Bài thực hành này giúp cho học viên làm quen với các loại cáp mạng thông dụng dùng cho mạng cục bộ (LAN) hiện nay. Học viên sẽ học cách tạo ra các loại cáp mạng khác nhau, cách thức đánh địa chỉ Ip cho một mạng LAN, thông qua đó có thế kết nối thiết bị tạo thành một mạng LAN cơ bản. Sau khi kết thúc bài thực hành, học viên sẽ có thể:
- Phân biệt và tạo ra các loại cáp mạng dùng cho mạng LAN.
- Đánh địa chỉ cho một mạng LAN.
- Tạo kết nối cho một mạng LAN.
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực hành kết nối mạng IP cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Với chiến lược phát triển toàn diện mang tính chất đón đầu về công nghệ nhằm tạo ra tiềm lực to lớn, đủ sức cạnh tranh về chất lượng và sự đa dạng hóa các dịch vụ giá thành thấp, năng suất lao động cao, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam có chiến lược và kế hoạch chuyển đổi mạng Viễn thông số sang mạng thế hệ sau (NGN). Mạng NGN có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, triển khai dịch vụ một cách đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động, bắt nguồn từ sự tiến bộ của công nghệ thông tin và các ưu điểm của công nghệ chuyển mạch gói nói chung và công nghệ IP nói riêng và công nghệ truyền dẫn quang băng rộng. Cấu trúc của mạng thế hệ sau và các nguyên tắc hoạt động của nó về cơ bản khác nhiều so với cấu trúc của mạng PSTN hiện nay. Do vậy đội ngũ kỹ sư và cán bộ kỹ thuật Viễn thông cần phải được bồi dưỡng cập nhật kiến thức về công nghệ mới này, có như vậy họ mới đủ khả năng và trình độ vận hành khai thác quản lý và triển khai các dịch vụ Viễn thông một cách an toàn và hiệu quả.
Chương trình “Bồi dưỡng kỹ sư điện tử viễn thông về công nghệ IP và NGN” của Tập đoàn được xây dựng với mục đích cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản liên quan tới công nghệ IP và NGN cho các cán bộ kỹ thuật đang trực tiếp quản lý và khai thác hệ thống trang thiết bị tại cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi công nghệ mạng lưới và dịch vụ viễn thông của Tập đoàn.
Cuốn tài liệu “Thực hành kết nối mạng IP cơ bản” bao gồm 2 phần: Phần I: Các bài thực hành kết nối mạng cơ bản. Phần II: Các lệnh tham khảo
Phần 1 của bài thực hành bao gồm 5 bài thực hành chính
Bài 1: Bấm cáp mạng và khai báo địa chỉ IP cho mạng LAN
Bài 2: Những thao tác cơ bản trên Router
Bài 3: Thực hành định tuyến tĩnh
Bài 4: Thực hành giao thức định tuyến RIP
Bài 5: Thực hành giao thức định tuyến IGRP
Phần 2: Các lệnh thực hành thảm khảo trình bày một số lệnh cơ bản, ý nghĩa của lệnh dùng vào mục đích gì cho các bài thực hành trên.
Trong quá trình biên soạn, mặc dù giáo viên đã rất cố gắng, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đọc để những lần xuất bản sau chất lượng của tài liệu được tốt hơn.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC HÌNH VẼ vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1 Cấu hình mạng định tuyến tĩnh 16
Hình 1.2 Lưu đồ thực hiện định tuyến tĩnh 17
Hình 1.3 Cấu hình mạng định tuyến RIPv1 27
Hình 1.4 Lưu đồ cấu hình định tuyến RIP 29
Hình 1.5 Cấu hình mạng định tuyến IGRP 41
Hình 1.6 Lưu đồ các bước cấu hình IGRP 43
BÀI 1: BẤM CÁP MẠNG & ĐÁNH ĐỊA CHỈ CHO MẠNG CỤC BỘ
1. Mục đích
Bài thực hành này giúp cho học viên làm quen với các loại cáp mạng thông dụng dùng cho mạng cục bộ (LAN) hiện nay. Học viên sẽ học cách tạo ra các loại cáp mạng khác nhau, cách thức đánh địa chỉ Ip cho một mạng LAN, thông qua đó có thế kết nối thiết bị tạo thành một mạng LAN cơ bản. Sau khi kết thúc bài thực hành, học viên sẽ có thể:
Phân biệt và tạo ra các loại cáp mạng dùng cho mạng LAN.
