Tất cả các sinh viên khi xuống xưởng thực tập ngoài những nội qui của trường, của lớp thì phải tuân thủ nội qui của xưởng thực hành. Nội qui của xưởng như sau:
- Sinh viên phải đi học đúng giờ, phải đeo thẻ, mặc trang phục bảo hộ đầy đủ
- Trong giờ học phải chú ý nghe giảng, không làm việc riêng trong giờ học
- Ra vào xuởng phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn
- Không đánh cờ bạc, nghịch điện thoại hoặc làm việc khác trong giờ học.
115 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4084 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tập ô tô: Nội quy xưởng, giới thiệu và hướng dẫn sử dụng dụng cụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: NỘI QUY XƯỞNG, GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỤNG CỤ
Nội quy xưởng thực tập:
Tất cả các sinh viên khi xuống xưởng thực tập ngoài những nội qui của trường, của lớp thì phải tuân thủ nội qui của xưởng thực hành. Nội qui của xưởng như sau:
Sinh viên phải đi học đúng giờ, phải đeo thẻ, mặc trang phục bảo hộ đầy đủ
Trong giờ học phải chú ý nghe giảng, không làm việc riêng trong giờ học
Ra vào xuởng phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn
Không đánh cờ bạc, nghịch điện thoại hoặc làm việc khác trong giờ học.
Không được hút thuốc, uống rượu bia trong xưởng hoặc trước khi đến xưởng.
Trong giờ học muốn tham khảo các cơ cấu, hệ thống không phải bài học của ngày hôm đó phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn.
Dụng cụ tháo, lắp
Trên động cơ, các chi tiết được lắp ghép chặt với nhau nhờ bu lông, đinh vít, đai ốc, chốt...vì vập cần phải có dụng cụ để tháo lắp cho nhanh, chính xác và tránh những hư hỏng các chi tiết của máy móc.
Khi sử dụng phải sử dụng đúng cách, đúng kỹ thuật và dùng đúng dụng cụ cho phù hợp với từng công việc tháo lắp.
1.2.1. Các loại clê
a. Clê dẹt (Hình 1.1)
Hình 1.1. Clê dẹt và cách sử dụng
Có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau dùng để mở những chỗ phẳng ít vướng, mô men xiết nhá. Miệng clê dẹt có bên to bên bé. Bên to chịu lực khoẻ hơn. Khi vặn bên bé làm bên tựa, bên to được dùng làm bên bẩy. Nếu dùng ngược lại với lực xiết lớn sẽ gẫy mỏ clê gây mất an toàn.
Được sử dụng ở những vị trí mà bộ đầu khẩu hay chòng không thể sử dụng được để tháo hay thay thế bulông, đai ốc. Phần cán được gắn vào đầu cờlê với một góc 15O. Điều đó có nghĩa là qua việc lật cờlê lên, nó có thể sử dụng để quay tiếp ở những không gian chật hẹp. Khi nới lỏng ống nhiên liệu, hãy dùng 2 cờlê để nới lỏng đai ốc để tránh phần đối diện khỏi bị quay. Clê không thể cho mômen lớn, nên không được sử dụng để xiết lần cuối cùng (lần xiết bulông hay đai ốc cuối cùng).
Không được lồng các ống thép vào phần cán của cờlê. Nó có thể làm cho mômen quá lớn tác dụng vào và có thể làm hỏng bulông hay cờlê.
b. Clê choòng ( Hình 1.2)
Hình 1. 2. Clê choòng và cách sử dụng
Clê choòng cũng có nhiều kích cỡ. Loại này không mở miệng nên ôm gọn đầu bu lông, đai ốc nên khi vặn nó ít bị trượt, không có nguy cơ bị hỏng các góc của bulông và khoẻ hơn clê dẹt
- Đầu clê thường nghiêng 1 góc 15o so với thân. Cấu tạo như vậy để dễ vặn hay vặn những chỗ trũng. Clê choòng loại phổ biến nhất thường 12 cạnh. Nó cho phép vặn bu lông đai ốc nếu clê xoay 30o. Clê 6 cạnh giữ bu lông đai ốc tốt hơn.
