Sở hữu trí tuệ (Intellectual property) xuất hiện từ thế kỷ thứ XV tại những nước có các
ngành công nghiệp sang tạo nhằm mục đích quản lý việc sao chép các sáng chế, các
biểu tượng định dạng và các hình thức sáng tạo khác. Quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT)
được hiểu là quy ền sở hữu kết quả sáng tạo của cá nhân trên cơ sở pháp luật, trong đó
quy ền của chủ thể sáng tạo được độc quyền trong thời hạn nhất định khi chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt sản phẩm trí tuệ do mình tạo ra. Các đối tượng SHTT bao gồm:
Quyền sở hữu công nghiệp, Quy ền tác giả (QTG), quyền kế cận QTG. Các quyền liên
quan đến QTG bao gồm: quyền biểu diễn của các nghệ sĩ với các vở diễn của họ;
người sản xuất các bản ghi âm và quy ền của phát thanh viên trong các chương trình vô
tuy ến, truyền hình.
Tại nước ta, các đối tượng Sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích
hợp bán dẫn) do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Tác
phẩm văn học, nghệ thuật, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá do Cục Bản quyền tác giả - Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý; Giống cây trồng và vật liệu nhân giống do Cục
Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý.
13 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả trong hoạt động thông tin - Thư viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hiện quyền sở hữu trí
tuệ và quyền tác giả trong
hoạt động thông tin - thư viện
Sở hữu trí tuệ (Intellectual property) xuất hiện từ thế kỷ thứ XV tại những nước có các
ngành công nghiệp sang tạo nhằm mục đích quản lý việc sao chép các sáng chế, các
biểu tượng định dạng và các hình thức sáng tạo khác. Quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT)
được hiểu là quyền sở hữu kết quả sáng tạo của cá nhân trên cơ sở pháp luật, trong đó
quyền của chủ thể sáng tạo được độc quyền trong thời hạn nhất định khi chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt sản phẩm trí tuệ do mình tạo ra. Các đối tượng SHTT bao gồm:
Quyền sở hữu công nghiệp, Quyền tác giả (QTG), quyền kế cận QTG. Các quyền liên
quan đến QTG bao gồm: quyền biểu diễn của các nghệ sĩ với các vở diễn của họ;
người sản xuất các bản ghi âm và quyền của phát thanh viên trong các chương trình vô
tuyến, truyền hình.
Tại nước ta, các đối tượng Sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích
hợp bán dẫn) do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Tác
phẩm văn học, nghệ thuật, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá do Cục Bản quyền tác giả - Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý; Giống cây trồng và vật liệu nhân giống do Cục
Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý.
Quyền tác giả (author rights) là một bộ phận của quyền SHTT, là quyền của tổ chức,
cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu nhằm bảo vệ các quyền lợi
cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm của họ, ngăn
chặn hành vi sao chép, hành vi mạo danh, phổ biến, chuyển nhượng bất hợp pháp tác
phẩm. QTG bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.
Trong lịch sử pháp luật về bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức,
vấn đề QTG được thừa nhận muộn. Vào thời cổ, các quy định luật pháp chỉ dành cho
những vật mang tác phẩm trí tuệ, đặc biệt là về sở hữu. Ví dụ: không được phép trộm
cắp một quyển sách nhưng lại được phép chép lại từ quyển sách đó. Hình thức khởi
thủy của sự bảo hộ bản quyền xuất hiện ở Anh khoảng đầu thế kỷ XVI với việc cấp
giấy phép cho các chủ xưởng in với mục tiêu bảo hộ độc quyền in sách cho các chủ
xưởng in, làm tăng thêm một khoản tiền đáng kể cho ngân quỹ của nhà cầm quyền,
tạo ra sự dễ dàng, thuận tiện cho chính quyền trong việc kiểm soát các ấn phẩm có
tính chất dấy loạn hoặc phản tôn giáo. Nước Anh là quốc gia đi tiên phong trong việc
đưa ra quy định pháp luật về QTG với Đạo luật “Statue of Anne” có hiệu lực từ tháng
10/1710. Đây là luật Bản quyền đầu tiên trên thế giới, đưa ra hai quyền cơ bản: Tác
giả có độc quyền những tác phẩm của mình và độc quyền đó được bảo vệ trong một
khoảng thời gian nhất định. Nữ hoàng Anne qui định dành 14 năm độc quyền cho việc
in một cuốn sách và độc quyền này có thể được gia hạn thêm 14 năm nữa, nếu tác giả
của cuốn sách vẫn còn sống khi thời hạn bảo hộ đầu tiên đã hết.
