Thực tế áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên tại địa phương

Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây với hệ thống đô thị của Việt nam là hạt nhân của sự phát triển. Trong những năm gần đây cùng với những chuyển biến tích cực về kinh tế xã hội, mạng lưới đô thị quốc gia đã được mở rộng và phát triển. Quá trình đô thị hóa đó diễn ra mạnh mẽ nhất là tại 3 vùng trọng điểm kinh tế là Bắc, Trung, Nam. Sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị đã tác động không nhỏ đến môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường đã đạt đến mức đáng báo động. Hai đô thị lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh được xếp vào 2 trong số những thành phố ô nhiễm bụi cao nhất thế giới. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của kinh tế. điều đó có thể biến nỗ lực tăng trưởng kinh tế của chúng ta trong những năm qua thành con số không. Và một điều quan trọng hơn là sự ô nhiễm môi trường đó gây tác hại vô cùng nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như sức khoẻ của người dân. Góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm môi trường là những hành vi có ý gây ô nhiễm môi trường của những người thiếu ý thức bảo vệ môi trường.

doc15 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tế áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên tại địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề thực tập: Thực tế áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệthại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên tại địa phương . (Tình hình khiéu nại, tố cáo, khiếu kiện trong lĩnh vựcbảo vệ môi trường tại địa phương; quá trình giải quýêt các khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên tại địa phương; những vướng mắc nảy sinh trong quá trình áp dụng các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường gây nên; kiến nghị hướng khắc phục những vướng mắc nảy sinh) I, phần 1: Giới thiệu chung về chuyên đề Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây với hệ thống đô thị của Việt nam là hạt nhân của sự phát triển. Trong những năm gần đây cùng với những chuyển biến tích cực về kinh tế xã hội, mạng lưới đô thị quốc gia đã được mở rộng và phát triển. Quá trình đô thị hóa đó diễn ra mạnh mẽ nhất là tại 3 vùng trọng điểm kinh tế là Bắc, Trung, Nam. Sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị đã tác động không nhỏ đến môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường đã đạt đến mức đáng báo động. Hai đô thị lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh được xếp vào 2 trong số những thành phố ô nhiễm bụi cao nhất thế giới. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của kinh tế. điều đó có thể biến nỗ lực tăng trưởng kinh tế của chúng ta trong những năm qua thành con số không. Và một điều quan trọng hơn là sự ô nhiễm môi trường đó gây tác hại vô cùng nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như sức khoẻ của người dân. Góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm môi trường là những hành vi có ý gây ô nhiễm môi trường của những người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Những hành vi gay ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục diễn ra và không có dấu hiệu giảm xuống mà nguyên nhân là do quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa chặt chẽ, thiếu chế tài sử lý đói với những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thiếu những biện pháp kiên quyết trong việc bồi thường thiệt hại do hành vi ô nhiễm môi trường gây ra. Đó là vấn đề được đề cập dến trong chuyên đề này. II, Phần 2: quá trình tim hiểu thu thâp thông tin nơI thực tập, thời gian thu thập thông tin , phương pháp thu thập thông tin, nguồn thu thập thông tin, các thông tin. II.1, Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin, thời gian thu thập thông tin: Để tiến hành thu thập thông tin tại trung tâm để viết chuyên đề, đầu tiên phải tiến hành thu thập thông tin về chức năng, nhiêm vụ, họat động của trung tâm. Sau khi tìm hiểu rõ thông tin của trung tâm thì tiến hành thu thập thông tin về các tranh chấp môi trường. Tuy nhiên, nhiêm vụ của trung tâm chủ yếu là phân tích môi trường vì vậy thông tin về các tranh chấp về môi trường chủ yếu từ các cán bộ trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp. Đồng thời trực tiếp xuống tận nơi xảy ra tranh chấp. Ngoài ra, thu thập thông tin trên mạng và qua báo chí. Công việc tiến hành thu thập thông tin tiến hành trong suốt quá trình thực tập. Tuy nhiên hiện nay, các thông tin về các tranh chấp về môi trưòng chưa thực sự được công khai vì vậy chỉ các thông tin đã được công khai với báo chí hoặc các thông tin về các vụ việc đã được giải quyết sinh viên thực tập mới được tiếp cận. Những thông tin cũng như số liệu của các vụ việc chưa giải quyết không được tiếp cận. Đồng thời trung tâm không có bất kì một thống kê nào về các vụ tranh chấp xảy ra trong thời gian qua. Mọi thông tin trong chuyên đề được thu thập chủ yếu từ báo chí, từ các cán bộ trực tiếp tham gia giải quyết các vụ việc. Chuyên đề này chỉ đề cập đến thông tin về hiên trạng môi trường của Hà Nội và các thông tin cụ thể của các vụ việc được công khai và đã được giải quyết. II.2, Phương pháp thu thập thông tin: Các phương pháp thu thập thông tin trong chuyên đề: Thứ nhất, phương pháp thu thập thông gián tiếp từ các cán bộ trực tiếp tham gia công tác giải quyết. Thứ hai, phương pháp thu thập trực tiếp thông tin tại nơI xảy ra tranh chấp Thứ ba, phương pháp thống kê thông tin có được từ báo chí và internet. II.3, Nguồn thu thập thông tin, thông tin: *Các nguồn thu thập thông tin : + Cán bộ trực tiếp tham gia giảI quyết vụ việc + Báo chí và internet Thông thi thu thập được: * Thông tin về nơi thực tập : Trung tâm phân tích và quan trắc tài nguyên, môi trường hà Nội. Chức năng của trung tâm: Trung tâm Quan trắc và phân tích tài nguyên, môi trường Hà Nội là trung tâm tổ chức các hoạt động quan trắc và phân tích tài nguyên, môi trường phục vụ công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường trên địa bàn Thành phố; Cung cấp cỏc dịch vụ, thụng tin cho cỏc tổ chức và cỏ nhõn cú nhu cầu nghiờn cứu tỡm hiểu về quan trắc, phõn tớch tài nguyờn và mụi trường theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố. Nhiêm vụ của trung tâm: Trung tõm Quan trắc và phõn tớch tài nguyên, môi trường Hà Nội có các nhiệm vụ sau: Tổ chức quản lý, vận hành cỏc mạng lưới quan trắc, phân tích tài nguyên môi trường; đo lường, đánh giá thông số tài nguyên, môi trường; thu thập thông tin về chất lượng tài nguyên, môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội; Tiến hành các hoạt động quan trắc, phân tích tài nguyên, môi trường để phục vụ quản lý, cung cấp thụng tin phục vụ cỏc tổ chức, cỏ nhõn khỏc khi cú nhu cầu; Tổ chức nghiên cứu ứng dụng, triển khai các thành tựu khoa học, đề tài khoa học, các dự án bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên. Tiếp nhận và triển khai các chương trỡnh dự ỏn đầu tư, viện trợ của nước ngoài về quan trắc, phân tích tài nguyên và môi trường theo thẩm quyền được UBND Thành phố và Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội giao; Tư vấn lập dự án, thiết kế và xây dựng các hệ thống quan trắc, phân tích, giám sát, thăm dũ, đánh giá, khai thác, sử dụng, đánh giá tác động môi trường, phát triển và bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên khác trên địa bàn; Tổ chức thông tin tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ về quản lý tài nguyờn và mụi trường cho cán bộ, công chức của Trung tâm và các tổ chức kinh tế-xó hội khỏc cú nhu cầu; Quản lý và sử dụng cú hiệu quả nguồn tài chớnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị theo đúng quy định hiện hành của pháp luật; Thực hiện chế độ thống kê báo cáo định kỳ, đột xuất tỡnh hỡnh thực hiện nhiệm vụ được giao với các cơ quan có thẩm quyền; Hoạt động của trung tõm: Trung tõm mới được thầnh lập 2 năm và được tỏch ra từ Sở khoa Học cụng nghệ nờn hiờn nay trung tõm chưa thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ được giao. Hiờn nay, trung tõm co hai hoạt động chớnh là tiến hành làm dịch vụ lập bỏo cỏo đỏnh giỏ tỏc động mụi trường của cỏc dự ỏn đầu tư và tham gia thanh tra cỏc cơ sở sản xuất trờn địa bang thành phố Hà Nội *Thông tin về hiện trạng môi trường Hà Nội trong thời gần đây: (LĐ) - Môi trường không khí, các dũng sụng, ao hồ ở HN đều đang ô nhiễm ở mức báo động. Chất thải rắn, rác thải y tế nguy hại, ô nhiễm tiếng ồn... cũng đang đe dọa nghiêm trọng đến đời sống người dân. Nụng thụn : Hà Nội hiện có 147 đơn vị nằm trong danh mục gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường. Theo kết quả khảo sát của cơ quan chức năng, nhiên liệu tiêu thụ tại HN mỗi ngày đêm là 240 nghỡn tấn than, 240 nghỡn tấn xăng, đưa vào không khí 80 nghỡn tấn bụi, khúi, 10 nghỡn tấn SO2, 19 nghỡn tấn NOx, 46 nghỡn tấn khớ CO... chiếm 38% tổng lượng chất nguy hại. Theo Sở KHCNMT HN, từ năm 1995 đến nay, lượng chất thải rắn thải vào môi trường (ngoại trừ chất thải sinh hoạt) của 9 khu công nghiệp (KCN) cũ, 8 KCN mới, 500 nhà máy, 100 cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố lên tới 491.109 tấn, tăng trung bỡnh 5%/năm.  Ở vùng nông thôn như Đông Anh, Sóc Sơn... khu vực vốn trước đây môi trường trong lành, thỡ đến nay, các chỉ số về nồng độ bụi, CO, SO2 đó tăng 1,5 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Riêng khu vực Bát Tràng, nồng độ CO, CO2 thải 17m3, SO2: 0.146m3, bụi 0,92kg.../ngày đêm. Điều đáng nói là lượng chất thải nguy hại vào môi trường vẫn tăng đều từng năm. Tại thời điểm này, mặc dù chưa phải là thành phố công nghiệp phát triển so với khu vực, nhưng ngoại trừ nồng độ bụi, thỡ so với Bangkok (Thỏi Lan), Manila (Philippines), Jakarta (Indonesia), mức độ ô nhiễm tiếng ồn, không khí (như SO2, CO, NO2) cao gấp nhiều lần và được đánh giá là khá nghiêm trọng. Cỏc dũng sụng cựng ụ nhiễm Tại HN, 4 con sụng chớnh gồm Tụ Lịch, Lừ, Sột và Kim Ngưu đều ô nhiễm nặng. Các sông này bị nhiễm bẩn hữu cơ và chất rắn lơ lửng rất nặng. Không chỉ do nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất công nghiệp, nước thải của các bệnh viện và các cơ sở dịch vụ chứa nhiều chất ô nhiễm phần lớn chưa qua xử lý chớnh là yếu tố gõy ụ nhiễm nguồn nước mặt của thành phố. Hiện toàn thành phố mới có 40 cơ sở sản xuất công nghiệp, 29 cơ sở dịch vụ và 5 bệnh viện cú trạm xử lý nước thải. Để giải quyết triệt để các doanh nghiệp gây ô nhiễm trên địa bàn. Thành phố đó giao Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất lập đề án tổng thể. Theo đó, đến năm 2015, thành phố di chuyển toàn bộ các cơ sở sản xuất không phù hợp quy hoạch, gây ô nhiễm ra khỏi nội đô. Trước đó, năm 2010, phải di chuyển xong các cơ sở gây ô nhiễm nặng, như cơ sở sản xuất rượu, dệt may, các cơ sở có sử dụng hoá chất gây độc hại. Lónh đạo thành phố cũng yêu cầu Ban quản lý cỏc KCN HN lập quỹ đất, chuẩn bị các điều kiện để các doanh nghiệp ổn định sản xuất khi di dời theo quyết định của thành phố. Sở TNMTNĐ đề nghị, cơ sở di dời được phép giữ lại từ 30-50% giá