Tóm tắt. Giáo dục văn hóa học đường là nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường
hiện nay, đặc biệt trong các trường đại học - nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao cho xã hội. Dưới tiếp cận giáo dục học, bài viết đưa ra các khái niệm về văn
hóa học đường, giáo dục văn hóa học đường và giáo dục văn hóa học đường cho
sinh viên. Đồng thời tập trung phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục văn hóa học
đường cho sinh viên một số trường đại học ở ba miền Bắc, Trung và Nam. Từ kết
quả đó, làm cơ sở đề xuất các biện pháp giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên
trong giai đoạn hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Interdisciplinary Sci., 2013, Vol. 58, No. 10, pp. 132-139
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG
CHO SINH VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Nguyễn Thị Hà Lan
Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức
Tóm tắt. Giáo dục văn hóa học đường là nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường
hiện nay, đặc biệt trong các trường đại học - nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao cho xã hội. Dưới tiếp cận giáo dục học, bài viết đưa ra các khái niệm về văn
hóa học đường, giáo dục văn hóa học đường và giáo dục văn hóa học đường cho
sinh viên. Đồng thời tập trung phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục văn hóa học
đường cho sinh viên một số trường đại học ở ba miền Bắc, Trung và Nam. Từ kết
quả đó, làm cơ sở đề xuất các biện pháp giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên
trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Văn hóa học đường, giáo dục văn hóa học đường, sinh viên.
1. Mở đầu
Những năm gần đây, văn hóa học đường (VHHĐ) và Giáo dục văn hoá học đường
(GDVHHĐ) đã và đang là vấn đề quan tâm của các nhà giáo dục và các nhà văn hóa.
Văn hóa nói chung và VHHĐ nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhân
cách người học, cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường; góp phần xây dựng và giáo
dục môi trường học tập, rèn luyện, giao tiếp lành mạnh, văn minh. Nghiên cứu thực trạng
GDVHHĐ cho SV các trường đại học có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp các nhà quản lí
giáo dục, các nhà giáo dục đánh giá khách quan về VHHĐ, hiệu quả GDVHHĐ để tìm ra
những biện pháp nâng cao chất lượng GDVHHĐ cho SV trong giai đoạn hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm
- Văn hóa học đường
Theo PGS.TS Đào Thị Oanh [3;10], VHHĐ là giá trị cần có của một nhà trường.
Đó là một cấu trúc gồm 3 thành tố:
Ngày nhận bài: 30/12/2012. Ngày nhận đăng: 30/6/2013.
Liên hệ: Nguyễn Thị Hà Lan, e-mail: nguyenhalan.hdu@gmail.com
132
Thực trạng giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay
+ Hệ thống thái độ và niềm tin của tất cả những cá nhân trong và ngoài nhà trường.
+ Hệ thống các chuẩn mực văn hóa của nhà trường.
+ Hệ thống các mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân bên trong trường với nhau,
giữa các cá nhân của trường với cộng đồng.
Theo GS.TS Phạm Minh Hạc [1;7], VHHĐ là hệ thống các chuẩn mực, giá trị giúp
các cán bộ quản lí nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên
có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp.
Dưới góc độ Tâm lí học, GS.TS Phạm Minh Hạc và PGS.TS Đào Thị Oanh đều đã
nhấn mạnh VHHĐ là hệ thống các chuẩn mực văn hóa của nhà trường yêu cầu các nhà
quản lí, giáo viên và học sinh cần phải thực hiện.
Với tiếp cận Giáo dục học, theo chúng tôi: VHHĐ là toàn bộ yếu tố vật chất (không
gian, cảnh quan. . . ), nội quy của nhà trường và những hệ thống chuẩn mực giá trị trong
trường phù hợp với chuẩn mực văn hóa chung của xã hội và môi trường sư phạm, đảm bảo
cho các hoạt động trong trường học diễn ra lành mạnh, đạt mục tiêu giáo dục. Như vậy,
VHHĐ được thể hiện ở việc bố trí, xây dựng và giữ gìn cảnh quan, môi trường học đường
(khuôn viên, phòng học, giảng đường...) đảm bảo tính thẩm mĩ, giáo dục, góp phần tạo
nên môi trường và phương tiện giáo dục HS-SV; biểu hiện thông qua ý thức, hành vi... của
CB, GV, HS-SV trong nhà trường phù hợp với chuẩn mực văn hóa xã hội (VHXH) và nội
quy, quy định của nhà trường.