Sau Anh, các quốc gia trên thế giới lần lượt ban hành các đạo luật về QTG: Đan Mạch
năm 1741, Pháp năm 1791, Mỹ năm 1795, Đức năm 1845 Cùng với việc các tác
phẩm được lưu hành ở nước ngoài càng nhiều, các hiệp ước quốc tế được ký kết để
bảo hộ QTG: Công ước Berne, Hiệp định TRIPs
Ở Việt Nam, bắt đầu từ Hiến pháp 1980, QTG mới được công nhận là một trong
những quyền cơ bản của công dân. Vào năm 1986, Nghị định số 142/HĐBT ban hành
ngày 14/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng có quy định 8 điều liên quan đến bảo hộ
QTG như quy định về tác giả, về các loại tác phẩm được bảo hộ, các quyền lợi tinh
thần và vật chất của tác giả, thời hạn bảo hộ QTG Đến Hiến pháp năm 1992, Bộ
luật Dân sự năm 1995 vấn đề bảo hộ QTG được chính thức ghi nhận. Sau đó QTG
được hoàn thiện dần với các nội dung ngày càng đầy đủ, cụ thể hơn trong các văn bản
như Quy định việc xử phạt các hành vi vi phạm về QTG (Điều 131 Bộ luật Hình sự
năm 1999); Quy định về QTG tại Điều 4, Điều 5, Điều 8, Điều 23 Luật Di sản văn hóa
số 28/2001-QH10; Điều 736, Điều 743 Bộ luật Dân sự 2005 (sửa đổi năm 2009); Luật
SHTT 2005 (sửa đổi năm 2009); Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ luật Dân sự, Luật SHTT và QTG (Nghị định số 100/2006/NĐ-CP); Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và
quản lý nhà nước về SHTT (Nghị định số 105/2006/NĐ-CP); Quy định xử phạt vi
phạm hành chính về QTG, quyền liên quan (Nghị định số 47/2009/NĐ-CP).
Từ 1997 trở đi, Việt Nam đã ký kết một số các Điều ước Quốc tế liên quan đến QTG
như: Hiệp định SHTT song phương giữa Việt Nam - Hoa Kỳ (1997), Hiệp định bảo
hộ quyền SHTT với Liên bang Thụy Sỹ (2000), Hiệp định thương mại Việt Nam -
Hoa Kỳ (2001), Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học - nghệ thuật (2004),
Công ước Genever về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm (2005), Công ước Brussel liên
quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (2006). Các
điều ước quốc tế này đã tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn trong lĩnh
vực bảo hộ QTG ở Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Trong thực tế, tài sản trí tuệ có thể được sao chép và lan truyền vô hạn trong không
gian và thời gian mà con người khó có thể kiểm soát hết được. Việc sao chép và phổ
biến tài sản trí tuệ thuộc QTG phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của khoa học và công
nghệ. Với các thiết bị sao chép, lưu trữ và công nghệ truyền dẫn, mạng Internet phát
triển mạnh mẽ như hiện nay, việc xâm phạm QTG ngày càng khó kiểm soát. Hoạt
động sao chép lậu, tình trạng đưa sách, phim, nhạc lên mạng Internet mà không xin
phép người nắm giữ QTG, ngày càng tinh vi, phức tạp và có quy mô lớn hơn nhiều so
với vài thập kỷ trước đây.
Trong báo cáo tổng hợp về tình trạng vi phạm QTG năm 2005 của Tổ chức Tài sản
Trí tuệ Thế giới (IIPA-International Intellectual Property Alliance), Việt Nam được
xếp hạng là một trong những quốc gia có tỉ lệ vi phạm QTG cao, đứng thứ hai thế
giới. Theo số liệu năm 2007 của Cục bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật, tỷ lệ vi
phạm bản quyền ở Việt Nam rất cao (88%). Trong lĩnh vực công nghệ thông tin
(CNTT), tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam ở mức 85% trong năm
2009 theo đánh giá của BSA (Liên minh phần mềm doanh nghiệp) và IDC (hãng
nghiên cứu thị trường). Trước nhu cầu bảo hộ QTG trở nên cấp thiết, việc thực hiện
bảo hộ QTG là một vấn đề đầy thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
ngày càng sâu, rộng vào quốc tế.