c. Clê phối hợp (Hình 1.3)
Clê phối hợp là loại clê có 1 đầu kín và 1 đầu hở. Cả hai đầu thường có cùng cỡ loại clê này tháo ốc lần đầu và xiết ốc lần cuối. Ta sử dụng đầu kín vì bảo đảm bám chắc ốc. Cần xoay ra hay xiết vào ta dùng phía đầu hở.
Hình 1.3. Clê phối hợp Hình 1.4. Clê khẩu
d. Clê khẩu (Hình 1.4)
Được chế tạo thành từng đoạn như khẩu mía mỗi cái mét cỡ. Một đầu có cạnh với số cạnh như clê choòng. Đầu kia có lỗ vuông để lắp với tay vặn. Clê khẩu khoẻ và linh hoạt hơn các loại clê khác.
* Kèm theo clê khẩu có:
- Tay vặn, nhiều đoạn nối dài khác nhau để vặn những vị trí sâu hoặc vướng víu không dùng clê thẳng được.
- Tay vặn 1 chiều bên trong có cá hãm như líp xe đạp đoạn vướng để lắp với clê khẩu. Khi vặn lắc quay lại, có thể đổi chiều vặn được và nó được dùng để tháo lắp nhanh những chỗ bị hạn chế về không gian(hình 1.5). Không tác dụng mômen quá lớn. Nó có thể làm hỏng cấu trúc của cơ cấu cóc
- Tay quay nhanh, dùng chỗ có nhiều ốc dùng khi tháo sẽ nhanh hơn (hình 1.6).có thể được sử dụng 2 chiều bằng cách trượt vị trí so với đầu khẩu, tạo hình chữ L để cải thiện mô men, hình chữ T để nâng cao tốc độ.
Hình 1.5. Tay vặn 1 chiều
Hình 1.6. Tay quay nhanh và cách sử dụng
e. Clê ống (Hình 1.7)
Làm thành những đoạn dài ngắn khác nhau. Có giác 6 cạnh ở cả 2 đầu hoặc 1 đầu và ở đầu kia có lỗ để nắp tay vặn. Clê ống có loại chuyên dùng như loại tháo bu zi
f. Clê lực (Hình 1.8)
Loại clê này có nhiều loại có thân tròn hoặc dẹt một đầu có mỏ vuông phía dưới để lắp với tay vặn. Khi vặn bộ phận chỉ báo trên clê sẽ đo lực xoắn và lực quay nó là tổng cộng các lực tác dụng lên bu lông hay đai ốc loại này chỉ dùng để kiểm tra lực xiết.
Hình 1.7. Clê ống Hình 1.8. Clê lực
1.2.2. Mỏ lết (Hình 1.9)
Kết cấu mỏ lết có 2 hàm. Hàm cố định gắn với cán và hàm di động có thể điều chỉnh được độ rộng miệng trong mét khoảng nhất định nào đó cho phù hợp với cỡ ốc. Hàm di động chỉnh ra vào được nhờ trục vít. Bộ mỏ lết thường có 5 cây bề dài khác nhau: 0, 15, 20, 25 và 30cm. Mỏ lết thường được sử dụng chỉ khi tác dụng một lực tương đối nhẹ. Chúng không khoẻ như clê có hàm cố định và có thể bị hỏng nếu như tácdụng một lực quá lớn.
Mặt khác khi sử dụng không được dùng mỏ động làm mỏ bẩy.
Hình 1.9. Mỏ lết và cách sử dụng
Cách sử dụng clê và mỏ lết để tháo lắp
- Chọn vị trí thao tác khi vặn lực tác dụng phải có hướng kéo về phía mình thế đứng vững chắc.
