Tóm tắt. Chỉ số HDI và chỉ số giáo dục trong HDI tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 1999-2009 đang trong xu thế tăng dần, trong đó các chỉ số giáo dục
tăng nhanh nhất. Trong các chỉ số thành phần của HDI, chỉ số giáo dục
được xếp hạng cao trong cả nước, được coi như đòn bẩy cho hai chỉ số còn
lại, là thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên là một tỉnh đạt nhiều
thành tựu trong phát triển con người với xếp hạng HDI tăng nhanh, góp
phần cải thiện cho sự cải thiện HDI chung của Việt Nam. Điều đó chứng
tỏ con người ngày càng được đầu tư và chú trọng hơn, và là nhân tố quyết
định cho sự phát triển KT - XH của nước ta trong thời kỳ hội nhập và phát
triển. Chỉ số HDI và chỉ số giáo dục trong HDI của Thái Nguyên có thể tiếp
tục tăng cao hơn nữa, nếu duy trì được sự tương ứng trong phát triển bền
vững về kinh tế và những chính sách xã hội, giáo dục tích cực.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng chỉ số giáo dục trong HDI tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Science Sci., 2011, Vol. 56, No. 8, pp. 171-176
THỰC TRẠNG CHỈ SỐ GIÁO DỤC TRONG HDI
TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1999-2009
Vũ Vân Anh
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
E-mail: vuvananhdhsptn@gmail.com
Tóm tắt. Chỉ số HDI và chỉ số giáo dục trong HDI tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 1999-2009 đang trong xu thế tăng dần, trong đó các chỉ số giáo dục
tăng nhanh nhất. Trong các chỉ số thành phần của HDI, chỉ số giáo dục
được xếp hạng cao trong cả nước, được coi như đòn bẩy cho hai chỉ số còn
lại, là thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên. Thái Nguyên là một tỉnh đạt nhiều
thành tựu trong phát triển con người với xếp hạng HDI tăng nhanh, góp
phần cải thiện cho sự cải thiện HDI chung của Việt Nam. Điều đó chứng
tỏ con người ngày càng được đầu tư và chú trọng hơn, và là nhân tố quyết
định cho sự phát triển KT - XH của nước ta trong thời kỳ hội nhập và phát
triển. Chỉ số HDI và chỉ số giáo dục trong HDI của Thái Nguyên có thể tiếp
tục tăng cao hơn nữa, nếu duy trì được sự tương ứng trong phát triển bền
vững về kinh tế và những chính sách xã hội, giáo dục tích cực.
1. Mở đầu
Chỉ số giáo dục trong chỉ số phát triển con người (Human Development Index
– HDI) định lượng những khía cạnh cơ bản của năng lực con người về tri thức. Việc
chuẩn hóa giá trị chỉ số giáo dục trong HDI từ 0 (thấp nhất) đến 1,0 (cao nhất) cho
phép mỗi nước, mỗi địa phương thấy được khoảng cách mà mình đạt được trên con
đường tiến đến giá trị lý tưởng. Phấn đấu nâng cao chỉ số giáo dục trong HDI là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhiều quốc gia, địa phương trong đó có
Thái Nguyên.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Chỉ số giáo dục trong HDI và các yếu tố cấu thành
Bắt đầu từ năm 1960, để đánh giá sự tiến bộ của một đất nước, người ta
thường dùng chỉ tiêu GDP và GNP. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa thật hoàn hảo,
chưa nêu đầy đủ sự tiến bộ của các quốc gia trong sự phát triển toàn diện đối với
con người. Vì vậy, từ năm 1990, người ta đã đưa ra phương pháp đánh giá mới sự
phát triển tiến bộ của một quốc gia bằng chỉ số phát triển con người HDI. Chỉ số
171
Vũ Vân Anh
này đã được UNDP (Chương trình phát triển Liên Hợp quốc) sử dụng như một
thước đo đánh giá phát triển con người toàn cầu và khu vực.
Chỉ số phát triển con người là trung bình cộng của các chỉ số tuổi thọ, trình
độ giáo dục và thu nhập.
