Thực trạng hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ tại Học viện Ngân hàng

Quá trình quốc tế hóa làm thay đổi hoạt động của các trường đại học trên toàn thế giới. Tác động dễ thấy nhất là sự thay đổi vai trò của trường đại học. Sự thay đổi tiếp theo là, các trường đại học bắt buộc phải tham gia vào quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Hợp tác quốc tế (HTQT) về khoa học và công nghệ (KHCN) đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các trường đại học, bởi những ảnh hưởng tới sự phát triển của trường đại học nói chung và cơ hội nghề nghiệp của từng giảng viên nói riêng. Bài viết này tập trung vào các vấn đề: (i) Giới thiệu khái quát hoạt động HTQT về KHCN; (ii) thực trạng hoạt động HTQT về KHCN của Học viện Ngân hàng (HVNH); (iii) đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu HTQT về KHCN tại HVNH.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ tại Học viện Ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số Xuân 212+213- Tháng 1&2. 2020 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Thực trạng hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ tại Học viện Ngân hàng1 Đinh Thị Thanh Long Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 21/07/2019 Ngày nhận bản sửa: 23/08/2019 Ngày duyệt đăng: 18/09/2019 Quá trình quốc tế hóa làm thay đổi hoạt động của các trường đại học trên toàn thế giới. Tác động dễ thấy nhất là sự thay đổi vai trò của trường đại học. Sự thay đổi tiếp theo là, các trường đại học bắt buộc phải tham gia vào quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Hợp tác quốc tế (HTQT) về khoa học và công nghệ (KHCN) đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các trường đại học, bởi những ảnh hưởng tới sự phát triển của trường đại học nói chung và cơ hội nghề nghiệp của từng giảng viên nói riêng. Bài viết này tập trung vào các vấn đề: (i) Giới thiệu khái quát hoạt động HTQT về KHCN; (ii) thực trạng hoạt động HTQT về KHCN của Học viện Ngân hàng (HVNH); (iii) đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu HTQT về KHCN tại HVNH. Từ khóa: Hợp tác quốc tế, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực, trường đại học. International scientific collaboration in bBanking Academy Internationalization has changed the landscape of higher education globally. It is notable that, internationalization has contributed for higher education role changes. The next paradigm shift is that universities are forced to participate in the process of cooperation and competition. International scientific collaboration has become a crucial consideration of universities due to its impacts on universities’ operation and development and on academic career. This paper aims to: (i) give an overview of international scientific collaboration; (ii) present some facts and figures about international scientific collaboration in Banking Academy; (iii) some recommendations are made to enhance human capacity to meets international scientific collaboration requirements in Banking Academy. Keywords: International collaboration, science and technology, human capacity, universities. Long Thi Thanh Dinh Email: longdtt@hvnh.edu.vn Banking Academy of Vietnam 1 Nội dung bài viết trích từ Đề tài NCKH cấp Học viện “Giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ tại Học viện Ngân hàng”, Mã số: DTHV.15/2018. ĐINH THỊ THANH