- Giáo dục văn hóa học đường
Theo chúng tôi, giáo dục văn hóa học đường chính là các hoạt động có mục đích,
có kế hoạch của các cấp quản lí giáo dục, các tổ chức, tập thể, cá nhân có chức năng và
nhiệm vụ giáo dục để góp phần hình thành môi trường học đường văn hóa lành mạnh, văn
minh; hình thành được nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ, giáo viên- giảng viên và
HS - SV phù hợp với chuẩn mực văn hóa xã hội và nội quy, quy định của nhà trường.
VHHĐ không chỉ thể hiện ở trình độ văn hóa của người học, người dạy, các nhà
quản lí trong trường mà còn ở cảnh quan sư phạm và các yếu tố tác động đến hoạt động
giáo dục trong nhà trường. Vì vậy, GDVHHĐ là quá trình tác động đến tất cả các yếu tố
cơ bản tạo nên quá trình dạy học và giáo dục trong nhà trường nhằm xây dựng môi trường
học đường văn minh.
- Giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên
GDVHHĐ cho SV là quá trình tác động có mục đích của các nhà giáo dục nhằm
hình thành và phát triển cho SV các giá trị văn hóa và hành vi thói quen văn minh phù
hợp với quy định của nhà trường và chuẩn mực, yêu cầu của xã hội của xã hội.
Như vậy, GDVHHĐ là nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường, nó góp phần giáo
dục toàn diện nhân cách cho học sinh, SV và tạo điều kiện cho người học được học tập và
hoạt động trong một môi trường văn hóa.
2.2. Thực trạng giáo dục VHHĐ cho SV hiện nay
Phương pháp nghiên cứu:
133
Nguyễn Thị Hà Lan
Đối tượng tiến hành khảo sát: Trên 33 CB, GV của một số trường ĐH Hồng Đức,
ĐH Vinh, ĐHSP Hà Nội (gồm CB quản lí SV, GV một số khoa) và 450 SV thuộc các
khoa: Khoa Tâm lí - Giáo dục và Khoa Toán (Đại học sư phạm hà Nội); Khoa Khoa học
xã hội và Khoa Kinh tế - QTKD (Đại học Hồng Đức), Khoa Giáo dục (Đại học Vinh).
Phương pháp điều tra bằng phiếu với hệ thống các câu hỏi kín. Trong phiếu điều
tra, các câu hỏi tập trung vào các nội dung GDVHHĐ, có phần đáp án trả lời được đưa ra
3 mức độ đánh giá tương ứng với các điểm số 2,1,0. Mức độ đánh giá của các đối tượng
được xác định bằng số trên thang điểm theo cách tính trung bình cộng. Đối với dạng câu
hỏi kín, có thể phân tích dựa trên các biến độc lập như: khối ngành sư phạm và ngoài
sư phạm (đối với SV); nhiệm vụ công tác (đối với CB, GV). Các số liệu điều tra được
xử lí bằng phần mềm SPSS 11.5 nhằm thu thập, phân tích số liệu về thực trạng giáo dục
văn hóa học đường cho SV, làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp giáo dục
VHHĐ cho SV trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 1. Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục VHHĐ cho SV
Các biện pháp giáo dục
VHHĐ
Kết quả đánh giá của CB, giảng viên và SV
Cán bộ, Giảng viên Sinh viên
(Tính theo X) (Tính theo X)
QLSV CBGD
Trung
bình
Khối sư
phạm
Ngoài sư
phạm
Trung
bình
Tuyên truyền, phổ biến cho SV
nội quy, quy định của VHHĐ
1,58 1,57 1,58 1,34 1,33 1,33
Giáo dục thông qua nội dung các
môn học liên quan
1,33 1,38 1,36 1,34 1,33 1,33
Giáo dục thông qua các buổi
sinh hoạt chính trị
