Thực nghiệm phương pháp rèn luyện thể lực theo mô hình Tabata cho nam sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

1.1. Lí do chọn đề tài Thể lực của người Việt nói chung và sinh viên nói riêng hiện nay đang yếu so với khu vực và thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, và một trong số đó là các hoạt động rèn luyện thể chất, thể lực còn nhiều hạn chế. Trong các nghiên cứu tại các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) thì tỉ lệ người dân không tham gia hoạt động rèn luyện thể chất là rất cao. Một trong số các nguyên nhân khiến họ không tham gia tập luyện là không có nhiều thời gian cho hoạt động này. Đây cũng là nguyên nhân chính mà các nước phát triển điều tra được trong các nghiên cứu tương tự. Hoạt động thể chất hay rèn luyện thể lực theo cách truyền thống đòi hỏi nhiều thời gian. Cơ bản một buổi tập theo cách truyền thống phải gồm khởi động, trọng động hay nội dung chính, và thả lỏng. Mô hình tập theo cách truyền thống dù là môn nào đi chăng nữa cũng phải cần ít nhất 30 đến 120 phút. Đây rõ ràng là rào cản khiến dân số đô thị khó lòng tiếp cận tập luyện và sinh viên là một trong số đó. Thể chất và thể lực sinh viên không đạt như các nước bạn, các mô hình học tập thể chất hiện nay không có nhiều nét mới, tất cả khiến sinh viên càng ngày càng xa rời rèn luyện thể lực. Vì những lí do đó, chúng tôi thấy cấp thiết cần nghiên cứu tìm kiếm các cách tiếp cận tập luyện hiện đại, năng động và phù hợp thời gian sinh hoạt của sinh viên, người đô thị hơn. Đó là lí do đề tài “Thực nghiệm phương pháp rèn luyện thể lực theo mô hình Tabata cho nam sinh viên Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh” được thiết kế để tìm hiểu tác động của phương thức tiếp cận mới này.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực nghiệm phương pháp rèn luyện thể lực theo mô hình Tabata cho nam sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2016 - 2017 185 THỰC NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN THỂ LỰC THEO MÔ HÌNH TABATA CHO NAM SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Sầm Vĩnh Phú (Sinh viên năm 4, Khoa Giáo dục Thể chất) GVHD: ThS Nguyễn Võ Thuận Thành 1. Tổng quan 1.1. Lí do chọn đề tài Thể lực của người Việt nói chung và sinh viên nói riêng hiện nay đang yếu so với khu vực và thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, và một trong số đó là các hoạt động rèn luyện thể chất, thể lực còn nhiều hạn chế. Trong các nghiên cứu tại các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) thì tỉ lệ người dân không tham gia hoạt động rèn luyện thể chất là rất cao. Một trong số các nguyên nhân khiến họ không tham gia tập luyện là không có nhiều thời gian cho hoạt động này. Đây cũng là nguyên nhân chính mà các nước phát triển điều tra được trong các nghiên cứu tương tự. Hoạt động thể chất hay rèn luyện thể lực theo cách truyền thống đòi hỏi nhiều thời gian. Cơ bản một buổi tập theo cách truyền thống phải gồm khởi động, trọng động hay nội dung chính, và thả lỏng. Mô hình tập theo cách truyền thống dù là môn nào đi chăng nữa cũng phải cần ít nhất 30 đến 120 phút. Đây rõ ràng là rào cản khiến dân số đô thị khó lòng tiếp cận