trị thu được từ việc đấu giá đất (nơi doanh nghiệp đang sử dụng) để bù đắp chi phí di dời. Những kết quả quan trắc đáng tin cậy nhất thời gian gần đây tại trạm khí tượng Láng (Hà Nội) do Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Đồng bằng Bắc Bộ thực hiện cho thấy, trung bỡnh trong một một khối khụng khớ ở Hà Nội cú: 80 àg (mi-crụ gram) bụi khớ PM10, vượt tiêu chuẩn quy định 50 µg/m3; bụi khớ SO2 cũng vượt tiêu chuẩn châu Âu 20 µg/m3; nồng độ bụi lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2,5 lần. Nếu xét về nguồn phát sinh, khí thải từ các hộ gia đỡnh khu vực trung tõm phố cũ và phố cổ cú mật độ cao nhất so với các vùng dân cư khác của thành phố. Một nguồn phát sinh ô nhiễm không khí khác là từ 14 khu công nghiệp, đáng chú ý là bụi và khớ SO2. Tuy đó cú những biện phỏp xử lý ụ nhiễm, nhưng qua điều tra vẫn thấy khí thải công nghiệp xuất hiện nhiều hơn ở các khu công nghiệp mới: Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Sài Đồng B, Đông Anh và Sóc Sơn. Bên cạnh đó, khí thải giao thông từ 200.000 ô tô và 1,9 triệu xe máy đó trở thành nguồn chủ yếu sinh ra cỏc khớ NOx, CxHy, SO2 và bụi. . Khu vực chợ Đồng Xuân và khu tập thể Kim Liên là ô nhiễm do dịch vụ thương mại và ô nhiễm sinh hoạt. Khu công nghiệp Thượng Đỡnh và đường Pháp Vân ô nhiễm khí công nghiệp và giao thông. Mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội cũng có sự thay đổi theo thời tiết, về mùa đông cao hơn mùa hè, cao nhất là vào tháng mười hai và tháng một. Trong mùa đông, dưới tác dụng của khí áp cao và xoáy nghịch không khí bị tù hóm, thường xảy ra “nghịch nhiệt”, chất ô nhiễm khó phát tán lên cao và ra xa. Về mùa hè, mặt đất bị đốt nóng, không khí cùng chất ô nhiễm có khả năng phát tán lên cao và được rửa trôi theo mưa. Khi các chất ô nhiễm phát ra cứ tích tụ lại trong phạm vi 150m đến 200m gần sát mặt đất thỡ hàm lượng của chúng tăng lên. Hiện tượng này thường xảy ra lúc tan tầm giao thông và các lũ đun nấu bắt đầu hoạt động, khiến ô nhiễm tăng cao. Thêm vào đó là bụi bặm do xe ô tô, xe máy tốc lên từ mặt đường đầy đất cát và khí thải tập trung do tắc nghẽn giao thông ở các tuyến đường có mật độ lưu thông cao. Hằng năm từ cuối tháng chín đến đầu tháng giêng, Hà Nội có khoảng 40 ngày xảy ra “nghịch nhiệt” về ban đêm khiến cho hầu hết các chất ô nhiễm không khí tăng và kéo dài trong nhiều ngày liên tục gây tác hại cộng năng đến sức khoẻ, nhất là những người có tuổi. Nguy cơ cao về các bệnh do ô nhiễm không khớ Kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng sức khỏe người dân ngày càng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Những người có thời gian sống tại thành phố hơn mười năm có tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính về tai, mũi, họng, cảm cúm cao hơn những người sống dưới ba năm. Tại một số khu vực, kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hộ mắc bệnh chiếm 72,6 % và 43 % người mắc bệnh mạn tính về tai, mũi họng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh ngoài da và bệnh về mắt. Quận Hoàng Mai có tỷ lệ mắc các chứng tắc mũi, chảy nước mũi, viêm họng cao nhất, thấp nhất là quận Hoàn Kiếm. Trong khi đó quận Đống Đa mắc tỷ lệ cao nhất là các bệnh về da liễu và mắt, tiếp đến là các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Tây Hồ. Theo các nghiên cứu về thực trạng các bệnh tật của nhân dân nội thành Hà Nội liên quan đến ô nhiễm không khí thỡ những người dân tỏ ra ít thông tin về những tác hại của biến đổi môi trường. Điều này có thể do việc giáo dục truyền thông tại nơi làm việc và nơi sinh sống của cộng đồng chưa thật hiệu quả. Theo báo cáo về môI trương toàn cầu của UNEP thì Hà Nội và thành Phố Hồ Chí Minh là 2 