- Chất lượng cuộc sống được phản ánh qua chỉ số kinh tế được đo bằng chỉ
tiêu GDP/người (PPP USD) (chỉ tiêu IGDP). Chỉ tiêu GDP/người là sự tương quan
giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP tính theo giá thực tế) so với dân số trung bình
(dân số giữa năm) ở cùng thời điểm.
- Năng lực sinh thể được phản ánh qua chỉ số y tế được đo bằng chỉ tiêu tuổi
thọ trung bình (năm) (chỉ tiêu I tuổi thọ). Đây là thước đo thành tựu tương đối của
quốc gia, địa phương về PTCN trên phương diện sức khoẻ.
- Năng lực tinh thần được phản ánh qua chỉ số giáo dục được đo bằng chỉ tiêu
tỉ lệ người lớn biết chữ (%) với trọng số 2/3 và tỷ lệ nhập học tổng hợp với trọng
số 1/3 (%) (chỉ tiêu I giáo dục) [1].
HDI nói chung và chỉ số giáo dục trong HDI nói riêng là một chỉ tiêu bổ sung
thêm cho GNP, GDP trong việc đo lường sự tiến bộ kinh tế - xã hội của các quốc
gia. Tuy còn có ý kiến khác nhau về chỉ số này, như chưa thể hiện được sự an ninh
của xã hội, các tệ nạn xã hội. . . , song có thể nói HDI đã cho phép đánh giá được
quá trình phát triển của đất nước theo thời gian và xác định các ưu tiên trong can
thiệp chính sách của mỗi nước. Đồng thời, chỉ số này cũng dùng để so sánh giữa các
quốc gia với nhau trên những khía cạnh lớn. Chỉ số HDI thể hiện một đơn vị đo
lường thống nhất cho các mục tiêu kinh tế - xã hội cần đạt được. HDI được thiết
lập với giới hạn cận trên và cận dưới cho từng khía cạnh và chỉ ra vị trí hiện tại của
từng quốc gia trong các giới hạn đó, thể hiện bằng một con số, trong khoảng từ 0
đến 1. Chẳng hạn, tỷ lệ biết chữ tối thiểu của người trưởng thành là 0% và tối đa
bằng 100% nên điểm về trình độ hiểu biết của một quốc gia có tỷ lệ biết chữ là 75%
sẽ là 0,75.
2.2. Thực trạng chỉ số giáo dục trong HDI tỉnh Thái Nguyên
Theo UNDP, chỉ số giáo dục (GD) được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ
(TLNLBC) và tỷ lệ nhập học tổng hợp (TLNHTH). Căn cứ vào các nguồn số liệu
tổng điều tra dân số và nhà ở 1999 và 2009, tính được kết quả chỉ số giáo dục của
tỉnh Thái Nguyên và các huyện như sau:
Theo thời gian, giai đoạn 1999 – 2009 chỉ số giáo dục Thái Nguyên tăng về
giá trị tuyệt đối và tăng cả các chỉ số thành phần, đều đạt ở mức cao hơn chỉ số
trung bình của cả nước. Nguyên nhân chính do đây là tỉnh tập trung số lượng các
trường Cao đẳng, Đại học nhiều thứ 3 cả nước, là trung tâm đào tạo nguồn nhân
lực cho các tỉnh trung du miền núi phía bắc nên chỉ số giáo dục cao.
Tất cả các huyện, thị, thành phố trong tỉnh đều có chỉ số giáo dục cao và tăng
nhanh từ 1999 đến 2009. Tuy nhiên tốc độ tăng khác nhau, nhanh nhất là thành
phố Thái Nguyên, chậm nhất là huyện Đồng Hỷ. Trong xếp hạng năm 1999 có 3
huyện đứng đầu thì đến năm 2009 riêng huyện Định Hóa bị xuống hạng từ thứ 3
172
Thực trạng chỉ số giáo dục trong HDI tỉnh Thái Nguyên giai đoạn...
xuống thứ 5, huyện Phổ Yên lại tăng hạng từ thứ 6 lên thứ 3. Các huyện giữ nguyên
xếp hạng là Võ Nhai, Đồng Hỷ - hai huyện có chỉ số giáo dục thấp nhất.
