Tóm tắt. Nghiên cứu tiến hành khảo sát học sinh thuộc hai trường THPT thuộc tỉnh Bắc Kạn
nhằm làm rõ dự định lựa chọn hướng nghiệp và ngành học của học sinh tại một tỉnh miền núi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đại bộ phận (trên 90%) học sinh lựa chọn tiếp tục học tiếp cao
đẳng/đại học, số lượng học sinh lựa chọn học học nghề hay đi làm chiếm một tỉ lệ nhỏ. Bên
cạnh đó, có sự mất cân đối trong lựa chọn ngành học của học sinh, tập trung quá nhiều vào
một số ngành học mà học sinh cho rằng phù hợp với lực học, có khả năng xin việc và phù hợp
với sở thích. Kết quả nghiên cứu đặt ra những vấn đề về quản lí và xây dựng chiến lược tư
vấn hướng nghiệp phù hợp cho học sinh trước ngưỡng cửa lựa chọn quan trọng.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh thuộc hai trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
204
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0078
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 204-211
This paper is available online at
THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH
THUỘC HAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BẮC KẠN
Dương Thị Thu Hương và Ma Dương Thảo Ly
Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Tóm tắt. Nghiên cứu tiến hành khảo sát học sinh thuộc hai trường THPT thuộc tỉnh Bắc Kạn
nhằm làm rõ dự định lựa chọn hướng nghiệp và ngành học của học sinh tại một tỉnh miền núi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đại bộ phận (trên 90%) học sinh lựa chọn tiếp tục học tiếp cao
đẳng/đại học, số lượng học sinh lựa chọn học học nghề hay đi làm chiếm một tỉ lệ nhỏ. Bên
cạnh đó, có sự mất cân đối trong lựa chọn ngành học của học sinh, tập trung quá nhiều vào
một số ngành học mà học sinh cho rằng phù hợp với lực học, có khả năng xin việc và phù hợp
với sở thích. Kết quả nghiên cứu đặt ra những vấn đề về quản lí và xây dựng chiến lược tư
vấn hướng nghiệp phù hợp cho học sinh trước ngưỡng cửa lựa chọn quan trọng.
Từ khoá: Định hướng nghề nghiệp, ngành học, học sinh trung học phổ thông, tư vấn hướng nghiệp.
1. Mở đầu
Những năm vừa qua, trong bối cảnh phát triển vũ bão của thành tựu khoa học và những phát
minh khoa học kĩ thuật, cách mạng 4.0 trên thế giới, nước ta đối mặt với rất nhiều những thách
thức trong đổi mới giáo dục ở bậc đại học cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong nước và quốc tế.
Những vấn đề đặt ra về chất lượng giáo dục chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tỉ lệ sinh
viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp ở mức cao. Theo Tổng cục thống kê, Quý III năm 2015, cả
nước có hơn 340.000 người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, trình độ đại học trở lên thất
nghiệp, và con số này đang có xu hướng tiếp tục tăng cho đến quý III năm 2017 mà chưa có dấu
hiệu giảm [6, 11]. Việc đào tạo nhân lực với chất lượng, hiệu quả chưa đáp ứng được thực tiễn
cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam thấp. Theo số liệu của Tổ
Chức Lao Động Quốc Tế ILO, năm 2014, năng suất lao động của Việt Nam được xếp vào nhóm
thấp của khu vực châu Á Thái Bình Dương [1]. Trong bối cảnh tỉ lệ thất nghiệp sau khi tốt nghiệp
đại học ở mức cao, các nghiên cứu những năm gần đây cho thấy thực trạng định hướng nghề
nghiệp cho học sinh THPT thực sự là vấn đề đáng được quan tâm. Thực tế, những năm vừa qua
cũng đã có một số nghiên cứu phân tích tình trạng này, trong đó có đề cập đến thực trạng sinh viên
có xu hướng chọn những nghề ổn định và được xã hội đánh giá cao như viên chức nhà nước, bác
sĩ, kế toán, dạy học, công an, bộ đội Đa số các em còn thành kiến với một số nghề, chưa có thái
độ niềm tin đúng đắn với mọi loại hình lao động. Điều đáng quan ngại là những nghề lao động
chân tay không được các em chú trọng đấy chính là nguyên nhân dẫn đến mất cân đối trong việc
tuyển sinh và đào tạo nghề hiện nay [9]. Cũng đề cập đến những bất cập có liên quan đến định
hướng nghề nghiệp của học sinh, tác giả Lò Mai Thoan (2016) đã đề cập đến trong bài viết
Ngày nhận bài: 5/2/2018. Ngày sửa bài: 19/4/2018. Ngày nhận đăng: 27/4/2018.
