Thực hành văn hóa đương đại: Sự linh hoạt của cộng đồng Kinh tộc ở Kinh đảo, Quảng Tây, Trung Quốc

Tóm tắt Bài viết đề cập đến sự linh hoạt trong các thực hành văn hóa đương đại của cộng đồng người Việt ở Kinh Đảo, Quảng Tây, Trung Quốc. Định cư nơi đất mới, thuộc về một quốc gia khác người Việt nơi đây đã chủ động và rất mềm dẻo để vừa thích nghi hội nhập được với văn hóa các tộc cộng cư lại vừa duy trì được nét văn hóa Việt. Những thực hành văn hóa của họ mang tính bối cảnh rất rõ nét, tùy từng thời điểm mà người dân biết cách đề cao văn hóa truyền thống của cộng đồng mình, khẳng định nét đặc trưng của văn hóa Kinh tộc hoặc biết cách ẩn những đặc trưng văn hóa ấy đi và tích cực, chủ động hội nhập với văn hóa các tộc cộng cư, Tất cả nằm trong chiến lược từng bước tạo dựng bản sắc cũng như vị thế của cộng đồng người Việt trên đất mới. Điều này khiến cho các nhà nghiên cứu có thêm những nhìn nhận đa chiều hơn về văn hóa truyền thống, về bản sắc văn hóa, về quá trình gìn giữ, duy trì và sáng tạo văn hóa ở một cộng đồng di cư.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hành văn hóa đương đại: Sự linh hoạt của cộng đồng Kinh tộc ở Kinh đảo, Quảng Tây, Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 12 (37) - Thaùng 2/2016 3 Thực hành văn hóa đương đại: Sự linh hoạt của cộng đồng Kinh tộc ở Kinh đảo, Quảng Tây, Trung Quốc Contemporary cultural practices: The flexibility of the Kinh migrants in Jingdao, Guangxi, China PGS.TS. NguyễnThị Phương Châm, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Assoc.Prof.,Ph.D. Nguyen Thi Phuong Cham, Viet Nam Academy os Social Sciences Tóm tắt Bài viết đề cập đến sự linh hoạt trong các thực hành văn hóa đương đại của cộng đồng người Việt ở Kinh Đảo, Quảng Tây, Trung Quốc. Định cư nơi đất mới, thuộc về một quốc gia khác người Việt nơi đây đã chủ động và rất mềm dẻo để vừa thích nghi hội nhập được với văn hóa các tộc cộng cư lại vừa duy trì được nét văn hóa Việt. Những thực hành văn hóa của họ mang tính bối cảnh rất rõ nét, tùy từng thời điểm mà người dân biết cách đề cao văn hóa truyền thống của cộng đồng mình, khẳng định nét đặc trưng của văn hóa Kinh tộc hoặc biết cách ẩn những đặc trưng văn hóa ấy đi và tích cực, chủ động hội nhập với văn hóa các tộc cộng cư,Tất cả nằm trong chiến lược từng bước tạo dựng bản sắc cũng như vị thế của cộng đồng người Việt trên đất mới. Điều này khiến cho các nhà nghiên cứu có thêm những nhìn nhận đa chiều hơn về văn hóa truyền thống, về bản sắc văn hóa, về quá trình gìn giữ, duy trì và sáng tạo văn hóa ở một cộng đồng di cư. Từ khóa: người Việt ở Trung Quốc, cộng đồng Kinh tộc, thực hành văn hóa đương đại, hội nhập văn hóa, thích nghi văn hóa Abstract This paper focuses on the flexibility in the today cultural practices of a Vietnamese migrant community in Jingdao, Guangxi, China. Since the Vietnamese came and settled in the area, they have been very proactive and flexible in term of integrating into the local culture while trying to maintain their original Vietnamese culture. Their today cultural practices are very “contextual”, depending on each circumstance, people will choose to uphold the traditional culture of their community, confirm the cultural traits of the Kinh ethnic or hide them and actively integrate with the cultures of other ethnic groups who are currently in the same settlement,All of the above strategies gradually contribute to create identity as well as