- Clê phải đặt vuông góc với cánh tay, miệng clê phải vào hết và sát ốc.
- Mặt clê luôn luôn thăng bằng với mặt phẳng vặn. Khi vặn chỉ được phép dùng lực của cánh tay, một tay cầm clê, một tay giữ.
- Với clê dẹt và mỏ lết phải quay mỏ nhỏ, mỏ động vào phía mình.
- Khi vặn 2 ốc siết nhau phải dùng 2 clê để cộng, dùng lực bàn tay để bóp.
- Cấm không được vặn giật cục, dùng 2 tay để kéo hay đẩy clê.
1.2.3. Tuốc nơ vít (Tô vít) (Hình 1.10)
Tuốc nơ vít có 2 loại là loại dẹt và loại 4 cạnh dùng để vặn những ốc vít có rãnh. Có loại to nhỏ, dài ngắn khác nhau để phù hợp với vít và chỗ vặn. Loại 50mm, 100mm…được tính từ đầu đến vị trí tra chuôi.
Cách sử dụng:
Chuôi tuốc nơ vít được nắm trong lòng bàn tay, các ngón tay xuôi theo tay. Khi vặn nhẹ dùng các ngón tay xoay, giữ cho tôvít thẳng và xoay trong khi tác dụng lực.. Khi vặn chặt bàn tay ấn mạnh, dùng cổ tay xoay. Ốc vít quá chặt dùng 2 tay ấn mạnh xuống để xoay.
- Có một số tuốc nơ vít ngang vặn như clê.
- Tuốc nơ vít phải dùng đúng cỡ vừa khít với rãnh của vít, lưỡi không được tròn cạnh hoặc ngắn và mỏng hơn rãnh dễ bị trờn vít.
- Khi vặn tuốc nơ vít phải thẳng góc, tránh hiện tượng trượt gây nguy hiểm.
- Tuyệt đối không dùng tuốc nơ vít làm đục hoặc bẩy.
- Khi cần mài phải mài đúng kỹ thuật, 2 mặt bên tuốc nơ vít gần song song chứ không nhọn bén như mũi đục.
Hình 1.10. Tuốc nơ vít và cách sử dụng
1.2.4. Kìm (Hình 1.11)
Hình: 3.11
Là dụng cụ cầm tay có 2 hàm xoay điều chỉnh được dể cắt hoặc kẹp. Có nhiều loại và nhiều cỡ khác nhau tuỳ theo từng công dụng mà ta sử dụng cho hợp lý. Kìm để kéo, xoắn dây phanh, tháo chốt chẻ, móng hãm…mỏ kìm có răng để kẹp các vật nhỏ hay tròn. Khi kẹp nếu vật là kim loại mềm phải lót đệm tránh xây xước.
Hình 1.11. Kìm
- Khi sử dụng tay bóp chặt kìm, không dùng kìm để vặn ốc hay đóng vật cứng gây sứt mẻ…kìm dùng cho thợ điện phải bọc nhựa cách điện.
1.2.5. Búa (Hình 1.12 )
Dùng để tháo và thay thế các chi tiết bằng cách đóng vào chùn, và để thử độ xiết chặt của bulông bằng âm thanh. Thông thường loại búa tay 300 ÷ 500g. Tuỳ theo tính chất công việc mà dùng búa gỗ, nhựa hay cao su với nhiều hình dáng khác nhau. Có những loại búa sau:
- Búa đầu tròn: Có đầu bằng thép.
