Tóm tắt - Sử dụng thực vật xử lý nước thải sinh hoạt là giải pháp
được ứng dụng rộng rãi hiện nay bởi hiệu suất xử lý tốt các thông số
ô nhiễm, thân thiện với môi trường, ít tiêu tốn tài nguyên nhiên liệu và
tái sử dụng được chất thải. Đề tài được thực hiện nhằm bước đầu
xác định tính hiệu quả và tiềm năng sử dụng thực vật để xử lý ô
nhiễm hữu cơ trong nước thải sinh hoạt Trường Đại học Tây Nguyên
(ĐHTN) thành sinh khối có lợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng
2 loài Sậy Phragmites communis (L.) Trin và chuối nước Canna
Roma trong hệ thống bãi lọc nhân tạo để xử lý nước thải sinh hoạt
đạt kết quả cao. Thực vật thích nghi khá tốt trong điều kiện khí hậu
nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt tạo sinh khối nhanh: trung bình
đạt 5,2 cm/tuần (cây Chuối nước) và 11,4 cm/tuần (cây Sậy). Hiệu
suất xử lý 5/6 thông số ô nhiễm NH4+, PO43-, COD, BOD5, TSS đều
đạt trên 73%, hiệu quả xử lý NO3- từ 47,8% – 56,1%.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực nghiệm khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây chuối nước và cây sậy trong mô hình bãi lọc ngầm tại trường Đại học Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 2 141
THỰC NGHIỆM KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG
CÂY CHUỐI NƯỚC VÀ CÂY SẬY TRONG MÔ HÌNH BÃI LỌC NGẦM
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
EXPERIMENT OF DOMESTIC WASTEWATER TREATMENT ABILITY OF
CANNA ROMA AND PHRAGITES COMUNIC(L.)TRIN BY SUBSURFACE FLOW
CONSTRUCTED WETLAND IN TAY NGUYEN UNIVERSITY
Nguyễn Hoàng Phương1, Phạm Thị Thúy Liễu2, Nguyễn Văn Quý3, Hwik Bkrông, Nguyễn Thành Tạo4
1Trường Đại học Tây Nguyên; phuongmt4@gmail.com
2Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Đăk Nông.
3Công ty Lâm nghiệp Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.
4 Trung tâm Quy hoạch Nông nghiệp Nông thôn tỉnh Bình Định
Tóm tắt - Sử dụng thực vật xử lý nước thải sinh hoạt là giải pháp
được ứng dụng rộng rãi hiện nay bởi hiệu suất xử lý tốt các thông số
ô nhiễm, thân thiện với môi trường, ít tiêu tốn tài nguyên nhiên liệu và
tái sử dụng được chất thải. Đề tài được thực hiện nhằm bước đầu
xác định tính hiệu quả và tiềm năng sử dụng thực vật để xử lý ô
nhiễm hữu cơ trong nước thải sinh hoạt Trường Đại học Tây Nguyên
(ĐHTN) thành sinh khối có lợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng
2 loài Sậy Phragmites communis (L.) Trin và chuối nước Canna
Roma trong hệ thống bãi lọc nhân tạo để xử lý nước thải sinh hoạt
đạt kết quả cao. Thực vật thích nghi khá tốt trong điều kiện khí hậu
nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt tạo sinh khối nhanh: trung bình
đạt 5,2 cm/tuần (cây Chuối nước) và 11,4 cm/tuần (cây Sậy). Hiệu
suất xử lý 5/6 thông số ô nhiễm NH4+, PO43-, COD, BOD5, TSS đều
đạt trên 73%, hiệu quả xử lý NO3- từ 47,8% – 56,1%.
Abstract - Nowadays, phytoremediation is a good measure for
waste water treatment because it processes pollution parameters
well and reuses waste. In addition, it is environmentally friendly
and less resource consuming. This study determines the
effectiveness and application potential of using phytoremediation
for domestic waste water treatment in Tay Nguyen University.
The results of study shows that Phragmites communis(L.) Trin
and Canna Roma give high performance in subsurface flow
constructed wetland system. Particularly, the plants adapt well to
tropical climate and grow fast with the height of Phragmites
communis(L.) Trin and Canna Roma of 5.2 cm/week and 11.4
cm/week respectively. The effective treatment of this model is
over 73% for NH4+, PO43-, COD, BOD5, TSS but it still reaches
47.8% - 56.1% for NO3-.