Bảng 1. Chỉ số giáo dục tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 1999-2009 [4]
Địa phương
Chỉ số giáo dục
Năm 1999 Năm 2009
TLNHTH
(%)
TLNLBC
(%)
Chỉ số
GD
TLNHTH
(%)
TLNLBC
(%)
Chỉ số
GD
Toàn tỉnh 59.05 95.40 0.833 63.10 97.27 0.859
Tp Thái Nguyên 73.48 97.86 0.897 79.27 98.93 0.924
Sông Công 58.55 97.29 0.844 59.49 98.22 0.853
Định Hóa 61.87 94.52 0.836 57.53 97.02 0.839
Phú Bình 53.17 95.82 0.816 58.28 96.99 0.841
Phú Lương 54.28 95.18 0.816 56.50 96.69 0.833
Phổ Yên 53.38 95.54 0.815 58.16 97.39 0.843
Đại Từ 53.59 95.34 0.814 56.36 97.22 0.836
Đồng Hỷ 55.81 92.99 0.806 55.37 95.37 0.820
Võ Nhai 61.89 88.81 0.798 55.09 93.55 0.807
Những yếu kém trong giáo dục của các huyện miền núi Đồng Hỷ, Võ Nhai là
do điều kiện kinh tế khó khăn, các địa phương còn nghèo và sự đầu tư của nhà nước
còn hạn chế, đặc biệt nhận thức của người dân về vai trò của giáo dục còn thấp. Vì
vậy, họ chưa tự vượt qua khó khăn mà còn trông chờ vào sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Trong nhiều năm qua, kinh phí dành cho giáo dục mặc dù đã được cải thiện nhưng
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Mặc khác, nhận thức của số đông còn coi
việc học hành chưa phải là nhu cầu bức xúc, mà thiết thực nhất ở miền núi vẫn là
lao động để tồn tại. Việc đầu tư cho học hành tốn kém, lâu dài, kết quả lại không
chắc chắn bằng đầu tư cho sản xuất. Tập quán lập gia đình sớm, có con sớm rồi
phải lo toan việc nhà cũng là một sức ép để học sinh ở lớp trên phải sớm rời ghế
nhà trường.
Bảng 2. Sự phân hóa chỉ số giáo dục giai đoạn 1999-2009
Năm 1999 Năm 2009
Mức cao: lớn hơn hoặc
bằng 0,850 Thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên,
Sông Công
Mức TB: 0,830 - 0,849 Sông Công, Định Hóa Phổ Yên, Định Hóa, PhúLương, Đại Từ, Phú Bình
Mức thấp: 0,800 - 0,829 Phú Lương, Đồng Hỷ, ĐạiTừ, Phú Bình, Phổ Yên Đồng Hỷ, Võ Nhai
Mức rất thấp: nhỏ hơn
0,800 Võ Nhai
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhìn vào bảng trên, ta thấy chỉ số giáo dục có sự phân hóa giữa các địa phương
173
Vũ Vân Anh
trong tỉnh và có sự thay đổi. Năm 1999 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt kết quả
giáo dục ở mức trung bình, thấp và rất thấp, chỉ có thành phố Thái Nguyên đạt
mức giáo dục cao so với xếp hạng. Đến năm 2009 đã có sự thay đổi thể hiện trên địa
bàn tỉnh chủ yếu là các huyện có giáo dục mức trung bình và cao, chỉ có 2 huyện ở
mức thấp và không có huyện nào xếp ở mức rất thấp.
Phần lớn các huyện tăng lên về thứ bậc, chẳng hạn Sông Công vượt từ mức
chỉ số trung bình lên mức cao, chỉ riêng Đồng Hỷ, Võ Nhai vẫn giữ nguyên ở mức
thấp, chưa đạt thành tựu về giáo dục. Các huyện còn lại đều tăng một bậc về xếp
hạng giáo dục. Riêng huyện Võ Nhai là có chỉ số giáo dục thấp nhất trong tỉnh, mặc
dù vậy số liệu thống kê không chênh lệch nhiều so với các địa phương ở mức trung
bình.
