Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn, nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội và các kiến nghị

(3). Bộ Xây dựng Hướng dẫn đối với hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Về thời điểm ký kết hợp đồng, việc xây dựng giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm kêu gọi, thu hút đầu tư đối với những dự án công suất lớn, sử dụng công nghệ hiện đại của nước ngoài có thu hồi năng lượng để phát điện. Có cơ chế phân cấp cho UBND Thành phố chủ động phê duyệt giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm thu hút đầu tư. Về quy hoạch và điều chỉnh cục bộ quy hoạch xử lý chất thải rắn: Hướng dẫn và phân cấp cho UBND Thành phố trong việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch để có thể kịp thời triển khai ngay một số dự án xử lý chất thải rắn có vị trí phù hợp quy hoạch nhưng cần thiết thực hiện nâng cấp công nghệ, công suất, phạm vi phục vụ để giải quyết bức xúc môi trường, khủng hoảng rác thải. Rà soát lại các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, khoảng cách ly môi trường đối với các cơ sở trung chuyển, tái chế, xử lý chất thải rắn phù hợp với công nghệ sử dụng và kêu gọi đầu tư hiện nay, vừa đảm bảo bảo vệ môi trường vừa đảm bảo khả năng xử lý của chủ doanh nghiệp trong điều kiện thực tế của Việt Nam.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn, nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội và các kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019 THÖÏC TRAÏNG COÂNG TAÙC QUAÛN LYÙ NHAØ NÖÔÙC VEÀ CHAÁT THAÛI RAÉN, NÖÔÙC THAÛI TREÂN ÑÒA BAØN THAØNH PHOÁ HAØ NOÄI VAØ CAÙC KIEÁN NGHÒ UBND Thành phố Hà Nội 1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn, nước thải trên địa bàn Thành phố Hà Nội Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Hà Nội hiện có diện tích tự nhiên hơn 3.300 km2; dân số khoảng 8 triệu người. Những năm qua, Hà Nội đã đạt được những thành tựu toàn diện trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội; cùng với đó là tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh. Để đảm bảo phát triển bền vững, Thành phố luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với lĩnh vực quản lý chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) và nước thải. Công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn, nước thải được UBND Thành phố quy định phân cấp tại Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 về việc Quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hà Nội. a) Công tác quản lý về chất thải rắn Theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND công tác quản lý nhà nước đối với chất thải rắn thông thường (sinh hoạt, xây dựng, phân bùn bể phốt) được giao cho Sở Xây dựng; công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp, nguy hại giao Sở Tài nguyên và Môi trường; việc quản lý một số loại chất thải đặc thù như y tế, nông nghiệp, chất thải làng nghề ngoài Sở Tài nguyên và Môi trường còn có sự tham gia của các Sở chuyên ngành. Theo số liệu thống kê, khối lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày ước tính trên địa bàn Thành phố như sau: Chất thải rắn công nghiệp 750 tấn/ ngày, công nghiệp nguy hại 217 tấn/ngày, sinh hoạt 6.500 tấn/ngày, chất thải y tế 27 tấn/ngày, chất thải xây dựng 3.000 tấn/ngày, ngoài ra còn các loại chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bùn bể phốt, bùn thải thoát nước... đang được quản lý trong các khâu phân loại, lưu chứa, thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật. b) Công tác quản lý nước thải Theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND Sở Xây dựng được UBND Thành phố giao quản lý toàn bộ hệ thống thoát nước trên địa bàn 12 quận, các thị trấn thuộc các huyện, các phường thuộc thị xã Sơn Tây; hệ thống thoát nước gắn với các khu vực, các đường do Thành phố quản lý sau đầu tư trên địa bàn các huyện và thị xã Sơn Tây; quản lý, duy tu, duy trì và quản lý môi trường nước (bao gồm cả quản lý nước thải khu vực hồ; quản lý chất lượng nước hồ) đối với các hồ thoát nước, hồ điều hòa có giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan môi trường trên địa bàn 12 quận và quản lý điều tiết mực nước hồ theo danh mục hồ nước Thành phố phê duyệt; quản lý, vận hành, duy tu, duy trì các hệ thống xử lý nước thải do Thành phố đầu tư. Khối lượng cụ thể bao gồm: 5.735,44 km cống rãnh; 254,2 km mương, sông, kênh; 40.407 ga thu; 110.025 ga thăm các loại; 125 hồ điều hòa; 10 trạm bơm thoát nước mưa chính (Yên Sở, Bắc Thăng Long, Gia Thượng, 19NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế, Cầu Bươu, Thanh Bình, Hà Trì, Đa Sỹ); 05 nhà máy, trạm xử lý nước thải (Yên Sở, Kim Liên, Trúc Bạch, Hồ Bẩy Mẫu, Bắc Thăng Long- Vân Trì). Cấp huyện: Quản lý, duy tu, duy trì: Hệ thống thoát nước và các hồ điều hòa còn lại trên địa bàn, trừ phần Thành phố quản lý sau đầu tư. Thêm vào đó, hàng năm Sở Xây dựng triển khai các nhiệm vụ được giao theo các Kế hoạch của UBND Thành phố: Kế hoạch số 189/ KH-UBND ngày 30/12/2013 về việc phát triển hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020; Kế hoạch 133/KH-UBND ngày 11/7/2016 về Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố; Kế hoạch 221/ KH-UBND ngày 21/12/2015 về thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố; Kế hoạch 160/KH-UBND ngày 03/7/2017 về triển khai Nghị quyết số 11/NQ-TU ngày 31/5/2017 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo để phòng ngừa chất thải ra môi trường, kiểm soát, xử lý giảm thiểu phát sinh ô nhiễm; Cải tạo, phục hồi các khu vực bị ô nhiễm; Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật về môi trường; Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và hướng tới sự phát triển bền vững. 2. Công tác xây dựng định mức, đơn giá a) Về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hà Nội Về quy trình, định mức, đơn giá: UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 6841/QĐ-UBND ngày 13/12/2016 về quy trình, định mức, đơn giá trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; đồng thời thường xuyên chỉ đạo tổ chức đổi mới, nâng cao chất lượng các dịch vụ công ích; rà soát điều chỉnh các quy trình, định mức và mã đơn giá phù hợp với điều kiện thực tế triển khai. 20 QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019 UBND Thành phố đã ban hành các Quyết định số 54/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 và Quyết định số 26/2018/QĐ-UBND ngày 02/11/2018 của UBND Thành phố về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và đối với chất thải rắn có tính chất rác thải sinh hoạt phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố. Việc tổ chức thực hiện thu, chi được phân cấp cho UBND cấp huyện thực hiện để chi trả cho công tác duy tu, duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý. Khó khăn (1) Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có hướng dẫn cụ thể về yêu cầu, quy trình kỹ thuật trong việc thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, xử lý... chất thải rắn sinh hoạt nên khó khăn trong việc xây dựng định mức, đơn giá, giá dịch vụ đối với công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng tính đúng, tính đủ. (2) Đối với hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, Bộ Xây dựng chưa có hướng dẫn cụ thể nên địa phương còn lúng túng trong triển khai thực hiện; về thời điểm ký hợp đồng việc xây dựng giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quyết định số 1354/QĐ-BXD chỉ quy định đối với cơ sở xử lý đốt công suất tối đa đến 800 tấn/ngày.đêm và không phát điện. Thực tế, các dự án Thành phố đang kêu gọi, lựa chọn nhà đầu tư, sử dụng công nghệ hiện đại từ Châu Âu, đốt rác phát điện với công suất lớn (trên 1.000 tấn/ngày.