Từ khóa - xử lý nước thải; bãi lọc ngầm; cây Sậy; cây Chuối
nước; Trường Đại học Tây Nguyên
Key words - Waste water treatment; Subsurface flow constructed
wetland; Phragmites communis (L.) Trin; Canna Roma; Tay
Nguyen University.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay Trường Đại học Tây nguyên đào tạo đa
ngành nghề với nhiều hoạt động tiêu thụ tài nguyên, năng
lượng. Theo đó là các hoạt động xả thải nước với số
lượng khá lớn và thành phần phức tạp bao gồm cả nước
thải sinh hoạt, từ các giảng đường và các khu chức năng
khác... Tuy nhiên, hệ thống xử lý nước thải chỉ dừng lại ở
mức độ sử dụng bể tự hoại 2 hoặc 3 ngăn, không đáp ứng
yêu cầu chất lượng nước thải ra môi trường theo quy định.
Nhằm mục đích khắc phục tình trạng xả nước thải, vi
phạm luật bảo vệ môi trường của nhà trường, nghiên cứu
này tiến hành thử nghiệm phương pháp xử lý nước thải
phù hợp. Từ nghiên cứu tổng quan cho thấy sử dụng bãi
lọc ngầm trồng cây SFS-V (Subsurface flow systems-
vertical) hiện đang được rất nhiều quốc gia trên thế giới
áp dụng xử lý nước thải thứ cấp sau bể tự hoại như một
giải pháp công nghệ xử lý nước thải trong điều kiện tự
nhiên. Đây là giải pháp có hiệu quả khá cao, thân thiện
với môi trường, chi phí thấp và ổn định [1], [2], [4], [5],
[6] đồng thời góp phần làm tăng giá trị sinh học, cải tạo
cảnh quan môi trường. Các bài học từ các nghiên cứu
tổng quan là nền tảng để nghiên cứu tiến hành chọn cây
Sậy và cây Chuối nước trong bãi lọc ngầm theo chiều
thẳng đứng để xử lý nước thải của Trường Đại học Tây
Nguyên đạt QCVN 14:2008/BTNMT.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Tham khảo, kế thừa mô hình bãi lọc ngầm trồng cây
dòng chảy thẳng đứng SFS-V (Cooper, 1996) và các mô
hình nghiên cứu constructed wetlands của Thammarat
Koottatep, Chongrak Polprasert và Kim Oanh (2001) [4],
[6]. Tiến hành thiết kế mô hình thí nghiệm phù hợp với
đặc điểm khí hậu nhiệt đới, và khả năng tận dụng vật liệu
rẻ tiền sẵn có tại khu vực Trường Đại học Tây Nguyên.
Hình 1. Kích thước và các lớp vật liệu trong bể thí nghiệm
142 Nguyễn Hoàng Phương, Phạm Thị Thúy Liễu, Nguyễn Văn Quý, Hwik Bkrông, Nguyễn Thành Tạo
Mô hình được vận hànhtrong 06 tháng, xử lý nước thải
theo từng mẻ, mỗi mẻ kéo dài 7 ngày. Nước thải được bơm
từ bể tự hoại, cấp vào bể thí nghiệm bằng hệ thống ống
PVC có đục lỗ nhỏ nhằm kéo dài thời gian cấp nước và hạn
chế xói cát. Lượng nước cung cấp cho mỗi bể/mẻ là 300 lít
và được phân tích kiểm tra các thông số ô nhiễm (thông số
đầu vào). Nước được lưu trong bể 5 ngày và được xả ra vào
ngày thứ 6 để thu mẫu phân tích kiểm tra các thông số ô
nhiễm (đầu ra). Xác định hiệu suất xử lý của từng bể.
Tiêu chí thiết kế mô hình thí nghiệm:
+ Lựa chọn cây Sậy và cây Chuối nước: Phù hợp thích
nghi cao với điều kiện môi trường sống khu vực Trường
ĐHTN; khả năng phát triển tốt; ít bị ảnh hưởng bởi sự thay
đổi nồng độ chất trong nước thải, vòng đời dài, đẹp.
+ Đối với mô hình xử lý: Đảm bảo c hiệu quả xử lý
hữu cơ trong nước thải, dễ vận hành, dễ áp dụng, phù hợp
với điều kiện thời tiết tại trường ĐHTN.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Điều tra và lấy mẫu phân tích một số thông số nước
thải của trường ĐHTN.