Thành phố Thái Nguyên có chỉ số giáo dục và các chỉ số thành phần cao nhất
và cao hơn so với mức trung bình cả nước vì đây là địa bàn tập trung nhiều trường
Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp với số lượng học sinh sinh viên đông
nhất trong các tỉnh trung du miền núi Bắc bộ. Xét ở tầm vĩ mô cũng như vi mô,
kinh tế phát triển luôn thúc đẩy giáo dục phát triển. Nền kinh tế phát triển hỗ trợ,
tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục phải phát triển theo trong việc trang bị các
thiết bị giáo dục, đào tạo giáo viên, xây dựng mạng lưới trường học, hỗ trợ học tập
cho các học sinh khó khăn về kinh tế. . .
Do sự khác biệt về đầu tư cho giáo dục, chi phí cho giáo dục để xây dựng cơ sở
vật chất kĩ thuật phục vụ giáo dục như: trang thiết bị giảng dạy, học tập, xây dựng
trường lớp. . . cũng khác nhau. Thành phố Thái Nguyên cũng không nằm ngoài xu
thế đó. Mặc dù chỉ mang tính chất tương đối vì con số này chưa phản ánh được
toàn diện về chất lượng giáo dục đào tạo. Song đây cũng là chỉ số đạt thứ hạng cao
so với cả nước khi đo đạc và tính toán xếp hạng HDI của Thái Nguyên. Điều này
đã phản ánh rõ nét vai trò trung tâm giáo dục, đào tạo lớn trong vùng Đông Bắc
của Thái Nguyên.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về giáo dục, vẫn còn tồn tại một số hạn
chế như: Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học chưa đầy đủ và đang
đứng trước nguy cơ xuống cấp trầm trọng đặc biệt là ở các huyện như: Định Hóa,
Võ Nhai, Phú Lương. Hiện nay vẫn còn khoảng 5% dân số mù chữ, số học sinh –
sinh viên trên một vạn dân còn tương đối thấp, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới
chỉ đạt 29,36% (2008). Trong giáo dục chuyên nghiệp nhất là đào tạo công nhân kỹ
thuật chưa tạo ra được sức hút vì vậy quy mô đào tào nghề không lớn. Chất lượng
và tính hiệu quả trong giáo dục và đào tạo chưa cao.
Trong công tác giáo dục còn xảy ra những biểu hiện tiêu cực: tình trạng dạy
thêm và học thêm vẫn còn tràn lan, tốn nhiều thời gian và tiền bạc của học sinh,
gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện học sinh và mối quan hệ thầy trò.
Nhiều trường tăng quy mô tuyển sinh nhưng trên thực tế lại không đáp ứng được
yêu cầu về đào tạo, mở nhiều lớp tại chức nhưng lại không thực hiện đúng quy chế,
chương trình nên không đảm bảo về chất lượng đào tạo. Công bằng trong giáo dục
thực hiện chưa tốt vì vậy số học sinh, sinh viên là con em thuộc các gia đình nghèo,
174
Thực trạng chỉ số giáo dục trong HDI tỉnh Thái Nguyên giai đoạn...
gia đình chính sách, xuất thân từ nông thôn, dân tộc thiểu số còn tương đối ít.
2.3. Quan điểm và các giải pháp nâng cao chỉ số giáo dục trong
HDI tỉnh Thái Nguyên
* Quan điểm
- Đồng thời với việc phát triển nhanh, mạnh vững chắc nền kinh tế; quản lý
tốt tiền tệ, giá cả, làm tốt công tác dân số, góp phần tăng sức mua tương đương
bình quân đầu người cần phải phát triển mạnh mẽ, vững chắc văn hoá - giáo dục,
y tế, trật tự an toàn xã hội. . . để góp phần tăng tuổi thọ, tăng tỷ lệ người biết chữ,
người đi học.
- Phát triển mạnh kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế trên phạm vi cả nước, song
cần đặc biệt chú ý tới các dân tộc, các vùng, miền khó khăn, nhất là các địa phương
có chỉ số HDI hiện nay còn thấp.
- Kết hợp chặt chẽ các biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục của nhà nước,
với các biện pháp động viên, vận động của các tổ chức kinh tế - xã hội và khuyến
khích tính tự giác, tự nguyện của quảng đại quần chúng nhân dân nhằm nâng cao
các yếu tố cấu thành chỉ số HDI, nhất là các yếu tố về dân số, giáo dục, thực hiện
vệ sinh, phòng bệnh.