Đánh địa chỉ cho một mạng LAN.
Tạo kết nối cho một mạng LAN.
2. Danh sách thiết bị và cấu hình mạng
2.1. Danh sách các thiết bị và cáp đấu nối để hoàn thành bài thực hành
Đầu connector RJ45
Cáp xoắn đôi
Máy tính
Thiết bị liên kết mạng (Hub, Switch…)
2.2. Cấu hình mạng
3. Yêu cầu bài thực hành
Chuẩn bị trang thiết bị và cáp theo yêu cầu của bài thực hành.
Kết nối mạng LAN và đánh địa chỉ IP.
Sử dụng các lệnh để kiểm tra kết nối.
4. Các bước thực hành
4.1. Bấm cáp thẳng và cáp chéo
Bước 1: Giới thiệu một số đặc điểm của cáp mạng
Phần thực hành này cung cấp kiến thức về việc tạo cáp mạng theo chuẩn T568-A hoặc T568-B. Hoặc các loại cáp khác có thể được sử dụng miễn là tất cả các kết nối (port đầu ra) từ trạm làm việc tới hộp đấu dây và các thiết bị liên kết mạng (Hub hoặc Switch) tương thích với nhau. Nên nhớ rằng cáp được sử dụng để kết nối cho một mạng hiện nay phải sử dụng một chuẩn giống nhau (hoặc là T568-A hoặc là T568-B). Một cáp nối được gọi là cáp thẳng phải có cùng màu dây trên cùng một chân (1-8) tại hai đầu kết cuối. Cáp thẳng (theo chuẩn T568-A hoặc T568-B) có thể được sử dụng để kết nối một PC tới một phiến đấu dây trong một khu vực làm việc hoặc có thể được sử dụng để kết nối một phiến đấu dây tới hub hoặc switch, hoặc có thể được sử dụng để kết nối trực tiếp PC tới một cổng của hub hoặc switch, hoặc cáp thẳng có thể được sử dụng để kết nối từ cổng “up link” của một hub tới một cổng trên một hub khác.
Để tạo cáp chéo, ta sẽ bấm một đầu cáp theo chuẩn T568-A và đầu kia bấm theo chuẩn T568-B hoặc đơn giản hơn là tiến hành đổi vị trí cáp tại chân 1 cho chân 3 và chân 2 cho chân 6 tại một đầu cáp. Cáp chéo được sử dụng để kết nối hai hoặc nhiều hub hoặc switch trong một mạng cục bộ LAN hoặc kết nối 2 trạm làm việc riêng lẻ với nhau để tạo thành một mạng LAN nhỏ. Điều này cho phép bạn có thể kết nối hai trạm làm việc với nhau hoặc giữa máy chủ và một trạm làm việc mà không cần sử dụng hub hoặc switch giữa chúng. Điều này rất hữu ích trong đào tạo và kiểm tra. Nếu bạn muốn kết nối nhiều hơn hai trạm làm việc, bạn sẽ phải cần một hub hoặc một switch.
Bước 2: Tạo cáp thẳng theo chuẩn T568-A hoặc T568-B
Sử dụng các bảng về chuẩn màu cáp T568-A hoặc T568-B và sơ đồ để tạo cáp thẳng theo một trong hai chuẩn trên
Chuẩn màu cáp T568-A
Chân
Đôi
Chức năng
Màu dây
Sử dụng với 0/100 BASE-T Ethernet
Sử dụng với 100 BASE-T4 và 1000 BASE-T Ethernet
1
3
Phát
White/Green
Có
Có
2
3
Phát
Green/White
Có
Có
3
2
Thu
White/Orange
Có
Có
4
1
Không sử dụng
Blue/White
Không
Có
5
1
Không sử dụng
White/Blue
Không
Có
6
2
Thu
Orange/White
Có
Có
7
4
Không sử dụng
White/Brown
Không
Có
8
4
Không sử dụng
Brown/White
Không
Có
Chuẩn màu cáp T568-B
Chân
Đôi
Chức năng
Màu dây
Sử dụng với 10/100 BASE-T Ethernet
Sử dụng với 100 BASE-T4 và 1000 BASE-T Ethernet
1
2
Phát
White/Orange
Có
Có
2
2
Phát
Orange/White
Có
Có
3
3
Thu
White/Green
Có
Có
4
1
Không sử dụng
Blue/White
Không
Có
5
1
Không sử dụng
White/Blue
Không
Có
6
3
Thu
Green/White
Có
Có
7
4
Không sử dụng
White/Brown
Không
Có
8
4
Không sử dụng
Brown/White
Không
Có
Sơ đồ giới thiệu màu cáp
Màu cáp
1 = Trắng xanh lá
2 = Xanh lá
3 = Trắng cam
4 = Xanh da trời
5 = Trắng xanh da trời
6 = Cam
7 = Trắng nâu
8 = Nâu
Màu cáp
1 = Trắng cam
2 = Cam
3 = Trắng xanh lá
4 = Xanh da trời
5 = Trắng xanh da trời
6 = Xanh lá
7 = Trắng nâu
8 = Nâu
Đôi 3
Đôi 1
Đôi 2
Đôi 4
Đôi 1
Đôi 4
Đôi 3
Đôi 2
Bước 3: Thực hiện bấm cáp theo các công đoạn sau
(1) Xác định khoảng cách giữa các thiết bị, hoặc giữa thiết bị và ổ cắm, sau đó cộng thêm ít nhất từ 20-25 cm.