đêm). (3) Các nội dung của Nghị định số 38/2015/ NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu có định nghĩa chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trên thực tế còn trùng lặp, chưa rõ đối với chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt của công nhân các nhà máy, hay các cơ sở dịch vụ ăn uống, bán hàng trong nội thành Hà Nội (còn gọi là rác dịch vụ) dẫn đến công tác phân định, quản lý còn gặp khó khăn. Các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường đối với các cơ sở xử lý nói chung và xử lý chôn lấp hợp vệ sinh nói riêng; về phân cấp trong phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải rắn sinh hoạt cũng cần xem xét, điều chỉnh theo hướng phân cấp mạnh mẽ hơn cho địa phương. b) Duy trì hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội Quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật duy trì hệ thống thoát nước đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo Quyết định số 6842/QĐ-UBND ngày 13/12/2016 của UBND Thành phố Hà Nội và Quyết định 3598/QĐ-UBND ngày 17/7/2019. Hiện nay, UBND Thành phố đang hoàn thiện Sở Xây dựng xây dựng giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn, trong quá trình xây dựng đề án có một số khó khăn, vướng mắc như sau: - Về số liệu: Các số liệu về đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải chỉ có số liệu dự án được duyệt (do chưa được quyết toán). Hệ thống thoát nước cũ không có số liệu đầu tư nên không được tính. - Trong quá trình xây dựng đề án, Sở Xây dựng đã tổ chức 02 lần điều tra xã hội học, tuy nhiên phạm vi được điều tra còn hạn chế, số phiếu đồng thuận với phương án thu giá dịch vụ thoát nước còn thấp. Hiện nay, UBND Thành phố đang xin ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Thành phố. 3. Lựa chọn công nghệ xử lý rác thải Định hướng của UBND Thành phố Hà Nội kêu gọi đầu tư xây dựng các Nhà máy xử lý chất thải rắn theo công nghệ hiện đại (đốt hoặc khí hóa) - có thu hồi năng lượng để phát điện, mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh (chỉ chôn lấp phần tro, xỉ sau đốt). Trong đó nêu rõ các tiêu chí về năng lực, công nghệ, kinh 21NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 nghiệm, tài chính, thời gian hoàn thành dự án khi lựa chọn Nhà đầu tư1. Đối với các nhà máy sử dụng công nghệ đốt (không phát điện) đã được các đơn vị tư nhân đầu tư xây dựng giai đoạn trước năm 2015, qua thời gian vận hành đã bộc lộ nhược điểm: Việc lựa chọn công nghệ còn chưa hợp lý, thiết bị xuống cấp nhanh, không đảm bảo công suất thiết kế, thường xuyên phải dừng để sửa chữa, chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý rác của Thành phố. Khó khăn Tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ đã đưa ra các tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt (Điều 19) và phân cấp cho UBND cấp tỉnh hoặc chủ đầu tư lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện của địa phương. Tuy nhiên, vẫn cần có hướng dẫn, định hướng của các Bộ, ngành đối với việc áp dụng công nghệ tiên tiến để xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Đốt phát điện, khí hóa phát điện, biogas, plasma... phù hợp với từng điều kiện của địa phương trong điều kiện có rất nhiều công nghệ xử lý như hiện nay. Tuy nhiên, gần như chưa có công trình tương tự được đầu tư, vận hành tại Việt Nam; song song với đó cần hướng dẫn về phương pháp thẩm định công nghệ, xác định chi phí, suất đầu tư phù hợp. 4. Phân loại rác thải tại nguồn Việc phân loại rác tại nguồn tại Hà Nội đã được thực hiện theo dự án hỗ trợ kỹ thuật do JICA - Nhật Bản tài trợ theo dự án 3R thí điểm từ năm 2006 - 2009 trên địa bàn 4 phường Láng Hạ, Thành Công, Phan Chu Trinh, Nguyễn Du. Theo đánh giá của JICA (tháng 02/2018) quá trình thực hiện phân loại rác tại nguồn còn khó khăn do: (1) Kinh phí hạn chế chưa thể thực hiện trên diện rộng (do phải tài trợ kinh phí cho tuyên truyền, cấp tờ rơi, hướng dẫn trực tiếp, cung cấp túi nilon tự hủy và thùng rác theo màu, tách xe thu gom...); (2) Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, điểm tập kết rác còn nhiều bất cập, quản lý không đồng bộ; (3) Việc kiểm tra, kiểm soát và xử phạt của các cấp chính quyền chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng xả chất thải bừa bãi. Với định hướng đầu tư công nghệ hiện đại, đốt rác phát điện, Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nguồn nhân lực, tài chính, cơ chế quản lý để có thể phân loại chất thải tại nguồn từ năm 2021 phù hợp với công nghệ xử lý. Theo