LONG 65Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 1. Hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của trường đại học 1.1. Khái niệm HTQT về KHCN của trường đại học Đã từ lâu, trường đại học có hai chức năng truyền thống là giảng dạy và nghiên cứu phục vụ phát triển (Crayannis và Campbell, 2009). Chức năng giảng dạy gắn với chất lượng nguồn nhân lực, còn chức năng nghiên cứu phục vụ phát triển vừa giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vừa giúp giải quyết các vấn đề xã hội. Với những thay đổi về mặt cấu trúc nền kinh tế tri thức, và xu thế quốc tế hóa giáo dục đại học trên thế giới, trường đại học có thêm chức năng thứ ba là hoạt động đổi mới sáng tạo. Nếu trước Thế chiến thứ 2, trường đại học chủ yếu tập trung vào nghiên cứu cơ bản, thì trong nền kinh tế tri thức, trường đại học có thêm chức năng khởi tạo, trao đổi và ứng dụng tri thức rộng rãi cho toàn xã hội. Để thực hiện các chức năng của mình, các trường đại học trên thế giới nói chung và trường đại học của Việt Nam đã từng bước tham gia vào hoạt động HTQT về khoa học và công nghệ KHCN. Khái niệm HTQT về KHCN được nghiên cứu theo nhiều quan điểm, có thể là mối quan hệ, là một cấu trúc thể chế, hay là một quá trình. Theo cách tiếp cận quá trình, Bozeman (2014, tr. 2) cho rằng “hoạt động HTQT về KHCN là một quá trình xã hội qua đó con người tận dụng lợi thế từ kinh nghiệm, tri thức và kỹ năng xã hội để đạt được mục tiêu sản xuất tri thức, bao gồm tri thức đi kèm theo công nghệ”. Bozeman (2014) đã phát triển lý thuyết của Dietz và cộng sự (2001) nhấn mạnh nguồn lực xã hội (mối quan hệ, mạng lưới hoạt động) với nguồn lực con người (khả năng của nhà khoa học qua quá trình giáo dục và đào tạo) trong quá trình hợp tác. Khái niệm của Bozeman cần chú ý tới các vấn đề: - HTQT về KHCN phải là nơi tập trung các tài năng để sáng tạo tri thức và mang lại sản phẩm tri thức xác định được như là bài báo, bằng sáng chế, quan trọng hơn là phát triển công nghệ, phần mềm, đăng ký bản quyền. - Các bên tham gia hợp tác có thể là: (i) Người trực tiếp có tên đồng tác giả trên kết quả hợp tác; (ii) người không ghi danh trên kết quả hợp tác nhưng chia sẻ nguồn lực con người lớn như giáo sư góp ý, đưa ra ý tưởng chính cho đề tài của nghiên cứu sinh nhưng không đứng tên trên đề tài Tiến sỹ; hoặc những người có kiến thức sử dụng thiết bị nghiên cứu giúp thí nghiệm thành công nhưng không có tên trên đăng ký bằng sáng chế - Mục tiêu của quá trình hợp tác là “sản xuất tri thức” (producing knowledge) chứ không phải là “đạt được tri thức” (achieving knowledge). Do đó, nguồn lực tài chính và các nguồn vật chất khác có vai trò quyết định sự thành công của hoạt động hợp tác, nhưng chủ thể cung cấp tài chính và vật chất không được coi là các bên tham gia hợp tác. - Do quá trình hợp tác là “sản xuất tri thức” nên các nhà nghiên cứu tham gia với hai mục tiêu gắn với hai hoạt động nghiên cứu. Thứ nhất, mục tiêu hợp tác để gia tăng tri thức và củng cố sự nghiệp (Knowledge- focused) với kết quả nghiên cứu là số công trình khoa học được công bố, số trích dẫn, số tài liệu được sử dụng. Thứ hai, là mục tiêu hợp tác kinh tế Thực trạng hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ tại Học viện Ngân hàng 66 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020 để gia tăng của cải (property - focused collaborations) được đo lường bởi số lượng