tập luyện và sinh viên là một trong số đó. Thể chất và thể lực sinh viên không đạt như các nước bạn, các mô hình học tập thể chất hiện nay không có nhiều nét mới, tất cả khiến sinh viên càng ngày càng xa rời rèn luyện thể lực. Vì những lí do đó, chúng tôi thấy cấp thiết cần nghiên cứu tìm kiếm các cách tiếp cận tập luyện hiện đại, năng động và phù hợp thời gian sinh hoạt của sinh viên, người đô thị hơn. Đó là lí do đề tài “Thực nghiệm phương pháp rèn luyện thể lực theo mô hình Tabata cho nam sinh viên Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh” được thiết kế để tìm hiểu tác động của phương thức tiếp cận mới này. 1.2. Mục tiêu, mục đích, đối tượng và khách thể nghiên cứu 2.1.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu tình trạng thể lực và thực nghiệm giải pháp tăng thể lực của nam sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM với việc rèn luyện thể chất. 2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Thực trạng thể lực của nam sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM hiện nay. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 186 Mục tiêu 2: Thực nghiệm so sánh hiệu quả của phương pháp rèn luyện thể lực theo mô hình Tabata với phương pháp tập luyện truyền thống hiện nay. 2.1.3. Đối tượng, khách thể và tiêu chuẩn chọn nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn khách thể nghiên cứu: Vì đây là nghiên cứu hướng đến các chương trình, phương pháp tập luyện phù hợp đối với sinh viên đại cương không chuyên ngành Giáo dục thể chất (GDTC), nên chúng tôi xác lập tiêu chuẩn chọn khách thể nghiên cứu là nam sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM tuổi dưới 35, không phải là vận động viên chuyên nghiệp hoặc và không phải là sinh viên chuyên ngành GDTC. Sau khi thông báo tuyển chọn, chúng tôi nhận được 60 nam sinh viên các khoa tình nguyện tham gia nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp rèn luyện thể lực theo mô hình Tabata. Khách thể nghiên cứu: 60 nam sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM. 1.3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước lzumi Tabata là Trưởng khoa Thể thao và Sức khoẻ Khoa học của Trường Đại học Ritsumeikan, Nhật Bản. Tên của ông trở nên nổi tiếng nhờ vào phát minh chương trình Tabata, một loại hình tập luyện cường độ cao. Tabata là một phiên bản của tập luyện cường độ cao quãng nghỉ ngắn (HIIT) được đặt tên dựa trên một nghiên cứu năm 1996 bởi tiến sỹ Izumi Tabata. Thực nghiệm kéo dài 6 tuần và đều được thực hiện trong phòng thí nghiệm với các thiết bị tối tân nhất. Với chỉ 4 phút tập luyện bao gồm 20 giây thực hiện cường độ cực đại sau đó nghỉ 10 giây lặp lại liên tục 8 chu kì. Công trình nghiên cứu được thực hiện trên 2 nhóm. Một nhóm đối chứng tập Tabata với 7 khách thể thực hiện 20 giây cường độ cực đại (đạt cường độ khoảng 170% VO2Max) sau đó là 10 giây nghỉ, lặp lại liên tục trong 4 phút (8 chu kì). Nhóm Tabata sử dụng phương pháp tập luyện 4 lần/tuần, cộng thêm một ngày tập cường độ vừa phải. Nhóm đối chứng gồm 7 vận động viên thực hiện bài tập cường độ vừa phải (70% VO2Max) 5 lần/tuần. Kết quả thu được là sự tăng trưởng về VO2Max ở 2 nhóm gần như nhau. Nhóm đối