định hướng tại Nghị định 38/NĐ-CP, theo đó việc phân loại cần phù hợp với công nghệ xử lý, phân loại theo các nhóm: Hữu cơ dễ phân hủy, nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế, nhóm còn lại. 5. Thực hiện Quy hoạch 5.1. Quy hoạch xử lý chất thải rắn Ngày 25/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 609/QĐ-TTg. Một số nội dung chính về quản lý chất thải sinh hoạt được nêu trong quy hoạch: - Dự báo tổng khối lượng chất thải phát sinh đến năm 2020 khoảng 14.150 tấn/ngày đêm (trong đó chất thải sinh hoạt 8.500 tấn/ngày đêm). - Quy hoạch xác định: 17 khu xử lý (trong đó 08 khu hiện có nâng cấp, mở rộng; 09 khu đầu tư mới); 05 trạm trung chuyển; 26 bãi đổ chất thải rắn xây dựng; 03 bãi chôn lấp bùn thải thoát nước; danh mục các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020. - Công nghệ xử lý rác thải: Đối với chất thải rắn thông thường áp dụng công nghệ chế biến phân vi sinh, công nghệ đốt thu hồi năng lượng, công nghệ 1Văn bản số 1285/VP-ĐT ngày 16/2/2017 của Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội về việc thông báo tiêu chí sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư về công tác quản lý, xử lý rác thải trên địa bàn Thành phố. 05 tiêu chí chính: Có năng lực về tài chính và kinh nghiệm xử lý rác thải; Có hồ sơ thiết kế công nghệ đốt phát điện, tiên tiến hiệu quả; Đã nghiên cứu kỹ tính chất rác thải ở Hà Nội; Đáp ứng được về giá xử lý rác và giá phát điện theo quy định hiện hành; Có nhà máy xây dựng ở Việt Nam hay trên thế giới có hiệu quả. 05 tiêu chí phụ: Công nghệ nhà máy tiên tiến, thông minh, tiết kiệm (điện, nước, năng lượng đốt...); Cam kết khởi công sớm, hoàn thành nhanh; Ưu tiên đơn vị sử dụng hiệu quả thiết bị sản xuất trong nước; Ưu tiên đơn vị tạo điều kiện việc làm ổn định cho nhân dân khu vực dự án; Sử dụng ít đất nhất, công suất phát điện tốt nhất và hiệu suất đốt rác cao nhất. 22 QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019 tái chế, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh...; Kết quả thực hiện trong giai đoạn 2014-2017: Có 4 nhà máy xử lý đốt rác (không phát điện) được các đơn vị tư nhân đầu tư xây dựng: (1) Nhà máy xử lý rác thải Sơn Tây do Công ty cổ phần Thăng Long đầu tư tại Xuân Sơn, Sơn Tây với công nghệ đốt; công suất 700 tấn/ngày đêm; (2) Nhà máy xử lý rác thải Xuân Sơn của Hợp tác xã Thành Công đầu tư tại Xuân Sơn, Sơn Tây với công nghệ đốt; công suất 150 tấn/ngày đêm; (3) Nhà máy xử lý rác thải của Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang đầu tư tại Phương Đình, huyện Đan Phượng, công suất 200 tấn/ngày đêm (hiện đang vận hành nhưng chưa ổn định). (4) Nhà máy xử lý rác thải của Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang đầu tư tại Việt Hùng, huyện Đông Anh theo công nghệ Plasma, công suất 500 tấn/ngày đêm (chưa đưa vào hoạt động). - Hiện nay, Thành phố Hà Nội đã cấp chủ trương đầu tư xây dựng một số các Nhà máy xử lý chất thải rắn theo công nghệ hiện đại (đốt hoặc khí hóa) - thu hồi năng lượng để phát điện, phấn đấu đi vào vận hành trong năm 2021: (1). Dự án xây dựng Nhà máy điện rác Sóc Sơn công suất 4.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày đêm, công suất phát điện: 75 MW tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn; (2). Dự án xử lý rác thải thu hồi điện Xuân Sơn công suất 1.000 tấn/ngày đêm; phát điện 15,5 MW tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì; (3). Dự án khí hóa rác thải sinh hoạt thành điện năng công suất 500 tấn/ngày đêm tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn; (4). Khu xử lý rác thải Đồng Ké, huyện Chương Mỹ, công suất 1.500 tấn/ngày đêm, có phát điện đang thực hiện lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Thực hiện, điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xử lý chất thải rắn UBND Thành phố Hà Nội đã có Tờ trình số 28/ TTr-UBND ngày 30/3/2018 trình Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch 609; Văn phòng Chính phủ đã có văn bản giao Bộ Xây dựng hướng dẫn. Hiện nay, UBND Thành phố đang triển khai thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại văn bản số 1440/BXD-HTKT ngày 15/6/2018. Theo đó, trình tự lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch cần đánh giá ảnh hưởng tới hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường; việc lập điều chỉnh cục bộ cần tổ chức xin ý kiến cộng đồng dân cư trong khu vực điều chỉnh và khu vực xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp, công bố công khai; tuân thủ theo Luật Quy hoạch đô thị và các văn bản pháp lý hiện hành. Hồ sơ điều chỉnh sau khi hoàn thành chuyển Bộ Xây dựng thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khó khăn Hiện nay, UBND Thành phố đang triển khai thực hiện, tuy nhiên việc thực hiện theo hướng dẫn cần có thời gian, phải tham chiếu nhiều quy hoạch chuyên ngành khác, trong khi việc tổ chức triển khai ngay các Nhà máy xử lý hiện đại giải quyết nguy cơ đầy các khu xử lý bằng phương pháp chôn lấp là cần thiết, tránh xảy ra khủng hoảng trong việc xử lý rác thải của Thành phố. 5.2. Quy hoạch thoát nước Theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/ QĐ-TTG ngày 10/5/2013, định hướng quy hoạch hệ thống nước thải Thành phố được thu gom và xử lý tại 39 nhà máy với công suất 2030: 1.808.300m3/ ngày đêm; 2050: 2.482.300 m3/ngày đêm. Hiện nay, đã có 6 nhà máy xử lý nước thải đưa vào hoạt động, việc vận hành các trạm/Nhà máy xử lý nước thải Kim Liên (công suất 3.700 m3/ngày đêm), Trúc Bạch (công suất 2.300 m3/ngày đêm), Bảy Mẫu (công suất 13.300 m3/ngày đêm), Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở (công suất 200.000 m3/ ngày đêm), Bắc Thăng Long - Vân Trì (42.000 m3/ ngày đêm), Hồ Tây (15.000 m3/ngày.đêm) đảm bảo 23NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường. Các dự án đang triển khai thực hiện: (1) Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Phú Đô do Công ty Cổ phần Thương mại Phú Điền làm chủ đầu tư; hiện nay đang thực hiện điều chỉnh Quy hoạch thoát nước lưu vực S3, nâng công suất nhà máy lên 94.000 m3/ngày đêm. (2) Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000 m3/ ngày đêm nguồn vốn ODA Nhật Bản: Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình Cấp thoát nước và môi trường Thành phố Hà Nội. (3) Dự án xây dựng hệ thống thu gom nhà máy xử lý nước thải Sơn Tây, thị xã Sơn Tây, Hà Nội và Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Phú Lương, quận Hà Đông: Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình cấp thoát nước và Môi trường Hà Nội đã lập hồ sơ đề xuất trình phê duyệt theo quy định. (4) Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống thu gom nước thải về Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và Dự án xây dựng và xử lý nước thải lưu vực Long Biên - Hà Nội nhằm giải quyết ô nhiễm sông Cầu Bây (Nhà máy xử lý rác thải Phúc Đồng, An Lạc, Ngọc Thụy): Công ty Cổ phần Thương mại Phú Điền đã lập hồ sơ đề xuất. * Việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch thoát nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013 (phần Hệ thống thu gom và Nhà máy xử lý nước thải Lưu vực S3, đồng thời bổ cập nước thải sau xử lý cho sông Tô Lịch theo hình thức BT kết hợp BOT/ BOO) hiện đang được hoàn thiện trình Bộ Xây dựng thẩm định. Khó khăn - Công tác đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đã được quan tâm tập trung thực hiện tuy nhiên tiến độ thực hiện các dự án còn kéo dài và số Dự án cần thực hiện vẫn chưa đáp ứng được Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 30/12/2013 đề ra (còn 12 Dự án cần được triển khai thực hiện). - Việc thực hiện Quy hoạch thoát nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ còn nhiều khó khăn, các công trình đầu mối, hạng mục ưu tiên đầu tư nhưng chưa được triển khai do vốn đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước rất lớn, việc kêu gọi xã hội hóa để triển khai các dự án thoát nước và xử lý nước thải gặp khó khăn do thiếu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư; hoặc quỹ đất đối ứng đối với các dự án theo hình thức hợp đồng BT khó khăn do vậy việc triển khai các dự án còn chậm theo tiến độ của Quy