Thực trạng giáo dục tài chính cho học sinh tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh

ABSTRACT This research investigated into the practice of teaching financial education of parents, students and teachers in many primary schools in different areas with different levels of living standard in Ho Chi Minh city. The results show that most primary students have exposed to money daily since their 1st grade. In the family, however, many parents say that it is not necessary to educate children about finance in the first 3 years at primary schools. At schools, most teachers indicate that financial education for primary students is necessary. Nevertheless, they have many difficulties in teaching financial-related contents such as the lack of supportive materials and teaching facilities or non-systematic contents. So far, primary students in Ho Chi Minh city still have not had lessons which educate them knowledge or skills to manage their finances effectively. When performing financial education, primary students should be taught such contents as where the money comes from, saving money, smart consumption, money for charity.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng giáo dục tài chính cho học sinh tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 481 (Kì 1 - 7/2020), tr 43-48 ISSN: 2354-0753 43 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÀI CHÍNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Minh Giang Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Email: giangnm@hcmue.edu.vn Article History Received: 10/5/2020 Accepted: 28/5/2020 Published: 05/7/2020 Keywords financial education, primary, students, students’ parents, primary teachers, survey. ABSTRACT This research investigated into the practice of teaching financial education of parents, students and teachers in many primary schools in different areas with different levels of living standard in Ho Chi Minh city. The results show that most primary students have exposed to money daily since their 1st grade. In the family, however, many parents say that it is not necessary to educate children about finance in the first 3 years at primary schools. At schools, most teachers indicate that financial education for primary students is necessary. Nevertheless, they have many difficulties in teaching financial-related contents such as the lack of supportive materials and teaching facilities or non-systematic contents. So far, primary students in Ho Chi Minh city still have not had lessons which educate them knowledge or skills to manage their finances effectively. When performing financial education, primary students should be taught such contents as where the money comes from, saving money, smart consumption, money for charity. 1. Mở đầu Giáo dục tài chính (GDTC) là một trong những nội dung được đưa vào trong trường học từ rất sớm, đặc biệt là ở các nước tư bản phát triển. Theo OECD (2012a), GDTC cá nhân trong trường học được định nghĩa là: “Việc giảng dạy về kiến thức tài chính, sự hiểu biết, kĩ năng, hành vi, thái độ và giá trị mà sẽ giúp cho học sinh (HS) đưa ra quyết định tài chính khôn ngoan và hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày và khi trở thành người lớn”. Theo OECD (2015), trên thế giới có 59 quốc gia đã và đang xây dựng GDTC với tư cách là chiến lược quốc gia nhằm đóng góp vào sự phát triển tài chính toàn diện, đảm bảo tính bền vững của nền kinh tế. Ở Đông Nam Á, đến năm 2016 có 5 quốc gia đã thiết kế và triển