Nền kinh tế thế giới trong thời gian qua biến động mạnh mẽ. Chưa kịp phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 ở mỹ rồi lan rộng ra toàn cầu, tiếp tục phải chịu những tác động xấu từ cuộc khủng hoảng nợ công ở hy lạp và các nước châu Âu năm 2010, kế tiếp đó là sự bất ổn về chính trị ở khu vực trung đông ảnh hưởng đến giá dầu thô và sự biến động bất thường của giá vàng Hàng loạt những tác động đó đã làm cho nền kinh tế thế giới phải điêu đứng. Điểm qua một số nét về tình hình kinh tế thế giới thời gian qua, cho ta bức tranh sinh động và đáng suy ngẫm. Kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm nay vẫn tiếp tục đà phục hồi nhưng không đồng đều giữa các khu vực và các quốc gia, các quốc gia đang phát triển và mới nổi tiếp tục đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ, đóng vai trò là động lực tăng trưởng toàn cầu.
39 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực hành phân tích báo cáo tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MÔN HỌC
GIẢNG VIÊN: DƯƠNG THÀNH TRUNG
NHÓM TRÌNH BÀY: NHÓM 3Lê Thị Tâm LuậnNguyễn Thị Thanh HiềnLưu Thị Quế Tiên
PHÂN TÍCH VĨ MÔ, VI MÔ
KINH TẾ THẾ GỚI
Tình Hình Kinh Tế Thế Giới
Nền kinh tế thế giới trong thời gian qua biến động mạnh mẽ. Chưa kịp phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 ở mỹ rồi lan rộng ra toàn cầu, tiếp tục phải chịu những tác động xấu từ cuộc khủng hoảng nợ công ở hy lạp và các nước châu Âu năm 2010, kế tiếp đó là sự bất ổn về chính trị ở khu vực trung đông ảnh hưởng đến giá dầu thô và sự biến động bất thường của giá vàng…Hàng loạt những tác động đó đã làm cho nền kinh tế thế giới phải điêu đứng. Điểm qua một số nét về tình hình kinh tế thế giới thời gian qua, cho ta bức tranh sinh động và đáng suy ngẫm. Kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm nay vẫn tiếp tục đà phục hồi nhưng không đồng đều giữa các khu vực và các quốc gia, các quốc gia đang phát triển và mới nổi tiếp tục đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ, đóng vai trò là động lực tăng trưởng toàn cầu.
Bất ổn vĩ mô
Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới (WEO) tháng 6-2011 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh giảm các số liệu dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển cũng như mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2011 so với dự báo mà tổ chức này đưa ra tại WEO tháng 4/2011. Theo dự báo mới, mặc dù kinh tế thế giới tăng trưởng 4,3% trong quí I-2011, giảm nhẹ trong quí II-2011 và có khả năng tăng nhanh hơn trong 6 tháng cuối năm nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng cả năm 2011 chỉ đạt 4,3% (điều chỉnh giảm 0,1%). Tăng trưởng GDP của các nước phát triển trong năm 2011 dự kiến đạt 2,2% (điều chỉnh giảm 0,1%); trong đó kinh tế Mỹ, khu vực Euro và Nhật Bản dự báo tăng trưởng lần lượt ở mức 2,5%, 2,0% và âm 0,7%. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển và mới nổi tiếp tục đà phục hồi kinh tế mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng dự báo ở mức cao, đạt 6,6% (điều chỉnh tăng 0,1 %); Trung Quốc, Ấn Độ được dự báo tăng trưởng lần lượt là 9,6% và 8,2%
Nguy cơ lạm phát
Lạm phát ở các quốc gia phát triển có dấu hiệu tăng nhanh hơn các quốc gia đang phát triển. Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) so với cùng kỳ năm trước tính đến cuối tháng 5-2011 tại Mỹ là 3,6%, cao nhất kể từ tháng 7/2008, tại Anh là 4,5%, Singapore là 4,48%, Canada là 3,7%; tính đến cuối tháng 6-2011 tại khu vực Eurozone là 2,7% và tại Hàn Quốc là 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó tại Trung Quốc, bất chấp rất nhiều các biện pháp thắt chặt tiền tệ như liên tiếp tăng các mức lãi suất chính sách, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc nhưng CPI của nước này tính đến cuối tháng 6-2011 vẫn tăng ở mức kỷ lục 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất trong vòng ba năm trở lại đây. Các nước đang phát triển khác như Nga, Ấn Độ, cũng có tốc độ tăng CPI tính đến cuối tháng 5 ở mức cao, lần lượt là 9,6%, 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đô la giảm giá, vàng tăng giá
Trong 6 tháng đầu năm 2011, đồng đô la Mỹ giảm giá nhiều nhất so với đồng euro (-7,77%), đô la Úc (-4,8%), bảng Anh (-2,79%) và các đồng tiền khu vực châu Á như đô la Singapore (-4,27%), đồng won Hàn Quốc (-4,84%)…so với cuối năm 2010.
Giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới có xu hướng tăng cao: vàng thiết lập mức giá cao nhất là 1.563,6 đô la Mỹ/ounce vào ngày 29-4-2011 và liên tục duy trì ở mức trên 1.500 đô la Mỹ/ounce trong tháng 5 và tháng 6-2011. Tính đến ngày 30-6-2011, giá vàng giao ngay đạt mức 1.499,6 đô la Mỹ/ounce, tăng 5,65% so với cuối năm 2010 và tăng 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia kinh tế dự báo giá vàng thế giới có thể chạm mức 1.700 đô la Mỹ/ounce vào cuối năm nay. Nguyên nhân giá vàng tăng cao chủ yếu là do cầu về vàng tăng lên trước động thái các ngân hàng trung ương (NHTƯ) tích cực sử dụng vàng trong cơ cấu dự trữ quốc gia, nhu cầu về vàng vật chất tại các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc tăng trong khi nguồn cung bị hạn chế trước những bất ổn chính trị tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Tăng lãi suất để ứng phó
NHTƯ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, đều đang điều chỉnh lãi suất chính sách theo chiều hướng tăng dần nhằm đối phó với áp lực lạm phát. Trong 6 tháng đầu năm 2011, NHTƯ Trung Quốc đã 3 lần tăng lãi suất chính sách lên đến mức hiện tại là 6,56% và 6 lần tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc với mức tăng 0,25%/lần lên mức hiện tại là 21,5% đối với ngân hàng lớn và 18% đối với ngân hàng nhỏ; NHTƯ Nga cũng nâng lãi suất chính sách từ mức 7,75%/năm lên 8%/năm; NHTƯ Ấn Độ nâng lãi suất từ mức 5,75% lên 6,25%/năm; các NHTƯ trong khu vực ASEAN như NHTƯ Thái Lan đã 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất chính sách từ 2% lên mức hiện tại là 3%/năm; NHTƯ Philippines tăng từ 4,25%/năm lên 4,5%/năm, NHTƯ Malaysia tăng từ 2,75%/năm lên 3%/năm...
Một số nước phát triển cũng nâng lãi suất chính sách như NHTƯ Hàn Quốc đã hai lần nâng lãi suất chính sách lên mức hiện tại là 3,0%/năm, NHTƯ châu Âu (ECB) hai lần tăng lãi suất từ 1%/năm lên mức hiện tại 1,5%/năm. Tuy nhiên, chính phủ một số nước phát triển như Mỹ, Anh, Canada, Thụy Sỹ, Na Uy và Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản thấp như cuối năm 2010 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Fed duy trì mức lãi suất chính sách thấp 0-0,25%/năm. NHTƯ Anh duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục 0,5%/năm từ tháng 3-2009 và chương trình mua trái phiếu trị giá 200 tỉ bảng Anh, NHTƯ Nhật Bản (BOJ) giữ mức lãi suất cơ bản từ 0%-0,1% nhằm kích thích nền kinh tế và tái thiết đất nước sau thảm hoạ động đất, sóng thần. Bên cạnh đó, BOJ còn mở rộng chương trình mua các tài sản rủi ro với tổng trị giá tối đa lên đến 40.000 tỉ yen dự kiến kéo dài đến hết quí 2-2012.
Thâm hụt ngân sách và nợ công tiếp tục diễn biến xấu
Tính chung thâm hụt ngân sách của Mỹ trong 9 tháng đầu của năm tài khóa 2011 là 970,52 tỉ đô la Mỹ, giảm 33,5 tỉ đô la Mỹ, tương đương giảm 3,3% so với cùng kỳ của năm tài khóa 2010. Tuy nhiên, theo dự báo của Bộ Tài chính Mỹ, thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ trong năm 2011 có thể lên tới 1.650 tỉ đô la Mỹ, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp vượt mức 1.000 tỉ đô la Mỹ.