Tác giả liên hệ: Dương Thị Thu Hương. Địa chỉ e-mail: duonghuong_xhh@yahoo.com
Thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh thuộc hai trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn
205
“Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT tỉnh Sơn La” trên
Tạp chí Giáo dục. Phân tích và các bằng chứng nghiên cứu của tác giả cho thấy việc giáo dục
hướng nghiệp còn nhiều hạn chế: các phương tiện truyền thông đại chúng chỉ xoay quanh vấn đề
tư vấn về tuyển sinh chưa được tổ chức thành các chuyên đề, chuyên mục mang tính chuyên sâu
về vấn đề này. Việc chọn nghề không xuất phát từ động cơ phù hợp với bản thân mà lại từ những
tác động bên ngoài như điểm chuẩn của các trường, tham khảo ý kiến của những người có kinh
nghiệm [10]. Đây có lẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh vẫn tập trung vào định hướng
học tiếp cao đẳng, đại học với một tỉ lệ đáng lo ngại, đồng thời định hướng tập trung vào một số
ngành nghề đặc thù mang tính trào lưu mà thiếu đi sự đa dạng trong lựa chọn hướng nghiệp.
Bên cạnh đó, đối với những tỉnh đặc thù thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, các số liệu hay nghiên
cứu về giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh còn rất hạn chế và không có
nhiều nghiên cứu cập nhật và có tính quy mô. Đây được xem là khoảng trống thông tin cần được
nghiên cứu bổ sung thêm.
Nhằm củng cố và bổ sung thêm các bằng chứng về xu hướng hướng nghiệp của học sinh
THPT, bài viết tập trung vào nghiên cứu và phân tích dự định lựa chọn trường học và ngành học
sau khi tốt nghiệp THPT. Nghiên cứu lựa chọn một tỉnh miền núi phía bắc - tỉnh Bắc Kạn nhằm
bổ sung thêm những hiểu biết về sự lựa chọn con đường tương lai, định hướng học tập và ngành
học của học sinh vùng sâu, vùng xa, học sinh con em đồng bào dân tộc. Bắc Kạn là tỉnh miền núi,
nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam với 8 đơn vị hành chính (7 huyện và 1 thị xã) với dân số 300.000
người, với 7 dân tộc anh em, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%. Mặc dù là tỉnh miền núi
nhưng sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của tỉnh những năm gần đây đã đạt được những bước tiến
khả quan, tỉnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học vào cuối năm 1998, đạt chuẩn phổ
cập THCS vào năm 2005 và hiện nay đang tích cực triển khai phổ cập giáo dục trung học tại
những nơi có điều kiện. Với các số liệu được thu thập, phân tích theo nhiều chiều cạnh, kết quả
nghiên cứu góp phần hiểu rõ hơn thực trạng nhu cầu, mong muốn và định hướng của học sinh hiện
tại, và từ đó có thêm căn cứ cho các nhà quản lý giáo dục xác định những hướng tư vấn, hướng
nghiệp cũng như điều chỉnh và hoạch định cho chiến lược phát triển giáo dục và phát triển thanh
niên nói chung ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Bắc Kạn với cỡ mẫu là 380 mẫu và thực hiện trong vào
tháng 2 - tháng 5 năm 2017. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu, bảng hỏi được
thiết kế phù hợp để học sinh tự điền với sự hỗ trợ giải thích thông tin của điều tra viên và đồng
thời đảm bảo học sinh hiểu đúng câu hỏi cũng như không bỏ trống thông tin, tăng độ tin cậy của
thông tin thu thập được. Nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan của các câu hỏi, phù hợp với
tâm lý đối tượng hỏi, bảng hỏi được thử qua hai lần trước khi điều tra chính thức. Các bảng hỏi
sau khi học sinh điền đầy đủ thông tin được làm sạch, thống kê và xử lý bằng phần mềm thống kê
SPSS 20, độ tin cậy được tính đến 95% (sai số p < 0,05).