Là cơ quan có chức năng văn hóa, giáo dục, thông tin, giải trí, các thư viện (TV) lưu
giữ và phục vụ khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thông tin có bản quyền khác nhau
như: báo, tạp chí, sách, tài liệu xám, tài liệu nghe nhìn... Do đó, TV phải có trách
nhiệm bảo vệ và thực thi QTG. Việc thực hiện tốt các vấn đề có liên quan đến QTG sẽ
giúp TV phát triển theo hướng tiến bộ và hội nhập được với sự nghiệp thư viện thế
giới.
Với tư cách là trung tâm sinh hoạt văn hóa, trung tâm mở mang dân trí, nếu TV làm
tốt trách nhiệm hướng dẫn, tư vấn cụ thể về thực hiện QTG thì người sử dụng (NSD)
sẽ nghiêm túc tuân thủ trong suốt quá trình sử dụng nguồn tài nguyên thông tin của
TV. Công việc này không chỉ có ý nghĩa với riêng thư viện mà sẽ góp phần tích cực
vào việc giáo dục ý thức cho NSD về QTG, nâng cao trình độ văn hóa pháp lý của họ,
giảm thiểu được tình trạng vi phạm QTG ở Việt Nam.
Với tư cách là trung tâm thông tin, bằng các sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ
đắc lực cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thông báo nhanh
chóng, kịp thời các thành tựu khoa học và công nghệ (KH&CN) mới nhất trong, ngoài
nước, nếu các TV nghiêm túc thực hiện việc bảo vệ QTG, bảo hộ SHTT sẽ giúp NSD
tiếp nhận được tác phẩm đúng chất lượng họ mong muốn, nhận được thông tin chính
xác về tác giả của tác phẩm mà mình sử dụng, từ đó tránh sự giả mạo hoặc giả danh
tác phẩm.
Hiện nay có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các TV phải tăng cường thực hiện, phổ
biến cho NSD những vấn đề liên quan đến QTG khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ
của mình. Có thể kể ra một số nguyên nhân sau:
1. Xu hướng thuê nguồn thông tin điện tử của các nhà cung cấp: để tiết kiệm kinh phí,
các TV thường thuê nguồn thông tin điện tử của các nhà cung cấp cho NSD của mình
truy cập chứ không mua quyền sở hữu. Trong hợp đồng ký kết có thỏa thuận về tác
quyền với những điều khoản quy định đối với việc sử dụng: về số lượng truy cập, số
lượng kết nối, số lượng NSD đăng nhập; phạm vi, giới hạn NSD trong việc sao chép
tài liệu, v.v...
2. Công nghệ hiện đại: công nghệ hiện đại liên tục được cập nhật trợ giúp TV trong
việc cung cấp những liên kết điện tử tới những nguồn thông tin có sẵn thông qua
mạng Internet. Ví dụ như cơ sở dữ liệu (CSDL) trực tuyến, những dịch vụ cung cấp tài
liệu toàn văn và những hình thức truyền thông khác. Những liên kết điện tử này dẫn
tới việc những công trình có bản quyền dễ dàng bị sao chép, xử lý và phát tán hơn.
3. Dịch vụ sao chụp tài liệu: trong các dịch vụ của TV, hầu hết NSD đều khai thác, sử
dụng dịch vụ sao chụp tài liệu. Việc các thư viện được trang bị và nâng cấp những
thiết bị sao chụp ngày càng tiên tiến để in ấn, sao chụp, nhân bản, quét tài liệu càng
khiến hành vi sao chép, phát tán những công trình có bản quyền trở nên dễ dàng hơn.
Sự gia tăng của những phương tiện sao chụp và các hành vi sao chụp tài liệu đòi hỏi
TV và NSD đều phải nắm được pháp luật về QTG và nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật về QTG.