Thiết kế, xây dựng, thử nghiệm xử lý nước thải sinh
hoạt bằng cây Sậy và Chuối nước trong mô hình bãi lọc
ngầm theo chiều thẳng đứng.
Tiến hành chạy mô hình và quan trắc. Xác định hiệu
suất xử lý của mô hình.
Thảo luận, đánh giá khả năng áp dụng xử lý nước thải
sinh hoạt cho trường.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp
Kế thừa các tài liệu, nghiên cứu thiết kế, vận hành mô
hình xử lý nước thải bằng thực vật kết hợp công trình. Các
tài liệu này được thu thập bằng công cụ Google Scholar và
từ một số nguồn thông tin học thuật trên Intenet. Tham
khảo và tổng hợp các tài liệu liên quan đến môi trường
nước và từ các phòng, ban quản lý của Trường ĐHTN.
2.3.2. Phương pháp phân tích các thông số ô nhiễm
trong nước thải
Lấy mẫu theo nguyên tắc lấy mẫu, bảo quản mẫu nước
thải TCVN 4556-88. Mẫu được đưa phân tích tại phòng
thí nghiệm bộ môn Khoa học Đất và Phòng thí nghiệm
Viện Công nghệ Sinh học và Môi Trường, Trường
ĐHTN. Các thông số và phương pháp phân tích: pH,
BOD5, COD,TSS,NH4+, NO3-, PO43-.
2.3.3. Phương pháp phân tích SWOT
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
về khả năng sử dụng cây Sậy và cây Chuối nước xử lý
nước thải sinh hoạt tại Trường ĐHTN.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Từ các giá trị tuyệt đối của các thông số trong nước thải
đầu vào và đầu ra của mô hình, đề tài tính toán hiệu suất xử
lý của các bể trong từng mẻ. Từ đó xác định hiệu suất xử lý
trung bình các thông số được quan sát trong mô hình. Đề
tài xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 2010.
3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. Các thông số phân tích nước thải trường ĐHTN
Nước thải của trường ĐHTN chủ yếu là nước thải sinh
hoạt từ các khu ký túc xá và một phần từ các khu giảng
đường, bao gồm cả nước thải từ các khu vực chức năng
khác. Các nguồn thải này đổ xuống đầu mương nước, hồ
Tự Do và chứa trong các bể tự hoại.
Bảng 1. Giá trị các thông số nước thải sinh hoạt
Thông số
(mg/l ngoại
trừ pH)
Trung
bình đợt 1
Trung
bình đợt 2
Trung bình
chung
QCVN 14:
2008/BTNMT
Cột A
pH 7,07 6,86 6,97 5 - 9
NH4+ 7,81 7,05 7,05 5
TSS 37 35 36 50
NO3- 0,73 1,96 1,35 30
PO43- 3,80 3,06 3,43 6
BOD5 75 66 71 30
Ghi chú:- Phân tích 2 đợt, mỗi đợt lấy 3 mẫu nước thải sinh hoạt.
- Thu mẫu tại các bể tự hoại và hồ Tự Do của trường.
Kết quả xét nghiệm mẫu cho thấy nước thải sinh hoạt
của nhà trường có giá trị trung bình các thông số ô nhiễm
chưa cao, ngoại trừ thông số NH4+và BOD5 vượt quá cột
A QCVN 14:2008/BTNMT. Giá trị các thông số thấp do
thời điểm lấy mẫu vào mùa mưa, các yếu tố ô nhiễm đã bị
pha loãng một phần. Ngoài giá trị các thông số nước thải
trong Bảng 1, các giá trị thông số trong nước thải đầu vào
của mô hình xử lý cũng phản ánh mức độ ô nhiễm nước
thải tại Trường ĐHTN.
3.2. Xác định khả năng xử lý ô nhiễm hữu cơ trong
nước thải sinh hoạt trường ĐHTN
3.2.1. Sinh trưởng và sinh sản của cây Sậy và cây Chuối
nước trong mô hình
Cả hai loài đều sinh trưởng phát triển nhanh, sinh sản
nhiều, thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu và nồng độ
nước thải sinh hoạt của Trường ĐHTN.