(2) Bóc vỏ một đầu cáp từ 2,5 cm đến 4 cm tính từ đầu cáp.
(3) Sắp xếp các sợi cáp theo chuẩn T568-A hoặc T568-B, và chỉnh các sợi cáp cho thẳng.
(4) Sử dụng dụng cụ để cắt các sợi cáp cách mép vỏ từ 1cm đến 1,5 cm
(5) Kiểm tra lại màu và vị trí của các đôi cáp, sau đó đưa vào đầu nối RJ-45.
(6) Dùng kìm bấm để thực hiện bấm cáp.
(7) Dùng thiết bị kiểm tra kết quá bấm cáp
Việc thực hiện bấm cáp mạng chéo từ cáp không có vỏ bọc UTP-Cat 5e và kiểm tra kết nối và chân ra (màu cáp đúng của dây trên đúng chân). Để tạo cáp chéo, ta sẽ bấm một đầu cáp theo chuẩn T568-A và đầu kia bấm theo chuẩn T568-B hoặc đơn giản hơn là tiến hành đổi vị trí cáp tại chân 1 cho chân 3 và chân 2 cho chân 6 tại một đầu cáp. Các bước bấm cáp chéo tương tự như bấm cáp thắng ở trên.
4.2. Cấu hình địa chỉ Ipv4
Trong phần này trình bày cách thức đánh địa chỉ Ipv4 trong mạng LAN. Về mặt nguyên tắc các máy tính trong cùng một mạng muốn trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau phải cùng một lớp địa chỉ mạng. Giả sử địa chỉ mạng lớp C - 192.168.1.0 255.255.255.0, được sử dụng trong mạng. Học viên sẽ tiến hành gán địa chỉ cho các mạng theo hình vẽ bên dưới.
Phần thực hành này yêu cầu, gán dịa chỉ cho LAN1 gồm 28 trạm, LAN 2, LAN 3 và LAN 4, mỗi mạng có 12 trạm.
Bước 1: Xác định số lượng mạng con và trả lời một số câu hỏi sau đây
1) Có bao nhiêu mạng con cần cho bài thực hành này ?..........................
2) Mặt nạ mạng con cho mỗi mạng này là như thế nào?
+ Dạng thập phân dấu chấm:………………………………………………………
+ Dạng nhị phân:……………………………………………………
3) Có bao nhiêu trạm có thể dùng được trên mỗi mạng con
Bước 2: Hoàn thành bảng dưới đây và trả lời câu hỏi
Căn cứ vào phần thực hành trên để hoàn thành nội dung trong bảng dưới đây
Thiết bị
Địa chỉ Ip
Mặt nạ mạng con
BÀI 2: THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN ROUTER
1. Mục đích
Trong bài thực hành này, học viên được làm quen với một thiết bị mạng điển hình là Router, tìm hiểu các thao tác lệnh cơ bản của router, thiết lập và thao tác trên tệp cấu hình của router. Sau khi kết thúc khoá học, học viên sẽ có thể:
Thao tác các lệnh cơ bản trên Router.
Nắm bắt được các chế độ thao tác lệnh cơ bản.
2. Danh sách thiết bị và cấu hình mạng
2.1. Danh sách các thiết bị và cáp đấu nối để hoàn thành bài thực hành
Thiết bị liên kết mạng: Router, Hub
Máy tính
Cáp Rollover và cáp mạng
2.2. Cấu hình mạng
PC
Router
3. Yêu cầu bài thực hành
Chuẩn bị trang thiết bị và cáp theo yêu cầu của bài thực hành.