khai các chiến lược GDTC toàn diện. Từ năm 2012, kiến thức về tài chính là một phần tùy chọn trong chương trình để đánh giá HS quốc tế (PISA) của OECD. Đó cũng chính là cơ sở để xây dựng chương trình chi tiết về GDTC trong trường học và bộ tiêu chuẩn quốc tế duy nhất về mức độ hiểu biết tài chính của những người trẻ. Theo Nguyễn Đăng Tuệ (2017), hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chú trọng xây dựng khung chương trình GDTC cá nhân. Cách thức xây dựng và triển khai GDTC cá nhân có thể được dạy thành một môn học riêng (Mĩ, Australia,) hoặc tích hợp vào các môn học có liên quan (Nhật Bản, Anh,). Theo UNICEF (2012), GDTC được thực hiện như sau: Từ 3 đến 5 tuổi, dạy trẻ em tập trì hoãn những thứ chúng mong muốn bằng cách: Khi trẻ đang xếp hàng chờ đợi, cha mẹ hãy thảo luận về tầm quan trọng của việc học cách chờ đợi những gì bé muốn và chuẩn bị ba lọ - mỗi lọ có nhãn “tiết kiệm”, “tiêu dùng” và “từ thiện”. Mỗi khi trẻ em nhận được tiền, hãy dạy con chia tiền vào các lọ; cho con sử dụng bình chi tiêu cho các giao dịch mua nhỏ, như kẹo hoặc nhãn dán. Tiền trong lọ “chia sẻ” có thể được gửi đến một người mà con biết là người đó cần nó, hoặc được sử dụng để quyên góp cho một người bạn. Lọ “tiết kiệm” nên dành cho các mặt hàng đắt tiền hơn. Cho trẻ đặt mục tiêu như mua đồ chơi không quá đắt để con có thể thực hiện trong một số hoặc nhiều ngày. Từ 6 đến 10 tuổi, trẻ em cần đưa ra lựa chọn về cách tiêu tiền và điều quan trọng phải giải thích cho trẻ hiểu tiền là hữu hạn, nên phải đưa ra những lựa chọn sáng suốt nếu không sẽ không có tiền để chi tiêu. Từ 11 đến 13 tuổi, dạy trẻ em càng tiết kiệm sớm, tiền có thể tăng nhanh hơn từ lãi kép (tiền lãi từ tiền tiết kiệm cũng như tiền lãi từ tiền lãi) và mô tả lãi suất kép bằng cách sử dụng các con số cụ thể. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 481 (Kì 1 - 7/2020), tr 43-48 ISSN: 2354-0753 44 Theo các tác giả Batty, Collins và Odders-White (2015), việc đưa các kiến thức về tài chính vào chương trình giảng dạy cho HS là một xu thế tất yếu của thời đại, giúp HS nhận thức đúng về giá trị của tiền và sức lao động, sử dụng tiền một cách đúng đắn và hiệu quả, từ đó phát triển các kĩ năng cần thiết để quản lí thành công tài chính của chính bản thân ở tuổi trưởng thành. OECD khuyến cáo rằng GDTC là một quá trình cần thực hiện trong một thời gian dài, bắt đầu càng sớm càng tốt và nên được dạy ở trường học để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả. Theo các tác giả Bernheim, Garrett và Maki (2001), GDTC nên xây dựng thành các chương trình giáo dục theo từng giai đoạn phát triển, cho phép trẻ em có được kiến thức và kĩ năng để xây dựng hành vi tài chính có trách nhiệm trong trường học. Ở Việt Nam, GDTC cá nhân cho HS đã được một số tổ chức tài chính quan tâm và hỗ trợ trong thời gian gần đây. Cũng theo tác giả Nguyễn Đăng Tuệ (2017), các chương trình được triển khai xuất hiện rải rác và không có tính hệ thống nên hiệu quả mang lại không cao. Trong chương trình hiện hành và Chương trình giáo dục phổ thông 2018, GDTC là một trong những nội dung tích hợp linh hoạt trong môn học và hoạt động của HS tiểu học. Một số nghiên cứu khoa học về việc xây dựng tài liệu GDTC để hỗ trợ giáo viên (GV) nâng cao hiệu quả khi triển khai dạy học ở Việt Nam đã được thực hiện. Tuy nhiên, hiệu quả của GDTC cho HS Việt Nam, đặc biệt ở giai đoạn tiểu học còn khá nhiều bất cập. Để xác định những bất cập tồn tại khi thực hiện GDTC cho HS tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp nguồn tư liệu cần thiết để đánh giá hiệu quả GDTC và là cơ sở để xây dựng các nội dung, hoạt động GDTC ở tiểu học cho phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Để đạt mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, đề tài đã sử dụng các phương pháp chủ yếu như sau: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng để nghiên cứu các tài liệu liên quan đến GDTC cho HS tiểu học trên thế giới và Việt Nam; nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể công bố ngày 26/12/2018 và chọn lọc những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS đối với các kiến thức, kĩ năng tài chính cá nhân được quy định trong chương trình, từ đó, làm cơ sở cho việc xây dựng các nội dung liên quan đến GDTC cần khảo sát. Phương pháp sử dụng bảng hỏi: Từ các kết quả nghiên cứu lí thuyết, thực tiễn, chúng tôi tiến hành xây dựng các phiếu khảo sát để tìm hiểu thực trạng GDTC tài chính cá nhân cho HS tiểu học tại một số gia đình và trường tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp thống kê, phân loại, phân tích, so sánh: Nhóm phương pháp này được sử dụng để xử lí các kết quả khảo sát; từ đó đưa ra các kết luận về thực trạng GDTC cho HS tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 2.2. Kết quả khảo sát phụ huynh và học sinh Chúng tôi tiến hành khảo sát HS và phụ huynh cùng một lớp trong 10 trường tiểu học về các nội dung liên quan đến việc sử dụng tiền của HS. Đối tượng khảo sát chia làm 03 mức độ: Trường, lớp, HS tại các khu vực đa số dân cư có thu nhập khá (Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Định và Quốc tế Tây Úc), thu nhập trung bình (Trưng Trắc, Tô Vĩnh Diện, Lương Thế Vinh) và thu nhập thấp (Chương Dương, Nguyễn Thị Minh Khai, Tạ Uyên, Vĩnh Lộc A). Mỗi lớp, chúng tôi thực hiện khảo sát cả HS và phụ huynh. Các phiếu khảo sát thu được sẽ được phân loại và xử lí theo cặp phụ huynh và HS nên số lượng phụ huynh và HS sẽ bằng nhau trong kết quả xử lí. Đồng thời, nghiên cứu tiến hành khảo sát GV về nội dung và biện pháp thực hiện giáo dục kĩ năng quản lí tài chính cho HS 15 trường tiểu học ở cả khu vực nội thành và ngoại thành tại TP. Hồ Chí Minh. Thời gian khảo sát từ tháng 3/2019 đến tháng 05/2019. Căn cứ vào sĩ số HS thực tế của từng trường khảo sát, nghiên cứu sẽ phát phiếu khảo sát đồng thời và xử lí theo cặp HS và phụ huynh. Sau khảo sát, số phiếu thu về của mỗi khối lớp không bằng nhau, mà dao động từ 314 (khối 1), 348 (khối 2), 339 (khối 3), 352 (khối 4) và 379 HS (khối 5). Kết quả này là do chúng tôi chỉ xử lí thống kê các phiếu khảo sát thu được đồng thời của cả phụ huynh và HS, thiếu một trong hai phiếu sẽ không đưa vào phân tích kết quả khảo sát. Sự chênh lệch trong kết quả giữa các khối lớp hầu như là do nghiên cứu không nhận lại được phiếu trả lời khảo sát của một số phụ huynh. Khi khảo sát đồng thời HS về việc có được cha mẹ cho tiền để tiêu vặt không và phụ huynh về việc có cần thiết phải cho con tiền tiêu vặt không, chúng tôi đã thu được kết quả như ở bảng 1. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 481 (Kì 1 - 7/2020), tr 43-48 ISSN: 2354-0753 45 Bảng 1. Kết quả khảo sát HS và phụ huynh về tiền tiêu vặt hàng ngày Lớp Tổng số HS Phụ huynh Cha mẹ có cho con tiền tiêu vặt không? Cha mẹ có cần thiết phải cho con tiền không Có Tỉ lệ (%) Không Tỉ lệ (%) Cần thiết Tỉ lệ (%) Không cần thiết Tỉ lệ (%) 1 314 252 80 62 20 176 56 138 44 2 348 299 86 49 14 244 70 104 30 3 339 318 94 21 6 291 86 48 14 4 352 341 97 11 4 324 92 28 8 5 379 371 98 8 2 367 97 12 3 Kết quả bảng 1 cho thấy, tỉ lệ HS được cha mẹ cho tiền tăng dần từ khối 1 (80%) đến khối 5 (98%) và số phụ huynh cho rằng cần thiết cho con tiền tiêu vặt cũng tăng từ 56% (lớp 1) đến 97% (lớp 5). Tuy nhiên, khi so sánh kết quả ở lớp 1, 2, 3 thì tỉ lệ phụ huynh lựa chọn đáp án cho câu hỏi “Cha mẹ có cần thiết phải cho con tiền không” thì đáp án là “không” giảm từ 44% (lớp 1) đến 14% (lớp 3), nhưng số HS được phụ huynh không cho tiền là chỉ từ 20% (lớp 1) đến 6% (lớp 3). Điều này cho thấy, có khá nhiều phụ huynh cho là không cần thiết phải cho con tiền nhưng thực tế vẫn cho. Nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên 20 phụ huynh chọn đáp án là không cần thiết để tìm câu trả lời vì sao vẫn cho con tiền tiêu. Kết quả, hầu như là sợ con thua kém với bạn bè hay bị bạn bè tẩy chay, hoặc phòng trường hợp con cần tiền đột xuất. Như vậy, kết quả này cho thấy đa số HS tiểu học ở các trường khảo sát đều được cung cấp tiền tiêu vặt và một số phụ huynh cho con tiền tiêu vì sợ con không bằng các bạn. Khảo sát số tiền mà HS được nhận hàng ngày từ phụ huynh, nghiên cứu thu được kết quả như bảng 2. Bảng 2. Kết quả khảo sát số tiền phụ huynh cho con hàng ngày Lớp Tổng số HS Số tiền/ngày Nhiều hơn 20.000 đồng Tỉ lệ (%) Từ 10.000 đến 20.000 đồng Tỉ lệ (%) Từ 5.000 đến ít hơn 10.000 đồng Tỉ lệ (%) Ít hơn 5.000 đồng Tỉ lệ (%) Không cho Tỉ lệ (%) 1 314 44 14 97 30,9 95 30,3 16 5,1 62 19,7 2 348 75 21,6 157 45,1 60 17,2 7 3,4 49 14,1 3 339 87 25,7 164 48,4 56 16,5 11 3,2 21 6,1 4 352 112 31,8 186 52,8 34 7,1 9 2,6 11 3,2 5 379 125 33 213 56,2 26 6,8 7 1,6 8 2,1 Kết quả khảo sát cho thấy, HS được phụ huynh cung cấp số tiền nhiều hơn 20.000 đồng/ngày và từ 10.000-20.000 đồng/ngày tăng dần từ khối 1 (44,9%) đến khối 5 (89,2%). Tỉ lệ HS ở khối 1 không được cho tiền (19,7%) hay cho dưới 5.000 đồng (5,1%) là cao nhất, sau đó tỉ lệ này giảm dần ở các khối lớp cao hơn. Tuy nhiên, vẫn có 2,1% HS lớp 5 không được cho tiền hằng ngày thuộc về trường quốc tế và một số HS thuộc diện hộ nghèo. Khi phụ huynh được hỏi về việc có hướng dẫn con sử dụng tiền không, nghiên cứu thu được kết quả cho thấy số phụ huynh hướng dẫn con sử dụng tiền của HS lớp 1, 2, 3 ít hơn 50%, nhưng tăng ở giai đoạn lớp 4 (74,4%) và lớp 5 (91%). Như vậy, kết quả khảo sát của chúng tôi khá tương đồng với kết quả khảo sát của Tổ chức cứu trợ trẻ em ở giai đoạn HS từ 11 đến 12 tuổi. Khảo sát của Tổ chức cứu trợ trẻ em cho thấy, 100% phụ huynh cho rằng việc giáo dục cho con biết giá trị của đồng tiền, biết quý công sức, hiểu những vất vả của cha mẹ trong việc kiếm tiền là hết sức cần thiết. 70% phụ huynh cho rằng nên để HS từ 11 đến 12 tuổi tự quản lí chi tiêu, tập cho biết việc tiêu tiền và nên giáo dục những kiến thức một cách chi tiết. Tuy nhiên, hầu hết phụ huynh không biết nên làm như thế nào hoặc đã làm nhưng không biết đúng chưa. Đặc biệt, vẫn còn khoảng cách giữa cha mẹ và con cái khi trò chuyện về các vấn đề “tiền bạc”. Trẻ em thường rất ái ngại khi xin tiền phải giải trình tiêu vào việc gì, tại sao, Kết quả khảo sát ở bảng 3 cho thấy, hầu như HS lớp 1, 2 sử dụng tiền để mua đồ ăn và đồ chơi, trong khi tỉ lệ HS mua dụng cụ học tập khá ổn định (44,5% ở lớp 5 đến 51% ở lớp 1). Việc bỏ tiền vào heo đất cũng được hơn 50% VJE Tạp chí Giáo dục, Số 481 (Kì 1 - 7/2020), tr 43-48 ISSN: 2354-0753 46 HS của các khối lớp lựa chọn, còn tiền để giúp bạn và mua quần áo tăng dần từ khối 1 đến khối 5. Không có HS nào trả lời là sử dụng tiền để đầu tư. Bảng 3. Kết quả