Tự học và quản lí tự học có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng
học tập và phát triển nhân cách của sinh viên. Thực tế hiện nay khả năng tự học
của sinh viên Lào còn yếu, việc quản lí hoạt động tự học ở trường Đại học Quốc gia
Lào còn chưa hiệu quả ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Đặc biệt ở Khoa Giáo
dục Sư phạm, tuy khá nhiều sinh viên có năng lực tự học phát triển tốt, nhưng bên
cạnh đó cũng còn nhiều sinh viên yếu kém trong nhận thức, thái độ cũng như khả
năng và phương pháp tự học. Công tác quản lí hoạt động tự học của sinh viên còn
nhiều thiếu sót, chưa đồng bộ, chưa đi sâu vào thực chất, chưa đáp ứng được yêu
cầu của giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới. Vì vậy, tổ chức bồi dưỡng kĩ năng tự
học chính là con đường nâng cao chất lượng học tập và phát triển nhân cách cho
sinh viên.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 50 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực nghiệm nâng cao kĩ năng tự học cho sinh viên Đại học quốc gia Lào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 4, pp. 90-95
THỰC NGHIỆM NÂNG CAO KĨ NĂNG TỰ HỌC
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO
Sĩ su văn SĩphômPhăcđy
Trường Đại học Quốc gia Lào
1. Mở đầu
Tự học và quản lí tự học có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng
học tập và phát triển nhân cách của sinh viên. Thực tế hiện nay khả năng tự học
của sinh viên Lào còn yếu, việc quản lí hoạt động tự học ở trường Đại học Quốc gia
Lào còn chưa hiệu quả ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Đặc biệt ở Khoa Giáo
dục Sư phạm, tuy khá nhiều sinh viên có năng lực tự học phát triển tốt, nhưng bên
cạnh đó cũng còn nhiều sinh viên yếu kém trong nhận thức, thái độ cũng như khả
năng và phương pháp tự học. Công tác quản lí hoạt động tự học của sinh viên còn
nhiều thiếu sót, chưa đồng bộ, chưa đi sâu vào thực chất, chưa đáp ứng được yêu
cầu của giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới. Vì vậy, tổ chức bồi dưỡng kĩ năng tự
học chính là con đường nâng cao chất lượng học tập và phát triển nhân cách cho
sinh viên.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm công cụ
- Tự học là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững
tri thức, kĩ năng và thái độ do chính bản thân người học tiến hành ở trong hoặc
ngoài lớp học, hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được ấn định, tùy
theo hứng thú khoa học và nghề nghiệp; trình độ nhận thức về nhiệm vụ và trách
nhiệm; đặc điểm, thói quen làm việc riêng của từng người [4].
- Kĩ năng là sự vận dụng những kiến thức thu nhận được vào thực hiện hoạt
động thực tế [2].
- Kĩ năng tự học là sự vận dụng kiến thức thu nhận được để thực hiện các
hoạt động tự học [1].
- Khả năng tự học gồm 3 nhóm như sau:
90
Thực nghiệm nâng cao kĩ năng tự học cho sinh viên Đại học Quốc gia Lào
Nhóm 1: Nhóm khả năng định hướng vấn đề tự học gồm: Phát hiện vấn đề tự
học; Lựa chọn vấn đề tự học; Lập kế hoạch tự học.
Nhóm 2: Nhóm các bước thực hiện HĐ tự học gồm 19 kĩ năng như sau: Tóm
tắt thông tin theo từng vấn đề; Chọn sách và tài liệu tham khảo để đọc thêm; Chuẩn
bị một vấn đề thảo luận; Ghi chép những thông tin trong giờ học trên lớp; Đọc và
ghi chép thông tin khi đọc tài liệu; Sử dựng các phương tiện TH; Thực hiện kế hoạch
TH; Hệ thống hoá kiến thức đã học; Lập dàn ý một vấn đề TH; Giải bài tập TH;
Phân tích, so sánh đối chiếu kiến thức đã học với thực tiễn; Trình bày vấn đề, lập
luận và bảo vệ ý kiến của mình; kĩ năng thực hiện nghiệm vụ sư phạm; Phối hợp
nhiều phương pháp TH; Trao đổi thảo luận với bạn và với giáo viên; Khắc phục khó
khăn để hoàn thành kế hoạch TH; Sơ đồ hoá một vấn đề TH; Bổ sung thông tin sau
khi đọc tài liệu; Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
Nhóm 3: Tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả tự học [3]. Trên cơ sở từng nhóm
ta có các biện pháp rèn luyện kĩ năng để tăng cường khả năng một cách hợp lí.
- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu quan sát, điều tra bằng phiếu,
thực nghiệm sư phạm, trong đó thực nghiệm sư phạm là phương pháp cơ bản nhất.
Mục đích thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành nhằm mục đích khẳng
định hiệu quả biện pháp bồi dưỡng kĩ năng tự học ở trên lớp, ở nhà cho sinh viên
kí túc xá trường Đại học quốc gia Lào.
Cơ sở thực nghiệm: Thực nghiệm được chúng tôi lựa chọn đảm bảo tính đại
diện cho các loại hình trường Đại học quốc gia Lào (Khoa Giáo dục Sư phạm) cũng
như đại diện cho các chuyên ngành đào tạo. Cụ thể chúng tôi lựa chọn 228 sinh viên
ở trong kí túc xá ngành Giáo dục Sư phạm chia làm nhóm đối chứng 114 sinh viên
và nhóm thực nghiệm 114 sinh viên.
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo hình thức thực nghiệm song song, trong
đó tương ứng với phương án thực nghiệm (các bài thực nghiệm) có phương án đối
chứng (các bài học theo phương pháp bình thường). Chúng tôi chia làm hai khối
lớp, lớp thực nghiệm học và làm theo phương án thực nghiệm, lớp đối chứng học
theo phương pháp bình thường.
Trước khi tiến hành tác động theo mục đích thực nghiệm, chúng tôi tiến hành
khảo sát trình độ ban đầu với khối sinh viên thực nghiệm và khối sinh viên đối
chứng thông qua các nội dung kĩ năng tự học. Đối với nhóm thực nghiệm chúng
tôi tiến hành bồi dưỡng chương trình thực nghiệm như: Bồi dưỡng khả năng tự học
thông qua các nhóm kĩ năng: Nhóm kĩ năng định hướng (kĩ năng tiếp nhận và phát
hiện vấn đề, kĩ năng lập kế hoạch tự học). Nhóm kĩ năng thực hiện hoạt động tự học
gồm kĩ năng đọc sách (thao tác tra cứu thư mục, thao tác chọn sách để đọc, thao
tác tổ chức quá trình đọc sách, thao tác ghi chép lưu giữ thông tin); kĩ năng nghiên
91
Sĩ su văn SĩphômPhăcđy
cứu tài liệu; kĩ năng giải bài tập trong quá trình tự học, và kĩ năng tự kiểm tra, tự
đánh giá hoạt động tự học. Đối với nhóm đối chứng chúng tôi tiến hành giảng dạy
theo phương pháp bình thường.
Tiêu chuẩn và thang đánh giá: Ở 3 mức độ: Cao, Bình thường, Thấp. Đánh
giá hiệu quả của biện pháp sư phạm là mức độ tác động các kĩ năng tự học trong
hoạt động tự học.
- Cao (kí hiệu C); Bình thường (kí hiệu BT); Thấp (kí hiệu T).
- Thực nghiệm (kí hiệu TN); Đối chứng (kí hiệu ĐC).
2.2. Kết quả nghiên cứu
Dưới đây là số liệu về thực trạng khả năng tự học của sinh viên nội trú trường
Đại học Quốc gia Lào, trước và sau thực nghiệm.
Bảng 1. Kết quả đo khả năng tự học ở nhóm đối chứng
và nhóm thực nghiệm trước và sau khi thực nghiệm
STT Nhóm khả năng tự học Nhóm Mức độ thực hiện
Lần đo C (%) TB (%) T (%)
ĐC Lần 1 41,22 45,61 13,15
1 Khả năng định hướng (114 SV) Lần 2 41,51 46,19 12,27
vấn đề tự học TN Lần 1 35,96 58,77 5,26
(114 SV) Lần 2 55,84 43,56 0,58
ĐC Lần 1 44,73 45,98 9,29
2 Khả năng thực hiện (114 SV) Lần 2 46,07 45,37 6,97
hoạt động tự học TN Lần 1 34,48 58,99 6,52
(114 SV) Lần 2 56,45 42,37 1,15
ĐC Lần 2 41,22 39,47 19,29
3 Khả năng tự kiểm tra, tự (114 SV) Lần 1 43,85 35,08 21,08
đánh giá hoạt động tự học TN Lần 2 39,47 55,26 5,26
(114 SV) Lần 2 57,89 42,10 00
Nhận xét:
Khi chưa rèn luyện kĩ năng tự học, khả năng này ở nhóm đối chứng và nhóm
thực nghiệm tương đương nhau, cụ thể:
* Nhóm khả năng định hướng vấn đề tự học:
Mức độ Cao: Nhóm ĐC (41,22%); Nhóm TN (35,96%).