4. Số lượng các tài liệu số hóa ngày càng tăng: trong thời đại điện tử số lượng tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được số hóa ngày càng nhiều. Do dạng tài liệu số
có thể sao chép một cách đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng phát tán qua mạng
Internet, dễ dàng lưu trữ nên Luật SHTT đã đề cập tới hàng loạt các hành vi xâm
phạm QTG mới xuất hiện ở Việt Nam nhằm ngăn chặn các hành vi sử dụng các biện
pháp kỹ thuật, công nghệ để xâm phạm QTG. Khi phạm vi phục vụ thông tin số của
các TV được mở rộng với cổng thông tin (portal), các website, các TV cần phải làm
thế nào vừa đảm bảo cho công chúng có thể được hưởng các quyền truy cập giống
như với thông tin dạng in, vừa đảm bảo tuân thủ vấn đề QTG.
5. Bảo đảm cân bằng quyền của chủ sở hữu QTG và lợi ích của NSD đối với thông tin
số: khi TV mua thông tin số để cung cấp bình đẳng cho cộng đồng của mình, TV cần
giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là phải bảo vệ quyền sở hữu thông tin (thường là
của các nhà xuất bản chứ không phải là tác giả) và bên kia là quyền được truy cập
thông tin, được cung cấp thông tin miễn phí và không có giới hạn của NSD.
6. Vấn đề bảo quản tài liệu của thư viện: để bảo quản tài liệu của thư viện, số lượng tài
liệu được số hóa ngày càng nhiều đặc biệt là tài liệu quý hiếm, tài liệu độc bản, tài liệu
có giá thành cao, tài liệu có tần số sử dụng cao, tài liệu có nguy cơ bị hư hỏng.
Trong hoạt động thông tin - thư viện việc thực hiện quyền SHTT và bảo vệ QTG cần
phải vận dụng phương thức “Sử dụng hợp lý”. Đây là phương thức xuất xứ từ Luật
Bản quyền Hoa Kỳ. Theo luật này các hành vi được coi là “sử dụng hợp lý” bao
gồm: “trích dẫn các phần trong một bài luận hoặc bài phân tích nhằm mục đích minh
họa, hoặc phê bình, trích dẫn các đoạn văn ngắn trong công trình nghiên cứu kỹ thuật
hoặc khoa học nhằm để minh họa hoặc làm rõ hơn nhận định của tác giả; sử dụng để
nhại lại một ít nội dung của tác phẩm đó; tóm tắt một bài phát biểu hoặc một bài báo
với những trích dẫn ngắn gọn trong một bản tin; việc sao chép lại một phần tác phẩm
của thư viện do một số phần đã bị hư hỏng; giáo viên hoặc học sinh sao chép một
phần nhỏ của tác phẩm để minh họa cho bài học; sao chép lại tác phẩm trong các vụ
kiện pháp lý hoặc các biên bản báo cáo; sao chép lại ngẫu nhiên và tình cờ trong một
cuốn phim thời sự hoặc truyền hình, của một cơ quan có địa điểm tại nơi sự kiện được
ghi lại”.
Trong Khoản 2 Điều 9 Công ước Berne cũng cho phép: “Luật pháp quốc gia thành
viên có quyền cho phép sao in tác phẩm trong một vài trường hợp đặc biệt, miễn là sự
sao in đó không phương hại đến việc khai thác bình thường tác phẩm hoặc không gây
thiệt thòi bất chính cho những quyền lợi hợp pháp của tác giả”. Trong Luật bản quyền
Anh cho phép NSD sao chép tới 10% nhưng không được quá một chương của một
cuốn sách.
Như vậy, theo Công ước quốc tế và Luật bản quyền ở một số nước, thư viện có quyền
sao chụp tác phẩm mà không cần xin phép tác giả, không cần trả thù lao cho tác giả,
nếu thỏa mãn được 1 trong các điều kiện sau:
- Sự sao chụp không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm.
- Sự sao chụp không làm phương hại đến những quyền lợi hợp pháp của tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả.
- Sự sao chụp không nhằm mục đích thương mại, phải nêu rõ nguồn gốc của tác phẩm
khi sử dụng.