khảo sát việc sử dụng tiền của HS Lớp Tổng số HS dùng tiền để Mua đồ dùng học tập Tỉ lệ (%) Mua đồ ăn Tỉ lệ (%) Mua quần áo Tỉ lệ (%) Bỏ heo tiết kiệm Tỉ lệ (%) Đồ chơi Tỉ lệ (%) Giúp bạn Tỉ lệ (%) 1 314 160 51 254 81 9 2,8 214 68,1 250 80 75 23,9 2 348 169 48,6 280 80,4 59 17 201 57,7 181 52 162 46,6 3 339 159 47 201 59,3 84 25 192 56,6 152 45 171 50,4 4 352 162 46 207 58,8 116 33 178 54,7 99 28,1 198 56,3 5 379 169 44,5 221 58,3 148 39 198 52,2 53 14 225 59,3 Khi được hỏi về cách HS để dành tiền, nghiên cứu thu được kết quả trong bảng 4. Kết quả này chỉ ra số HS các khối lớp đều để dành tiền vào heo đất hay làm việc nhà tăng dần từ khối 1 đến khối 5; một số HS lớp 1, 2 còn nhờ ba mẹ giữ giúp và rất ít HS biết gửi tiết kiệm. Bảng 4. Kết quả khảo sát cách để dành tiền của HS Lớp Tổng số HS để dành tiền bằng cách Bỏ heo Tỉ lệ (%) Nhờ ba mẹ giữ Tỉ lệ (%) Gửi tiết kiệm Tỉ lệ (%) Làm việc nhà Tỉ lệ (%) 1 314 88 28 46 14,6 5 1,5 44 14 2 348 118 34 54 15,5 6 1,7 63 18,1 3 339 153 45,1 24 7,1 5 1,4 66 19,5 4 352 168 47,7 8 3,2 8 2,2 72 20,5 5 379 187 49,3 3 0,8 18 4,8 84 22,3 Khi khảo sát HS muốn mua gì trong tương lai, thì hầu như HS đều ghi chưa có kế hoạch gì, chỉ có 123 HS của cả 5 khối lớp có câu trả lời khá đa dạng như mua nhà, xe hơi, đồng hồ, sân bóng, điện thoại thông minh, xe đạp, Điều này chứng tỏ hầu như HS vẫn chưa có ý thức trong việc lên kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Khảo sát phụ huynh về việc có cần thiết phải GDTC cho HS hay không, nghiên cứu chỉ ra đa số phụ huynh lớp 1, 2, 3 cho rằng không cần thiết phải dạy GDTC cho HS vì giai đoạn này HS còn nhỏ, chưa thể tự lập được và HS không nên sử dụng tiền ở giai đoạn này. Mặt khác, phụ huynh không muốn con mình bận tâm đến chuyện tiền bạc và chưa có ý thức sử dụng tiền hợp lí, sau này khi lớn lên sẽ tự có cách kiếm tiền riêng. Tuy nhiên, một số phụ huynh ở giai đoạn lớp 1, 2, 3 và đa số ở giai đoạn lớp 4 (72,4%) và lớp 5 (88,1%), cho rằng dạy GDTC cho HS là cần thiết vì các con cần phải biết cách tính toán và chi tiêu hợp lí, hiểu được giá trị của đồng tiền, giúp con biết tiết kiệm hay việc GDTC cho HS từ nhỏ sẽ trở thành thói quen tốt sau này. 2.3. Kết quả khảo sát giáo viên Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát 240 GV của 15 trường tiểu học ở hầu hết các quận huyện khác nhau trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Mỗi trường khảo sát từ 2 đến 5 GV/khối lớp và số lượng GV của mỗi khối là 48 người. Kết quả khảo sát GV về mức độ cần thiết GDTC vào nhà trường tiểu học được thể hiện chi tiết trong bảng 5. Bảng 5. Kết quả khảo sát GV về việc mức độ cần thiết GDTC cho HS tiểu học Lớp Tổng số Rất cần thiết Tỉ lệ (%) Cần thiết Tỉ lệ (%) Không cần thiết Tỉ lệ (%) 1 48 10 20,8 25 52,1 13 27,1 2 48 15 31,2 27 56,3 6 12,5 3 48 18 37,5 30 62,5 0 0 4 48 29 60,4 19 39,6 0 0 5 48 42 87,5 6 12,5 0 0 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 481 (Kì 1 - 7/2020), tr 43-48 ISSN: 2354-0753 47 Kết quả khảo sát GV ở bảng 5 cho thấy, tất cả GV của khối 3, 4, 5 đều cho rằng việc GDTC cho HS là rất cần thiết và cần thiết. Riêng ở khối 1 và 2 vẫn có tỉ lệ là 27,1% và 12,5% GV cho rằng không cần thiết do HS còn nhỏ và một số phụ huynh không cho con mang tiền đến lớp. Tuy nhiên, theo bảng khảo sát phụ huynh và HS thì số HS lớp 1, 2 được phụ huynh cho số tiền trên 10.000 đồng/ngày chiếm từ 44,9% đến 65,7%, chỉ có 19,7% (lớp 1) và 14,1% (lớp 2) HS không được cho tiền. Cũng theo khảo sát của Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế, ngày