Cây Chuối nước có tỉ lệ sống sót rất cao, tỉ lệ sống ở
cả 2 bể B1 và B2 đều đạt 100%. Sinh trưởng khá tốt,
trung bình phát triển chiều cao đạt 5,2 cm/tuần (Bể 1), 4,3
cm/tuần (Bể 3) Khoảng 2 tháng sau khi trồng cây chuối
đã cho hoa rất đẹp. Cây Sậy có tỉ lệ mọc mầm ít hơn với
22/30 cây ở Bể 2 và 13/15 cây ở Bể 3. Cây Sậy cũng sinh
trưởng khá tốt ở giai đoạn đầu khi chưa cho nước thải vào
Hình 2. Sơ đồ vận hành mô hình xử lý
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 2 143
mô hình, phát triển chiều cao đạt 11,4 cm/tuần (Bể 2), 9,3
cm/tuần (Bể 3). Khảo sát thực tế cho thấy cây Chuối nước
chống chịu với sâu bệnh kém hơn cây Sậy trong thời gian
vận hành mô hình xử lý.
Hình 3. Cây S1EADy và chuối nước sau 2 tuần và 4 tháng
3.2.2. Kết quả hiệu suất xử lý ô nhiễm của cây Sậy và cây
Chuối nước trong mô hình
Về cảm quan, mô hình thể hiện sự thay đổi về màu sắc
và mùi của nước thải đầu và nước thải sau khi xử lý.Kết
quả xử lý một số thông số ô nhiễm hữu cơ của mô hình
trình bày trong phần dưới đây:
a. Kết quả xử lý BOD5
Hình 4. Biểu đồ giá trị tuyệt đối và hiệu suất xử lý BOD5 của
4 bể trong mô hình xử lý
Giá trị thông số BOD5 và hiệu suất xử lý của các bể
qua các mẻ có sự chênh lệch rõ rệt giữa các bể trồng cây
so với bể đối chứng. Đối với các bể trồng cây, hiệu suất
xử lý dao động ở mức độ không đáng kể (19,3% ở bể 1,
14,9% ở bể 2, và 14,3% ở bể 3). Vì vậy có thể kết luận
rằng cây Sậy và cây Chuối nước có khả năng xử lý BOD
trong nước thải đạt cột A (QCVN 144:2008/BTNMT) tại
khu vực nghiên cứu.
b. Kết quả xử lý COD
Hình 5 cho thấy các bể trồng cây luôn có hiệu suất xử
lý COD cao hơn bể đối chứng. Trong đó, hiệu suất của
các bể trồng cây trung bình từ 71,2% - 79,6 % so với hiệu
suất trung bình bể đối chứng khoảng 44,0%.
Hình 5. Biểu đồ giá trị tuyệt đối và hiệu suất xử lý COD của
4 bể trong mô hình xử lý
c. Kết quả xử lý TSS
Hình 6 dưới đây cho thấy hiệu suất xử lý TSS của 4 bể
tương đối cao, tăng theo thời gian và ổn định. Trong đó
các bể trồng cây thể hiện ưu thế hơn so với bể không
trồng cây, bể 1 có hiệu suất xử lý 88%.
Hình 6. Biểu đồ giá trị tuyệt đối và hiệu suất xử lý TSS của
4 bể trong mô hình xử lý
Kết quả mô hình cho thấy vai trò rất lớn của vật liệu
trong việc xử lý TSS (77,5%). Đồng thời sự đóng góp của
thực vật cũng không kém quan trọng, mô hình trồng riêng
lẻ có hiệu suất cao hơn khi kết hợp trồng chung (hiệu suất
bể 3 đạt 84,1% trong khi bể 1 đạt 88%, bể 2 đạt 87,8%).
Tuy nhiên, kết quả này chỉ đại diện cho mẫu thực tế có
giá trị TSS chưa cao tại khu vực nghiên cứu.
d. Kết quả xử lý PO43-
Với nồng độ PO43- trong nước thải đầu vào mô hình từ
3,6 đến 15,6 mg/l, hiệu suất xử lý của các bể rất cao, từ
0
20
40
60
80
Bể 1 Bể 2 Bể 3 Bể 4
79.2 77.9 76.1
58.5
%
HIỆU SUẤT XỬ LÝ BOD5 CỦA CÁC BỂ
0
20
40
60
80
Bể 1 Bể 2 Bể 3 Bể 4
73.8 77.9 76.1
46.6
% HIỆU SUẤT XỬ LÝ COD CỦA CÁC BỂ
70
80
90
Bể 1 Bể 2 Bể 3 Bể 4
88 87.9 84.1
77.5
% HIỆU SUẤT XỬ LÝ TSS CỦA CÁC BỂ
144 Nguyễn Hoàng Phương, Phạm Thị Thúy Liễu, Nguyễn Văn Quý, Hwik Bkrông, Nguyễn Thành Tạo
88,4 đến 92,8%. Khả năng xử lý PO43- của các bể trồng
cây cao hơn một ít so với bể đối chứng.