improve the social status for the Vietnamese migrants in the new land. Findings in this paper allow researchers to have multiple perspectives on traditional culture, cultural identity, and the process of preserving and creating culture in a migrant community. Keywords: the Vietnamese migrants in China, Kinh migrant community, contemporary cultural practices, cultural integration, cultural adaptation Gắn bó với cộng đồng Kinh tộc ở Kinh Đảo đã nhiều năm song mỗi lần trở lại tôi vẫn luôn bất ngờ và ngạc nhiên với nhiều sự thay đổi của văn hóa nơi đây, lần đến với Kinh Đảo gần đây nhất là vào dịp cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm 2015, tôi đã rất thích thú với hiện tượng thực hành văn hóa hiện tại của dân chúng ở đây, với cách 4 mà người dân giới thiệu với chúng tôi và với những vị khách khác đến làng về văn hóa truyền thống của người Kinh nơi đây. Nhìn lại sự thể hiện văn hóa của cộng đồng này trong khoảng hơn hai thập kỷ gần đây, tôi nhận thấy người dân nơi đây đã luôn thể hiện tính linh hoạt của mình trong các thực hành văn hóa để vừa khẳng định, đề cao được văn hóa truyền thống của mình và vừa phát huy được tối đa vốn văn hóa đó để làm giàu cho đời sống văn hóa đương đại. Sự linh hoạt đó của cộng đồng Kinh tộc ở Kinh Đảo có thể trở thành ví dụ sinh động để chúng ta nhìn nhận lại về văn hóa truyền thống và sức sống của nó trong các thực hành văn hóa đương đại. 1. Cộng đồng Kinh tộc ở Kinh Đảo Kinh Đảo là tên gọi chung cho ba hòn đảo và cũng là ba làng biển nơi dân tộc Kinh tập trung sinh sống: Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu. Theo địa giới hành chính hiện tại, ba làng này nay thuộc trấn Giang Bình, huyện Đông H¬ưng, thành phố cảng Phòng Thành, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trên biển thì vùng biển Kinh Đảo nằm trong Vịnh Bắc Bộ (Tonkin Guft) thuộc vùng biển phía nam Trung Quốc, tiếp giáp với vùng biển phía bắc Việt Nam, đây là vùng biển được coi là trọng yếu bởi nó có nhiều thế mạnh, đặc biệt là thế mạnh về cảng biển và thông thương. Kinh Đảo chỉ cách Đông Hưng 25km đường bộ, cách Nam Ninh (thủ phủ của Quảng Tây) 180km, cách Hạ Long của Việt Nam 180 km và cách thủ đô Hà Nội 318km. Kinh Đảo hiện nay gồm 3 làng người Kinh là: Vạn Vĩ là (lớn nhất với diện tích 16km2, 1132 hộ, 4987 khẩu), Vu Đầu (diện tích 6km2, 2000 khẩu), Sơn Tâm (diên tích 7km2, 1800 khẩu). Riêng Vạn Vĩ có được bờ biển dài khoảng 15km, rộng khoảng 7000ha, nơi đây đã hình thành nên bãi biển du lịch nổi tiếng trong vùng, bãi biển Kim Than (Bãi Vàng)(1). Dân tộc Kinh ở Trung Quốc (được gọi là Kinh tộc) tính đến năm 2012 có khoảng 23.000 ngư¬ời, tập trung sinh sống chủ yếu ở Kinh Đảo và khu vực Giang Bình, Đông Hưng. Hiện nay trong 3 làng chỉ có Sơn Tâm vẫn gần như 100% là người Kinh sinh sống, còn Vạn Vĩ đã có khá nhiều người Hán, Choang và Nguồn (chỉ chung các tộc người từ miền núi xuống) sống đan xen, Vu Đầu cũng có 3 đội mới đến sinh sống ở đầu làng là người Hán. Ngoài ra do thương mại phát triển ngày càng nhanh ở Kinh Đảo nên khu vực này cũng thường có nhiều lao động di cư theo mùa (nhất là vào mùa khai thác và chế biến sứa biển), những người đến làm ăn buôn bán (nhất là làm các loại dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi,), và những người phụ nữ từ Việt Nam sang lấy chồng và sinh sống ở các làng. Người Kinh ở Kinh Đảo là những người Kinh từ Việt Nam di cư đến từ thế kỷ thứ XVI, điều này hầu như ai quan tâm