của các halogen. * Hóa chất và dụng cụ: Dung dịch nước clo; dung dịch nước brôm; dung dịch nước iốt; dung dịch KI; dung dịch hồ tinh bột; dung dịch H2S; ống nghiệm. * Tiến hành thí nghiệm: 1. Trong ống nghiệm đựng 5 giọt dung dịch KBr (thêm vào 2 ml nước, để dễ quan sát), thêm vào từng giọt dung dịch nước clo. Lắc mạnh. Nhận xét hiện tượng. Tiếp tục cho thêm vào nước clo và lắc mạnh. Theo dõi sự thay đổi màu sắc của dung dịch. 2. Trong ống nghiệm đựng 5 giọt dung dịch KI(thêm vào 2 ml nước, để dễ quan sát), thêm vào từng giọt dung dịch nước brôm. Nhận xét hiện tượng. Tiếp tục cho thêm vài giọt hồ tinh bột. Theo dõi sự thay đổi màu sắc của dung dịch. 3. Trong 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng 2ml dung dịch H2S. - Ống 1: thêm vào 2-5 giọt dung dịch nước clo. - Ống 2: thêm vào 2-5 giọt dung dịch nước brôm. - Ống 3: thêm vào 2-5 giọt dung dịch iốt tan trong KI. Lắc đều, quan sát hiện tượng xảy ra trong 3 ống. CÂU HỎI Qua thí nghiệm trên hãy so sánh khả năng hoạt động của các halogen. Giải thích và viết phương trình phản ứng. BÀI 3: HỢP CHẤT CỦA HALOGEN Thí nghiệm 1: Điều chế hidro clorua bằng cách cho axít sunfuric đặc tác dụng với natri clorua. * Hóa chất và dụng cụ: Natri clorua; axít sunfuric 98%; dung dịch natri hidroxit; bình Wurtz; phễu giọt; bình rửa khí với axít sunfuric đặc; ống dẫn khí; lọ thu khí; đèn cồn; gía; cặp. * Tiến hành thí nghiệm: Lắp dụng cụ. Cho vào bình Wurtz 10 gam tinh thể NaCl, cho vào phễu giọt khoảng 20ml dung dịch axít sunfuric 98%. Mở khóa phễu giọt, cho từng giọt axít sunfuric 98% chảy xuống bình Wurtz, dùng đèn cồn đun nóng bình phản ứng. Dùng lọ khô thu khí thoát ra. Đậy kín lọ sau khi thu xong. Nhúng ống dẫn khí vào cốc đựng dung dịch NaOH. Vặn khóa phễu nhỏ giọt. Tắt đèn. CÂU HỎI 1. Tại sao phải dùng lọ khô để thu khí hidro clorua? 2. Tại sao vặn khóa phễu nhỏ giọt rồi mới được tắt đèn? Thí nghiệm 2: Khả năng hòa tan của khí hidro clorua. * Hóa chất và dụng cụ: Hóa chất và dụng cụ điều chế hidro clorua; dung dịch NaOH; dung dịch phenolphtalein; lọ thu khí khô có cắm ống vuốt nhọn dùng làm vòi phun. * Tiến hành thí nghiệm: Lấy một chậu thủy tinh đựng khoảng 2/3 nước, thêm vào vài giọt dung dịch NaOH và vài giọt dung dịch phenolphtalein. Thu đầy khí HCl vào lọ. Nút kín (nút có cắm vòi phun). Úp ngược lọ đựng khí vào chậu nước đã chuẩn bị sẵn ở trên. Nhận xét hiện tượng. CÂU HỎI Tại sao tia nước bắn mạnh vào bình chứa khí? Thí nghiệm 3: Phản ứng khắc thủy tinh. * Hóa chất và dụng cụ: Canxi florua; axít sunfuric 98%; parafin; 2 tấm kính; chổi lông; dao. * Tiến hành thí nghiệm: Dùng chổi lông quét một lớp parafin ( đã nấu chảy) thành một lớp mỏng lên tấm kính. Để nguội, dùng muỗi dao (hoặc đinh nhọn) kẽ hàng chữ tùy ý lên lớp parafin sao cho nét chữ sát vào mặt kính. Lấy một ít bột canxi florua phủ một lớp mỏng lên nét chữ, sau đó nhỏ ít giọt axít sunfuric 98% lên lớp canxi florua. Dùng tấm kính thứ hai đậy lên tấm kính thứ nhất. Chú ý: Chỉ nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào vừa đủ trên lớp bột canxi florua, không được dư, để tránh H2SO4 tóe ra khi đậy miếng kiến thứ hai chồng lên Sau 2-3 giờ, rửa sạch, dùng dao cạo sạch lớp parafin. Quan sát nét chữ ăn sâu vào tấm kính. CÂU HỎI Viết phương trình phản ứng và giải thích nguyên nhân gây ra hiện tượng ăn mòn thủy tinh. Thí nghiệm 4: So sánh tính khử của các ion halogenua. * Hóa chất và dụng cụ: Dung dị