1,33 1,43 1,39 1,36 1,35 1,36
Giáo dục thông qua nội dung các
phong trào hoạt động Đoàn, Hội
SV
1,83 1,67 1,73 1,71 1,71 1,71
CB, GV quan tâm nhắc nhở, giáo
dục SV
1,58 1,57 1,58 1,59 1,61 1,60
Kiểm tra định kì hoặc đột xuất
việc thực hiện VHHĐ của SV
1,67 1,67 1,67 1,66 1,67 1,67
Yêu cầu SV thực hiện nghiêm
túc nội quy của nhà trường
1,83 1,71 1,76 1,76 1,73 1,75
Định kì họp giao ban công tác
HS-SV
1,83 1,71 1,76 1,73 1,73 1,73
Sử dụng đội phát thanh để tuyên
truyền VHHĐ
1,58 1,57 1,58 1,63 1,61 1,62
Thông qua tập huấn, bồi dưỡng
các chuyên đề về VHHĐ
1,67 1,67 1,67 1,71 1,71 1,71
Qua điều tra các CB phòng công tác HS-SV và QLSV về thực trạng sử dụng biện
pháp giáo dục VHHĐ cho thấy: các biện pháp được CBQLSV và giảng viên lựa chọn và
134
Thực trạng giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay
sử dụng nhiều đó là: định kì họp giao ban công tác HS-SV; Tổ chức nội dung các phong
trào hoạt động Đoàn, Hội SV và Yêu cầu SV thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường
(cóX: 1,73 -1,76 -1,76 ở đánh giá của CB, GV và 1,71-1,75-1,73 ở đánh giá của SV). Các
biện pháp khác có mức độ sử dụng thấp hơn như: Giáo dục thông qua nội dung các môn
học liên quan; Giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt chính trị; Tuyên truyền, phổ biến
cho SV nội quy, quy định của VHHĐ; Sử dụng đội phát thanh để tuyên truyền VHHĐ.
Khi trao đổi, trò chuyện với cán bộ QLSV các khoa thì đa phần cho rằng các biện pháp
trên sử dụng không nhiều vì thực tế nội dung các môn học chưa tích hợp đầy đủ, sâu sắc
các nội dung về VHHĐ, các nội dung có liên quan thì tập trung nhiều ở môn thuộc chuyên
ngành của khoa KHXH nên các SV của các khoa khác trong trường không được tiếp cận.
Chỉ còn lại một số môn chung thuộc khoa Lí luận chính trị và khoa Tâm lí- Giáo dục song
các nội dung vẫn tập trung nhiều ở kiến thức thuộc chuyên ngành, chỉ có những giảng
viên quan tâm và mở rộng bài giảng để liên hệ và đề cập để SV nhận thức và thực hiện
các nội dung về VHHĐ. Các biện pháp còn lại sử dụng chưa nhiều vì quả thực nhà trường
đã chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ, vì vậy thời gian SV dành cho học tập rất
nhiều, chiếm phần lớn thời gian trong ngày. Vì vậy, để tổ chức các buổi sinh hoạt chính
trị, tuyên truyền phổ biến cho toàn thể SV trong trường là hết sức khó khăn. Do đó, các
biện pháp trên chưa được sử dụng nhiều trong thực tiễn giáo dục SV nói chung và giáo
dục VHHĐ cho SV nói riêng. Qua số liệu điều tra trên, chúng tôi thấy các CB, Giảng viên
đã phát huy vai trò giáo dục của mình đối với việc giáo dục VHHĐ của SV; sử dụng các
biện pháp có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và điều kiện giáo dục. Tuy nhiên, các biện
pháp sử dụng cần phải được thực hiện theo quy trình hợp lí, chặt chẽ, đảm bảo việc tiếp
nhận đối với SV là tích cực và tự giác. Hơn nữa, cần có sự phối hợp các tổ chức, đoàn thể
trong trường để nâng cao hơn nữa hiệu quả của các biện pháp, góp phần nâng cao chất
lượng VHHĐ cho SV hiện nay.