đến khu vực này cũng đều biết vì đã được ghi trong tất cả các sách viết về người Kinh ở đây. Tuy nhiên người Kinh ở đây không đến Kinh Đảo vào cùng một thời gian mà có sự cách nhau khá xa, có dòng họ đã đến đư¬ợc mư¬ời đời, có dòng họ chín đời, có họ bảy đến tám đời và có họ chỉ mới ba đến bốn đời, nơi xuất cư của họ chủ yếu là Thanh Hoá, Đồ Sơn, Móng Cái. Định cư ở ngay vùng biển đảo biên giới, cộng đồng Kinh tộc ở Kinh Đảo đã trải qua nhiều thăng trầm bởi các cuộc giao tranh và sự thay đổi chính sách. Năm 1989, hai nước Việt Nam và Trung Quốc khôi phục lại mậu dịch biên giới, thành phố Đông Hưng của Trung Quốc và Móng Cái của Việt Nam đều được xác định là các khu kinh tế cửa khẩu trọng tâm, đầu mối trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa Trung Quốc, 5 Việt Nam và các nước Asean. Từ đây Kinh Đảo trở thành đầu mối liên kết về thương mại giữa hai quốc gia và phát triển mạnh về kinh tế. Người Kinh ở Kinh Đảo hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn sinh kế từ khai thác biển, nuôi hải sản, buôn bán hải sản, dịch vụ du lịch và các hình thức thương mại qua biên giới. Nhìn chung với một cơ cấu kinh tế mở và năng động, đời sống của người Kinh nơi đây phát triển nhanh chóng trong hơn hai mươi năm qua và ổn định ở mức cao so với các dân tộc thiểu số khác ở Quảng Tây. Đây là nền tảng quan trọng cho sự củng cố và gia tăng đầu tư cho các hoạt động văn hóa của người dân Kinh Đảo trong một vài thập kỷ gần đây. Về văn hóa, cộng đồng Kinh tộc ở Kinh Đảo còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của người Kinh thể hiện trong cơ cấu gia đình, dòng họ, làng xóm (tôn trọng vai trò của người cao tuổi, của các ông mo, ông đám,), trong ngôn ngữ (tiếng Kinh vẫn duy trì trong gia đình và trong làng), trong các phong tục tập quán (ưa dùng nước mắm, mặc yếm thêu, đội nón lá, dùng bè mảng đi biển, dùng lời hát đối đáp trong hôn lễ, dùng đàn bầu, giỏi ca hát,), trong tri thức dân gian (giỏi sáng tạo nhiều ngư cụ, hiểu về thuyền, bè, lưới, cách đánh bắt hải sản, sáng tác nhiều loại hình thơ ca,), đặc biệt là trong đời sống tâm linh (chú trọng các sinh hoạt tín ngưỡng ở đình, chùa, miếu, tôn sùng các vị thần núi, thần biển, thần thành hoàng, các vị tiền hiền, tôn thờ Cha là Trần Hưng Đạo và mẹ là Mẫu Liễu Hạnh là mang theo từ quê hương,). Màu sắc văn hóa truyền thống đó hiện nay cũng đang được thực hành theo hướng “sáng tạo truyền thống”, có nghĩa là trong bối cảnh xã hội đổi mới, những yếu tố văn hóa truyền thống đã không còn được thực hành y như truyền thống nữa mà đã có nhiều những sự sáng tạo, ví như xuất hiện những bức tượng mới mang dáng dấp Trung Quốc ngự trên ngai thờ uy nghiêm nhất trong ngôi đình thờ các vị thần Việt và nổi tiếng là thể hiện rõ đặc trưng văn hoá Việt, cách trang trí các ban thờ trong đình với rất nhiều sắc đỏ, cách sắp xếp ban thờ rồi lễ vật dâng cúng tế cũng có nhiều thay đổi, những câu ca, bài hát mới được sáng tác theo âm điệu của hát nhà tơ vốn chỉ được hát trong các buổi tế lễ chính trong đình, trưng bày các phiến đá lớn có khắc các biểu tượng văn hóa của người Kinh, Cho đến nay kết quả của quá trình sáng tạo ấy cũng đã trở thành “truyền thống” khi những nét văn hóa mà người dân đang thực hành luôn được dân làng xem là thuần Việt và có sự kết nối giữa những người dân Kinh Đảo với đất mẹ. Do sự qua lại với Việt Nam ngày càng nhiều, những người trong Ủy ban đình vụ (chuyên lo việc duy trì nghi lễ ở đình) luôn