Thực hành các thao tác lệnh cơ bản trên Router.
4. Các bước thực hành
4.1. Khởi động router
Bước 1: Kết nối router tới bàn điều khiển
Dùng cáp rollover, một đầu nối tới cổng Console của router và một đầu nối tới cổng COM của máy tính.
Chạy chương trình Hyper Terminal và thiết lập các tham số:
Terminal
VT100
Transmission rate
9600 bps
Data length
8 bits
Stop bit
1
Parity
None
Bước 2: Khởi động router
Bật nguồn router.
Có thông báo nào hiển thị trên màn hình không? ...................
Nếu không có, kiểm tra lại các thiết lập ở bước 1.
Đợi đến khi màn hình xuất hiện dòng thông báo:
Would you like to enter the initial configuration dialog? [yes/no]:
Nhập No và bấm Enter. Xuất hiện dòng thông báo sau:
Would you like to terminate autoinstall? [yes]:
Bấm Enter và đợi đến khi dấu nhắc lệnh xuất hiện:
Router>
Bây giờ hiện ở chế độ nào của router? ......................
4.2. Chuyển đổi các chế độ làm việc và thực hiện các thao tác lệnh
Bước 1: Thay đổi chế độ làm việc
* Nhập lệnh enable. Lúc này ở chế độ nào của router? ...............
Router>enable
..............................................
* Nhập lệnh configure terminal. Lúc này ở chế độ nào của router? ......................
Router# configure terminal
..............................................
* Nhập lệnh interface serial 0. Lúc này ở chế độ nào của router? ...............
Router(config)#interface serial 0
..............................................
* Nhập lệnh exit. Lúc này ở chế độ nào của router? ...............
Router(config-if)#exit
..............................................
* Nhập lệnh line vty 0 4. Lúc này ở chế độ nào của router? ...............
Router(config)#line vty 0 4
..............................................
* Nhập lệnh exit. Lúc này ở chế độ nào của router? ...............
Router(config-line)#exit
..............................................
* Nhập lệnh router rip. Lúc này ở chế độ nào của router? ...............
Router(config)#router rip
..............................................
* Bấm Ctrl+Z. Lúc này hiện ở chế độ nào của router? ...............
Router(config-router)#Ctrl+Z
..............................................
Bước 2: Nhập lệnh
Khi nhập lệnh, bạn có thể nhập toàn bộ lệnh hoặc không cần nhập hoàn chỉnh cả lệnh. Có thể sử dụng phím .
Ví dụ 1:
Router> ena +
Router> enable
Ví dụ 2:
Router#conf t tương đương
Router#configure terminal
* Di chuyển con trỏ
Để chuyển về đầu dòng lệnh, bấm + A
Để chuyển về cuối dòng lệnh, bấm + E
Để lùi con trỏ 1 ký tự, bấm + B
Để tiến con trỏ 1 ký tự, bấm + F
Để xoá từ tại vị trí con trỏ, bấm + D
* Lịch sử lệnh:
Bạn có thể dùng lại các lệnh đã nhập. Bấm phím áâ để chuyển tới những lệnh đã nhập trước hoặc sau một lệnh.
Ví dụ: Muốn chuyển tới chế độ cấu hình giao diện Serial 0, bấm á hoặc â cho đến khi thấy lệnh interface serial 0
* Lệnh trợ giúp:
Gõ dấu chấm hỏi (?) ngay tại dấu nhắc lệnh để hiển thị tất cả các lệnh có thể sử dụng trong chế độ hiện tại của router.
Liệt kê 5 lệnh bạn thấy vào bảng dưới đây.
Lệnh
Ý nghĩa
Nhập lệnh show kèm theo một khoảng trắng và một dấu ?.
Liệt kê 5 tham số của lệnh show trong bảng dưới.
Tham số
Ý nghĩa
4.3. Các lệnh cơ bản
1) Đặt tên cho router
Đặt tên cho router là PTTC1
Router(config)#.......................PTTC1
2) Đặt mật khẩu cho phép
Đặt mật khẩu cho phép là Cisco
PTTC1(config)#.................. .................... Cisco
Thoát ra chế độ thực thi người dùng. Sau đó dùng lệnh enable để kiểm tra xem mật khẩu cho phép có tác dụng không?................