trong số 6 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. Trong thời gian gần đây nhiều sự cố môI trường thường xuyên xảy ra mà nguyên nhân được cho là do hoạt động của con người . Trong đó phải kể đến:vụ cá chết hàng loạt trên Hồ Tây, cá chết hàng loạt trên hồ Bảy Mẫu… Thông tin về những vụ việc cụ thể: 1.Vụ cá chết hàng loạt ở Đông Anh Thời gian: năm 1998 Địa điểm: huyện Đông Anh Nội dung vụ việc: Năm 1998, Chủ tịch một xã ở Đông Anh báo cáo ở xã có hiện tượng cá chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân. Vấn đề nghiêm trọng hơn do người dân nghi ngờ lẫn nhau (vì không biết nguyên nhân). Các cơ quan chức năng đã xuống thanh, kiểm tra nhưng không phát hiện được nguyên nhân. Có một điểm đặc biệt là hiện tượng cá chết hàng loạt chỉ xảy ra vào ban đêm (có phải do hành vi phá hoại của con người?). Trong thời gian này, cô Thanh mới quen một chuyên gia sinh vật học người Canada là ông McWall, do một lần gặp ông khi đi lấy mẫu nước ở Hồ Tây. Ông rất quan tâm tới vấn đề cá chết hàng loạt và yêu cầu gọi ông ngay khi hiện tượng này lặp lại. Vài hôm sau, đúng 12h đêm, hiện tượng trên lại xảy ra. Nhận được tin, cô Thanh và chuyên gia McWall đã ngay lập tức đến kiểm tra. Đến nơi, ông lập tức cho kiểm tra lượng O2 trong nước. Kết quả kiểm tra cho thấy lượng O2 trong nước gần bằng không, đây chính là nguyên nhân làm cá chết hàng loạt. Nhưng tại sao cứ về đêm lượng O2 trong nước lại giảm đột ngột như vậy (kết quả kiểm tra lượng O2 ban ngày không có vấn đề gì)? Sau khi kiểm tra các vấn đề, chuyên gia McWall đã tìm ra nguyên nhân, cụ thể như sau: bà con trong xã thường dùng phân heo, phân gà, phân chim cút (vật nuôi) làm thức ăn cho cá. Nhưng vì lượng phân rất nhiều nên cá trong ao ăn không hết, lượng phân thừa này lắng xuống đáy hồ và sinh ra một loài tảo (nấm) cực độc. Loài tảo này chỉ hoạt động về đêm và với số lượng rất lớn, tốc độ sinh sôi nhanh nên khi hoạt động, chúng đã hút hết O2 trong ao. Như vậy, câu chuyện đã rõ ràng. Phương pháp giải quyết: Chuyên gia McWall đưa ra phương án giải quyết trước mắt là rút hết nước ao, phơi đáy ao, rải vôi và thay nước để diệt sạch tảo độc. Về sau, để tránh gặp lại tình trạng này, chuyên gia khuyên bà con nên tính toán lượng phân phù hợp, không thừa, hoặc thường xuyên thay nước ao. 2.Vụ cá chết hàng loạt ở Mễ Trì Thời gian: năm 2000 Địa điểm: xã Mễ Trì Nội dung vụ việc: Hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra tại khu vực nuôi cá của các hộ dân sau nhà máy phân lân Văn Điển nhưng có một điểm đặc biệt là chỉ cá chim trắng chết. Các cơ quan chức năng cũng đã tham gia giải quyết nhưng không phát hiện nguyên nhân vì kết quả kiểm tra nguồn nước vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép. Khi cô Thanh đến kiểm tra thì phát hiện ra một vấn đề: người dân không dùng nguồn nước sông Lừ để nuôi cá mà họ đào đường dẫn nước từ cống thải phía sau nhà máy phân lân Văn Điển về để nuôi cá. Nguyên nhân là vì nước này chứa rất nhiều đạm (N,P,K), cá sẽ lớn nhanh. Hơn nữa, nước thải đã được xử lý nên nhìn rất trong. Tuy nhiên, đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt. Vì nước thải này tuy đã được xử lý nhưng lượng flo (F) trong nước vẫn rất lớn, kết quả đã được kiểm định qua mẫu trầm tích ở đáy ao. Mặt khác, cá chim là loài cá rất háu ăn, chúng luôn tập trung ở đầu nguồn để cướp thức ăn. Vậy, vấn đề đã rõ ràng. Phương pháp giải quyết: Yêu cầu người dân không sử dụng nước thải từ nhà máy phân lân Văn Điển để nuôi cá. 3. Vụ ô nhiễm khí do đốt phế thải công nghiệp (đốt dây điện lấy lõi đồng) ở Sóc Sơn Thời gian: mùa hè năm 2003 Địa điểm: huyện Sóc Sơn Nội dung vụ việc: Một số hộ dân buôn bán đồng nát ở Sóc Sơn đã thu gom rất nhiều