Hai trường THPT của tỉnh được chọn vào nghiên cứu: trường PTDT nội trú và trường THPT
chuyên của tỉnh. Đây là 2 trường đại diện cho hai nhóm học sinh khá đặc thù tại tỉnh: học sinh có
học lực khá và học tại trường chất lượng cao hơn và một trường đại diện cho nhóm trường có tính
đại trà, phổ thông của tỉnh. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu đối với học sinh lớp 11
và lớp 12 do đây là nhóm đã bắt đầu có suy nghĩ và định hướng về tương lai bản thân sau khi tốt
nghiệp THPT. Học sinh tại mỗi trường được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: trường
PTDT nội trú tham gia với 188 học sinh, chiếm 49,4% và trường THPT chuyên của tỉnh có 192
học sinh tham gia nghiên cứu, chiếm 50,6%. số phiếu phát ra là 380 phiếu tại 2 trường, số phiếu
Dương Thị Thu Hương và Ma Dương Thảo Ly
206
thu về là 379 phiếu. Phân tích mẫu cho thấy có 36,4% học sinh cho biết họ sống tại miền núi, còn
lại trên 60% sống ở các vùng đồng bằng. Vì đây là tỉnh thuộc miền núi nên chỉ có 18,5% học sinh
trong mẫu nghiên cứu là dân tộc Kinh, còn lại là dân tộc thiểu số, trong đó phổ biến nhất là
Tày/Nùng (58,3%); tiếp đến là Dao/Mông (22%) và gần 3% là dân tộc khác.
2.2. Các kết quả chính
2.2.1. Định hướng tương lai của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT
Tốt nghiệp THPT được xem là dấu mốc quan trọng của học sinh đạt được trình độ phổ thông
cao nhất. Đồng thời, đây cũng được xem là thời điểm quan trọng, cửa ngõ của cuộc đời tiếp tục
lựa chọn con đường tiếp theo của bản thân. Một số các lựa chọn có tính phổ biến được đưa vào
bảng hỏi thăm dò về dự định của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT như:
- Thi cao đẳng/đại học và đi học tiếp
- Học nghề
- Đi làm (có thu nhập)
- Ở nhà phụ giúp gia đình/ Lấy vợ/lấy chồng
Kết quả điều tra cho thấy con đường tiếp tục lựa chọn học cao đẳng/đại học chiếm tỉ lệ cao
nhất với hơn 90% sự lựa chọn. Còn lại một tỉ lệ nhỏ (trên dưới 4%) lựa chọn học nghề hoặc đi
làm ngay.
1,4%
4,7%
Thi CĐ/ĐH
Về nhà giúp GĐ/lấy vợ,lấy chồng
Tìm việc đi làm ngay
Biểu đồ 1. Thực trạng định hướng lựa chọn của học sinh THPT tỉnh Bắc Kạn
sau khi tốt nghiệp (%)
Về sự khác biệt giữa học sinh trường chuyên và học sinh trường THPT nội trú, gần như tuyệt
đối toàn bộ học sinh trường chuyên (99,5%) khi được hỏi cho biết họ sẽ tiếp tục học cao đẳng/đại
học, tỉ lệ này ở học sinh trường dân tộc nội trú là 80,7% và đây cũng là một tỉ lệ khá cao, còn lại
9,1% học sinh trường nội trú mong muốn đi làm ngay kiếm thu nhập, tỉ lệ mong muốn đi học nghề
là 7.5%. Như vậy, định hướng tiếp tục học ở bậc cao hơn chiếm ưu thế tuyệt đối ở học sinh THPT,
đặc biệt học sinh trường chuyên.