Nợ công của Mỹ tiếp tục tăng cao với tốc độ nhanh. Nợ công của Mỹ đã tăng từ mức 14.025 tỉ đô la Mỹ tại thời điểm cuối năm 2010 lên mức 14.345 tỉ đô la Mỹ vào ngày 16-5-2011, vượt mức trần nợ công theo quy định của Quốc hội Mỹ là 14.300 tỉ đô la Mỹ. Tính đến ngày 15-7-2011, nợ công của Mỹ đã lên đến mức 14.508 tỉ đô la Mỹ, tương đương 90%GDP, trong đó nợ nước ngoài (chủ yếu là trái phiếu) là 4.489 tỉ đô la Mỹ, chiếm 30,9% tổng dư nợ. Chính phủ Mỹ đang kêu gọi Quốc hội Mỹ nâng mức trần nợ công hiện tại để đảm bảo khả năng chi trả các nguồn như lãi trái phiếu Chính phủ đến hạn vào ngày 2-8-2011 và cho phép Chính phủ Mỹ tiếp tục vay nợ từ nước ngoài bởi nếu không Chính phủ Mỹ có thể đứng trước nguy cơ vỡ nợ
Tại khu vực Châu Âu, khủng hoảng nợ công vẫn tiếp tục lan rộng. Theo số liệu do Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) công bố vào tháng 4-2011, tỉ lệ nợ công so với GDP của khu vực Euro đã tăng từ mức 79,3% trong năm 2009 lên mức 85,1% trong năm 2010, trong đó các quốc gia có tỉ lệ nợ công/GDP trong năm 2010 cao hơn gấp 2 lần so với ngưỡng an toàn 60% GDP mà Hiệp định ổn định Liên minh châu Âu đặt ra gồm có Hy Lạp (142,8%), Italia (119%), Ireland (96,2%), Bồ Đào Nha (93%). Tỉ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP của các quốc gia Ireland, Hy Lạp và Bồ Đào Nha trong năm 2010 cũng ở mức cao nhất khu vực.
Tiếp theo Hy Lạp và Ireland, trong tháng 4/2011, Bồ Đào Nha là nền kinh tế thứ ba trong khu vực đồng Euro đề nghị cứu trợ khẩn cấp để thoát khỏi vỡ nợ.Với gói cứu trợ trị giá khoảng 78 tỉ euro từ EU và IMF, Bồ Đào Nha cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách từ mức 9,1% GDP trong năm 2010 xuống 5,9% GDP năm 2011 và 4,5% GDP năm 2012. Hy Lạp tiếp tục yêu cầu gói cứu trợ thứ hai khoảng 70 tỉ euro (sau gói cứu trợ thứ nhất 110 tỉ euro năm 2010). Ngoài ra, các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế liên tục hạ bậc tín nhiệm nợ của các quốc gia mắc nợ nhiều nhất (Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha) trong khu vực Eurozone. Bên cạnh đó, Italia và Tây Ban Nha cũng đang có dấu hiệu rủi ro về nợ công. Lợi suất trái phiếu thời hạn 5 năm do Chính phủ Italia phát hành trong tháng 7-2011 đã lên mức 4,93%/năm, mức cao nhất trong 3 năm qua của nước này.
Vốn đầu tư trực tiếp tăng, gián tiếp giảm
Theo số liệu dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) trong Dự báo kinh tế toàn cầu (GEP) tháng 6-2011, luồng vốn FDI ròng đổ vào các nước đang phát triển và mới nổi tăng từ 485,4 tỉ đô la Mỹ năm 2010 lên mức dự kiến 555 tỉ đô la Mỹ năm 2011 và 603,6 tỉ đô la Mỹ trong năm 2012. Trái lại, luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có xu hướng giảm và tiếp tục bị rút khỏi các nước đang phát triển và mới nổi. Luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ròng dự kiến giảm từ mức 147,8 tỉ đô la Mỹ trong năm 2010 xuống còn 119,1 tỉ đô la Mỹ trong năm 2011.