Để đánh giá hiệu quả của các biện pháp giáo dục VHHĐ, chúng tôi tiến hành điều
tra và thu được kết quả như sau:
Bảng 2. Hiệu quả của các biện pháp giáo dục VHHĐ
Các biện pháp giáo dục
VHHĐ
Đánh giá của CB, giảng viên và SV về hiệu quả
của các biện pháp
Cán bộ, Giảng viên Sinh viên
(Tính theo X) (Tính theo X)
QLSV CBGD
Trung
bình
Khối sư
phạm
Ngoài
sư phạm
Trung
bình
Tuyên truyền, phổ biến cho
SV nội quy, quy định của
VHHĐ
1,58 1,57 1,58 1,34 1,33 1,33
Giáo dục thông qua nội dung
các môn học liên quan
1,33 1,38 1,36 1,34 1,33 1,33
Giáo dục thông qua các buổi
sinh hoạt chính trị
1,83 1,71 1,76 1,73 1,73 1,73
135
Nguyễn Thị Hà Lan
Giáo dục thông qua nội dung
các phong trào hoạt động
Đoàn, Hội SV
1,83 1,67 1,73 1,71 1,71 1,71
CB, GV quan tâm nhắc nhở,
giáo dục SV
1,58 1,57 1,58 1,59 1,61 1,60
Kiểm tra định kì hoặc đột
xuất việc thực hiện VHHĐ
của SV
1,67 1,67 1,67 1,66 1,67 1,67
Yêu cầu SV thực hiện nghiêm
túc nội quy của nhà trường
1,83 1,71 1,76 1,76 1,73 1,75
Định kì họp giao ban công tác
HS-SV
1,58 1,57 1,58 1,36 1,35 1,36
Sử dụng đội phát thanh để
tuyên truyền VHHĐ
1,58 1,57 1,58 1,63 1,61 1,62
Thông qua tập huấn, bồi
dưỡng các chuyên đề về
VHHĐ
1,71 1,71 1,71 1,73 1,73 1,73
Qua kết quả điều tra cho thấy, các biện pháp được CB, GV đánh giá mức độ hiệu
quả có khác nhau. Cụ thể, các biện pháp như: Giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt chính
trị, Giáo dục thông qua nội dung các phong trào hoạt động Đoàn, Hội SV; Yêu cầu SV
thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường đều được CBQLSV và SV đánh giá cao (có
X: 171-167-171 ở CB, GV vàX:173-171-175 ở SV). Kết quả đó phản ánh tầm quan trọng
của các hoạt động sinh hoạt chính trị- văn hóa- xã hội trong trường và hơn nữa sự quan
tâm, nghiêm khắc của CB, Giảng viên trong việc theo dõi, đôn đốc và yêu cầu SV thực
hiện nghiêm túc nội quy quy định của nhà trường. Tuy nhiên, một số biện pháp lại chưa
được hiệu quả, đó là các biện pháp: Giáo dục thông qua nội dung các môn học liên quan,
Định kì họp giao ban công tác HS-SV, Sử dụng đội phát thanh để tuyên truyền VHHĐ
(có X: 1,38-1,57-1,57 ở đánh giá của CB, GV và X: 1,33-1,36-1,62 ở đánh giá của SV).
Qua trao đổi trò chuyện với CB, giảng viên về lí do đánh giá mức độ của các biện pháp
trên chưa cao thì phần lớn các CB, GV cho rằng trong nội dung các môn học chưa có
sự tích hợp đầy đủ, rõ ràng các nội dung về VHHĐ, có chăng mới chủ yếu tập trung chú
trọng đến giáo dục đạo đức, lối sống cho SV mà không đề cập đến các nội dung khác của
VHHĐ như: ý thức tổ chức, kỷ luật, tính tự giác rèn luyện của mỗi người, KNS... Đối với
biện pháp Định kì họp giao ban công tác HS-SV thì cả CBQLSV, giảng viên và SV đều
cho rằng công tác này tuy nhà trường triển khai tốt song bộ phận cán bộ lớp, các bộ đoàn
chưa có kỹ năng lĩnh hội đầy đủ các nội dung của cuộc họp, thiếu trách nhiệm với tập thể
và kỹ năng tuyên truyền, phổ biến các nội dung, yêu cầu của các cuộc họp nên việc tác
động đến nhận thức, thái độ và hành vi của SV chưa cao.
136
Thực trạng giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay
2.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên
2.3.1. Xây dựng môi trường học đường (trường học) văn minh, thân thiện
Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF) đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỉ qua ở nhiều nước trên thế giới.
Đây có thể xem là giải pháp quan trọng, tác động trực tiếp và thường xuyên đến quá trình
hình thành và phát triển VHHĐ cho SV. Môi trường học đường cần phải thể hiện sự văn
minh, văn hóa và thân thiện với SV, với giảng viên. Trước hết thể hiện ở sự thiết kế, xây
dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, thực hành, vui chơi, giải trí phù
hợp với SV. Bên cạnh đó cần xây dựng các mối quan hệ Thầy trò, bạn bè văn hóa, gần gũi,
nhân văn. Đó là những nhân tố và điều kiện để tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả,
góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và hoàn thiện nhân cách cho SV.