- Búa nhựa: Có đầu bằng nhựa, và được sử dụng ở những nơi cần tránh hư hỏng cho vật được đóng
- Búa kiểm tra: Một búa nhỉ có tay cầm dài và mỏng, được sử dụng để kiểm tra độ xiết chặt của bulông, đai ốc bằng âm thanh và rung động phát ra khi gõ vào chúng
Hình 1.12. Các loại búa
a)Búa đầu tròn; b) Búa nhựa; c)Búa kiểm tra
Khi sử dụng yêu cầu cán búa phải thẳng nhẵn, chêm chặt. Cầm quả búa cán đến khuỷu tay là vừa chiều dài. Khi đóng mặt búa phải thăng bằng. Tay và mặt búa không dính dầu mỡ, không đóng búa trực tiếp vào các bộ phận máy, mặt phẳng, cạnh sắc dễ hư hỏng gãy vỡ.
1.2.6. Tông, trục bậc (Hình 1.13)
Là dụng cụ để tháo, lắp cá trục, chốt, vòng bi. Cấu tạo là một trục hình trụ đặc hoặc rỗng có nhiều kích thước khác nhau, được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa, nhôm, đồng, thép…
- Khi dùng chú ý chọn đường kính và vật liệu chế tạo trục phù hợp với vật cần tháo tránh gây hư hỏng cho vật tháo.
Hình:1.13. Tông, trục bậc Hình: 1.14. Vam
1.2.7. Vam (Hình 1.14)
Có nhiều kiểu, nhiều loại dùng tháo lắp các bộ phận có độ chính xác cao và không thể tháo trực tiếp như vòng bi trụ đứng…đảm bảo tháo, lắp được nhẹ nhàng không gây nứt vỡ hư hỏng cho chi tiết.
- Vam được chia 2 loại: Van rút và van đẩy. Tuỳ theo vị trí tháo lắp ta phải chọn van cho phù hợp với công việc tháo lắp.
1.2.8. Lục lăng (Hình 1.15)
Loại này dùng để tháo và xiết các ốc vít có đầu lõm lục giác. Loại vít này được dùng cho các chi tiết quay không bị vướng
Hình 1.15. Lục lăng
1.2.9. Thiết bị nâng, hạ (Hình 1.16)
Dùng để nâng hạ các vật nặng nhằm giảm sức lực cho thợ sửa chữa, công tác vận chuyển nhẹ nhàng, an toàn.
- Thiết bị hạ nâng bao gồm kích, cẩu. Gồm 2 loại là thuỷ lực và cơ khí.Với mỗi loại này có một quy trình sử dụng riêng biệt, vì vậy khi sử dụng phải nắm chắc được quy trình vận hành.
* Yêu cầu chung khi sử dụng thiết bị :
- Nắm chắc quy trình vận hành, yêu cầu riêng với mỗi loại. Quan sát kỹ trước khi nâng hạ.
- Khi nâng hạ phải chèn kê chắc chắn, đúng vị trí, trọng tâm.Vật dễ vỡ phải lót cẩn thận.
- Không dùng vật cứng dễ vỡ để kê, kích gây
Hình 1.16. Kích
tai nạn cho người và thiết bị.
- Không dược phép sử dụng, thiết bị nâng hạ vật quá tải và tránh cho thiết bị chịu tải trọng trong thời gian dài.
1.3.Các loại dụng cụ đo kiểm
1.3.1. Panme (Hình 1.17)
- Đây là loại dụng cụ được dùng khá phổ biến trong nghành chế tạo cơ khí. Panme là loại dụng cụ đo có độ chính xác cao 0.01mm. Phạm vi đo từ: 0~25mm, 25~50mm, 50~75mm, 75~100mm
a. Cấu tạo
Panme có cấu tạo gồm hai phần: Phần cố định và phần di động.
- Phần cố định (Hay còn gọi là phần thân thước chính) trên có hai dãy vạch chia xen kẽ nhau tạo thành thân thước thẳng chỉ phần nguyên hoặc 1/2 của mm khi đo. Phần cố định gồm có mỏ cố định và phần thân thước.