có ý thức đi thăm các ngôi đình ở Việt Nam, tham khảo các lễ hội đình ở Việt Nam, mua các đồ phục vụ cúng lễ và trình diễn từ Việt Nam, tìm kiếm các cuốn sách nói về phong tục nghi lễ truyền thống, các truyện Nôm, các cuốn sách sưu tầm thơ ca dân gian,để bổ sung vào kho tàng văn hóa của họ ở Kinh Đảo Bên cạnh đó, do cộng cư với người Hán, Choang và một số dân tộc khác trong một thời gian dài nên văn hóa ở đây cũng đã có sự giao lưu, biến đổi và ngày càng đa sắc, đa dạng hơn, màu sắc văn hóa Hán, Choang thể hiện ở nhiều khía cạnh trong đời sống, những nét văn hóa mới được hội nhập vào trong vốn văn hóa của cộng đồng Kinh tộc ở đây: từ cách ăn, mặc (sử dụng nhiều dầu, mỡ trong món ăn, mặc trang phục Hán,) đến ngôn ngữ (sử dụng tiếng Hán song song với tiếng Kinh, dùng tiếng Kinh có pha âm Hán và Choang,), từ phong tục tập quán (đi thăm mộ vào ngày 6 thanh minh, dùng nhiều màu đỏ, dán câu đối trước cửa nhà, ưa đồ ngọt và dùng đồ ngọt làm lễ vật trong hôn nhân, cúng lễ,) cho đến đời sống tâm linh (các di tích được trùng tu lại theo phong cách Hán, trong hội đình có đoàn phụ nữ Hán diễn tấu trống trong đám rước, lá quốc kỳ Trung Quốc trong đám rước, âm nhạc Hán được sử dụng cho các điệu múa hát chúc thần, rước thần ra sân khấu làm lễ chào mừng, gõ sạp trên đường dẫn quan chức tới dự hội, nhiều đoàn nghệ thuật của các dân tộc Hán, Choang, Gi, Dao, Việt từ Việt Nam,góp vui trong lễ hội,). Có thể nói văn hóa của cộng đồng Kinh tộc ở Kinh Đảo hiện nay là một bức tranh đa sắc, ở đó có màu sắc văn hóa truyền thống của người Kinh, có màu sắc văn hóa của sự giao lưu tiếp biến, có cả những màu sắc văn hóa mới du nhập,Có được sự đa sắc ấy là do người Kinh nơi đây đã rất nỗ lực gìn giữ văn hóa truyền thống và mở rộng giao lưu, hội nhập, họ đã rất linh hoạt và mềm dẻo trong các thực hành văn hóa, đó cũng là cách mà cộng đồng Kinh tộc nơi đây từng bước thích nghi, hội nhập và xác lập vị thế của mình trên đất Trung Quốc. 2. Sự linh hoạt trong các thực hành văn hóa của cộng đồng Kinh tộc ở Kinh đảo hiện nay Có thể nói quá trình giao lưu, hội nhập và sáng tạo truyền thống đã song hành với văn hóa của cộng đồng người Kinh ở Kinh Đảo từ trong lịch sử định cư ở vùng đất mới cho tới nay. Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội đương đại, quá trình này được đẩy mạnh hơn và bị chi phối bởi nhiều động thái mới xuất hiện từ phía nhà nước, cộng đồng làng và cả các cá nhân. Nếu như vị trí địa lý đặc biệt nơi cửa ngõ biên giới đã tạo ra cho người Kinh ở Kinh Đảo sự năng động trong phát triển kinh tế và hội nhập văn hóa thì quá trình sáng tạo truyền thống lại tạo cho họ sự khôn khéo, linh hoạt, thích ứng tốt trong phát triển và làm giàu văn hóa. Nhìn vào quá trình sáng tạo truyền thống và tạo dựng bản sắc văn hóa Việt của cộng đồng Kinh tộc ở Kinh Đảo chúng ta có thể thấy được sự linh hoạt và mềm dẻo của văn hóa nơi đây để vừa thích nghi hội nhập được với văn hóa các tộc cộng cư lại vừa duy trì được nét văn hóa Việt. Họ không quá quan trọng việc phải duy trì hay phục hồi cho được các yếu tố văn hóa truyền thống đúng như chúng đã có trước kia mà với họ điều quan trọng là họ thấy “đẹp đẽ”, thấy “hợp lòng” và “cả làng vui vẻ” như lời nhiều người già ở Kinh Đảo chia sẻ khi hội làng được phục hồi lại. Trong các thực hành văn hóa được họ xem là truyền thống không thiết phải là các yếu tố văn hóa Việt mang từ Việt Nam trong hành trang di cư mà có thể là các yếu tố văn hóa mới hình