dây điện về để lấy lõi đồng, phần vỏ nhựa thì họ đem đốt. Họ cho rằng phần vỏ này hoàn toàn là nhựa nên không vấn đề gì. Nhưng các hộ dân xung quanh lại bị ảnh hưởng rất nhiều (ngạt thở, mắc các bệnh hô hấp) và đã đưa đơn kiện. Khi đoàn kiểm tra đến giải quyết và lấy mẫu khí để kiểm tra thì thấy có rất nhiều chất độc hại sinh ra từ việc đốt vỏ nhựa này. Lý do là vì trong vỏ dây điện ngoài thành phần nhựa còn có dầu trơn, khi đốt sẽ sinh ra nhiều chất độc hại, có thể gây ung thư. Hơn nữa, mỗi lần các hộ này đốt hàng tạ dây nên mức độ độc hại là rất lớn. Phương pháp giải quyết: Buộc các hộ này đình chỉ hoàn toàn việc đốt vỏ dây điện. 4.Vụ cá chết ở hồ Ngọc Khánh Thời gian: năm 2007 Địa điểm: hồ Ngọc Khánh Nội dung vụ việc: Các hộ nuôi cá ở hồ Ngọc Khánh báo có hiện tượng cá chết hàng loạt ở hồ. Hiện tượng này xảy ra vào ban ngày, kết quả kiểm tra cũng cho thấy lượng O2 trong hồ vào ban đêm cao hơn ban ngày. Điều này rất bất thường vì lẽ ra ban ngày các loài tảo và thực vật trong hồ tiến hành quang hợp sẽ sinh ra nhiều O2 hơn ban đêm. Tìm hiểu thêm, cô Thanh nhận ra một số vấn đề sau: hiện tượng cá chết thường xảy ra vào những ngày nhiều mây, ấm, lặng gió, những ngày này không có nắng nên tảo không (hoặc ít) quang hợp dẫn đến thiếu O2 trong hồ; mặt khác, hồ Ngọc Khánh lại có 4 đường cống thải từ khu dân cư tập trung vào một góc hồ. Như vậy, các chất hữu cơ thải ra đều tập trung vào góc này, cá tập trung lại ăn với mật độ lớn nên thiếu O2. Ngoài ra, các vi sinh vật trong hồ cũng lấy O2 để phân huỷ chất hữu cơ. Với 3 nguyên nhân trên đủ thấy khi lượng chất hữu cơ từ 4 cống thải tăng cao thì lượng O2 ở khu vực này rất ít mà cá lại tập trung đông nên sẽ dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt. Phương pháp giải quyết: Các hộ nuôi cá phải tăng cường lượng O2 trong hồ vào những ngày ít nắng; yêu cầu các đường nước thải từ khu dân không thải ra hồ nữa mà đưa vào hệ thống cống thải của thành phố; Nuôi cá đúng mật độ tiêu chuẩn (các hộ này nuôi cá quá dày) III. Kết quả xử lý thông tin thu thập được: Với nhưng thông tin đã thu thập được, ta có thể thấy tình hình môi trường Thành phố Hà Nội đã xuống cấp nghiêm trọng.Môi trường không khí ô nhiễm trầm trọng, hàng loạt điểm nóng ô nhiễm liên tục xuất hiên. Điều đó cho thấy công tác bảo vệ môi trường cuả chúng ta vô cùng yếu. Đồng thời, rất nhiều vụ tranh chấp về ô nhiễm môi trường thường xuyên xảy ra với chiều hướng gia tăng. những vi phạm về môi trường được xử lý rất hời hợt . Dường như việc sử lý các điểm ô nhiễm môi trường chỉ để cho qua, không triệt để. Thứ nhất, các cơ quan quản lý về môi trường tại thành phố Hà Nội hoạt động chưa hiệu quả. Không đáp ứng được nhu cầu của thực tế, các cơ quan này hoàn thánh rất tốt các chức năng đánh giá tác động môi trường, lập báo cáo đánh día tác động môi trường và lập báo cáo hiện trạng môi trường của các dự án đầu tư. Nhưng lại không có bất kì đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường. Các cơ quan này chỉ thực hiện đánh gía môi trường và đưa ra lời cảnh báo và tư vấn phương pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà không trực tiếp tham gia công tác bảo vệ môi trường. Mà công tác bảo vệ môi trường là hoạt động quan trọng nhất, có tác động lớn nhất đối với hiện trạng ô nhiễm môi trường. Đó là hoạt động có ý nghĩa quyết định đến việc có thể giẩm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Các co quan này thường giữ bí mật các thông tin về môI trường hoặc giả có cung cấp thông tin thì chỉ cung cấp một phần nhỏ thông tin nhưng đã giảm bớt tính nghiêm trọng của sự ô nhiễm. Người đân khó lòng tiếp cận đối với các thông tin về môI trường. Đặc biệt là những
Tài liệu liên quan