- Phần động bao gồm mỏ động và vòng du tiêu. Trên vòng du tiêu có 50 vạch chia chỉ phần lẻ của kích thước đo được. Khi du tiêu quay được 1 vòng thì mỏ động tịnh tiến được 0,5 mm .
b. Phương pháp đo
- Tay trái cầm vào thân thước cong để đỡ lấy thước, tay phải điều chỉnh mỏ động nhờ vít điều chỉnh. Khi quay vít điều chỉnh theo ngược chiều kim đồng hồ thì mỏ động di chuyển xa dần mỏ tĩnh. Khi quay vít cùng chiều kim đồng hồ thì mỏ động tiến sát vào mỏ tĩnh. Đưa chi tiết vào giữa hai mỏ của thước, ta xoay núm vặn theo cùng chiều kim đồng hồ cho tới khi mỏ động áp sát vào chi tiết đo. Khi nghe có tiếng kêu phát từ cơ cấu cóc thì dừng lại và lấy thước ra để đọc trị số.
Hình 1.17. Panme
1- Đầu cố định; 2- Đầu di động; 3-Kẹp hãm; 4-Ren;5- Vòng xoay;6- Hãm cóc.
Cách đọc trị số : (Hình.1.18)
- Phần nguyên của kích thước đo được đọc trên du xích thân thước chính. Giá trị đọc được là mm và 1/2 của mm. Ví dụ trường hợp 1 là 6 mm, trường hợp 2 là 48,5 mm.
Hình 1.18. Trị số trên đồng hồ
- Số % của mm được đọc trên thân thước vòng (Du tiêu vòng) và được tính như sau: Xét vạch nào trên du tiêu vòng trùng vạch trên thân thước thẳng thì giá trị đọc được chính là phần lẻ của kích thước đo. Ví dụ trường hợp 1 là 0,15 mm, trường hợp 2 là 0,45 mm. Cộng kết quả 2 lần đọc lại ta được kích thước thực của chi tiết cần đo. Ví dụ trường hợp 1 là 6 + 0,15 = 6,15 mm, trường hợp 2 là 48,5 + 0,45 = 48,95 mm.
Trước khi sử dụng panme, hãy kiểm tra để chắc chắn rằng các vạnh 0 trùng khít với nhau. Cách kiểm tra như sau trong trường hợp panme 50~75 mm như trong hình vẽ 3.19a, đặt một dưỡng tiêu chuẩn 50mm vào giữa đầu đo và cho phép hãm cóc quay 2 đến 3 vòng. Sau đó, kiểm tra rằng đường chuẩn trên thân và vạch 0 trên vòng xoay trùng nhau. Trong trường hợp không bằng nhau thì điều chỉnh như sau:
- Nếu sai số nhỏ hơn 0.02mm: Đẩy kẹm hãm để giữ chặt đầu di động. Sau đó dùng chìa điều chỉnh như trong hình vẽ 3.19b để di chuyển và điều chỉnh phần thân.
- Nếu sai số lớn hơn 0.02mm: Đẩy kẹm hãm để giữ chặt đầu di động như trên. Dũng chìa điều chỉnh để nới lỏng hãm cóc theo hướng của mũi tên trên hình vẽ 3.19c. Sau đó, gióng thẳng vạnh không trên ống quay với đường chuẩn trên thân.
Hình 3.19. Kiểm tra điều chỉnh Panme
1-Dưỡng tiêu chuẩn 50mm; 2-Giá; 3-Hãm cóc; 4-Đầu di động;
5-Kẹp hãm; 6-Thân;7-Ống xoay; 8-Chìa điều chỉnh
1.3.2. Thước cặp (Hình.1.20)
- Dùng để đo các chi tiết có độ chính xác cao và được sử dụng khá phổ biến trong nghành cơ khí. Thước cặp có thể đo được các kích thước bên trong, bên ngoài và độ sâu của chi tiết gia công.
a. Cấu tạo.
- Thân thước chính (Phần tĩnh) gồm có 2 mỏ tĩnh và thân thước thẳng trên có khắc các vạch chia chỉ kích thước cơ bản của thước (mm).