Mức Thấp: Nhóm ĐC (13,15%); Nhóm TN (5,26%).
- Sau thực nghiệm: ở nhóm TN khả năng định hướng vấn đề tự học cao hơn
nhóm ĐC thể hiện:
92
Thực nghiệm nâng cao kĩ năng tự học cho sinh viên Đại học Quốc gia Lào
Mức độ C: Nhóm ĐC (41,51%); Nhóm TN (55,84%).
Mức độ T: Nhóm ĐC (12,27%); Nhóm TN (0,58%).
* Nhóm khả năng thực hiện hoạt động tự học:
Mức độ C: Nhóm ĐC (44,77%); Nhóm TN (34,48%).
Mức độ T: Nhóm ĐC (9,29%); Nhóm TN (6,52%).
- Sau thực nghiệm: ở nhóm TN khả năng thực hiện hoạt động tự học cao hơn
nhóm đối chứng thể hiện: Mức độ C: Nhóm ĐC (46,07%); Nhóm TN (56,45%) và
mức độ T: Nhóm ĐC (6,97%); Nhóm TN (1,15%).
* Nhóm khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động tự học:
Mức độ C: Nhóm ĐC (41,22%); Nhóm TN (39,47%).
Mức độ T: Nhóm ĐC (19,29%); Nhóm TN (5,25%).
- Sau thực nghiệm: ở nhóm TN khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động
tự học cao hơn nhóm đối chứng thể hiện: khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá HĐ
tự học mức độ C: Nhóm ĐC: 43,85%; Nhóm TN: 57,89% và mức độ T: Nhóm ĐC:
21,06%; Nhóm TN: 00%.
Về mặt kĩ năng, đối với nhóm thực nghiệm, mức độ thực hiện các kĩ năng sau
khi thực nghiệm đã tốt hơn hẳn trước khi thực nghiệm:
* Khả năng định hướng vấn đề tự học, mức độ Cao: lần 1 (35,96%); lần 2
(55,84%).
* Nhóm kĩ năng thực hiện hoạt động tự học, mức độ Cao: lần 1 (34,48%); lần
2 (56,45%).
* Nhóm kĩ năng tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động tự học, mức độ Cao: lần 1
(39,47%); lần 2 (57,89%).
Từ kết quả trên, ta có thể khẳng định rằng biện pháp bồi dưỡng kĩ năng tự
học có tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên ở trường
Đại học Quốc gia Lào. Trong nhóm Kĩ năng định hướng vấn đề, Kĩ năng lập kế
hoạch tự học là kĩ năng cơ bản nhất, 46,43% sinh viên đã thực hiện tốt việc lập kế
hoạch tự học. Trong nhóm Kĩ năng thực hiện hoạt động tự học thì Kĩ năng đọc và
ghi chép thông tin khi đọc tài liệu là kĩ năng cơ bản, có 53,94% sinh viên ghi chép
thông tin khi đọc tài liệu đạt kết quả cao. Nhóm tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả
tự học, 48,68% sinh viên có khả năng tốt trong việc tự kiểm tra, tự đánh giá kết
quả tự học của mình.
Các kĩ năng tự học thành phần cũng có chuyển biến rất tốt dưới tác động của
biện pháp thực nghiệm, kết quả thể hiện ở Bảng 2.