3) Đặt mật khẩu bí mật
Đặt mật khẩu bí mật là vnpt
PTTC1(config)#.................. .................... vnpt
4) Đặt mật khẩu đầu cuối ảo
Đặt mật khẩu đầu cuối ảo sao cho:
+ Hai đường 0 và 1 có mật khẩu: Cisco1
+ Ba đường 2, 3 và 4 có mật khẩu: Cisco2
PTTC1(config)#.................. .............. ........... ...........
PTTC1(config-line)#..................
PTTC1(config-line)#.................. Cisco1
PTTC1(config)#.................. .............. ........... ...........
PTTC1(config-line)#..................
PTTC1(config-line)#.................. Cisco2
5) Cho phép sử dụng giao diện
Cho phép sử dụng giao diện Ethernet 0 và đặt ghi chú cho giao diện là “Nối tới mạng LAN1”.
PTTC1(config)#.................. .............. ...........
PTTC1 (config-if)#....... ..................
PTTC1 (config-if)#.................. ......................
Cho phép sử dụng giao diện Serial 0 và đặt ghi chú cho giao diện là “Nối tới PTTC2”.
PTTC1(config)#.................. .............. ...........
PTTC1 (config-if)#....... ..................
PTTC1(config-if)#.................. ......................
6) Đặt địa chỉ IP cho giao diện
Đặt địa chỉ IP cho giao diện Ethernet 0 là 192.168.x.1 (x là số của nhóm).
PTTC1(config)#.................. .............. ...........
PTTC1 (config-if)#....... ................ ……………… ……………….
7) Telnet tới router
Đấu nối router tới mạng.
Trên các máy tính, gõ lệnh Telnet 192.168.x.1
Bạn có kết nối được tới router không? ……………
Nếu không được, kiểm tra lại địa chỉ IP của máy tính và địa chỉ IP của router.
Bạn cần nhập mật khẩu gì để vào được router.
4.4. Xác nhận các thông số đã thiết lập
* Xác nhận cấu hình hoạt động
Hiển thị tệp cấu hình hoạt động:
PTTC1#.................. .........................
Kiểm tra xem các tham số đã thiết lập có đúng không?
+ Tên của Router có đúng là “PTTC1” không? ..........
+ Mật khẩu cho phép (enable password) có được mã hoá không? ..................
+ Mật khẩu bí mật (enable secret) có được mã hoá không? ....................
+ Giao diện Ethernet0 và Serial0 đã được phép sử dụng chưa (no shutdown)? ...............
+ Ghi chú về giao diện Ethernet0 và Serial0 có đúng không? ............
* Xác nhận cấu hình khởi tạo
Hiển thị tệp cấu hình khởi động:
PTTC1#.................. .........................
Cấu hình khởi tạo có giống cấu hình hoạt động không?.................... Tại sao? ................................................................
4.5. Sao lưu tệp cấu hình
(1) Cấu hình tên, mật khẩu cho phép, địa chỉ cho các giao diện và lưu lại tệp cấu hình.
(2) Khởi động việc sao chép tệp cấu hình
* Chuyển đổi cấu hình về dạng tệp văn bản
Sử dụng chương trình Hyperterminal để sao lưu tất cả các văn bản được hiển thị trên màn hình về dạng tệp văn bản.
Trong Hyperterminal, chọn transfer.
Xác định tên của tệp văn bản và phần đuôi mở rộng là .txt, và xác định vị trí để lưu trữ tệp văn bản.
Chọn start để bắt đầu quá trình sao lưu văn bản.
* Sử dụng lệnh show running-config để hiển thị toàn bộ tệp cấu hình hoạt động cho router mà được lưu trong RAM..
(3) Dừng việc sao chép tệp cấu hình
Trên cửa sổ Hyperterminal, thực hiện các bước sau:
Transfer
Capture text
Stop
(4) Thay đổi tệp cấu hình đã được sao chép
Trong tệp văn bản được sao chép sẽ có những thông tin không cần thiết cho việc cấu hình một router, ví dụ như dấu nhắc “-More-“. Vì vậy cần phải loại bỏ những thông tin không cần thiết ra khỏi tệp văn bản cấu hình được sao chép trước khi đưa trở lại router.
+ Đầu tiên, khởi động chương trình notepad: start -->Run -->Notepad
+ Trong chương trình notepad, chọn file -->open để mở tệp cấu hình được sao chép.