thành trên cơ sở của sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, cũng có thể là các yếu tố văn hóa truyền thống đã được sáng tạo cho phù hợp, ví như: Đám rước đi nghinh thần thay vì từ đình ra thẳng bãi biển thì đi ra sân khấu lớn để làm lễ chào mừng trước khi ra biển; Người đi đầu trong đám rước không phải là một cụ thượng như trước kia mà là một vị lãnh đạo Đảng ở địa phương cầm quốc kỳ Trung Quốc; Đi trong đám rước có thêm đội diễn tấu trống con của người Hán; Hát đối đáp trước cửa đình bên cạnh hát tiếng Kinh còn hát cả tiếng Hán; Âm nhạc Hán được sử dụng làm nền cho các điệu múa truyền thống của người Kinh; Lễ ngồi mâm vốn chỉ dành cho đàn ông trong làng từ 19 tuổi trở lên thì nay được sắp xếp cho cả quan chức và phụ nữ,Ngôi đình vốn được người Kinh ở Kinh Đảo xem là “thuần Việt”, “đúng truyền thống Kinh tộc ta” như 7 lời chia sẻ của họ song trong đó đã có nhiều sắc thái văn hóa Hán như tượng thờ theo phong cách Hán, màu sắc sử dụng trong lễ hội (trong không gian thờ, trong đám rước với rất nhiều sắc đỏ), các điệu múa theo các bản nhạc của Trung Quốc, nhiều trang phục của đội rước cờ, đội rước kiệu, âm nhạc, rồi các món ăn, cách thức trình diễn văn nghệ,cũng mang màu sắc Hán khá rõ. Trong bối cảnh cộng cư và giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng ở Kinh Đảo, người dân chấp nhận và chủ động với nhiều thực hành văn hóa khác nhau. Trong Tết nguyên đán, các gia đình gói bánh chưng truyền thống như ở Việt Nam nhưng cũng gói bánh tày, làm bánh bạc đầu như người Hán, ăn các món ăn truyền thống của Việt Nam như nem, chả, măng,nhưng cũng ăn các món khau nhục, xá xíu, bánh bao,của người Hán, trang trí bàn thờ và treo khăn thờ như người Hán nhưng khẩn cầu các vị thần người Việt và cúng ở đình chiều 30 Tết,Người Kinh ở Kinh Đảo vừa thực hành tục chạp mộ truyền thống vào trước Tết của người Kinh nhưng cũng vẫn thăm mộ và cúng mộ dịp thanh minh tháng Ba như người Hán. Trong sinh hoạt văn nghệ dân gian hiện nay, người Kinh ở Kinh Đảo vừa hát tiếng Việt, vừa hát tiếng Hán, thậm chí chuyển các lời bài hát tiếng Việt sang tiếng Hán để hát, tương tự như vậy các điệu múa trong sinh hoạt thường ngày và trong các dịp lễ cũng thường vừa múa các điệu múa truyền thống của người Kinh như múa bông, múa đội đèn, múa nón,vừa múa các điệu giống người Hán như múa trống, múa lụa và thường xuyên sử dụng âm nhạc Hán cho các điệu múa truyền thống Việt. Các truyện Nôm cũng như các lời hát truyền thống của người Việt hiện nay đều được ghi lại bằng ba thứ chữ: Nôm, Việt, Hán,Trong các ngôi đình, chùa hình thức thờ tự ở nơi linh thiêng nhất cũng khá dễ dàng thay đổi, đó là việc đưa các tượng thờ mang hình thức Hán vào thờ, ở chùa vừa có tượng Phật vừa có tượng Mẫu, vừa thờ Phật vừa thờ Mẫu, cúng chay hay mặn đều được,Còn rất nhiều biểu hiện văn hóa khác chỉ ra sự đa dạng trong các thực hành văn hóa của người Kinh ở Kinh Đảo hiện nay, tất cả cho thấy một sự linh hoạt, mềm dẻo, chủ động của người dân nơi đây trong việc hội nhập, thay đổi và tạo dựng cho mình một bức tranh văn hóa đa sắc màu nơi đất khách. Ngoài ra, trong từng thực hành văn hóa cụ thể, nhất là những thực hành văn hóa ở những không gian thiêng, người dân Kinh Đảo hiện nay không quá coi trọng sự nghiêm ngặt, cứ phải theo đúng truyền thống mà có những sự thoải mái, tiện lợi nhất định. Dễ nhận thấy điều này nhất là trong các nghi lễ ở đình, chùa. Ở đình Vạn Vĩ, Vu Đầu thờ 5 vị thần, trong ngày