bằng sáng chế, số lượng công nghệ mới, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp và lợi nhuận thu về. Hai mục tiêu có mối liên hệ tương hỗ với nhau trong hoạt động hợp tác. Khoa học ứng dụng thường đòi hỏi kiến thức cơ bản mới, và doanh nghiệp lại góp vốn cho trường đại học nghiên cứu kiến thức cơ bản mới phục vụ doanh nghiệp. Với mục tiêu thứ nhất, chủ thể tham gia thông thường là các nhà khoa học trong trường đại học. Còn với mục tiêu thứ hai, chủ thể tham gia sẽ là các nhà khoa học và doanh nghiệp. 1.2. Vai trò của hợp tác quốc tề về khoa học và công nghệ tới hoạt động của trường đại học Hoạt động HTQT về KHCN có tác động trực tiếp giải quyết khó khăn của nhà trường, nâng cao năng lực nghiên cứu, là một tiêu chí xếp hạng trường đại học và góp phần thúc đẩy quá trình quốc tế hóa giáo dục đại học. 1.2.1. Giúp giải quyết các khó khăn trong hoạt động của trường đại học HTQT về KHCN đã từ lâu được coi là phương tiện thu hẹp khoảng cách giữa trường đại học ở các nước phát triển và trường đại học ở các nước đang phát triển. Tiếp theo, HTQT là hoạt động giúp chia sẻ chi phí, chia sẻ rủi ro, chia sẻ thất bại trong nghiên cứu khoa học (NCKH). Hơn thế nữa, HTQT về KHCN là một chỉ số đánh giá sự hấp dẫn, sự phát triển của ngành khoa học, vượt qua khuôn khổ khép kín hoặc những tư tưởng mang tính địa phương (Wagner, 2008), nhất là trong xu thế quốc tế hóa giáo dục đại học diễn ra mạnh mẽ. Và một điểm nổi bật nữa là trường đại học có được từ nguồn thu từ hoạt động HTQT về KHCN, nhất là trong bối cảnh các trường đại học tự chủ tài chính, và đặc biệt có ý nghĩa cho trường đại học định hướng nghiên cứu với đặc điểm chi phí luôn chiếm tỷ trọng lớn trong khoản chi thường xuyên. 1.2.2. Nâng cao năng lực nghiên cứu của trường đại học Nâng cao năng lực là một khái niệm đa chiều. Trong mạng lưới HTQT, OECD (2011) định nghĩa năng lực nghiên cứu cá nhân có thể là cá nhân nhà khoa học, tổ chức hoặc quốc gia kèm theo ba chỉ tiêu đánh giá: Lựa chọn đối tác hợp tác phù hợp, xây dựng mạng lưới và tối ưu hóa kỹ năng được đào tạo/ chuyển giao. Trường đại học ở các nước đang phát triển có nhiều lợi ích khi hợp tác với các nước phát triển xây dựng năng lực nghiên cứu (Aldieri và cộng sự, 2017). - Sự phù hợp trong lựa chọn đối tác được hiểu là xây dựng năng lực khoa học. Thực tế cho thấy, trường đại học ở các nước kém phát triển có thể nhận được sự hợp tác nâng cao năng lực “mềm” (soft) và xây dựng cơ sở hạ tầng “cứng” (hard) từ các nước phát triển. - Chỉ tiêu thứ hai đánh giá năng lực là sự tham gia các mạng lưới khoa học của trường đại học. Hoạt động HTQT về KHCN với các công bố quốc tế tự động kết nối tên tuổi các nhà nghiên cứu với mạng lưới nghiên cứu học thuật toàn cầu (Scientific domain networks) như ISI, Scopus Trường đại học hợp tác nghiên cứu với các chủ thể khác trong nền kinh tế gồm chính phủ nước ngoài, công ty nước ngoài tạo thành mạng lưới nghiên cứu thể chế (Academic institutional networks). ĐINH THỊ THANH LONG 67Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Trường đại học cũng có thể tham gia mạng lưới nghiên cứu theo khu vực địa lý giữa các quốc gia, vùng, lãnh thổ, hợp tác nghiên cứu Bắc - Nam; Nam - Nam - Một khía cạnh khác về nâng cao năng lực chính là cải thiện kỹ năng mà đối tác hợp tác kỳ vọng trường đại học có được. Ngoài các kỹ năng về NCKH, hoạt động HTQT về KHCN cũng đòi hỏi các