Thị trường chứng khoán suy giảm
Các thị trường chứng khoán chủ chốt trên thế giới đã liên tiếp giảm mạnh. Chỉ số chứng khoán ở hầu hết các nền kinh tế hàng đầu đã bị tác động mạnh bởi làn sóng bán tháo. Thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm 15% thời gian gần đây.Chỉ số DAX của Đức tăng giảm thất thường sau tin tức cho thấy, kinh tế nước này đã tăng trưởng chậm lại rõ rệt. Nước Anh có thể đã rơi trở lại suy thoái và chỉ số FTSE 100 của nước này cho thấy điều đó. Chỉ số CAC 40 của Pháp cũng giảm mạnh.Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã giảm hơn 10% trong tháng trước. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng giảm hơn 10% trong tháng trước. Những số liệu này cho thấy, sự trì trệ đang lan rộng ra ngoài thế giới phát triển.
Tỷ lệ thất nghiệp cao
Vấn đề thất nghiệp đang trở nên tệ hơn ở một số nước lớn. Các nền kinh tế có mức nợ công cao nhất trong thế giới phát triển cũng đồng thời là những quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất. Tỷ lệ này ở Hy Lạp là 15%, Ireland là 14% và Tây Ban Nha là 21%.Các gói kích thích kinh tế ở những quốc gia này không những không giải quyết được vấn nạn thất nghiệp, mà còn khiến giới chính trị lo sợ. Tuy nhiên, không chỉ các nền kinh tế tăng trưởng chậm mới có tỷ lệ thất nghiệp cao.Tờ Christian Post dẫn số liệu của CIA Factbook cho biết, tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc hiện là 4% nhưng đó chỉ tính ở các khu đô thị, nhưng nếu tính cả người nhập cư thì con số này phải tới 9%.Thời gian tới, khi nhu cầu tiêu thụ hàng Trung Quốc của Nhật Bản và phương Tây sụt giảm, tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc có thể còn tăng cao hơn.
Dự Báo Kinh Tế Thế Giới
Mặc dù Kinh tế thế giới năm 2012 được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2011, còn nhiều yếu tố bất ổn đe dọa đà phục hồi và thậm chí khiến kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. IMF (6/2011) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012 sẽ đạt 4,5%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2011 là 4,3% và tăng trưởng cao hơn tại các nền kinh tế phát triển (2,7% năm 2012 so với 2,5% năm 2011) sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2012. Tuy nhiên, nhiều rủi ro đang hiện hữu đe doạ triển vọng kinh tế thế giới 2012 như những bất ổn tài chính tại Mỹ, tăng trưởng chậm lại tại Trung Quốc và Ấn Độ, khủng hoảng nợ công tại châu Âu, kinh tế chững lại tại Nhật Bản và bất ổn chính trị tại Trung Đông-Bắc Phi.
Triển vọng dòng vốn FDI toàn cầu tiếp tục được cải thiện năm 2012 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục hồi phục, giá trị thị trường chứng khoán và lợi nhuận của các công ty xuyên quốc gia đang gia tăng. Quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp và ngành, làn sóng tư nhân mới ở một số nước khiến cho nhu cầu đầu tư của khu vực nhà nước sau khủng hoảng tài chính tăng đang tạo ra những cơ hội đầu tư mới cho các nước giàu tiền mặt tại các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. UNCTAD (7/2010) dự báo dòng vốn FDI toàn cầu đạt 1,6-2 nghìn tỉ USD năm 2012. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), giá trị tính theo USD của dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển dự báo tăng đến năm 2012 sẽ đạt 604 tỉ USD, gần bằng mức cao trước khủng hoảng tài chính (615 tỉ USD năm 2008).
Đối với nguồn vốn ODA, tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công cao tại các nước phát triển và cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực Eurozone có tác động mạnh đến dòng vốn ODA thế giới năm 2012. Dựa vào việc khảo sát các kế hoạch chi tiêu sắp tới của các nhà tài trợ, OECD dự báo khối lượng viện trợ theo chương trình quốc gia toàn cầu sẽ tăng với tốc độ thực tế 2% từ năm 2011 đến năm 2013, so với tốc độ tăng trung bình 8% trong ba năm qua.
Về triển vọng thương mại thế giới, bảo hộ thương mại đang có xu hướng ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu. Xu hướng này đi ngược lại với những cam kết do các nền kinh tế công nghiệp hoá và mới nổi hàng đầu thế giới đưa ra nhằm chống lại chủ nghĩa bảo hộ và ứng phó với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu mới đây. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), tốc độ tăng trưởng khối lượng thương mại thế giới năm 2012 đạt 6,7% (giảm 0,2% so với mức dự báo trước).