chứng có chỉ số VO2Max cao hơn khi kết thúc, đồng thời chỉ nhóm Tabata là đạt được lợi ích khả năng hô hấp yếm khí (28%) còn nhóm đối chứng thì không có sự thay đổi gì cả. Cách tập luyện truyền thống có những ưu điểm là có nhiều thời gian để tổ chức tập luyện. Nhưng khuyết điểm cũng là mất rất nhiều thời gian để tập, khiến người dân đô thị, sinh viên không thể tiếp cận. HIIT và Tabata có những điểm ưu việt là thời gian tập ít hơn rất nhiều, bài tập đa dạng, cộng thêm âm nhạc hỗ trợ tương tác. Tập luyện không cần máy chạy, xe đạp hay thiết bị mà có thể tự tập ở nhà, giúp việc đốt calories trong và sau khi tập lên đến 24 giờ Năm học 2016 - 2017 187 thông qua quá trình trao đổi chất được tăng cường, phát triển rất phù hợp sinh viên với năng lực tài chính hạn chế. 1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước Theo tác giả Vũ Quang Vinh trong công trình “Đánh giá sự phát triển thể lực của nữ sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật TPHCM sau 1 học kì học tập năm học 2014 - 2015” có kết luận rằng việc sử dụng các bài tập GDTC của Trường chưa phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí và năng lực hoạt động của các em theo lứa tuổi. Vấn đề nâng cao thể lực cho sinh viên nữ của Trường hiện nay chưa được các giảng viên quan tâm đa dạng hóa các bài tập phát triển thể lực. Một số bài tập phát triển thể lực chung trong giảng dạy bộ môn GDTC nhằm nâng cao thể lực cho nữ sinh viên còn ít, mang tính cứng nhắc, chưa thực sự mới mẻ và thu hút dẫn đến kết quả thu được trong quá trình học tập, tập luyện còn thấp. Một nghiên cứu khác của ThS Nguyễn Văn Toản và ThS Nguyễn Văn Quảng qua bài “Một số biện pháp nâng cao thể lực cho nữ sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội” có điểm hạn chế như chưa có chương trình riêng cho sinh viên nhóm sức khỏe yếu. Đa số sinh viên không thường xuyên tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa vì nhiều lí do, trong đó bao gồm cả việc không hứng thú và nhàm chán với phương pháp tập truyền thống. Tuy nhiên phần đông sinh viên mong muốn thường xuyên nâng cao thể lực cho bản thân mình với những phương pháp mới hơn và thú vị hơn. 2. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan, - Phương pháp thực nghiệm, - Phương pháp thống kê toán, - Phương pháp kiểm tra sư phạm. 2.2. Tổ chức nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017. Chúng tôi tiến hành kiểm tra thể lực lần 1 và xử lí số liệu sau đó chia ngẫu nhiên 60 sinh viên thành 2 nhóm: nhóm đối chứng gọi là nhóm A và nhóm thực nghiệm là nhóm B với cỡ mẫu tương đồng mỗi nhóm n=30. Nhóm A thực duy trì các sinh hoạt bình thường bao gồm cả hoạt động thể chất theo cách truyền thống, nhóm B tập luyện theo chương trình rèn luyện thể lực với mô hình Tabata, đã được kiểm định về nội dung với ý kiến các chuyên gia. Hai nhóm thực hiện tập luyện trong 6 tuần, mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 30 phút với nhóm A và 12 phút với nhóm B. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 188 3. Kết quả và bàn luận 3.1. Kết quả thực nghiệm ngẫu nhiên So sánh 2 nhóm trước thực nghiệm, thu được kết quả như sau: Bảng 1. Phân tích so sánh kết quả kiểm tra thể lực nhóm đối chứng (A) và nhóm thực nghiệm (B) trước khi tiến hành thực nghiệm Biến số Nhóm A (n=30) Mean ± SD Nhóm B (n=30) Mean ± SD MoD p VO2Max (mlO2/kg/phút) 21.47 ± 6.83 22.76 ± 5.65 1.29 0.24 Bật nhảy Burpees (lần) 6.07 ± 0.94 6.27 ± 0.86 0.20 0.15 Nằm xấp chống đẩy (lần) 18.76 ± 6.14 20.27 ± 7.86 1.50 0.18 Đứng lên ngồi xuống (lần) 30.3 ± 7.02 32.6 ± 7.33 2.30 0.09 Chạy biến tốc chữ T (giây) 13.6 ± 0.69 12.1 ± 0.7 0.10 0.30 MoD: mean of difference (sự khác biệt giá trị trung bình) t: t-student tính được dựa trên MoD, n, df (bậc tự do [n-1]) p: giá trị p-value Kiểm tra t-test so sánh 2 nhóm A và B trước thực nghiệm (bảng 1) cho thấy các đặc tính thể lực khá tương đồng nhau, sự khác biệt của các đặc tính này hầu như không có ý nghĩa thống kê (p . 0.05). Vì vậy các nhóm được chia phù hợp để tiến hành thực nghiệm. 3.1.1. Mô tả quá trình thực nghiệm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm như sau: nhóm khách thể nghiên cứu được chúng tôi kiểm tra, lấy số liệu của 60 nam sinh viên tập hợp từ các khoa. Sau khi số liệu được thu thập đầy đủ, chúng tôi bằng các phép toán, tiến hành phân chia 2 nhóm thành 2 nhóm gần như tương đồng nhau về mức độ thể lực và tiến hành thực nghiệm. Nhóm A, chúng tôi tiến hành cho nhóm tập những bài tập truyền thống với thời lượng 30 phút. Nhóm B, thực nghiệm mỗi buổi tập 12 phút, với những bài tập với trọng lượng cơ thể và nhạc để tăng sự hứng thú, mục tiêu mỗi buổi tập là về sức bền, sức mạnh và tốc độ như bảng 2. Sau 6 tuần thực nghiệm, nhóm nghiên cứu được tiến hành kiểm tra số liệu lần 2 tương tự như lần 1 trước thực nghiệm. Sau đó số liệu được xử lí và tổng hợp. 3.1.2. Kết quả so sánh sau thực nghiệm Kết thúc 6 tuần, các nhóm được yêu cầu kiểm tra kĩ thuật lần 2 chính xác như kiểm tra lần 1 trước thực nghiệm. Sau đó dữ liệu được tổng hợp, phân tích và so sánh t- test giống như mô hình trước thực nghiệm. Kết quả thu được thể hiện ở bảng dưới đây: Năm học 2016 - 2017 189 Bảng 3. Kết quả so sánh 2 nhóm sau 6 tuần thực nghiệm rèn luyện thể lực theo mô hình Tabata Biến số Nhóm A (n=30) Mean ± SD Nhóm B (n=30) Mean ± SD MoD t p 95% CI VO2Max (mlO2/kg/phút) 23.75 ± 6.69 27.42 ± 5.34 3.67 2.08 0.02 0.06 – 7.27 Bật nhảy Burpees (lần) 7.70 ± 1.02 8.20 ± 0.96 0.5 2.20 0.02 0.03 – 0.97 Nằm xấp chống đẩy (lần) 24.77 ± 6.26 28.67 ± 6.69 3.90 2.75 0.01 1.00 – 6.80 Đứng lên ngồi xuống (lần) 35.17 ± 6.82 38.73 ± 6.49 3.57 2.07 0.02 0.04 – 7.09 Chạy biến tốc chữ T (giây) 11.7 ± 0.68 11.78 ± 0.62 0.08 0.45 0.33 -0.27 – 0.42 MoD: mean of difference (sự khác biệt giá trị trung bình) t: t-student tính được dựa trên MoD, n, df (bậc tự do [n-1]) p: giá trị p-value 95% CI: Khoảng tin cậy 95% So sánh t-test sau thực nghiệm chúng tôi nhận thấy các bài kiểm tra thể lực gồm chạy biến tốc chữ T thì cho thấy sự khác biệt đáng kể nhưng lại không mang lại ý nghĩa thống kê. Ở những bài kiểm tra thể lực còn lại, các tiêu chí gồm VO2Max, bật nhảy burpee, nằm sấp chống đẩy, đứng lên ngồi xuống đều cho thấy sự thay đổi đáng kể về mặt số liệu cũng như ý nghĩa thống kê. 3.2. Bàn luận Dựa vào những số liệu thu được sau thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng có sự thay đổi