kỹ năng khác như kỹ năng tìm kiếm và quản lý dự án hợp tác cả về tài chính và nhân sự, kỹ năng duy trì quan hệ 1.2.3. Tác động tới khả năng cạnh tranh thông qua xếp hạng trường đại học Xu thế tự chủ tài chính và tự chủ học thuật bắt buộc các trường đại học phải quan tâm tới khả năng cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá, xếp hạng trường đại học. Trên thế giới hiện nay có ba hệ thống đánh giá xếp hạng trường đại học được chấp nhận rộng rãi là The Academic Ranking of World Universities; Times Higher Education (THE) World University Rankings; và Quacquarelli Symonds (QS) World Bảng 1. Chỉ tiêu về nghiên cứu khoa học trong đánh giá xếp hạng trường đại học Nguồn Tiêu chí Chỉ tiêu Trọng số Academic Ranking of World Universities Kết quả nghiên cứu (Research Output) - Số lượng công trình công bố trên tạp chí ISI (Papers published in Nature và Science) 20% - Số lượng trích dẫn của công trình công bố trên tạp chí ISI và SSCI (Papers indexed in Science Citation Index - expanded và Social Science Citation Index) 20% Chất lượng đội ngũ nghiên cứu (Quality of Faculty) - Số lượng các nhà nghiên cứu có chỉ số trích dẫn cao trong 21 danh mục của ISI (Highly cited researchers in 21 broad subject categories) 20% THE World University Rankings Hoạt động nghiên cứu (Research e volume, income và reputation) - Khảo sát về danh tiếng nghiên cứu (Research reputational survey) 19,5% - Thu nhập từ hoạt động nghiên cứu (Research income) 5,25% - Số lượng công trình nghiên cứu tính trên một cá nhân nghiên cứu (Papers per research và academic staff) 4,5% Chỉ số trích dẫn (Citations research influence) - Chỉ số trích dẫn trung bình cho mỗi công trình công bố (Citation impact (normalized average citation per paper) 32,5% QS World University Rankings Chỉ số trích dẫn (Citations research influence) - Đo lường ảnh hưởng học thuật của công trình công bố 20% QS ASEAN Hoạt động nghiên cứu - Uy tín học thuật (Academic reputation) 30% - Chỉ số trích dẫn bài viết trong danh mục Scopus (Citations per paper) 10% Tham gia mạng lưới nghiên cứu quốc tế - Đo lường sự đa dạng về hoạt động HTQT về KHCN với các tổ chức khác trên toàn thế giới 10% Nguồn: Aldieri và cộng sự 2017; Tổng hợp của tác giả Thực trạng hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ tại Học viện Ngân hàng 68 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020 University Rankings. Hệ thống đánh giá xếp hạng QS, World University Rankings còn đưa ra 10 chỉ số cho các trường đại học khu vực ASEAN, chỉ rõ tiêu chí tham gia mạng lưới KHCN quốc tế. Bảng 1 cho thấy kết quả nghiên cứu chiếm trọng số ít nhất 20% trong tổng số các chỉ tiêu xếp hạng đại học. Đặc biệt chỉ số trích dẫn được đề cao theo xếp hạng của The Academic Ranking of World Universities (chiếm 40%), THE World University Rankings (32,5%). Riêng THE World University Rankings cho thêm tiêu chí thu nhập từ NCKH. Chính vì thế, hoạt động HTQT về KHCN giữa các trường đại học, giữa các nhà nghiên cứu được coi là ưu tiên trong chính sách HTQT về KHCN của quốc gia (Kotsemir, 2015). 