Về tình hình tài khoá thế giới, ưu tiên hàng đầu của các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản là thực hiện chương trình củng cố tài khoá tin cậy tập trung vào việc cải thiện tình hình nợ công trong trung hạn. Tại nhiều nền kinh tế khu vực Eurozone thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế để tăng cường cạnh tranh và tái tạo việc làm mới. Chính sách tài khoá thắt chặt được dự báo sẽ được thực hiện tại phần lớn các quốc gia trên thế giới trong thời gian tới. Theo IMF, thâm hụt ngân sách của các nước phát triển trong năm 2011 được dự báo sẽ ở mức 7,1% song năm 2012 giảm xuống còn 5,2%. Tại các nền kinh tế đang phát triển, thâm hụt ngân sách được dự báo ở mức 2,6% GDP năm 2011, nhưng sang năm 2012 giảm còn 2,2% GDP.
Về biến động các đồng tiền chính, đồng USD được dự báo vẫn tiếp tục xu hướng giảm giá trong 2012 do nhiều khả năng FED sẽ thực hiện gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) vào cuối năm nay. Theo đó, tỷ giá đồng EUR/USD tính đến tháng 5/2012 sẽ ở mức 0,69EUR/1USD với mức độ chính xác dao động ở mức +/-0,06. Tỷ giá YEN/USD tính đến 5/2012 là 78YEN/1USD với độ dao động là +/-7,7. Trong khi đó, đồng NDT vẫn tiếp tục xu hướng lên giá so với các đồng tiền khác, nhưng với mức độ từ từ. Tỷ giá NDT/USD được dự báo sẽ ở mức 6,50 NDT/USD vào tháng 5/2012. Bất ổn tiền tệ trong đó có sự thay thế vai trò của đồng USD là nguyên nhân dẫn đến một loạt các thay đổi trong chính sách dự trữ ngoại hối của các nước, trong đó đi đầu là NHTW các nước châu Á. 13 nước châu Á sẽ lên kế hoạch giảm vai trò tài sản dự trữ thống trị của đồng USD.
Về giá cả hàng hoá, hiện tại cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp đã làm xuất hiện dự báo rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ suy yếu và cắt giảm nhu cầu đối với các nguyên vật liệu thô khiến giá cả hàng hóa nhất là nguyên liệu thô sẽ giảm mạnh, song nhiều khả năng vấn đề nợ công của Hy Lạp sẽ được IMF và EU giải cứu. Theo đó, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi mạnh hơn trong năm 2012 làm tăng nhu cầu về hàng hoá khiến giá cả hàng hoá tiếp tục gia tăng, cùng các cú sốc cung do những điều kiện thời tiết khó lường, sự tăng trưởng quá nóng của các nền kinh tế châu Á (trừ Nhật Bản), chính sách bảo hộ thương mại của các nước... sẽ gây áp lực lạm phát tăng cao tại các nước. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo lạm phát đối với các nước đang phát triển ở châu Á năm 2012 là 6,5%, Trung Quốc là 4,6% và 4,2%, Inđônêxia 6,3% và 5,8%. Đối với giá dầu thô, Standard Bank kỳ vọng cầu về dầu thô sẽ tăng do yếu tố mùa vụ cùng với hạn chế cung sẽ khiến giá dầu thô tăng trong trung hạn.
Về thị trường bất động sản Pacific Star Group - một trong những nhà đầu tư BĐS hàng đầu châu Á nhận định rằng BĐS thương mại ở châu Á sẽ tiếp tục khả quan trong nửa cuối năm 2011.
Tập đoàn này rút ra kết luận từ báo cáo bán niên Chiến lược và Triển vọng BĐS Châu Á (Asia Property Outlook and Strategy) của họ, trong đó nêu bật những chủ đề đầu tư then chốt tại các thị trường BĐS trong khu vực. Theo họ, môi trường BĐS châu Á tiếp tục sáng sủa, mặc dù có những bất ổn kinh tế toàn cầu, nhờ nền tảng kinh tế và thái độ tích cực của người tiêu dùng ở phần lớn các thị trường. Tập đoàn này cũng lưu ý giá trị vốn đã tăng nhờ có tăng trưởng giá thuê vững chắc khi các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục phát triển mạnh. Họ tin tưởng rằng sự hồi phục kinh tế trong khu vực được điều chỉnh về mức bền vững hơn, hỗ trợ vững chắc cho BĐS châu Á.