2.3.2. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục VHHĐ
Kết quả điều tra thực trạng cho thấy, SV vẫn còn yếu về KNS, về VHHĐ. Qua trao
đổi, trò chuyện thì đa số các em đều chưa có hiểu biết đầy đủ, đúng đắn về VHHĐ, chưa
được tham gia nhiều hoạt động để hình thành VHHĐ và GDVHHĐ cho bản thân. Điều
kiện giao tiếp hạn chế nên các em thấy tự ti, nhút nhát trong quan hệ, giao tiếp và mong
muốn Đoàn trường, Hội SV tổ chức nhiều hoạt động gắn với GDVHHĐ để các em có điều
kiện học tập, rèn luyện.
Hoạt động giáo dục VHHĐ cần phải được tổ chức thường xuyên dưới nhiều hình
thức phong phú, đa dạng để SV có điều kiện học tập, trải nghiệm và rèn luyện. Thể hiện
ở phong cách giảng viên, cán bộ nhân viên của nhà trường, lồng ghép giáo dục VHHĐ
trong nội dung các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, chính trị - xã hội, vui chơi, giải trí; tổ
chức các cuộc thi. . .
2.3.3. Xây dựng, triển khai tập huấn cho sinh viên những chuyên đề riêng về VHHĐ,
GDVHHĐ
Bên cạnh việc lồng ghép các nội dung về VHHĐ, GDVHHĐ, nhà trường cần chú
trọng phối hợp với các tổ chức giáo dục trong và ngoài trường để triển khai, tập huấn cho
SV những chuyên đề riêng về VHHĐ, GDVHHĐ. Thực tế kết quả điều tra cho thấy phần
lớn SV chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ và nội dung, tầm quan trọng của VHHĐ,
sự cần thiết của tự giáo dục bản thân để thực hiện VHHĐ. Các chuyên đề này có thể do
Đoàn trường, Hội sinh viên tổ chức hoặc mời các khoa như: Giáo dục chính trị và Tâm lí
- Giáo dục tổ chức tập huấn. Xây dựng các hình thức và phương pháp tập huấn phong phú
và bổ ích để thu hút sự quan tâm và hứng thú của HSSV đối với vấn đề này. Việc tổ chức
tập huấn cho SV các chuyên đề riêng về VHHĐ, GDVHHĐ là cần thiết không chỉ giúp
các em rèn luyện bản thân, thực hiện tốt nội quy của trường mà quan trọng là hình thành
cho các em các kĩ năng sống lành mạnh, văn minh và tự chủ trong các môi trường khác
nhau.
137
Nguyễn Thị Hà Lan
2.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục VHHĐ
Bên cạnh việc triển khai các hoạt động giáo dục thì công tác kiểm tra đánh giá là
vô cùng quan trọng. Kiểm tra - đánh giá kịp thời, nghiêm túc sẽ giúp cho các nhà quản
lí giáo dục, các cán bộ giáo dục, các giảng viên nắm bắt kịp thời tình hình và kết quả tự
giáo dục của SV trong từng giai đoạn nhất định. Trước tiên là cán bộ quản lí HSSV ở các
khoa cần nghiêm túc kiểm tra, nhắc nhở kịp thời các vi phạm của HSSV về VHHĐ. Giảng
viên là những người trực tiếp giảng dạy và giáo dục HSSV. Vì vậy, giảng viên cũng cần
nghiêm túc kiểm tra, đánh giá để nhắc nhở, uốn nắn những lệch lạc của HSSV trong việc
thực hiện VHHĐ (thông qua việc thực hiện nội quy của trường về thái độ, ứng xử, nền
nếp học đường. . . ) Vì vậy, cần có sự phối kết hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cấp quản
lí HS-SV trong nhà trường, đó là: Phòng công tác HS-SV- Lãnh đạo khoa - Trợ lí công tác
HS-SV của khoa và cán sự lớp, cán sự đoàn. Các cấp quản lí trên cần thực hiện kế hoạch
và quy trình đánh giá VHHĐ của SV một cách nghiêm túc và khách quan dựa trên những
tiêu chí đã được xây dựng và thống nhất, công khai.