- Thân thước phụ ( phần động) gồm có mỏ động và du tiêu. Trên du tiêu có khắc các vạch chia độ chính xác của thước khi đo (Hay con gọi là phân lẻ của kích thước khi đo).
Hình 1.20. Thước cặp
1-Đầu đo đường kính trong; 2- Đầu đo đường kính ngoài; 3- Vít hãm;
4- Thang đo thước trượt; 5-Thang đo chính; 6-Đo độ sâu; 7- Thanh đo độ sâu.
b. Thao tác đo bằng thước cặp
- Kiểm tra trước: Dùng ngón tay cái đẩy phần động sao cho mỏ tĩnh áp sát vào mỏ động, sau đó kiểm tra khe hở ánh sáng giữa hai mỏ đo. Khe hở giữa hai mỏ phải đều và hẹp đồng thời vạch 0 trên du tiêu và vách 0 trên thân thước chính trùng nhau.
- Thao tác đo: Nới lỏng vít hãm , tay trái cầm chi tiết đo, tay phải cầm thước. Di chuyển du tiêu cho tới khi 2 mỏ tĩnh và mỏ động áp sát vào chi tiết đo. Xiết chặt vít hãm lại, lấy thước ra và đọc trị số.
c. Đọc trị số trên thước
- Xét xem vạch 0 trên du tiêu trùng hoặc liền sau vạch thứ bao nhiêu trên thân thước chính. Kết quả đó chính là phần chẵn của kích thước đo được. Nhìn xem vạch nào trên du tiêu trùng với 1 vạch nào đó trên thân thước chính thì kết quả đọc được trên du tiêu chính là phần lẻ của kích thước đo được. Cộng kết quả của 2 lần đọc lại ta được kết thước thực của chi tiết cần đo.
1.3.3. Đồng hồ so (Hình 1.21)
- Là dụng cụ chỉ thị thông dụng được dùng trong các gá lắp đo lường kiểm tra để chỉ ra các sai lệch khi đo. Dùng để đo đường kính, xác định độ côn, ô van của lỗ, đo độ dơ, cong của các cổ trục.
a.Cấu tạo:
- Đồng hồ so thông thường có hai loại là một và hai vòng số.
* Loại hai vòng số: Vòng ngoài thông thường được chia làm 100 vạch mỗi vạch 0,01 mm. Vòng trong mỗi vạch là 1mm. Nghĩa là kim quay được 1 vòng ngoài thì kim của vòng trong quay 1 vạch.
* Loại một vòng số: Có kết cấu tương tự như loại hai vòng số chỉ khác là không có mặt hiển thị trong chỉ số mm.
Cách sử dụng:
Hình 1.21. Đồng hồ so
- Cả hai loại đồng hồ trên mặt hiển thị đều có kim chỉ thị nếu dịch chuyền 1 vạch là 0,01mm.
- Lắp đồng hồ với tay đo và chọn đoạn thước phù hợp với kích thước của lỗ đo lắp vào đồng hồ.
- Nghiêng thước đút vào vị trí cần đo của lỗ, điều chỉnh cho kim đồng hồ chỉ về 0 rồi lắc ngang đồng hồ. Quan sát kim hiển thị nếu ở vị trí cao nhất đó là đường kính của lỗ đo.
- Muốn biết kích thước thực của lỗ thì lấy kích thước của đoạn nối rồi cộng hoặc trừ số chỉ ở đồng hồ.
Bài 2. THÁO, LẮP, KIỂM TRA, SỬA CHỮA, ĐIỀU CHỈNH LY HỢP.
2.1. Những hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
STT
Hiện tượng
Nguyên nhân có thể
Kiểm tra, sửa chữa
1
Ly hợp bị trượt trong quá trình làm việc
Hành trình bàn đạp không đủ
Các thanh kéo bị cong hoặc kẹt khớp.