và không thay đổi giữa 2 phương pháp tập luyện truyền thống và tập luyện cường độ cao Tabata. Xét trên yếu tố không thay đổi, đó là về dữ liệu chạy biến tốc chữ T không có sự thay đổi quá đáng kể với sự khác biệt giá trị trung bình là 0.08 giây của nhóm B thực nghiệm so với nhóm A, p-value > 0.05 nên có thể thấy rằng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Dữ liệu này là hai bài kiểm tra dựa vào yếu tố tốc độ. Dựa vào phép toán thấy được sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, cộng thêm thời gian thực nghiệm ngắn (6 tuần) nên việc kết luận rằng không có sự thay đổi giữa 2 phương pháp là điều chưa hoàn toàn chính xác. Để tìm hiểu rõ hơn và xác thực nội dung trên, chúng tôi sẽ làm những nghiên cứu sau với quy mô và mẫu khách thể lớn hơn để kết luận về nội dung trên. Xét trên yếu tố thay đổi, đầu tiên là VO2Max với sự khác biệt giá trị trung bình là 3.67 ml/kg/min, p value là 0.02. Sự khác biệt về VO2Max này nói lên được rằng việc rèn luyện về yếu tố sức bền giữa nhóm B thực nghiệm so với nhóm A là mạnh mẽ hơn. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 190 So với kết luận khác từ bài nghiên cứu khoa học “Ảnh hưởng của tập luyện cường độ vừa phải và tập luyện liên tục cường độ cao trên khả năng kỵ khí và VO2Max” của chính tác giả Izumi Tabata chính là VO2Max nhóm tập luyện cường độ bình thường (tương tự phương pháp truyền thống) tăng từ 53 – 58 ml/kg/min (tức tăng 5 ml/kg/min), VO2Max của nhóm tập luyện cường độ cao Tabata tăng 7 ml/kg/min với xuất phát điểm thấp hơn là 48 – 55 ml/kg/min. Điều đó chứng tỏ ở phương pháp Tabata chỉ số VO2Max tăng nhỉnh hơn một chút nhưng không nhiều hơn là bao so với phương pháp truyền thống. Đối với dữ liệu bật nhảy burpee, nằm xấp chống đẩy, đứng lên ngồi xuống thì sự khác biệt giá trị trung bình lần lượt là 0.5 lần, 3.87 lần và 3.57 lần, với p-value lần lượt là 0.02, 0.01 và 0.02. Điều này nói lên được rằng yếu tố về sức mạnh và khả năng hô hấp yếm khí (đặc biệt trong bài kiểm tra bật nhảy burpee 15 giây) có sự thăng tiến ở nhóm B thực nghiệm so với nhóm A đối chứng là lớn hơn. Điều này khi so với kết quả của bài nghiên cứu khoa học của tác giả Izumi Tabata là hoàn toàn trùng khớp khi kết quả nhóm ông đưa ra được là khả năng hô hấp yếm khí ở nhóm Tabata tăng trưởng đến 28% từ 60 ml/kg đến 77 ml/kg, còn ở nhóm tập luyện cường độ vừa phải thì hầu như không có sự thay đổi nào về hô hấp yếm khí (giữ nguyên ở mức 69 ml/kg). Dựa vào những kết luận trên đây có thể thấy rằng, phương pháp tập Tabata mang lại hiệu quả không kém so với phương pháp tập truyền thống. Thậm chí có một số điểm vượt trội và quan trọng không kém là khách thể nghiên cứu cảm thấy hứng thú và tiết kiệm được thời gian nhiều hơn khi Tabata có dữ liệu nhạc đa dạng, kích thích sự hưng phấn và không tốn quá nhiều thời gian. 4. Kết luận và khuyến nghị 4.1. Kết luận Từ những kết quả thu được của nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy thực trạng thể lực sinh viên trước khi thực nghiệm nằm ở mức trung bình. Với các yếu tố sức bền của dữ liệu VO2Max còn nằm ở mức trung bình, các yếu tố sức mạnh dựa trên nằm xấp chống đẩy, đứng lên ngồi xuống, nằm ở mức trung bình