Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ tại quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội

1. Mở đầu Năm 1943, nhà tâm thần học người Mỹ, Leo Kanner đã đưa ra những luận cứ rõ ràng về tự kỉ - là một loại khuyết tật do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động não bộ [7]. Hiện nay tự kỉ được coi là căn bệnh của thời đại, số lượng trẻ tự kỉ tăng lên nhanh chóng ở tất cả các quốc gia trên thế giới, trẻ tự kỉ được báo cáo xảy ra trong tất cả các nhóm chủng tộc, màu da, các dân tộc và nền kinh tế xã hội khác nhau. Ngày 30/3/2012 trên trang tin của Trung tâm Phòng chống dịch bệnh của Mỹ (CDC - Centers for disease control and prevention) chính thức công bố số liệu thống kê mới về tự kỉ là hiện cứ 88 trẻ có 1 trẻ được xác định với một rối loạn phổ tự kỉ (ASD - Autism Spectrum Disorder); tỉ lệ trẻ trai mắc chứng tự kỉ cao gấp 5 lần so với bé gái. Tại Mỹ, số trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỉ cao hơn so với tổng số trẻ bệnh ung thư, tiểu đường và AIDS cộng lại. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trẻ khuyết tật học chung với trẻ bình thường trong trường bình thường, một tư tưởng giáo dục nhân văn, phù hợp và hiệu quả cho mọi trẻ em, trong đó có trẻ em khuyết tật. Giáo dục hòa nhập đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của trẻ bằng các giảm thiểu một số rào cản trong môi trường học tập. Mục tiêu chung của giáo dục hòa nhập là xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, khả năng tiếp cận cao để mọi trẻ được hưởng quyền học tập và được đối xử bình đẳng nhằm phát huy tối đa khả năng của mỗi trẻ em và hòa nhập xã hội [3]. Ở nước ta năm 2006 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kí quyết định về Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật [1]. Năm 2007 Việt Nam đã kí tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền người khuyết tật [4]. Năm 2010 luật người khuyết tật được ban. . . Điều đó, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các địa phương tổ chức, triển khai công tác Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu giấy đã triển khai công tác giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung trong nhiều năm qua. Trong quá trình thực hiện chúng tôi xin nêu những thuận lợi, khó khăn cũng như kết quả đạt được trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ tại quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0133 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 244-251 This paper is available online at THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ TỰ KỈ TẠI QUẬN CẦU GIẤY THÀNH PHỐ HÀ NỘI Phạm Ngọc Anh1 và Nguyễn Thị Thanh2 1Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy, Hà Nội, 2Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tóm tắt. Bài báo trình bày thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Theo kết quả thu được, quận Cầu Giấy có có 345 trẻ khuyết tật đi học hòa nhập từ bậc mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở, trong đó có 152 trẻ tự kỉ, chiếm 44% tổng số trẻ khuyết tật trong toàn quận. Trẻ tự kỉ có khả năng học hòa nhập, theo học chương trình phổ thông nếu nhận được sự quan tâm, dạy dỗ đúng mức và kịp thời. Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, trẻ tự kỉ, trẻ khuyết tật, chương trình, mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. 1. Mở đầu Năm 1943, nhà tâm thần học người Mỹ, Leo Kanner đã đưa ra những luận cứ rõ ràng về tự kỉ - là một loại khuyết tật do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động não bộ [7]. Hiện nay tự kỉ được coi là căn bệnh của thời đại, số lượng trẻ tự kỉ tăng lên nhanh chóng ở tất cả các quốc gia trên thế giới, trẻ tự kỉ được báo cáo xảy ra trong tất cả các nhóm chủng tộc, màu da, các dân tộc và nền kinh tế xã hội khác nhau. Ngày 30/3/2012 trên trang tin của Trung tâm Phòng chống dịch bệnh của Mỹ (CDC - Centers for disease control and prevention) chính thức công bố số liệu thống kê mới về tự kỉ là hiện cứ 88 trẻ có 1 trẻ được xác định với một rối loạn phổ tự kỉ (ASD - Autism Spectrum Disorder); tỉ lệ trẻ trai mắc chứng tự kỉ cao gấp 5 lần so với bé gái. Tại Mỹ, số trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỉ cao hơn so với tổng số trẻ bệnh ung thư, tiểu đường và AIDS cộng lại. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trẻ khuyết tật học chung với trẻ bình thường trong trường bình thường, một tư tưởng giáo dục nhân văn, phù hợp và hiệu quả cho mọi trẻ em, trong đó có trẻ em khuyết tật. Giáo dục hòa nhập đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của trẻ bằng các giảm thiểu một số rào cản trong môi trường học tập. Mục tiêu chung của giáo dục hòa nhập là xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, khả năng tiếp cận cao để mọi trẻ được hưởng quyền học tập và được đối xử bình đẳng nhằm phát huy tối đa khả năng của mỗi trẻ em và hòa nhập xã hội [3]. Ở nước ta năm 2006 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kí quyết định về Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật [1]. Năm 2007 Việt Nam đã kí tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Ngày nhận bài: 25/5/2015. Ngày nhận đăng: 15/8/2015. Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Thanh, địa chỉ e-mail: Thanhtw76@gmail.com 244 Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ tại quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội người khuyết tật [4]. Năm 2010 luật người khuyết tật được ban. . . Điều đó, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các địa phương tổ chức, triển khai công tác Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu giấy đã triển khai công tác giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung trong nhiều năm qua. Trong quá trình thực hiện chúng tôi xin nêu những thuận lợi, khó khăn cũng như kết quả đạt được trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng * Mục đích: Nghiên cứu thực tế công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ tại quận Cầu Giấy, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ. * Nội dung nghiên cứu thực trạng: Nghiên cứu về số lượng trẻ tự kỉ trên tổng số trẻ khuyết tật trong toàn quận; Thuận lợi và khó khăn trong tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ; Kết quả giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ trên dịa bàn quận Cầu Giấy. * Quy mô và địa bàn khảo sát: Khảo sát 37 trường mầm non, 19 trường tiểu học, 12 trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Cầu Giấy. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra, khảo sát: Phiếu khảo sát dành cho các nhà trường. Chúng tôi phát phiếu cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở để họ tự điền thông tin sau đó chúng tôi nhận lại phiếu. - Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát tổ chức các hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. - Phương pháp thống kê toán học. * Công cụ: Phiếu khảo sát dành cho các trường trong toàn quận gồm các câu hỏi nhằm thu thập thông tin và sự hiểu biết của họ về số lượng trẻ tự kỉ, thuận lợi và khó khăn cũng như kết quả đạt được trong giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ. 2.2. Thuận lợi và khó khăn trong tổ chức giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ tại quận Cầu Giấy 2.2.1. Thuận lợi Được sự quan tâm của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sở giáo dục Hà Nội. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu giấy có sự chỉ đạo rất sát sao về việc thực hiện giáo dục hòa nhập. - GD hòa nhập trẻ khuyết tật tăng nhanh hàng năm về cả quy mô và chất lượng. Hiện tại năm học 2014 - 2015 đã có 345 trẻ khuyết tật đến lớp từ mầm non đến trung học cơ sở, trong đó có 152 trẻ tự kỉ (chiếm 44% tổng số trẻ khuyết tật trong toàn quận) nhiều trẻ tự kỉ đã đạt kết quả tốt trong học tập và tham gia tích cực trong các hoạt động xã hội. - Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đã được quan tâm thực hiện ở tất cả các cấp học từ mầm non đến trung học cơ sở. Các giáo viên có lòng yêu nghề, nhiệt tình, quan tâm chăm sóc trẻ. Chương trình giáo dục cho trẻ tự kỉ có sự thống nhất từ phòng giáo dục, tổ chuyên môn đến các trường học. - Tại quận Cầu Giấy có trường Mầm non Ngôi Sao Sáng - NEWSTAR là một trường chuyên làm công tác can thiệp - giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ, chậm phát triển ngôn ngữ, tăng động giảm 245 Phạm Ngọc Anh và Nguyễn Thị Thanh chú ý... Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật trong toàn quận được can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục hòa nhập ngay từ bậc mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở. - Trong công tác triển khai giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật nói chung cũng như trẻ tự kỉ nói riêng, phòng Giáo dục quận Cầu giấy luôn nhận được sự hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia, giảng viên đến từ Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương. Từ đó, thường xuyên tổ chức tập huấn cho toàn bộ cán bộ quản lí và giáo viên mầm non về cách phát hiện trẻ tự kỉ trong trường mầm non, sử dụng bộ công cụ để sàng lọc, chẩn đoán, đánh giá trẻ tự kỉ, phương pháp can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Năm học 2014 - 2015, ngành Giáo dục và Đào tạo Cầu Giấy có 82 trường (mầm non: 47, tiểu học: 17, THCS: 18; 35 trường công lập, 47 trường ngoài công lập), số trường ngoài công lập chiếm 57%; có 56.337 trẻ (mầm non: 19.797, tiểu học: 22.100, THCS: 14.440) và có 3167 giáo viên. Về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, trong năm học 2014 - 2015 có 345 trẻ khuyết tật học hòa nhập từ giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (chiếm 0,6% tổng số trẻ toàn quận) và được phân bố theo tỉ lệ như sau: tự kỉ: 152 (chiếm 44% tổng số trẻ khuyết tật); khuyết tật trí tuệ: 52; tăng động giảm chú ý: 58; hội chứng đao (Down): 7; khiếm thị: 2; khiếm thính: 4; khó khăn về vận động: 13; khó khăn về ngôn ngữ: 57. Phòng Giáo dục quận Cầu Giấy triển khai giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói chung và tự kỉ nói riêng ở cả 3 cấp từ mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở. Hình 1. Hệ thống quản lí, chỉ đạo công tác giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ tại quận Cầu Giấy 246 Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ tại quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội 2.2.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, công tác giáo dục hòa nhập trẻ trẻ tự kỉ tại quận Cầu Giấy còn nhiều khó khăn: - Hiện nay số lượng trẻ tự kỉ chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số trẻ khuyết tật. Nên việc tổ chức giáo dục hòa nhập cho đối tượng này đang đặt ra những thách thức cho những người làm công tác giáo dục. - Chưa có mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ như: y tế, giáo dục, phụ nữ, thanh niên, dân số. . . - Các giáo viên dạy hòa nhập cho trẻ tự kỉ chưa được tập huấn một cách bài bản về nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức. . . tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ. - Trong lớp học có trẻ tự kỉ học hòa nhập thì công việc của giáo viên vất vả hơn, thời gian làm việc của giáo viên nhiều hơn. Trong khi đó Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ giáo viên trực tiếp làm công việc này. - Trong quá trình học hòa nhập một số trẻ tự kỉ có nhiều hành vi lệch chuẩn, cho nên thường gây ra những khó khăn cho giáo viên và nhà trường. - Khi triển khai chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, quận Cầu Giấy còn thiếu cơ bản đội ngũ giáo viên chuyên biệt. Mạng lưới giáo viên dạy hòa nhập còn thiếu và chưa được quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên. Mặc dù, một số GV tiểu học được bồi dưỡng về giáo dục hòa nhập xong việc triển khai thực hiện công tác này tại các cơ sở giáo dục còn nhiều hạn chế. - Do sự di dân cơ học quá nhanh tại quận Cầu Giấy trong những năm gần đây nên gây ra một sự quá tải đổi với ngành Giáo dục Cầu Giấy. Điều đó, tạo ra những khó khăn trong việc tổ chức thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỉ nói riêng. - Cơ sở vật chất và các thiết bị đặc thù vẫn chưa đáp ứng được cho tổ chức tốt hoạt động dạy học - giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật nói chung và tự kỉ nói riêng. 