1.2.4. Tác động tới quá trình hội nhập quốc tế của trường đại học Quá trình hội nhập quốc tế của trường đại học đòi hỏi trường đại học phải hợp tác nghiên cứu. Đến lượt mình, hoạt động HTQT về KHCN của trường đại học tác động ngược lại quá trình hội nhập quốc tế của trường đại học. Bản chất hoạt động HTQT về KHCN là quá trình thay đổi năng lực sản xuất tri thức của chính trường đại học, hướng tới chuẩn mực quốc tế. Do đó, hoạt động HTQT về KHCN giúp trường đại học là cơ hội, thách thức, hoặc là rút ngắn hoặc kéo dài thời gian hội nhập quốc tế. Đồng thời, hoạt động HTQT về KHCN tác động tới hoạt động sản xuất mang tính toàn cầu với những sáng kiến đổi mới công nghệ được áp dụng. Ngoài ra, hoạt động hợp tác là bằng chứng thực nghiệm xác đáng giải thích cho chính sách HTQT về KHCN của Chính phủ về lĩnh vực cần ưu tiên, đối tượng cần ưu tiên trong quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa. 2. Thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ tại Học viện Ngân hàng 2.1. Chỉ tiêu tăng trưởng của hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ 2.1.1. Số lượng bài công bố quốc tế Trong vòng 10 năm qua, giảng viên HVNH công bố số lượng bài báo và bài hội thảo khoa học tương đối ổn định, trung bình xung quanh mức 250 bài báo và 400 Bảng 2. Thống kê số lượng bài báo, kỷ yếu sự kiện khoa học của HVNH 2012 - 2019 Năm học Bài báo Bài kỷ yếu Trong nước Quốc tế Tổng cộng SL bài báo/ đề tài Trong nước Quốc tế Tổng cộng SL bài kỷ yếu/ đề tài 2012 - 2013 227 2 229 6,54 240 5 245 6,8 2013 - 2014 233 7 240 9,6 351 9 360 14,4 2014 - 2015 260 7 267 8,1 374 4 378 11,5 2015 - 2016 232 3 235 12,4 491 9 500 26,3 2016 - 2017 275 24 299 10,3 412 39 451 15,6 2017 - 2018 264 36 300 5,9 365 79 444 8,7 2018 - 2019 222 32 254 4,7 138 36 174 3,3 Nguồn: Viện NCKH Ngân hàng, HVNH 2 3 Số liệu tính đến 30/4/2019. ĐINH THỊ THANH LONG 69Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng bài hội thảo cho một năm (Bảng 2). Tổng số bài báo quốc tế là 112, trong đó có 55 bài báo đăng tải trên tạp chí thuộc danh mục Scopus, 6 bài báo đăng tải trên tạp chí thuộc danh mục ISI. Điều đáng chú ý là, số lượng bài báo và bài hội thảo công bố quốc tế có sự tăng đột biến trong ba năm học từ 2016- 2019. Số lượng bài báo quốc tế dao động khoảng 30 bài. Số lượng bài hội thảo quốc tế cao nhất trong cả giai đoạn vào năm 2017- 2018 lên tới 79 bài. HVNH cũng công bố 10 bài báo được hợp tác với các trường đại học nước ngoài. Bài báo hợp tác đầu tiên được công bố năm 2011, và hoạt động này vắng bóng sau 6 năm. Sau đó, 2 năm gần đây 2017- 2018, số lượng bài viết công bố tăng lên tương ứng là 3 và 5 bài. Tính đến tháng 5/2019, có thêm một bài viết HTQT. 2.1.2. Số lượng hội thảo, tọa đàm quốc tế Hội thảo quốc tế đầu tiên được tổ chức tại HVNH vào năm 2009, kết hợp với đại học Birmingham- Vương quốc Anh. Sau đó, hoạt động này luôn được duy trì hàng năm, được cán bộ, giảng viên hưởng ứng nhiệt tình. Năm học 2017- 2018 có 2 hội thảo. Năm học 2018 - 2019, HVNH đã tổ chức 6 hội thảo, tọa đàm. Năm học 2019 - 2020, HVNH lên kế hoạch tổ chức 2 hội Bảng 3. Số lượt trích dẫn của tác giả Học viện Ngân hàng trên Scopus STT Tác giả Tên bài viết Số trích dẫn 1 Trần An Hải (2019) Meromorphic Functions on Annuli Sharing Few Small Functions with Truncated Multiplicities 1 2 Hoàng Phương Dung (2019) The central role of customer dialogue and trust in gaining bank loyalty: an extended SWICS model 1 3 Mai Hương Giang (2019) Total factor productivity of agricultural firms in Vietnam and its relevant determinants 1 4 Phạm Đức Anh (2019) Does female representation on board improve firm performance? A case study of non-financial corporations in Vietnam 1 5 Đoàn Ngọc