yếu, các yếu tố tốc độ và độ khéo léo dựa trên chạy biến tốc chữ T nằm ở mức trung bình. Thêm vào đó là hình thể với các chỉ số cân nặng, chiều cao nằm ở mức khá, chỉ nhỉnh hơn một chút so với trung bình nam sinh viên Việt Nam nhưng lại kém xa trung bình nam sinh viên Hàn Quốc. Chỉ số BMI trung bình của cả 2 nhóm đều nằm ở mức chuẩn. Đối với phương pháp tập luyện truyền thống, ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả về thể lực, nội dung bài tập đa dạng tác động đến nhiều nhóm cơ, khoảng thời gian dài giúp người dạy có thể tiến hành đầy đủ giáo án của mình và thích hợp cho người tập khi không có huấn luyện viên chỉ dẫn. Tuy vậy phương pháp này cũng có một số khuyết điểm như thời gian tập luyện quá dài mệt mỏi và nhàm chán, không phù hợp thời gian với những người bận rộn, sinh viên làm thêm. Đối với phương pháp tập luyện theo mô hình Tabata, ưu điểm là thời gian tập luyện rất ngắn thích hợp cho người bận rộn, hiệu quả về thể lực và khả năng hô hấp kị Năm học 2016 - 2017 191 khí, tăng tính hứng thú và hưng thú vì có nhạc, không cần dụng cụ hay máy chạy, xe đạp, bài tập đa dạng và có thể dùng huấn luyện với số lượng người tập lớn, giúp đốt calories và tăng cường quá trình sau đổi chất vẫn diễn ra 24 giờ sau khi tập. Nhưng phương pháp này cũng có một số khuyết điểm là không thể tập xuyên suốt 5-6 lần/tuần. 4.2. Khuyến nghị Trước sự tiến bộ về khoa học và công nghệ, cộng thêm sự đa dạng và cải tiến của các phương pháp tập mới, chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp tập mới Tabata là một trong những phương pháp cần và nên được thử nghiệm nhiều hơn để có thể đưa vào huấn luyện thể lực cho các sinh viên đại cương, thậm chí có thể áp dụng cho cả sinh viên nữ. Rộng hơn nữa có thể áp dụng cho sinh viên toàn Trường Đại học Sư phạm TPHCM, các trường lân cận và đến được với các học sinh các cấp để cải tiến giờ học thể chất, góp phần làm tăng hứng thú và ham muốn vận động của các em học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Phạm Ngọc Viễn, Lưu Quang Hiệp (2007), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội. 2. Nguyễn Đăng Chiêu (2010), Bài giảng y học thể dục thể thao, Trường Đại học Thể dục Thể thao TP Hồ Chí Minh. 3. Trịnh Hưng Thanh (2002), Giáo trình Sinh lý học vận động, Nxb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 4. Trịnh Bỉnh Duy, Phạm Thị Minh Đức, Phùng Xuân Bình, Lê Thu Liên, Hoàng Thế Long (2006), Sinh lý học tập 1, Trường Đại học Y khoa Hà Nội, Hà Nội. 5. American College of Sports Medicine (ACSM) (2010), ACSM’s Guidelines for Exercise Testing and Prescription, 8th ed. Baltimore: Wolters Kluwer Health, Lippincott Williams & Wilkins. 6. Vivian H. Heyward (2010), Advanced Fitness Assessment and Exercise Prescription, 4th ed. Champaign, IL: Human Kinetics. 7. Senior Reseacher (2013), Average Height of Korean Men, Average Height of Vietnamese Men. 8. US Department of Health and Human Services (2010), The Surgeon General’s Vision for a Healthy and Fit Nation. Rockville, MD: U S Department of Health and Human Services, Office of the Surgeon General Retrieved from surgeongeneral gov/library/obesityvision/obesityvision2010 pdf.
Tài liệu liên quan