- Việc trích dẫn trong các sản phẩm và dịch vụ của thư viện phải thông tin rõ ràng về
tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
Tại Việt Nam, Điều 25 Luật SHTT và Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định
một trong những trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép,
không phải trả tiền nhuận bút, thù lao là “tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên
cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân” và “sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện
với mục đích nghiên cứu”, “Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho
người khiếm thị”(không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình,
chương trình máy tính).
Ngoài ra, để không vi phạm quyền SHTT và QTG, các thư viện Việt Nam có thể học
tập kinh nghiệm của thư viện nước ngoài. Đa số các thư viện nước ngoài đã quan tâm
thực hiện quyền SHTT, QTG từ lâu và đều có những văn bản hướng dẫn cách thức
thực hiện cụ thể, tương đối chi tiết.
Ví dụ: ở Hoa Kỳ “Phạm vi sử dụng hợp lý” được áp dụng đối với các tác phẩm in, âm
thanh, hình ảnh, video và các tác phẩm đa phương tiện khi tạo ra các bản sao nhằm
mục đích lưu trữ trong thư viện. Việc áp dụng này giúp các thư viện xác định rõ ai sẽ
được phép tạo ra bản sao?; Thư viện có thể sao chép bao nhiêu bản sao? (bao gồm cả
bản in và bản điện tử). Chẳng hạn tiêu chuẩn thực hiện quyền sao chụp tại các thư
viện ở Hoa Kỳ là:
- Việc tái bản và cung cấp tại thư viện không nhằm mục đích thương mại trực tiếp hay
gián tiếp.
- Bộ sưu tập của thư viện phải công khai đối với công chúng.
- Thư viện có đính kèm cẩn thận mỗi bản sao được thực hiện 1 lưu ý về bản quyền.
- Đối với việc sao chụp tài liệu nhằm mục đích lưu trữ trong thư viện: để tạo một bản
sao của một tác phẩm chưa được xuất bản, mục đích của thư viện phải là bảo quản
hoặc bảo mật và nó phải có một bản sao của tác phẩm trong bộ sưu tập của mình; Để
tạo một bản sao của một tác phẩm đã được xuất bản, mục đích của một thư viện chỉ có
thể là thay thế một bản sao đã từng có trong bộ sưu tập của mình, những bản sao nào
đã bị hư hại, xấu đi, bị mất hoặc bị đánh cắp hoặc hình dạng đã trở nên lỗi thời.
Những tác phẩm được xuất bản như vậy phải không còn được in nữa.
- Đối với việc sao chụp các chương trình tin tức - nghe nhìn: cho phép các thư viện
làm một số lượng giới hạn các bản sao các chương trình tin tức - nghe nhìn, bao gồm
các chương trình phát tin tức mạng lưới địa phương, khu vực và quốc gia, những buổi
phỏng vấn liên quan đến các sự kiện hiện tại và chương trình tin tức trực tiếp (không
áp dụng cho tin tức trên tạp chí và phim tài liệu).
- Đối với việc sao chụp các bản sao được in: cho phép các thư viện tạo ra những cuốn
sách, bản thảo và tạp chí cùng một loại và không còn được in nữa nhưng có sẵn ở các
thư viện khác.
- Đối với việc sao chụp các bản thu âm thanh và video: sao chép các bản thu âm để
cho mượn, giữ lại bản gốc cho những lúc không thể tránh khỏi khi các bản sao cho
mượn không được trả lại hoặc bị hư hại (áp dụng thay thế một bản sao bị hư hỏng, bị
xấu đi, bị mất hoặc bị đánh cắp, hoặc khi định dạng của bản thu âm đã trở nên lỗi
thời).
- Đối với việc lưu trữ và phục hồi bản điện tử: các thư viện thực hiện tối đa 3 bản sao
mặc dù một bản sao kỹ thuật số có thể không được làm sẵn ngoài thư viện. Sự hạn chế
này nhằm mục đích khiến cho các thư viện không thể cho mượn một bản sao kỹ thuật
số.
- Thư viện thực hiện dịch vụ sao chụp theo yêu cầu của khách hàng: thư viện có thể
tạo một bản sao hoặc một bản sao điện tử hoặc gửi một bản sao bằng máy fax cho
khách hàng. Đối với việc khách hàng yêu cầu sao chụp một bài viết hoặc các phần nhỏ
của tác phẩm, một phần cuốn sách, hoặc trọn vẹn tác phẩm mà thư viện có trong bộ
sưu tập của mình, thư viện phải thông báo rằng bản sao sẽ không được sử dụng cho
mục đích khác ngoài tự học, nghiên cứu, học thuật và kèm theo một ghi chú nhỏ
“Cảnh báo về Bản quyền”.