* Giải pháp
Các giải pháp để nâng cao chỉ số phát triển người cần đồng bộ, đa dạng, có
thể tập trung ở ba nhóm sau đây:
Một là: khai thác triệt để các lợi thế của Thái Nguyên để phát triển kinh tế
với tốc độ cao và vững chắc - nhân tố quyết định nâng cao GDP, GNP. Đồng thời
cần cải tiến công tác quản lý kinh tế, nhất là quản lý giá cả, tiền tệ. . . nhằm nâng
cao sức mua tương đương.
Hai là: nâng cao chất lượng công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân,
đẩy mạnh dịch vụ y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường trên tất cả các địa bàn, khống
chế các bệnh dịch, cùng các biện pháp khác nhằm góp phần nâng cao tuổi thọ của
Thái Nguyên.
Ba là: đẩy mạnh công tác bổ túc văn hoá, giáo dục phổ thông trong cả nước,
đặc biệt là các vùng hải đảo, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nông
thôn; nâng cao chất lượng các trường dân tộc nội trú, giúp đỡ học sinh nghèo trong
học tập; mở rộng quy mô cùng với nâng cao chất lượng giảng dạy đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. . . nhằm nâng cao tỷ lệ người biết chữ và tỷ
lệ đi học của các cấp, hạn chế tỷ lệ bỏ học. . .
Bốn là: cung cấp kịp thời thông tin phản ánh sự tiến bộ nhanh của đất nước
trong khi tính toán chỉ số giáo dục trong HDI nhằm tránh sử dụng kết quả của
những cuộc điều tra trước.
175
Vũ Vân Anh
3. Kết luận
Nhìn tổng quan giá trị chỉ số HDI và chỉ số giáo dục trong HDI tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 1999-2009 đang trong xu thế tăng dần, trong đó các chỉ số giáo
dục tăng nhanh nhất. Trong các chỉ số thành phần của HDI, chỉ số giáo dục được
xếp hạng cao trong cả nước, được coi như đòn bẩy cho hai chỉ số còn lại, là thế
mạnh của tỉnh Thái Nguyên. Việt Nam được coi là một trong những quốc gia trong
cho nhóm nước đang phát triển có chỉ số HDI tăng nhanh và đã cải thiện được thứ
bậc xếp hạng trên thế giới. Thái Nguyên là một tỉnh đạt nhiều thành tựu trong
phát triển con người với xếp hạng HDI tăng nhanh, góp phần cải thiện cho sự cải
thiện HDI chung của Việt Nam. Điều đó chứng tỏ con người ngày càng được đầu
tư và chú trọng hơn, và là nhân tố quyết định cho sự phát triển KT - XH của nước
ta trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Chỉ số HDI và chỉ số giáo dục trong HDI
của Thái Nguyên có thể tiếp tục tăng cao hơn nữa, nếu duy trì được sự tương ứng
trong phát triển bền vững về kinh tế và những chính sách xã hội, giáo dục tích cực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thúy Hằng, Đặng Thị Thanh Huyền, 2008. Nghiên
cứu chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
[2] Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị Thanh Huyền, 2005. Chỉ số phát triển giáo dục trong
HDI - Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
[3] Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, 1999. Phát triển con người từ
quan niệm chiến lược và hành động. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[4] Tổng cục Thống kê, 2009. Niên giám Thống kê (2001 - 2009). Nxb Thống kê,
Hà Nội.
ABSTRACT
The current status of Education in the human development index
of Thai Nguyen province in the period of 1999-2009
The human development index (HDI) and the education index in the HDI
of Thai Nguyen province in the period of 1999-2009 tend to gradually increase, in
which the education index has the fastest growth. Among component indexes of
the HDI, the education index ranks high in the whole country, being considered
as a lever for the two remaining indexes, and it is an advantage for Thai Nguyen
province. Thai Nguyen province has had many achievements in human development
with the quickly increasing HDI ranking, contributing to improve the common HDI
of Vietnam. It proves that people have been invested in and paid greater attention
and that human beings are the decisive element for the socio-economic development
of our country in the period of integration and development. The HDI and the
education index in the HDI of Thai Nguyen province will possibly increase much
more if the correlation in the sustainable economic development as well as positive
social and educational policies are maintained.
176