hội chỉ đi rước được 2 vị là thần núi và thần biển, hội Sơn Tâm thờ 3 vị, ngày hội chỉ đi rước vị thần chủ, còn các vị khác “không biết ở đâu mà rước về” hoặc “không cần rước, khấn mời về là được” như lời một số người làng chia sẻ. Việc chọn người vào các vị trí ông mo, ông đám hay những người ban tổ chức phụng sự thần thánh cũng không còn kiêng kỵ nghiêm ngặt như trước, chẳng hạn có vị thôn trưởng con trai mất chưa được 100 ngày nhưng vẫn tham gia các công việc trong lễ hội, hay việc sắp xếp thứ tự trong đám rước thần cũng không thực sự theo đúng trật tự: trống con (chấp hiệu tiền quân) thì phải đi đầu thì lại đi sau trống cái (chấp hiệu trung quân), ông mo được coi là con của thần phải đi đầu đoàn rước để đón thần về thì lại đi sau một số vị quan chức,... Trang phục của những người trực tiếp tham gia hành lễ thì không thống nhất và 8 cẩu thả, các ông đám người thì áo dài, người thì áo ngắn, người áo xanh, người áo đỏ, đa số họ chỉ mặc áo dài lễ với quần và giầy tây bình thường, có người mặc với quần jean, một số quan viên bận để con trai đi thay nên các thanh niên trẻ này mặc quần lửng với áo dài lễ, nhiều người mặc áo dài lễ đi trong đám rước thần nhưng vẫn hút thuốc lá và nói chuyện với nhau rôm rả mà không trang nghiêm như thường thấy, Trong không gian chính của đình, khi nghe các cô đào hát chúc thần trước ban thờ thì những người phụng sự người thì nói chuyện, người thì làm việc riêng, chấp hiệu trống và chiêng thỉnh thoảng lại quên không đánh phụ hoạ. Trong khi tế được coi là nghi lễ linh thiêng nhất thì các ông đám thực hiện có phần lộn xộn, lúc ông thông xướng hô quỳ thì đứng mà lúc hô bình thân thì lại quỳ, khi ông chúc đọc văn thì các ông đám và quan viên người đứng, người ngồi, người nghe điện thoại, hút thuốc,...khiến cho ván tế thiếu sự long trọng cần thiết. Một số cụ già trong làng khi xem tế đã thất vọng và nói với tôi: “Trẻ bây giờ đã không biết lại chẳng chịu học gì cả, không biết mình đang làm việc thiêng thì phải như thế nào, cứ làm thế kia thì thần nào chứng cho được”. Lễ hội bên làng Sơn Tâm hiện nay còn không có thày cúng chuyên nghiệp cho các năm như bên hội Vạn Vĩ mà từng năm lại phân công từng người khác nhau nên việc các vị này không thông thạo các nguyên tắc đi đứng trong khi cúng tế cũng là điều dễ hiểu, vì vậy có khi đám tế diễn ra trong sự thiếu cẩn trọng và nghiêm ngặt cần thiết của một đám tế thần. Vấn đề sắp xếp vị trí ngồi mâm cũng gây khá nhiều lời qua tiếng lại trong dân làng, họ nói với nhau mà tôi vô tình nghe được: “Nó đóng mấy nghìn thế là mời nó lên cỗ nhất cỗ nhị, thật là chẳng phép tắc gì”. Qua quan sát tham dự và nói chuyện với nhiều người làng, tôi thấy việc sắp xếp vị trí ngồi mâm trong lễ hội có sự thoải mái và dễ dãi so với việc qui chiểu theo hương ẩm bạ ngày xưa, khách đến dự hội thường được mời ngồi ở những mâm cỗ cao, phụ nữ là khách cũng được ngồi mâm, chẳng hạn như tôi được mời ngồi ở mâm cỗ hàng trên, hội làng Sơn Tâm ai đóng tiền vào ngồi mâm cũng được, không cần phải qui chiếu theo danh sách trai đinh trong làng nữa. Giải thích điều đó, một vị nam trung niên làng Sơn Tâm nói: “thoải mái, vui vẻ thôi, ngày hội ăn uống ca hát ở đình mà, không quan trọng đâu, mang của ra đình ăn cho vui, thanh niên tham gia được là vui chứ nếu có mỗi cánh già thì cũng không vui đâu”. Không chỉ vậy, sự thoải mái còn thể hiện ở việc các ngôi đình, chùa ở các làng chấp nhận sự ra vào thoải mái của tất cả mọi người, trong