Hình 7. Biểu đồ giá trị và hiệu suất xử lý PO43- của 4 bể
e. Kết quả xử lý NO3-
Hình 8. Biểu đồ giá trị và hiệu suất xử lý NO3- của 4 bể
Từ biểu đồ Hình 8 cho thấy hiệu suất xử lý giữa 4 bể
có sự khác biệt đáng kể và thay đổi theo từng mẻ. Trong
đó, hiệu suất xử lý của bể 1 cao nhất, khoảng 45,5%. Hiệu
suất của bể đối chứng chỉ khoảng 10,2%, thấp hơn rất
nhiều so với các bể trồng cây. Số liệu trên chỉ ra vai trò
của thực vật đối với khả năng xử lý NO3- trong nước thải.
f. Kết quả xử lý NH4+
Biểu đồ Hình 9 thể hiện cả 4 bể đều có khả năng xử lý
NH4+rất cao, từ 95,8% ở bể đối chứng và đến >98% ở các
bể trồng cây. Kết quả trên không thể hiện rõ vai trò của
cây Sậy và Chuối nước trong xử lý thông số NH4+ với
nồng độ đầu vào mô hình từ 8,07 đến 34,6 mg/l.
Hình 9. Biểu đồ giá trị và hiệu suất xử lý NH4+ của 4 bể
3.2.3. Đánh giá khả năng xử lý nước thải trường ĐHTN
của cây Sậy và cây Chuối nước tại Trường ĐHTN
Cả hai loài Sậy và chuối nước đều sinh trưởng, phát
triển tốt.Ở bể trồng chung, cả 2 loài đều sinh trưởng chậm
hơn các bể trồng riêng.
Nước thải đầu vào mô hình có nồng độ ô nhiễm còn
thấp, đa số thông số ô nhiễm cao hơn cột A QCVN
14:2008/BTNMT. Nồng độ các thông số được khảo sát
cũng đại diện cho mức độ ô nhiễm thực tế trong nước thải
của trường ĐHTN.
Cây Sậy có hiệu suất xử lý cao hơn cây Chuối nước về
các chỉ tiêu: COD, PO43-, NH4+ và thấp hơn ở các chỉ tiêu:
TSS và BOD.
Bảng 2. So sánh hiệu suất xử lý trung bình của 4 bể trong mô hình
Bể NH4+ PO43- NO3- TSS COD BOD5
Sậy 98,4 92,7 45,5 88,0 73,8 79,2
Chuối nước 98,4 92,8 39,9 87,9 77,9 77,9
Sậy+Chuối nước 98,2 91,7 31,0 84,1 76,1 76,1
Đối chứng 95,8 88,4 10,2 77,5 46,6 58,5
Như vậy, cây Sậy và cây Chuối nước trong mô hình
bãi lọc ngầm dòng chảy thẳng đứng có khả năng xử lý
nước thải sinh hoạt Trường ĐHTN đạt cộtA QCVN
14:2008/BTNMT.
3.2.4. Thảo luận và đánh giá khả năng áp dụng xử lý
nước thải cho trường ĐHTN
Bảng 3. Phân tích SWOT về khả năng khả năng áp dụng
của mô hình xử lý
Điểm mạnh Điểm yếu
• Dễ xây dựng và vận hành.
• Kinh phí xây dựng và vận
hành thấp.
• Có thể xuất hiện mùi
hôi và sinh vật như ruồi.
• Cần diện tích đất lớn.
86
88
90
92
94
Bể 1 Bể 2 Bể 3 Bể 4
92.7 92.8 91.7
88.4
% HIỆU SUẤT XỬ LÝ PO4
3- CỦA CÁC BỂ
0
20
40
60
Bể 1 Bể 2 Bể 3 Bể 4
45.5 39.9
31
10.2
% HIỆU SUẤT XỬ LÝ NO3
- CỦA CÁC BỂ
94
95
96
97
98
99
Bể 1 Bể 2 Bể 3 Bể 4
98.4 98.4 98.2
95.8
%
HIỆU SUẤT XỬ LÝ NH4
+ CỦA CÁC BỂ
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(96).2015, QUYỂN 2 145
• Có thể lợi dụng độ cao để
xây dựng mô hình.