Bên cạnh một thực trạng là tỉ lệ học sinh lựa chọn đi học tiếp tục ở cấp cao hơn là rất phổ
biến thì có một thực tế rút ra từ nghiên cứu là việc lựa chọn này chịu ảnh hưởng một phần bởi
hoàn cảnh kinh tế gia đình của học sinh. Biểu đồ dưới đây cho thấy trong khi gần như tuyệt đối tỉ
lệ học sinh trong nhóm gia đình khá giả lựa chọn tiếp tục đi học (98,4%) và số rất ít còn lại (1,6%)
lựa chọn việc tiếp tục đi học nghề thì chỉ có 67,6% học sinh trong nhóm gia đình khó khăn lựa
chọn việc tiếp tục học tiếp cao đẳng/đại học. Cũng trong nhóm gia đình gặp khó khăn này, có đến
hơn 21% học sinh có nguyện vọng sẽ đi làm thêm kiếm thu nhập sau khi tốt nghiệp THPT và tỉ lệ
tiếp tục học nghề là 10,8%. Đối với nhóm gia đình có điều kiện đủ ăn, sự khác biệt về lựa chọn
Thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh thuộc hai trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn
207
của học sinh không có quá nhiều khác biệt so với học sinh trong nhóm gia đình khá giả, lựa chọn
ưu tiên vẫn là tiếp tục ưu tiên việc học ở cấp cao hơn (91,5%). Như vậy, rất có thể, một trong
những lí do quan trọng khiến một tỉ lệ nhỏ học sinh không tiếp tục lựa chọn học tiếp cao đẳng/đại
học là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Khá giả Đủ ăn Khó khăn/Rất khó khăn
98,4% 91,5%
67,6%
0% 1,8% 0%0% 3,6%
21,6%
1,6% 3,2%
10,8%
Thi CĐ/ĐH về phụ giúp GĐ, lấy vợ ,lấy chồng Tìm việc đi làm ngay Đi học nghề
Biểu đồ 2. Định hướng của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT tỉnh Bắc Kạn phân
theo điều kiện kinh tế gia đình (%)
Kết quả nghiên cứu tại 2 trường THPT tại tỉnh Bắc Kạn khá trùng lặp với kết quả nghiên cứu
của một số tác giả đã tiến hành trước đây, ví dụ như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Trí tiến
hành điều tra năm 2004: chỉ có 8,1% số học sinh được điều tra dự định thi trung cấp hoặc đi học
nghề, 6,6% học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ tìm việc đi làm ngay, 85,3% số học sinh còn lại muốn
thi vào Cao đẳng, Đại hoặc chờ năm sau thi lại nếu không đỗ [13]. Nghiên cứu “Định hướng nghề
nghiệp của học sinh THPT là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên đối với 486 học sinh
THPT dân tộc thiểu số cũng cho kết quả tương đồng: 91,2% quyết định học tiếp Cao đẳng/Đại học,
5% chọn về nhà lao động giúp gia đình, 2,6% tìm việc làm sau khi tốt nghiệp THPT [5].
Như vậy có thể thấy "giấc mơ" và "khát vọng" vào đại học của học sinh THPT là rất lớn. Ở
một mặt nào đó, đây được xem là yếu tố tích cực, cho thấy động cơ vươn lên thoát nghèo và thay
đổi vị thế, hoàn cảnh của học sinh THPT nói chung và học sinh vùng sâu, vùng xa nói riêng.
Nhưng từ góc độ quản lí vĩ mô, trong bối cảnh bước vào tiến trình công nghiệp hoá hiện nay, Việt
Nam cũng rất cần thợ bậc cao có tay nghề. Việc học sinh định vị tiếp tục học cao đẳng, đại học với
một tỉ lệ lớn như vậy có thể là một trong những nguyên nhân đóng góp vào tình trạng thừa thầy,
thiếu thợ cùng tình trạng thất nghiệp phổ biến của sinh viên sau khi ra trường hiện nay.