2.3.5. Xây dựng hệ thống nội quy, quy định của nhà trường về văn hóa học đường
và hệ giá trị riêng của trường
Để việc dạy học ở mỗi trường học đạt hiệu quả cao, thiết nghĩ trước hết phải trang
bị cho người học những kiến thức về giáo dục, tự giáo dục để họ hình thành ý thức và hành
vi thực hiện tự giác các nội quy, quy định của nhà trường. Tuy nhiên thực tế hiện nay, HS
- SV vi phạm nội quy, quy định và vi phạm các giá trị đạo đức ngày càng nhiều. Qua điều
tra thực trạng cho thấy một trong những nguyên nhân khiến các em vi phạm VHHĐ là
do thiếu quy định và yêu cầu rõ ràng về VHHĐ cũng như các hình thức tuyên truyền phổ
biến các nội quy đó; thiếu hệ giá trị của trường để định hướng cho SV tiếp nhận để phấn
đấu, rèn luyện.
Theo GS. TS Phạm Minh Hạc [1], mỗi trường học, không phân biệt cấp học nên
xây dựng hệ giá trị, nội quy riêng để mọi thành viên đồng thuận, lấy đó là mục tiêu phấn
đấu. Đặc biệt là hệ giá trị. Trong gần một thập kỉ trở lại đây, UNICEF, UNESCO đã đưa
ra chương trình giáo dục giá trị và đã mạng lại kết quả giáo dục có ý nghĩa ở nhiều nước.
Singapore là một nước đi đầu trong khu vực về chất lượng giáo dục, là nước đã sớm xác
định và xây dựng hệ giá trị riêng cho ngành giáo dục, cho các trường học và điều đó đã
ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng học tập, rèn luyện của HS và công tác của cán bộ,
giáo viên nhà trường.
2.3.6. Bồi dưỡng kiến thức và năng lực tập huấn về văn hóa học đường cho cán bộ
QLSV, cán bộ đoàn, Giáo viên chủ nhiệm - Cố vấn học tập
Trong công tác giáo dục nói chung và GDVHHĐ nói riêng, việc trang bị cho SV
những kiến thức về VHHĐ và sự cần thiết, tầm quan trọng của VHHĐ và GDVHHĐ trong
các trường đại học là vô cùng quan trọng. Những kiến thức về VHHĐ ít có điều kiện để
SV tiếp nhận một cách đầy đủ, đúng đắn và thẩm thấu một cách tự giác, tích cực trong bản
thân mỗi người. Công việc đó cần phải được các cán bộ làm công tác giáo dục như: Cán
bộ CTHSSV, cán bộ QLSV, GVCN-CVHT và cán bộ Đoàn trong nhà trường đảm nhiệm
138
Thực trạng giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay
và thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay việc tập huấn cho các cán bộ giáo dục về các vấn đề
của VHHĐ, GDVHHĐ vẫn chưa được chú trọng; chưa thống nhất và chỉ rõ được nội dung
của VHHĐ cũng như các biện pháp để GDVHHĐ cho SV hiện nay. Thực tế giáo dục cho
thấy, việc tuyên truyền, tập huấn các vấn đề liên quan đến công tác giáo dục là rất quan
trọng bởi vì qua đó, giúp SV có những chuyển biến trong nhận thức, thái độ và hành vi
của bản thân trong việc thực hiện các yêu cầu giáo dục của nhà trường. Do đó, các cán bộ
giáo dục của nhà trường cần có những kỹ năng tập huấn cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ về công tác GDVHHĐ cho SV trong giai đoạn hiện nay.
3. Kết luận
Giáo dục VHHĐ là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của giảng viên, các nhà giáo
dục mà còn là trách nhiệm của mọi HSSV và các tổ chức, cán bộ trong nhà trường. Kết
quả GDVHHĐ sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục nhân cách toàn diện cho SV.
Nghiên cứu thực trạng giáo dục VHHĐ cho SV, đề xuất các biện pháp GDVHHĐ cho SV
trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy
học và giáo dục trong các trường đại học, góp phần giáo dục thế hệ trí thức tương lai phát
triển hài hòa về phẩm chất và năng lực, có lối sống văn hóa, đảm bảo cho sự thành công
trong cuộc sống và lao động, trở thành người có ích cho xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Minh Hạc, 2009. Văn hóa học đường: Khái niệm và việc xây dựng thông qua
giáo dục giá trị. Tạp chí Nghiên cứu con người số 2.
[2] Kỷ yế