+ Cảnh báo về bản quyền: trách nhiệm của thư viện là cung cấp cho khách hàng thông
tin cụ thể về các trường hợp nào được sao chụp tác phẩm, theo đó các thư viện có thể
đáp ứng một cách hợp pháp các yêu cầu sao chụp của khách hàng và trách nhiệm,
nghĩa vụ pháp lý của khách hàng theo luật định đối với việc yêu cầu, sử dụng các bản
sao trong những trường hợp thích hợp. Thư viện được phép từ chối yêu cầu mà thư
viện chắc chắn rằng sẽ vi phạm pháp luật.
+ Trường hợp khách hàng sao chụp qua máy tính cũng như sao chụp bằng máy
photocopy của thư viện: hình thức cảnh báo thể hiện trong nội dung chính sách về
việc sao chụp tài liệu có bản quyền. “Thông báo về bản quyền: Việc sao chụp, thể
hiện và phân phối các tác phẩm có bản quyền, có thể vi phạm bản quyền của chủ sở
hữu”; “Bất kỳ việc sử dụng máy tính hoặc thiết bị sao chụp của sinh viên, giảng viên
hoặc nhân viên thư viện vi phạm quyền sử dụng các tác phẩm có bản quyền sẽ chịu
những hình thức kỷ luật thích đáng cũng như những biện pháp dân sự và hình phạt
hình sự theo luật pháp liên bang” .
Tại New Zealand vấn đề sao chép tác phẩm tại thư viện phải tuân thủ Luật Bản quyền
1994. Trong luật này giới hạn về QTG với số % tác phẩm hợp lý dành cho mục đích
học tập, nghiên cứu của các cá nhân; giới hạn việc sao chép của các tổ chức giáo dục
phi lợi nhuận nhằm mục đích giáo dục và giới hạn số lượng tư liệu sao chép từ những
tác phẩm có bản quyền tại các thư viện. Để tăng số lượng các tư liệu sao chép, các thư
viện phải đăng ký với Công ty quản lý bản quyền Copyright Licensing Ltd. (CLL),
hoặc phải tìm kiếm giấy phép từ những chủ sở hữu QTG.
Trong ấn bản The Copyright Act 1994: Guidelines for librarians (của Hiệp hội Thông
tin và Thư viện LIANZA New Zealand 2005) có nêu ra những vấn đề có liên quan đến
bản quyền trong hoạt động thư viện. Ví dụ: bản quyền của một tác phẩm sẽ hết hạn
trong 25 - 50 năm; Nhân viên thư viện có thể làm một bản sao của một tác phẩm hoặc
một bài báo định kỳ cho NSD sử dụng với mức độ sao chép hợp lý; Phần trăm (%) sao
chép hợp lý được dựa trên sao chép sử dụng cho mục đích nghiên cứu hoặc tự học,
sao chép sử dụng cho mục đích giáo dục; Sao chép cho mục đích giáo dục có thể được
thực hiện dựa theo thỏa thuận chuyển nhượng bản quyền với CLL, hoặc phải được sự
cho phép của chủ sở hữu bản quyền; Sự sao chép CSDL điện tử chỉ có thể được thực
hiện dưới dạng hợp đồng giữa thư viện với nhà cung cấp CSDL; Muốn sao chép các
buổi phát thanh, truyền hình và chương trình truyền hình cáp phải có giấy phép bản
quyền từ Screenrights.
Do nhu cầu sao chụp tại các trường đại học rất cao nên các thư viện đại học New
Zealand phải tham gia vào kế hoạch chuyển nhượng quyền lợi sao chụp (reprographic
rights licensing scheme) với CLL, phải lo về cả hai vấn đề bản quyền và chuyển
nhượng bản quyền. “Tỷ lệ hợp lý” được phép sao chụp trong các thư viện đại học
New Zealand có thể tham khảo trong bảng dưới đây:
Kinh nghiệm của Trung Quốc về vấn đề bản quyền và sách lược bản quyền trong thự