Lò xo ép bị yếu hoặc gãy
Các cần bẩy bị cong hoặc chỉnh không đều
Đĩa ma sát bị cong, vênh
Đĩa ép bị mòn, chai cứng, dính dầu
Chỉnh lại
Nắn, chỉnh và tra dầu
Thay mới
Chỉnh lại
Nắn lại hoặc thay mới
Thay tấm ma sát
2
Ly hợp rung và giật khi kết nối
Đĩa ma sát bị dính dầu mỡ hoặc long đinh tán
Kẹt đĩa ma sát trên khớp then hoa trục sơ cấp hộp số
Đĩa ma sát, lò xo hoặc đĩa ép bị vỡ
Đĩa ma sát bị cong, vênh
Chiều cao các đòn mở không bằng nhau
Làm sạch, thay tấm ma sát hoặc thay đĩa
Làm sạch, sửa chữa và bôi trơn khớp
Thay chi tiết mới
Nắn lại hoặc thay mới
Chỉnh lại
3
Ly hợp nhả không hoàn toàn
Hành trình tự do bàn đạp quá dài
Đĩa ly hợp hoặc đĩa ép bị cong vênh
Long đinh tán gắn các tấm ma sát
Chiều cao các cần bẩy không đều
Đĩa ma sát bị kẹt trên trục liy hợp
Điều chỉnh lại
Mài phẳng lại đĩa ép, nắn, thay đĩa ma sát
Tán lại hoặc thay mới
Chỉnh lại
Làm sạch moay ơ, then hoa và tra dầu
4
Ly hợp gây ồn ở trạng thái nối
Khớp then hoa bị mòn gây rơ lỏng
Lò xo giảm chấn bị yếu, gãy
Động cơ và hộp số không thẳng tâm
Thay chi tiết mòn
Thay đĩa mới
Định tâm và chỉnh lại
5
Ly hợp gây ồn ở trạng thái ngắt
Vòng bi, khớp trượt bị mòn, hỏng và khô dầu
Điều chỉnh các cần bẩy không đúng
Vòng bi gối trục sơ cấp ở đuôi trục khuỷu bị mòn, hỏng hoặc khô dầu
Lò xo màng bị mòn hỏng
Tra dầu hoặc thay mới
Điều chỉnh lại
Tra dầu hoặc thay mới
Thay đĩa ép và lò xo
6
Bàn đạp ly hợp bị rung
Động cơ và hộp số không thẳng tâm
Bánh đà bị cong vênh hoặc lắp không đúng
Vỏ ly hợp bị lắp lệch tâm với bánh đà
Chỉnh các cần bẩy không đều
Đĩa ép hoặc đĩa ma sát bị cong vênh
Cụm đĩa ép lắp không đúng tâm
Chỉnh lại
Sửa chữa hoặc thay
Chỉnh lại
Chỉnh lại hoặc thay đĩaép
Thay mới
Chỉnh lại
7
Đĩa ép bị mòn nhanh
Bánh đà hoặc đĩa ép bị nứt
Lò xo ép yếu, gãy
Đĩa ép và đĩa ma sát bị cong vênh
Hành trình tự do của bàn đạp không đúng
Lái xe đặt chân bàn đạp khi không cần ngắt ly hợp
Thay chi tiết mới
Thay cụm đĩa ép hoặc lò xo
Thay mới
Điều chỉnh lại
Bỏ chân khỏi bàn đạp côn trừ khi cần thiết
8
Bàn đạp ly hợp nặng
Các thanh nối không thẳng hàng nhau và khớp của chúng khô dầu
Bàn đạp bị cong hoặc kẹt
Lò xo hồi về lắp không đúng
Bảo dưỡng, chỉnh lại và tra dầu mỡ
Kiểm tra, khắc phục
Lắp lại
9
Bàn đạp ly hợp khi đạp không căng
Có bọt khí trong đường ống
Xi lanh con bị hỏng
Xi lanh cái bị hỏng
Xả e
Sửa chữa xi lanh con
Sửa chữa xi lanh cái
2.2. Tháo, kiểm tra, sửa chữa ly hợp
2.2.1. Trình tự tháo ly hợp Zil130
STT
Nội dung công việc
Dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật
1
Chèn bánh xe
Đòn kê, đòn chèn
Đảm bảo an toàn
2
Tháo trục các đăng:
- Đánh dấu trên mặt bích trục các đăng và mặt bích của bộ vi sai.