2.2.2. Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của học sinh
THPT tại tỉnh Bắc Kạn
Về định hướng nhóm ngành nghề sẽ học ở bậc cao đẳng, đại học, số liệu tổng hợp từ kết quả
điều tra như sau:
Bảng 1. Ngành học dự định của học sinh THPT tỉnh Bắc Kạn (%)
Nhóm ngành
Chung
Nhóm trường Giới tính
THPT
chuyên
PTDT Nội
trú
Nam Nữ
Kinh tế-Tài chính-Ngân hàng 22,1 32,2 11,7 20,8 25,1
Khoa học XH Nhân văn-Du lịch 18,2 20,5 16,3 14,3 21,3
Dương Thị Thu Hương và Ma Dương Thảo Ly
208
Y-Dược 14,5 16,1 12,8 11,4 15,7
Công an-Quân đội 13,2 12,5 13,9 19,5 7,3
Kĩ thuật-Công nghệ và Khoa học Tự
nhiên
8,2 9,5 7,5 15,8 6
Sư phạm Quản lí Giáo dục 7.1 3,6 9,9 0 9,7
Nông-Lâm-Thủy sản và Nghệ thuật
Thể dục- Thể thao
3,7 1 6,4 1,9 4,4
Không có nhu cầu thi CĐ/ĐH 9,8 0,5 19,3 13,3 8,4
Khác 3,2 4,1 2,2 3 2,1
Tổng 100 100 100 100 100
Bảng trên mô tả định hướng mong muốn lựa chọn ngành học sau khi hoàn thành chương trình
THPT của học sinh trong mẫu điều tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành học kinh tế - tài chính
- ngân hàng có tỉ lệ lựa chọn cao nhất và đặc biệt cao ở nhóm học sinh giỏi thuộc trường THPT
chuyên. Tiếp đến là khối ngành khoa học xã hội - nhân văn và du lịch, đồng thời đây cũng là khối
ngành có tỉ lệ lựa chọn cao nhất ở nhóm học sinh trường DTNT. Tỉ lệ học sinh lựa chọn học Y
Dược và ngành Công an - Quân đội tương đối phổ biến, với tỉ lệ tương đối ngang bằng nhau và
chỉ sau 2 nhóm ngành đề cập trên. Sự khác biệt chủ yếu là học sinh trường chuyên với lực học tốt
hơn nên có tỉ lệ chọn Y - Dược phổ biến hơn so với học sinh DTNT. Đáng chú ý là học sinh lựa
chọn 2 khối ngành học là Sư phạm và Nông - Lâm - Thuỷ sản rất thấp, đặc biệt là ở nhóm học sinh
giỏi trường chuyên. Một điểm đáng lưu ý là mặc dù Việt Nam là nước có tỉ lệ nông nghiệp cao,
đặc biệt học sinh trong mẫu điều tra thuộc một tỉnh miền núi, tuy nhiên tỉ lệ học sinh mong muốn
học ngành nông lâm nghiệp là rất thấp.
Đối với cả học sinh nam và nữ, ngành học Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng vẫn được ưa
chuộng với tỉ lệ lựa chọn cao nhất. Đối với học sinh nam, tỉ lệ chọn phổ biến và gần bằng với tỉ lệ
ngành Tài chính - Kinh tế - Ngân hàng là ngành học Công an - Quân đội, đồng thời không có học
sinh nam nào chọn ngành học sư phạm và quản lí giáo dục, trong khi đó tỉ lệ học sinh nữ lựa chọn
học ngành này là hơn 9%. Tỉ lệ học sinh nam chọn học ngành nông/lâm/thuỷ sản và nghệ thuật,
thể dục thể thao cũng rất thấp.
Để lí giải cho những lựa chọn trên, nghiên cứu đã tìm hiểu những yếu tố được xem là quan
trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học của học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3
nhóm yếu tố dẫn đầu được học sinh đánh giá là quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của học sinh:
- 95% học sinh lựa chọn yếu tố học lực
- 91,8% học sinh lựa chọn yếu tố quan trọng là sở thích
- 90,9% học sinh lựa chọn do có cơ hội việc và thu nhập làm sau khi học xong
Ba yếu tố này được xem như là chiếc kiềng 3 chân định vị quyết định lựa chọn ngành học của
học sinh tại địa bàn nghiên cứu sau khi tốt nghiệp THPT. Ngoài yếu tố học lực được cho là yếu tố
có tính quyết định để học sinh cân nhắc những nhóm ngành nghề và trường học họ có thể lựa chọn,
yếu tố sở thích và cơ hội việc làm và thu nhập sau khi ra trường được đánh giá ngang bằng nhau
về mức độ quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của học sinh. Đây là nguyên nhân lí giải tại sao
học sinh ít lựa chọn học ngành sư phạm và nông lâm ngư nghiệp khi cơ hội việc làm thấp và thu
nhập không cao. Hơn nữa, đặt trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập, phát triển
kinh tế, sự hấp dẫn từ nhiều ngành học mới và những lựa chọn có tính trào lưu có thể đã tạo được
Thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh thuộc hai trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn
209
lực hút mạnh ảnh hưởng đến sở thích mới và cơ hội nghề nghiệp của học sinh, khiến cho sức hấp
dẫn từ những ngành nghề có tính truyền thống như sư phạm và nông lâm nghiệp bị giảm bớt.