Thắng (2018) Trade efficiency, free trade agreements and rules of origin 3 6 Nguyễn Thị Lâm Anh (2018) Diversification and bank efficiency in six ASEAN countries 3 7 Trần Thị Xuân Thơm (2018) Exchange rate and trade balance in vietnam: A time series analysis 1 8 Đỗ Phương An (2017) Second Main Theorem and Unicity of Meromorphic Mappings for Hypersurfaces in Projective Varieties 4 9 Hoàng Thị Thu Hiền (2017) Governance and compliance in accounting education in Vietnam–case of a public university 2 10 Hoàng Phương Dung (2017) Role of corporate social responsibility in managing relationship quality and loyalty: An empirical study among Vietnamese young consumers in retail context 1 11 Pham Thi Hoang Anh (2011) Responding to the global financial crisis: Vietnamese exchange rate policy, 2008–2009 6 Nguồn: Scopus Thực trạng hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ tại Học viện Ngân hàng 70 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020 thảo quốc tế. Bên cạnh đó, cán bộ, giảng viên HVNH cũng tích cực gửi bài tham gia hội thảo quốc tế tại các trường đại học, cơ sở đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài. Số lượng bài viết đăng tải tại các hội thảo quốc tế tăng mạnh trong ba năm học gần đây. Riêng năm học 2017- 2018 có 79 bài hội thảo quốc tế, gắn với sự kiện hội thảo khoa học giữa HVNH và Trường Đại học Tổng hợp Tài chính trực thuộc chính phủ Liên bang Nga. 2.2. Chỉ tiêu đánh giá tác động học thuật của hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ Tác động học thuật của hoạt động HTQT về KHCN được thể hiện qua chỉ số trích dẫn toàn cầu và chỉ số trích dẫn toàn cầu trung bình. Trong danh mục Scopus, một số tác giả HVNH bắt đầu có chỉ số trích dẫn (Bảng 2). Số lượt trích dẫn cao nhất thuộc về tác giả Phạm Thị Hoàng Anh, lĩnh vực tài chính - ngân hàng với số lượt trích dẫn 6. Đỗ Phương An với bài viết thuộc lĩnh vực toán học có số trích dẫn 4. Cũng trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng có bài viết của tác giả Nguyễn Thị Lâm Anh và Đoàn Ngọc Thắng được trích dẫn 3 lần. Tác giả Hoàng Phương Dung có 2 bài viết về Marketing quốc tế được trích dẫn 2 lần. Các bài viết khác có số lượt trích dẫn 1 lần. 3. Chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ 3.1. Chỉ tiêu đánh giá thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của cá nhân 3.1.1. Về số lượng đồng tác giả quốc tế Trong số 4 bài viết đăng tải trên tạp chí thuộc danh mục ISI, có 2 bài viết công bố đồng tác giả quốc tế. Đó là bài viết của tác giả Đoàn Ngọc Thắng và Bùi Duy Hưng (Bảng 3). 10 tác giả HVNH có đồng công bố quốc tế trên tạp chí thuộc danh mục Scopus, có 5 bài viết các tác giả HVNH được đứng tên thứ nhất (số thứ từ 1 - 5 và 9 Bảng 3). Đối tác quan trọng nhất là các tác giả thuộc trường đại học Nhật (4 bài), tác giả trường đại học Úc (3 bài), tác giả trường đại học Đài Loan 2 bài. Các tác giả đến từ trường đại học Newzealand và, Pháp, Mỹ đóng góp 1 bài. 3.1.2. Hoạt động di chuyển thể nhân Với hoạt động di chuyển thể nhân, hoạt động HTQT về KHCN thể hiện nổi bật nhất là loại hình cử cán bộ, giảng viên HVNH đi đào tạo ở nước ngoài ở bậc học thạc sỹ và tiến sỹ (Bảng 4). Số lượng giảng viên tham gia chương trình đào tạo Thạc sỹ ở nước ngoài tăng mạnh vào giai đoạn 2010- 2014 từ 12 giảng viên lên 37. Và đây chính là tiền đề cho hầu hết giảng viên h
Tài liệu liên quan