KINH TẾ VIỆT NAM
Tình hình chung
Bước vào năm 2011, tình hình trong nước và quốc tế đã xuất hiện những khó khăn, thách thức mới. Kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp: Tăng trưởng kinh tế chậm lại; giá lương thực, thực phẩm, dầu thô và nguyên vật liệu cơ bản trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng cao; thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh; nợ công châu Âu lan rộng; kinh tế Nhật Bản trì trệ sau thảm hoạ kép; lạm phát toàn cầu và các nước trong khu vực tăng cao; bất ổn chính trị ở Trung Đông, châu Phi, tình hình căng thẳng ở Biển Đông tăng lên. Trong nước, nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo cuối năm 2010. Tăng trưởng kinh tế (GDP) có xu hướng chậm lại; lạm phát tiếp tục tăng cao; mặt bằng lãi suất cao; tỷ giá, giá vàng biến động bất thường; dự trữ ngoại hối giảm mạnh; tổn thất do rét đậm, rét hại kéo dài ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân. Nguy cơ lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội đã trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế nước ta trong năm 2011.
Lạm phát tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao. Giá tiêu dùng tháng 6/2011 so với tháng 12/2010 tăng 13,29% (bình quân cùng kỳ tăng 16%), vượt chỉ tiêu được Quốc hội thông qua (không quá 7%). Nguyên nhân của lạm phát cao có yếu tố bên ngoài như giá lương thực, xăng dầu quốc tế tăng và tình hình lạm phát cao đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới và yếu tố bên trong do tác động của việc sử dụng gói kích thích kinh tế từ năm 2008 đến năm 2010 và việc tăng giá điện, xăng dầu, tăng lương cán bộ, công chức.Mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Lãi suất huy động bình quân tăng khoảng 2,9% so với cuối năm 2010. Chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay khá lớn. Việc vay vốn tín dụng của một bộ phận doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khó khăn. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng; tiềm lực của hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán tuy đã được tăng cường nhưng quy mô vẫn còn nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.Nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu đã có cải thiện nhưng mức nhập siêu vẫn còn cao, 6 tháng đầu năm 2011 ước khoảng 6,65 tỷ USD bằng 15,72% kim ngạch xuất khẩu.
Tính tới thời điểm này, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 8 tăng 0,93% so với tháng trước và tăng 15,68% so với tháng 12/2010.Các số liệu được công bố trước đó cũng chỉ ra rằng CPI của Việt Nam hiện đang dẫn đầu châu Á, khiến nguồn vốn vào thị trường cũng bị hạn chế.
Báo cáo của VinaCapital cũng chỉ ra rằng thị trường bất động sản sẽ tiếp tục trầm lắng trong vòng 18 - 24 tháng tới.Đại diện VinaCapital cũng tỏ ra lạc quan vào sự ấm dần trở lại của thị trường nhà đất và cho rằng, bất động sản sẽ trở lại mức tăng trưởng cao trong năm 2012, thanh khoản thị trường sẽ tốt hơn. Trong đó, thị trường vẫn sẽ tập trung vào phân khúc nhà ở giá trung bình và các dự án nhà gắn liền với đất.Thời gian gần đây, do tình hình khó khăn chung của nên kinh tế tài chính, kéo theo chỉ số chứng khoán cũng giảm. Nhiều cổ phiếu bất động sản thời điểm này dưới giá khởi điểm ban đâu.
Mặc dù chỉ số VN-Index vẫn duy trì quanh mức 400 điểm, nhưng khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch thấp nên trong thời gian qua đã có nhiều cổ phiếu nhóm ngành bất động sản có giá dưới giá khởi điểm.Mã cổ phiếu CLG của Công ty CP đầu tư và phát triển nhà đất Cotec hiện có giá 9.400 đồng/CP. Cổ phiếu DRH của Công ty CP đầu tư Căn nhà mơ ước hiện chỉ còn 4.700 đồng/CP. Giá cổ phiếu của Công ty CPĐT và phát triển đô thị Long Giang cũng chỉ còn ở mức 8,6 ngàn đồng/CP.
Thanh khoản trên thị trường sụt giảm mạnh. Tại thời điểm 22/7/2011, giá cổ phiếu trên hai sàn chứng khoán giảm mạnh, 76,3% cổ phiếu có trị giá dưới giá trị sổ sách kế toá