Ngoài 3 yếu tố kể trên thì yếu tố "hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình" cũng là yếu tố có có
ảnh hưởng ở mức cao đến quyết định lựa chọn ngành học của học sinh. Với một địa phương đời
sống kinh tế còn khó khăn như ở Bắc Kạn, không phải học sinh nào cũng có đủ điều kiện lựa chọn
ngành nghề học tốn kém và khả năng xin việc bấp bênh, lí giải cho việc lựa chọn ngành học công an,
quân đội khá phổ biến ở nam học sinh tại địa phương khi ngành học này được bao cấp trong suốt
quá trình học và việc làm tương đối đảm bảo. Một điểm đáng chú ý khác, học sinh cũng thể hiện
được sự độc lập trong quyết định ngành học, yếu tố nghề nghiệp của bố mẹ được đánh giá là yếu
tố không quan trọng hoặc ít quan trọng ở mức cao nhất có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
ngành học của học sinh (chỉ có 23% cho rằng quan trọng, còn lại 77% ý kiến cho rằng không quan
trọng hoặc ít quan trọng). Đặc biệt, trong bối cảnh tại một tỉnh miền núi như Bắc Kạn, tỉ lệ bố mẹ
học sinh có trình độ học vấn không cao, làm lao động chân tay, nông lâm nghiệp hay công việc
không ổn định thì nghề nghiệp của bố mẹ không phải là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định
ngành học của con cái họ.
Như vậy, có thể thấy kết quả nghiên cứu đối với học sinh tại tỉnh Bắc Kạn cũng khá trùng lặp
với nghiên cứu hai tác giả là Nguyễn Thị Thanh và Hồ Thị Thùy Dung (2012) về xu hướng định
hướng sau khi tốt nghiệp THPT [9]. Nghiên cứu cũng cho thấy rất cần phải rà soát lại việc định
hướng lựa chọn ngành học và hướng nghiệp cho học sinh một cách hệ thống để tránh tình trạng tự
phát và đi theo trào lưu, chưa làm chủ được hướng đích và sự chủ động lựa chọn trên cơ sở hiểu
biết đầy đủ.
2.3. Một số đề xuất về giải pháp
Từ kết quả nghiên cứu tại Bắc Kạn cũng như đối chứng với một số số liệu nghiên cứu đã
từng tiến hành ở các tỉnh, thành phố khác cho thấy việc cần có một chiến lược giới thiệu và định
hướng lựa chọn con đường hướng nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT là rất cần thiết và quan trọng
đối với học sinh. Việc giới thiệu và định hướng nghề nghiệp cần được xây dựng bài bản, được
trang bị đến học sinh trong cả một quá trình xuyên suốt từ bậc học THCS, đồng thời cần có chiều
sâu trong công tác tư vấn, trang bị kiến thức đẩy đủ, mọi mặt để học sinh có được lựa chọn xác
đáng trên cơ sở hiểu biết. Một số những đề xuất cụ thể như sau:
- Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cần phối hợp với tổng cục thống kê và các ban ngành
liên quan xây dựng được các dự báo chính xác về tình trạng thất nghiệp hiện tại, những nhóm xã
hội cụ thể có nguy cơ thất nghiệp cao, những thống kê về dư thừa lao động theo nhóm ngành nghề
đào, nhu cầu tuyển dụng với các ngành nghề trong tương lai, nhóm ngành nghề có nguy cơ thiếu
lao động, đồng thời đưa ra đánh giá có cơ sở về thị trường lao động việc làm trong nước trong các
dự báo ngắn và dự báo dài hạn. Đây có thể được xem là căn cứ và cơ sở định hướng và và tư vấn
hướng nghề nghiệp của học sinh.
- Bộ Giáo dục và đào tạo cần kết nối với các cơ quan ban ngành liên quan như bộ Thông tin
và truyền thông đài phát thanh, truyền hình, các sở giáo dục và trường học, bộ Lao động - Thương
binh và xã hội nhằm xây dựng chương trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh trên cơ sở
thông tin có chiều sâu, đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu. Ngay từ bậc học THCS, học sinh cần được giới
thiệu về các công việc, nghề nghiệp trong xã hội: nhưng yêu cầu, tố chất cần có của mỗi nghề,
lòng đam mê nghề nghiệp, đặc thù từng nghề nghiệp, năng lực nghề nghiệp cần có và cần xây
dựng.... Việc đưa học sinh đi thực tế và thử trải nghiệm các công việc, nghề nghiệp cũng là
phương án nên tính đến trong suốt chương