2.3. Kết quả giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ 2.3.1. Kết quả giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ bậc mầm non tại quận Cầu Giấy Năm học 2014 - 2015 toàn quận Cầu Giấy có 167 trẻ khuyết tật đang học hòa nhập tại 37 trường mầm non. Trong đó có 78 trẻ tự kỉ (chiếm 46,7% tổng số trẻ khuyết tật). Các bậc phụ huynh có con bị tự kỉ đều nhận thấy vai trò, ý nghĩa của can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ trong trường mầm non. Khi phát hiện những khiếm khuyết của trẻ trong quá trình học hòa nhập, Họ đều kết hợp cùng với nhà trường để tìm cách giúp trẻ học hòa nhập một cách tốt nhất. Chính việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường thường xuyên, cho nên trong những năm qua kết quả giáo dục hòa nhập luôn đạt kết quả tốt. Khi ra lớp học hòa nhập, các trẻ đều được tạo cơ hội tham gia vào tất cả các hoạt động hàng ngày ở trường. Các giáo viên trong quận đã được tập huấn về cách dạy hòa nhập cho trẻ nên khi tiếp cận với đối tượng trẻ này, họ ít gặp phải những khó khăn, vướng mắc. Huy động được đầy đủ mọi thành phần tham gia tạo sức mạnh cho công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ như: trẻ bình thường, phụ huynh của trẻ bình thường, giáo viên, bảo vệ, lao công, nhà bếp. . . Đối với trẻ tự kỉ có nhiều hành vi kết hợp tăng động giảm chú ý thì luôn có sự kết hợp của các nhà chuyên môn cùng với phụ huynh để có được hỗ trợ giáo viên đi kèm. Khi có giáo viên đi 247 Phạm Ngọc Anh và Nguyễn Thị Thanh kèm hàng ngày tại lớp học hòa nhập, trẻ tự kỉ tuân theo những nội quy, quy định của lớp, giảm thiểu tối đa những hành vi lệch chuẩn, theo học được bài học, chương trình học... Khi trẻ học hòa nhập, mỗi trẻ đều có kế hoạch giáo dục cá nhân được thiết kế theo chương trình cho phù hợp với từng trẻ. Kế hoạch giáo dục cá nhân có sự tham gia của phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu, nhà chuyên môn [9]. 90% trẻ tự kỉ học hòa nhập đã tiến bộ rõ nét biết hoà nhập cùng các bạn, biết học kiến thức văn hoá, phát triển kĩ năng xã hội. 2.3.2. Kết quả giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ cấp tiểu học tại quận Cầu Giấy Năm học 2014 - 2015 toàn quận Cầu Giấy có 160 trẻ khuyết tật đang học hòa nhập tại 19 trường tiểu học. Trong đó có 68 trẻ tự kỉ (chiếm 42,5% tổng số trẻ khuyết tật). Năm học 2014 - 215 áp dụng theo thông tư 30/2014/BGD&ĐT, có một ý nghĩa rất lớn đối với trẻ tự kỉ trong quá trình học hòa nhập tại các trường tiểu học. Trẻ được đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không đánh giá bằng điểm số nên không tạo ra áp lực cũng như khoảng cách giữa trẻ tự kỉ với trẻ bình thường. Hình 2. Kết quả học hòa nhập của trẻ tự kỉ cấp tiểu học năm học 2014 - 2015 Hình 2 cho thấy có 68 trẻ tự kỉ học hòa nhập tại 19 trường tiểu học trong toàn quận. Kết quả đánh giá năm học 2014 - 2015 có 11 trẻ không hoàn thành chiếm 16%, 57 trẻ đạt điểm kiểm tra trung bình các môn học từ điểm 5 đến điểm 10 chiếm 84%. Qua kết quả trên cho thấy trẻ tự kỉ có thể theo học được chương trình phổ thông nếu nhận được sự quan tâm, dạy dỗ đúng mức, kịp thời từ phụ huynh, giáo viên, nhà trường và cộng đồng. Trẻ tự kỉ được học ở trường bình thường, được học với các bạn bình thường. Hàng ngày được các thầy cô và các bạn quan tâm nên các em đều có nhiều tiến bộ về ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức, tư duy, kĩ năng sống. Trong 84% trẻ tự kỉ đạt điểm