nay HS ngày càng được cha mẹ cho tiền tiêu vặt nhiều hơn, dao động thấp nhất là 50.000 đồng và cao nhất là 300.000 đồng/tuần. Hiện có tới 86% HS được cha mẹ cho tiền tiêu vặt. Tuy nhiên, có tới 68% chi tiêu không có kế hoạch. Đa phần các em chi tiêu cho nhu cầu cá nhân, gặp gỡ bạn bè như ăn uống, đi chơi, xem phim, mua đồ chơi, quần áo, mua truyện và những món đồ mình thích. Một số em có mục tiêu tiết kiệm để mua những món đồ đắt tiền như xe máy hoặc máy ảnh Rất ít em dành tiền để sử dụng khi có việc đột xuất. Bảng 6. Những khó khăn khi thực hiện GDTC cho HS STT Ý kiến Tần số Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 1 Tài liệu, phương tiện dạy học hỗ trợ GV còn ít, chỉ là kiến thức trong sách giáo khoa 36 40 42 43 45 2 Khi dạy học các nội dung chưa có tính hệ thống 37 37 45 46 48 3 Chưa được tập huấn kĩ 12 21 30 33 39 4 Nội dung bài học chưa thật sinh động và thu hút HS 9 17 19 27 37 5 Không đủ thời gian để giảng dạy 11 10 6 18 8 6 HS còn nhỏ 11 7 2 0 0 Chia sẻ những khó khăn mà GV gặp phải khi GDTC cho HS chi tiết trong bảng 6 gồm: tài liệu, phương tiện dạy học hỗ trợ GV còn ít, chỉ là kiến thức trong sách giáo khoa, các nội dung chưa có tính hệ thống là lựa chọn của hầu hết GV khảo sát từ lớp 1 đến lớp 5. Bên cạnh đó, rất nhiều ý kiến của GV chỉ ra khó khăn là chưa được tập huấn kĩ và nội dung bài học chưa thật sinh động, thu hút HS. Một số GV thì lựa chọn khó khăn là do không đủ thời gian để giảng dạy, đặc biệt là GV lớp 4 (18/48 GV khảo sát) vì chương trình các môn học của lớp 4 rất nhiều kiến thức. Khó khăn do HS còn nhỏ, là lựa chọn của một số GV lớp 1, 2, nhưng ít gặp hoặc không gặp đối với GV lớp 4 và 5. Tuy nhiên, các nhà giáo dục và học giả tài chính cho rằng con người, đặc biệt là trẻ nhỏ có thể tìm hiểu thêm các chương trình GDTC mang tính trải nghiệm. Tác giả Sherraden và cộng sự (2011) đã chứng minh GDTC là phù hợp với HS từ khi còn rất nhỏ và giúp cải thiện khả năng lưu giữ thông tin học tập. Cho HS tiếp cận với các dịch vụ tài chính cùng với GDTC có thể giúp các em phát triển các khả năng tài chính. Bảng 7. Kết quả khảo sát một số nội dung GDTC nên dạy cho học tiểu học STT Nội dung Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 1 Nguồn gốc và giá trị của tiền 0 2 32 39 48 2 Các mệnh giá tiền Việt Nam 12 15 45 48 48 3 Một số loại tiền trên thế giới 0 1 12 27 38 4 Tiền do đâu mà có 33 30 45 48 48 5 Những nguyên tắc đơn giản của tỉ phú 0 0 22 28 36 6 Phân biệt cần - muốn 0 8 19 37 48 7 Tiết kiệm tiền 27 30 36 48 48 8 Em giữ tiền như thế nào? 3 7 18 33 46 9 Tiêu dùng thông minh 0 1 24 35 45 10 Tiền làm từ thiện 25 30 48 48 48 11 Tiền để đầu tư sinh lời 0 0 0 0 0 Bảng 7 cho thấy, hầu hết GV của tất cả 05 khối lớp đều chọn 03 nội dung về GDTC cho HS gồm: tiền do đâu mà có, tiết kiệm tiền, tiền làm từ thiện. Các nội dung này nằm trong nguyên tắc SOS khi GDTC cho trẻ mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Nội dung các mệnh giá tiền Việt Nam được hầu như tất cả GV lớp 3, 4, 5 lựa chọn để dạy cho HS vì ở giai đoạn này HS đã học trong môn Toán đến con số hàng trăm ngàn nên có thể tính toán được. Riêng nội dung GDTC là “tiền để đầu tư sinh lời” không được một GV nào lựa chọn. Các nội dung GDTC còn lại được đa số GV lớp 3, 4, 5 lựa chọn nên dạy cho HS. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 481 (Kì 1 - 7/2020), tr 43-48 ISSN: 2354-0753 48 3. Kết luận Qua kết quả khảo sát, có thể thấy, đa số HS đã được tiếp xúc với tiền hàng ngày ngay
Tài liệu liên quan