• Thân thiện với môi trường,
tạo cảnh quan đẹp.
• Tuổi thọ của mô hình dài.
• Hiệu suất xử lý nước thải
sinh hoạt khá cao.
• Tận dụng được sinh khối
của cây
• Có thể xuất hiện
bệnh trên cây.
• Chịu ảnh hưởng một
số điều kiện khí hậu như:
mưa, gió
• Có thể thấm nước
vào nước ngầm.
Cơ hội Cản trở
• Xã hội quan tâm đến xử lý
nước thải thân thiện tự nhiên.
• Hiện tại trường ĐHTN chưa
áp dụng biện pháp xử lý nước
thải thứ cấp.
• Địa bàn trường rất thuận lợi
cho việc áp dụng mô hình (có
sẵn hệ thống mương, hồ..).
• Có thể sử dụng làm mô hình
thực tập cho học sinh, sinh viên.
• Hợp tác các tổ chức môi
trường trong nước và quốc tế
• Phương pháp này
chưa được phổ biến rộng
ở nước ta nên khó được
chấp nhận để thực hiện.
• Thiếu kiến thức và
kinh nghiệm thiết kế xây
dựng mô hình sử dụng
thực vật để xử lý nước
nước thải.
• Cần nguồn kinh phí
xây dựng và duy trì hệ
thống xử lý đạt yêu cầu.
Qua phân tích SWOT về khả năng áp dụng của mô
hình tại trường, nghiên cứu đề xuất quy trình sơ lược xử
lý nước thải cho Trường ĐHTN trong Hình 10 sau:
Hình 10. Hướng xử lý nước thải trường ĐHTN
4. Kết luận
Khả năng xử lý ô nhiễm hữu cơ trong nước thải sinh
hoạt của hệ thống SFS-V trồng cây Sậy và Chuối nước tại
Trường ĐHTN khá cao. Thực vật thích khá tốt trong điều
kiện khí hậu nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt, tạo
sinh khối nhanh: trung bình đạt 5,2 cm/tuần (cây Chuối
nước) và 11,4 cm/tuần (cây Sậy). Hiệu suất xử lý 5/6
thông số ô nhiễm NH4+, PO43-, COD, BOD5, TSS đều đạt
trên 73%, xử lý NO3- từ 47,8%-56,1%.
So với vể đối chứng, hiệu suất của các bể trồng cây
cao hơn. Có thể khẳng định 2 loại cây này đều có khả
năng xử lý nước thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu.
Khả năng xử lý TSS của bể đối chứng cũng khá cao cho
thấy vật liệu cát, đá có khả năng lọc TSS trong mô hình
tốt.
Trường ĐHTN có thể áp dụng mô hình này để xử lý
nước thải trong Nhà trường đạt cột A QCVN
14:2008/BTNMT.
Lời cảm ơn: Tập thể tác giả chân thành cảm ơn
Trường Đại học Tây Nguyên đã tài trợ kinh phí và tạo
điều kiện cơ sở vật chất để hoàn thành nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Việt Anh (2006.), Xử lý nước thải bằng bãi lọc ngầm trồng
cây dòng thẳng đứng trong điều kiện Việt Nam.
[2] B.Cheng, C. W. Hu, Y. J. Zhao, China (2010), Effects of plants
development and pollutant loading on performance of vertical
subsurface flow constructed wetlands.
[3] Bộ Tài nguyên Môi trường, QCVN 14: 2008/BTNMT: Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, Bộ Tài nguyên Môi
trường, 2008.
[4] Cooper, P.F., Job, G.D., Green, M.B., and Shutes, R.B.E,Reed
Beds and Constructed Wetlands for Wastewater Treatment, WRc
Swindon, Wiltshire, 1996.
[5] Dennis Konnerupa, Thammarat Koottatepb, Hans Brix, Treatment
of domestic wastewater in tropical, subsurface flow constructed
wetlands planted with Canna and Heliconia, Ecological
Engineering, 35 (2), Elsevier, 2009, 248-257.
[6] Thammarat Koottatep, Chongrak Polprasert, Kim Oanh và ccs,
Sludges from on-site sanitation systems–low-cost treatment
alternatives, AIT, 2001.
(BBT nhận bài: 30/07/2015, phản biện xong: 05/10/2015)