- Tháo 4 đai ốc, 4 bu lông, 4 vòng đệm và ngắt trục cácđăng ra.
Choòng 19-22
3
Tháo nắp đậy trên cabin
Clê dẹt 10
4
Tháo dẫn động phanh tay
Kìm
5
Tháo cơ cấu điều khiển
Choòng 12
6
Tháo 4 bulông bắt hộp số với vỏ bao bánh đà
Khẩu 19-22
7
Tháo hộp số
Palăng
Xoay trục càng mở (càng cua) ở vị trí nằm ngang
8
Tháo trục càng mở
Khẩu 14
9
Tháo bộ ly hợp
Khẩu 12-14
Đánh dấu vị trí giữa vỏ ly hợp và bánh đà.
Nới lỏng đều, bắt chéo xen kẽ làm nhiều lần rồi mới tháo hẳn.
10
Tháo đĩa ép rời với vỏ ly hợp
Choòng 14
Khi tháo xong ê cu nới bàn ép từ từ
11
Tháo đòn mở ly hợp
2.2.2. Kiểm tra, sửa chữa:
a. Đĩa ma sát:
* Hư hỏng - nguyên nhân:
Bề mặt của tấm ma sát bị dính dầu, mỡ.
Bề mặt của tấm ma sát bị chai cứng, cháy xám, nứt vỡ do nhiệt độ cao, bị cong vênh.
Tấm ma sát bị mòn nhô đinh tán do làm việc lâu ngày.
Lò xo giảm chấn bị yếu, gãy do làm việc lâu ngày.
Lỗ then hoa moay ơ bị mòn hỏng do va đập với trục.
* Tác hại:
Gây hiện tượng trượt khi đóng ly hợp và khi nối truyền động có hiện tượng rung giật, các chi tiết bị mòn nhanh.
* Kiểm tra, sửa chữa
Quan sát bề mặt của tấm ma sát nếu mòn ít,có dầu mỡ thì dùng xăng rửa sạch rồi lấy giấy nhám đánh lại.
Gõ vào tấm ma sát để phát hiện nếu đinh tán nào bị lỏng (có tiếng kêu rè) thì tán lại.
Dùng trục mới để kiểm tra rãnh then của moay ơ, nếu bị mòn nhiều thì phải thay mới.
Dùng hai khối nâng tâm, đồng hồ xo trục đồng tâm để kiểm tra độ vênh của đĩa ly hợp độ vênh quá thì phải uốn nắn lại. (Hình 2.1):
Kiểm tra chiều sâu của đinh tán nếu chiều sâu đinh tán không đủ tiêu chuẩn thì phải thay tấm ma sát mới.(Hình 2.2):
Hình 2.1. Kiểm tra độ cong vênh của đĩa ma sát.
1. Đĩa ma sát; 2. Đồng hồ so; 3. Khối chống tâm.
Hình 2.2. Kiểm tra chiều sâu đinh tán của đĩa ma sát.
1. Đĩa ma sát; 2. Thước cặp; 3. Chiều sâu đinh tán.
* Quy trình thay tấm ma sát mới:
Bước 1: Bỏ tấm ma sát cũ.
Dùng mũi khoan để khoan bỏ mũ đinh tán sau đó dùng đột để đột bỏ đinh tán, lấy tấm ma sát cũ ra.
Dùng giấy ráp vệ sinh sạch sẽ đĩa thé