93
Sĩ su văn SĩphômPhăcđy
Bảng 2. Kết quả đo khả năng tự học cụ thể nhóm thực nghiệm
Nhóm Nhóm khả năng tự học Mức độ thực hiện
C (%) C (%) C (%)
Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2
Phát hiện vấn đề tự học 26,31 64,03 71,05 34,21 2,63 1,75
1 Lựa chọn vấn đề tự học 39,47 52,63 52,63 47,36 7,89 00
Lập kế hoạch tự học 42,10 50,87 52,63 49,12 5,26 00
Tóm tắt thông tin theo
từng vấn đề
39,47 63,15 57,89 36,84 2,63 00
Chọn sách và tài liệu tham
khảo để đọc thêm
31,57 57,89 55,26 42,10 13,15 00
Chuẩn bị một vấn đề thảo
luận
26,31 36,84 60,52 60,52 13,15 2,63
Ghi chép những thông tin
trong giờ học trên lớp
21,05 68,42 76,31 29,82 2,63 1,75
Đọc và ghi chép thông tin
khi đọc tài liệu
44,73 63,15 52,63 34,21 2,63 2,63
Sử dụng các phương tiện
tự học
18,42 52,63 78,94 44,73 2,63 2,63
Thực hiện kế hoạch tự học 42,10 57,89 44,73 41,22 13,15 0,87
Hệ thống hoá kiến thức đã
học
31,57 73,68 65,78 26.31 2,63 00
Lập dàn ý một vấn đề tự
học giải bài tập TH
39,47 61,40 55,26 36,84 5,26 1,75
2 Giải bài tập tự học 42,10 57,89 52,63 39,47 5,26 2,63
Phân tích, so sánh đối
chiếu kiến thức đã học với
thực tiễn
42,10 50.87 52,63 47,36 5,26 1,75
Trình bày vấn đề, lập luận
và bảo vệ ý kiến của mình
39,47 65,78 52,63 34,21 7,89 00
Khả năng thực hiện
nghiệm vụ sư phạm
28,94 60,52 68,42 36,84 2,63 2,63
Phối hợp nhiều phương
pháp tự học
42,10 52,63 52,63 47,36 5,26 00
Trao đổi thảo luận với bạn
và với GV
36,84 52,63 60,52 47,36 2,63 00
Khắc phục khó khăn để
hoàn thành kế hoạch tự
học
39,47 55,26 52,63 44,73 7,89 00
Sơ đồ hoá một vấn đề tự
học
21,05 39,47 57,89 60,52 21,05 00
Bổ sung thông tin sau khi
đọc tài liệu
23,68 36,84 71,05 60,52 5,26 2,63
Vận dụng lí thuyết vào
thực tiễn
44,73 65,78 52,63 34,21 2,63 00
3
Tự kiểm tra, tự đánh giá
kết quả tự học
39,47 57,89 55,26 42,10 5,26 00
94
Thực nghiệm nâng cao kĩ năng tự học cho sinh viên Đại học Quốc gia Lào
Nhận xét:
- Khả năng tự học bao gồm 23 yếu tố thành phần đều có chuyển biến tích cực
dưới tác động của biện pháp thực nghiệm bồi dưỡng kĩ năng tự học cho sinh viên,
nhưng mức độ thay đổi không giống nhau ở từng yeus tố cụ thể:
Nhóm 1: Tthay đổi nhiều nhất là khả năng phát hiện vấn đề tự học, mức Cao:
lần1: 26,31%; lần 2: 64,03%. Thay đổi ít nhất là khả năng lập kế hoạch tự học, mức
độ Cao: lần 1: 42,10%; Lần 2: 50,87%.
Nhóm 2: Thay đổi nhiều nhất là khả năng ghi chép những thông tin trong giờ
học trên lớp với mức độ Cao: lần1: 21,05%; lần 2: 68,42%.
Thay đổi ít nhất là khả năng phân tích, so sánh đối chiếu kiến thức đã học
với thực tiễn, mức độ Cao: lần 1: 42,10%; Lần 2: 50,87%.
Nhóm 3: khả năng thay đổi nhiều nhất, mức độ Cao: lần 1: 39,47%; lần 2:
57,89%.
3. Kết luận
Kết quả thực nghiệm trên 114 sinh viên Đại học Quốc gia Lào chứng tỏ rằng
công tác bồi dưỡng kĩ năng tự học đã thực sự làm thay đổi khả năng hoạt động tự
học của SV, cả ba nhóm khả năng tự học đều thay đổi theo chiều hướng tốt hơn,
nhưng mức độ biến đổi không như nhau: Nhóm thay đổi nhiều nhất là nhóm Tự
kiểm tra, tự đánh giá hoạt động tự học; thứ hai là nhóm Định hướng vấn đề tự học
và thay đổi ít nhất là nhóm Thực hiện hoạt động tự học. Việc bồi dưỡng kĩ năng
tự học là biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tự học và là con đường nâng cao
chất lượng hoạt động tự học có hiệu quả đối với sinh viên Đại học Quốc gia Lào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Cảnh Toàn, 1997. Quá trình dạy tự học. Nxb Giáo dục Hà Nội.
[2] Nguyễn Như Ý (chủ biên), 1998. Đại từ điển Tiếng Việt. Nxb Văn hoá
thông tin, Hà Nội.
[3] Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Khánh Bằng, 2009. Phương pháp dạy và học đại
học. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
ABSTRACT
Experimenting to improve self-study skills for students
of the National University of Laos
The content of the article presents the results of experiments for fostering self-
study skills of students in the Science Education Pedagogy Faculty of the National
University of Laos. Experiments confirmed the feasibility of the pedagogic methods
improving self-study skills for students and thereby improving the quality of students
of the National University of Laos.
95