kiểm tra trung bình các môn học từ điểm 5 đến điểm 10, có 14 trẻ đạt điểm 9 và 10 chiếm 20%, đặc biệt là trẻ Tr. H trường tiểu học Dịch Vọng A đạt giải 3 cuộc thi Tiếng Anh cấp quận. Trẻ H. Ph trường tiểu học Quan Hoa đạt giải nhì Giải toán qua mạng. Trẻ Kh. Ng tự tin biểu diễn đàn Óc gan trong những buổi chào cờ đầu tuần tại trường tiểu học Mai Dịch và các buổi hòa nhạc. Tại trường tiểu học trẻ tự kỉ được tham gia hòa đồng cùng các bạn, các hoạt động học hàng ngày cũng như hoạt động ngoại khóa. Hầu hết các em đều có những tiến bộ rõ nét về hành vi và 248 Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ tại quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội các kĩ năng xã hội, các hành vi lệch chuẩn của trẻ giảm rõ rệt. Đến trường được thầy cô giáo quan tâm trẻ tự kỉ được các bạn yêu mến. Ở mỗi lớp các con học hòa nhập giáo viên chủ nhiệm, kết hợp giáo viên bộ môn, giáo viên đi kèm, phụ huynh xây dựng vòng tay bạn bè cho trẻ tự kỉ. Trẻ được các bạn hỗ trợ trong giờ học cũng như trong giờ chơi. 2.3.3. Kết quả giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ cấp trung học cơ sở quận Cầu Giấy Năm học 2014 - 2015 toàn quận Cầu Giấy có 18 trẻ khuyết tật đang học hòa nhập tại 12 trường Trung học cơ sở (THCS). Trong đó có 6 trẻ tự kỉ (chiếm 33,3% tổng số trẻ khuyết tật). Các trường THCS trong quận đều cố gắng tạo điều kiện hỗ trợ cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỉ nói riêng được tham gia học hòa nhập cùng các bạn. Với những trẻ năng lực học chưa tự lập được các nhà trường đều bố trí giáo viên hỗ trợ để giúp trẻ tự kỉ học hòa nhập một cách tốt nhất. Hình 3. Kết quả học hòa nhập của trẻ tự kỉ cấp THCS năm học 2014 - 2015 Càng lên cấp học cao hơn thì trẻ tự kỉ càng gặp khó khăn trong việc học và theo học được chương trình phổ thông. Sự chênh lệch số lượng trẻ tự kỉ ở mỗi cấp học là khác nhau. Mầm non là 78 trẻ, tiểu học là 68 trẻ, Trung học cơ sở là 6 trẻ. Tại sao có sự khác nhau cách biệt lớn như trên là dó các yếu tố sau: Thứ nhất, trẻ tự kỉ mới nhận được sự quan tâm trong những năm gần đây. Thứ hai, do mới được quan tâm trong những năm gần đây nên trẻ tự kỉ đang tập trung học những năm đầu cấp mầm non, tiểu học, trong vài năm tới sẽ có nhiều số lượng trẻ tự kỉ tại quận Cầu giấy học lên cấp 2. Nhiều trẻ tự kỉ đã có khả năng tham gia học hòa nhập tốt tại cấp THCS, có thành tích học tập đạt kết quả cao như: Trẻ H.M, Ph.H, Q.H, Th.Th đạt danh hiệu trẻ tiên tiến năm học 2014 - 2015 tại trường THCS Trung Hòa. Chương trình học cấp 2 có nhiều môn học, trẻ tự kỉ gặp khó khăn trong học toàn diện các môn học. Không có trẻ tự kỉ nào đạt kết quả học sinh giỏi, có 33% trẻ đạt trẻ khá, 67% trẻ đạt kết quả trung bình. Thông thường các em có thiên hướng vượt trội ở một số lĩnh vực như môn Toán, Tiếng Anh, Âm nhạc: Trẻ Ph.H, Q.Tr trường THCS Trung Hòa học rất tốt môn Tiếng Anh, vượt xa nhiều trẻ bình thường trong lớp. Trẻ H.M đánh đàn piano rất tốt. 249 Phạm Ngọc Anh và Nguyễn Thị Thanh 2.3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ - Tự kỉ là một rối loạn phổ rộng ở nhiều mức độ, lĩnh vực khiếm khuyết khác nhau. Khi tham gia học hòa nhập ban đầu trẻ có nhiều khó khăn trong việc thích nghi với môi trường, hoạt động học tập của trường hòa nhập nên có giáo viên hỗ trợ. Do vậy, Bộ giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu, xây dựng đội ngũ giáo viên hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục hòa nhập để giúp cho trẻ tự kỉ có được cơ hội hỗ trợ cá nhân trong quá trình giáo dục hòa nhập. - Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ động viên với các giáo viên dạy lớp hoà nhập có trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỉ nói riêng bằng việc cụ thể là giảm số trẻ trong lớp hoặc có thêm phụ cấp lương cho giáo viên. - Giáo viên dạy hòa nhập trẻ tự kỉ có vai trò rất quan trọng, sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào phương pháp dạy học của giáo