+ Loại bỏ những dòng không cần thiết trong tệp văn bản cấu hình được sao chép:
Show running-config
Building configuration
Current configuration
-More-
Mọi thông tin mà xuấ hiện sau từ khoá “End”
+ Tại mỗi phần cuối của giao diện, bổ sung dòng lệnh sau:
No shutdown
Ví dụ:
Interface serial 0
Ip add 192.168.1.1 255.255.255.0
No shutdown
+ Tại dòng văn bản mật khẩu bí mật.
Enable screte 5 $1$prts$rbf8xhxlss.ZrufvI7rMVy/
Đổi thành: enable screte cisco
+ Lưu lại tệp văn bản cấu hình.
(5) Kiểm tra cấu hình sao lưu
Trước khi kiểm tra cấu hình sao lưu, xoá cấu hình khởi động bằng lệnh erase startup-config để xoá tệp cấu hình trong NVRAM.
Xác nhận rằng tệp cấu hình đã được xoá bằng việc thực hiện lệnh show startup-config.
Sau khi nhập lệnh show startup-config, router hiển thị thông tin gì?
…………………………………………………………………………………….
(6) Khởi động lại router để loại bỏ cấu hình hoạt động
(7) Cấu hình lại router từ tệp văn bản được lưu
Tại cửa sổ Hyperterminal, thực hiện những bước sau:
Chọn Transfer/Send text file.
Lựa chọn tệp văn bản được sao lưu.
Giám sát mọi lỗi xảy ra trên router khi dòng lệnh được đưa vào.
Lưu tệp cấu hình như là cấu hình khởi động (trong NVRAM).
Router#copy ………………. startup-config
Xác nhận cấu hình hoạt động bằng lệnh show running-config.
4.6. Khôi phục lại mật khẩu
Ở phần khôi phục mật khẩu này đây là những bước khôi phục mật khẩu trên router 2600. Các dòng router khác thì thủ tục thực hiện có thể khác một phần nào đó.
Giả sử khi chúng ta quên mất mật khẩu truy nhập đã thiết lập cho Router. Để có thể khôi phục lại mật khẩu chúng ta cần làm những bước sau:
(1) Khởi động lại router
(2) Đăng nhập vào chế độ Romonitor
Khi màn hình xuất hiện dòng chữ “System bootstrap, Version…”, ấn đồng thời phím Ctrl + Break hoặc Alt + B. Router sẽ khởi động ở chế độ giám sát ROM.
Rommon1>……………………
(3) Thay đổi số đăng ký cấu hình thanh ghi để khởi động Router không qua NVRAM
Rommon2>…………… 0x2142
(4) Khởi động lại Router
Rommon3>……………
(5) Vào chế độ thực thi đặc quyền và sao chép tệp cấu hình khởi động sang tệp cấu hình hoạt động
Router>………………
Router#copy………………………..
(6) Đổi lại mật khẩu
Router#………………
Router(config)#………………………..
(7) Thay đổi số đăng ký cấu hình để Router khởi động qua NVRAM
Router(config)#………………………..
(8) Sao chép tệp cấu hình hoạt động sang tệp cấu hình khởi động
Router#………………………..
4.7. Quản lý tệp cấu hình bằng TFTP
(1) Cấu hình địa chỉ giao diện, mặt nạ mạng, tên router (tên là router1), khai báo mật khẩu… cho router. Lưu lại cấu hình. Sử dụng lệnh show running-config để kiểm tra cấu hình trên router.
(2) Cấu hình cho trạm làm việc
Cấu hình cho trạm làm việc có cài chương trình TFTP server. Ví dụ:
Ip address: 192.168.1.2
Ip subnet mask: 255.255.255.0
Default gateway: 192.168.1.1
Xác nhận rằng trạm làm việc đã nhận cấu hình địa chỉ Ip mới, kiểm tra kết nối giữa trạm làm việc với router.
(3) Khởi động và cấu hình TFTP server
Chạy chương trình TFTP server trên trạm làm việc.
(4) Kiểm tra kết nối giữa TFTP server và router
Trên router, sử dụng lệnh ping để kiểm tra kết nối giữa TFTP server và router
(5) Copy cấu hình hoạt động vào TFTP server
Trước khi tiến hành copy, kiểm tra xem TFTP đã được khởi động chưa, và ghi lại địa chỉ Ip của TFTP server.
……………………………………………………………………………………
Sử dụng lệnh copy running-config tftp để tiến hành copy cấu hình hoạt động vào TFTP server.
Router1# copy running-config tftp
Address or name of remote host [] ? 192.168.1.2
Destination filename [router1-config]? Startup-config
!!
667 bytes copie