viên do vậy giáo viên phải tự trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ của mình để có sự hiểu biết hơn về trẻ khuyết tật và đặc biệt là trẻ tự kỉ. Luôn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm dạy học và chăm sóc trẻ theo hướng tích cực. Chủ động liên lạc với gia đình trẻ để thông báo cũng như thiết lập mối quan hệ nhằm xây dựng những kế hoạch và có những phương pháp, biện pháp dạy trẻ tốt hơn. Trong quá trình dạy trẻ tự kỉ cần có tình yêu thương trẻ, cảm thông với gia đình và sự kiên trì chịu đựng khi trẻ tự kỉ có những biểu hiện bùng nổ về hành vi lệch chuẩn. - Các cơ quan đào tạo, quản lí, nghiên cứu giáo dục cần nghiên cứu, xây dựng tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo để tăng cường nguồn thông tin chuyên môn cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt là tổ chức hoạt động giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng đa dạng của trẻ tự kỉ trong thực hiện chương trình giáo dục hòa nhập. Cần đưa học phần giáo dục trẻ tự kỉ vào chương trình đào tạo giáo viên ở các cấp học. - Phụ huynh cần chủ động liên hệ với giáo viên để trao đổi về vấn đề của con ở trường, chủ động tìm tòi tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, có thái độ thông cảm, với giáo viên, tích cực tìm hiểu về những phương pháp dạy con hiệu quả, tiếp thu lắng nghe ý kiến, kinh nghiệm của những người đi trước hay những người có kinh nghiệm trong dạy con để giúp con mình tiến bộ. - Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu cơ chế phối hợp giữa ngành y tế, giáo dục trong việc thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ trong các nhà trường như đánh giá, làm hồ sơ. - Cần có trường dạy nghề cho trẻ tự kỉ để giúp trẻ tự kỉ có thể có cơ hội làm việc, hòa nhập xã hội... 3. Kết luận - Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy trẻ tự kỉ có khả năng học hòa nhập, theo học được chương trình phổ thông nếu nhận được sự quan tâm, dạy dỗ đúng mức, kịp thời. - Để giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỉ nói riêng được tốt phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. - Khi đưa các cháu ra học hòa nhập ở các nhà trường cần nắm rõ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. - Giáo viên phải tạo môi trường tốt, cơ hội tốt để cho trẻ tham gia các hoạt động tại trường bao gồm hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi, dã ngoại... - Các giáo viên dạy hòa nhập trẻ tự kỉ phải thường xuyên học hỏi, tìm tòi nghiên cứu đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp, tổng kết kinh nghiệm để đưa ra giải pháp tốt cho từng trẻ. Mỗi trẻ tự kỉ đều có sự phát triển cá biệt riêng, có trẻ tốt ở mặt này nhưng lại kém ở mặt khác, không 250 Thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ tại quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội nên áp dụng cách dạy, chương trình của trẻ này dành cho trẻ khác. - Giáo viên dạy hòa nhập phải đánh giá trẻ, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, thường xuyên gần gũi, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ hòa nhập vui chơi với bạn bè. - Thường xuyên giáo dục các cháu trong trường, lớp thể hiện tình cảm yêu thương, giúp đỡ bạn, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. - Thường xuyên quan tâm theo dõi các hoạt động của trẻ tự kỉ, nhận xét đánh giá sự phát triển của trẻ. Trên cơ sở đề xuất với phụ huynh để cùng phối hợp thực hiện. - Mỗi nhà trường khi tiếp nhận trẻ tự kỉ học hòa nhập cần đánh giá đúng năng lực của nhà trường trong việc triển khai chương trình giáo dục hòa nhập xem có những thuận lợi, khó khăn gì để trên cơ sở đó có đề xuất với phòng, sở cũng như các bộ, ngành, phụ huynh trẻ để tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ tự kỉ học hòa nhập đạt kết quả tốt nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ GD & ĐT, Số: 23/ 2006/QĐ-BGDDT, 2006. Quy định về giáo dục hoà nhập dành cho
Tài liệu liên quan