Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trước yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Tổng số 442 sinh viên Khoa Tâm lí – Giáo dục, Khoa Giáo dục Tiểu học và Khoa Giáo dục mầm non của trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế tham gia vào nghiên cứu thông qua việc trả lời bộ trắc nghiệm giao tiếp của V.P Dakharov, bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy kĩ năng giao tiếp của sinh viên còn hạn chế, đa số ở mức trung bình và mức thấp; không có sự khác biệt về mức độ kĩ năng giao tiếp ở sinh viên nam, sinh viên nữ, sinh viên giới tính thứ 3 và giữa các ngành học. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để nhà trường, giảng viên xây dựng được các biện pháp nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho sinh viên một cách có hiệu quả. Mặt khác, giúp sinh viên nhận thức đúng về thực trạng kĩ năng giao tiếp của bản thân, từ đó có ý thức trong việc rèn luyện để nâng cao kĩ năng giao tiếp.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
186 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0039 Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 186-195 This paper is available online at THỰC TRẠNG KĨ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Hồ Văn Dũng* và Nguyễn Thị Ngọc Bé Khoa Tâm lí – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trước yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Tổng số 442 sinh viên Khoa Tâm lí – Giáo dục, Khoa Giáo dục Tiểu học và Khoa Giáo dục mầm non của trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế tham gia vào nghiên cứu thông qua việc trả lời bộ trắc nghiệm giao tiếp của V.P Dakharov, bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy kĩ năng giao tiếp của sinh viên còn hạn chế, đa số ở mức trung bình và mức thấp; không có sự khác biệt về mức độ kĩ năng giao tiếp ở sinh viên nam, sinh viên nữ, sinh viên giới tính thứ 3 và giữa các ngành học. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để nhà trường, giảng viên xây dựng được các biện pháp nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho sinh viên một cách có hiệu quả. Mặt khác, giúp sinh viên nhận thức đúng về thực trạng kĩ năng giao tiếp của bản thân, từ đó có ý thức trong việc rèn luyện để nâng cao kĩ năng giao tiếp. Từ khóa: giao tiếp, kĩ năng giao tiếp, sinh viên sư phạm, Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 1. Mở đầu Kĩ năng giao tiếp (KNGT) được hiểu là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức về quá trình giao tiếp, về những yếu tố tham gia và tác động tới quá trình này cũng như sử dụng có hiệu quả và phối hợp hài hòa các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và phương tiện kĩ thuật để đạt mục đích đã định trong giao tiếp [1]. KNGT chiếm vị trí vô cùng quan trọng đối với cuộc sống thực tiễn, hoạt động lao động của con người, phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc. Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu quan trọng của con người. Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và tiến hành giao tiếp có kết quả, con người cần có kĩ năng giao tiếp, nhưng như I.C.Vapilic đã nói: “Giao thiệp với mọi người là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm được. Bất kì ai cũng phải học điều đó” [2]. Ở New Zealand, chương trình giáo dục đã chú ý xây dựng giáo dục các KNGT cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, mục tiêu của giáo dục New Zealand là làm thế nào giúp trẻ tự tin vào bản thân, khoẻ mạnh về thể chất và tâm hồn, có khả năng giao tiếp và tôn trọng tri thức [3]. Một trong bốn trụ cột của nền giáo dục toàn cầu trong thế kỉ XXI đã được UNESCO đề xuất là “học để cùng chung sống” và được coi là một trong những trụ cột quan trọng, then chốt của giáo dục hiện đại [4]. Một trong những kĩ năng (KN) toàn cầu đòi hỏi ở mỗi con người hoàn thiện là phải có “KNGT”. Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh cùng với Phòng thương mại và công nghiệp có sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc đã xuất bản cuốn KN hành nghề cho tương lai. Các KN hành nghề do cuốn sách trình bày bao gồm 8 KN trong đó KNGT là một KN được đề cập đầu tiên. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của KNGT trong xã hội [5]. Ngày nhận bài: 28/2/2020. Ngày sửa bài: 7/3/2020. Ngày nhận đăng: 2/4/2020. Tác giả liên hệ: Hồ Văn Dũng. Địa chỉ e-mail: dunghv72@gmail.com Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 187 Ở Việt Nam, có khá nhiều công trình nghiên cứu về KNGT, cụ thể nghiên cứu KNGT của sinh viên (SV) dưới góc độ KNGT sư phạm và các KN nghiệp vụ sư phạm của SV có các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Hoàn, Hoàng Anh (1999), Nguyễn Văn Luỹ và Lê Quang Sơn (2014); Nguyễn Thị Thanh Bình và Vũ Thị Ngọc Tú (2017); [6-8]. Trần Trọng Thủy với bài Tình người, giao tiếp và văn hóa giao tiếp (1998) đã phân tích mối quan hệ giữa tình người, văn hóa và giao tiếp. Giao tiếp chính là phương tiện thể hiện tình người, là hình thức tác động qua lại của con người trong quá trình sống và hoạt động cùng nhau [9]. Tác giả Lò Thị Mai Thoan (2005) cho rằng khả năng giao tiếp là một khả năng rất quan trọng đối với người làm nghề dạy học và có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động mà người giáo viên tiến hành như: dạy học và giáo dục,... [10]. Về vấn đề trở ngại trong giao tiếp của SV và SV sư phạm cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm. V.A. Cancalic (1987) khi nghiên cứu giao tiếp sư phạm đã nêu ra một số trở ngại trong giao tiếp của SV sư phạm như: Không biết cách dàn xếp, tổ chức một cuộc tiếp xúc; không hiểu lập trường của đối tượng giao tiếp; thụ động trong giao tiếp; có tâm trạng lo lắng, sợ hãi; lúng túng khi điều khiển trạng thái tâm lí của bản thân trong giao tiếp; không biết cách xây dựng mối quan hệ qua lại và đổi mới mối quan hệ đó tùy theo nhiệm vụ sư phạm; bắt chước máy móc cách ứng xử của các giáo viên [11]. Njumbwa (2008) thì lại giải thích vì thời gian trên lớp hạn chế, nên giáo viên chỉ hướng dẫn được những kĩ năng kĩ thuật cơ bản nên dẫn đến việc kĩ năng giao tiếp của SV không được tốt [12]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Bình (1996) cũng cho thấy trở ngại thường gặp ở SV khi giao tiếp thuộc về KNGT: “Lúng túng khi điều khiển giao tiếp với học sinh” và “Chưa làm chủ trạng thái tâm lí của bản thân” [11]. Kết quả nghiên cứu của Đậu Minh Long (2007) đã chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho SV sư phạm năm thứ nhất gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp là do thiếu kiến thức về giao tiếp và chưa được trang bị, rèn luyện về các KNGT [13]. Tác giả Huỳnh Cát Dung (2010) nghiên cứu về Trở ngại tâm lí trong giao tiếp của SV với giảng viên cho thấy: khi giao tiếp với giảng viên, SV gặp rất nhiều trở ngại về mặt tâm lí, biểu hiện của các trở ngại này rất đa dạng như không dám phát biểu ý kiến, phát biểu lí nhí khi có yêu cầu, nói chuyện trong lớp. Những biểu hiện này làm cản trở quá trình giao tiếp giữa giảng viên và SV, ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV, thậm chí làm mất đi sự năng động và khả năng diễn đạt ý kiến của SV. Nguyên nhân dẫn đến các trở ngại tâm lí trên là: khả năng diễn đạt ý kiến kém, thiếu tự tin vì hiểu biết môn học còn hạn chế, tính cách nhút nhát, sợ phát biểu trước đông người [14]. Nhìn chung, vấn đề KNGT đã được nhiều nhà xã hội học, tâm lí học nghiên cứu trên bình diện lí luận và thực tiễn. Về mặt lí luận, các công trình đã được đề cập đến những vấn đề lí luận về KNGT trong tâm lí học như khái niệm KNGT, vai trò, ý nghĩa của KNGT đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người nói chung, SV sư phạm nói riêng. Về mặt thực tiễn, đã có những công trình đã đề cập đến những vấn đề khó khăn và trở ngại về KNGT, phát triển KNGT và những tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp cho nhiều đối tượng nghiên cứu trong đó có SV sư phạm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu, bài viết nào phân tích thực trạng KNGT của SV Đại học sư phạm (ĐHSP), Đại học (ĐH) Huế. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng KNGT của SV trường ĐHSP, ĐH Huế (thông qua việc khảo sát dưới lát cắt tổng quát, và dưới các lát cắt khác nhau, bao gồm giới tính, khoa, chuyên ngành). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng, bài viết đề xuất các hướng nghiên cứu nhằm phát triển và nâng cao KNGT cho SV sư phạm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu Để đánh giá KNGT của SV trường ĐHSP, ĐH Huế, chúng tôi đã sử phương pháp trắc nghiệm Hồ Văn Dũng* và Nguyễn Thị Ngọc Bé 188 là chính. Trắc nghiệm được sử dụng là bộ trắc nghiệm giao tiếp gồm 80 câu hỏi của V.P. Dakharov [7]. * Trắc nghiệm giao tiếp của V.P. Dakharov gồm 80 câu hỏi chia thành 10 nhóm KN: KN thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp; KN cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp; KN lắng nghe đối tượng giao tiếp; KN tự chủ cảm xúc, hành vi; KN điều khiển đối tượng giao tiếp; KN diễn đạt cụ thể, dễ hiểu; KN linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp; KN thuyết phục đối tượng trong giao tiếp; KN điều khiển quá trình giao tiếp; Sự nhạy cảm trong giao tiếp. Cách tính điểm: Mỗi câu hỏi tình huống giao tiếp có 3 mức điểm: 2, 1, 0. Điểm 2: Có năng lực tương ứng và thường xuyên biểu hiện trong quá trình giao tiếp. Điểm 1: Năng lực giao tiếp xuất hiện không thường xuyên hoặc đôi khi mới xuất hiện trong quá trình giao tiếp. Điểm 0: Không có dấu hiệu của KN tương ứng (các dấu hiệu của KNGT không biểu hiện trong quá tình giao tiếp). Mỗi KNGT được biểu hiện qua 8 tình huống giao tiếp đặc thù, điểm số cao nhất của mỗi KN là 16 điểm, thấp nhất là 0 điểm. Thang đánh giá mỗi KNGT theo 5 mức sau: Từ 1,88 - 2,0 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức rất cao. Từ 1,5 - 1,87 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức cao. 1,0- 1,49 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức trung bình. Từ 0,63 - 0,99 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức thấp. Từ 0 - 0,62 điểm: Dấu hiệu của KNGT biểu hiện ở mức rất thấp. Trắc nghiệm có độ tin cậy cao với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,85, Cronbach alpha của từng nhóm KN là từ 0,75 đến 0,90. Kết quả này chứng tỏ thang đo có tính hiệu lực và độ tin cậy đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện ở 442 SV Khoa Tâm lí - Giáo dục, Khoa Giáo dục Tiểu học và Khoa Giáo dục Mầm non, trong đó Khoa Tâm lí - Giáo dục có 99 SV, Khoa Giáo dục Tiểu học 181 SV và Khoa giáo dục mầm non là 162 SV. SV nam là 62, SV nữ là 374, giới tính khác (giới tính thứ 3) có 6 SV. Kết quả được xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0 2.2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 2.2.1. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế dưới lát cắt tổng quát KNGT của SV trường ĐHSP, ĐH Huế được tính điểm dựa trên kết quả điều tra theo Trắc nghiệm giao tiếp của V.P. Dakharov bao gồm 80 câu hỏi chia thành 10 nhóm KN. Kết quả nghiên cứu dưới lát cắt tổng quát được thể hiện ở Biểu đồ 1. Kết quả nghiên cứu về mức độ KNGT ở SV trường ĐHSP, ĐH Huế ở Biểu đồ 1 cho thấy phần lớn SV có KNGT ở mức trung bình và thấp. Cụ thể: nhóm “KN cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp” có mức độ thấp nhất trong tổng số 10 nhóm KN. 9 nhóm KN còn lại nằm ở mức trung bình dao động từ 1,01 – 1,30. Mức độ chênh lệch giữa điểm trung bình cao nhất và thấp nhất không nhiều. Kết quả này có sự đồng nhất với các nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước. Cụ thể, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Toàn (2011) về KNGT của học viên trường Trung cấp cảnh sát nhân dân II cho thấy đa số học viên của trường chỉ đạt ở mức trung bình về KNGT [15]. Kết quả nghiên cứu của Châu Thúy Kiều (2010) về KNGT của SV sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ cho thấy chỉ có KN linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp đạt mức độ khác, 9 KNGT còn lại đạt mức độ trung bình [16]. Nghiên cứu của Lê Đức Thọ (2018) về thực trạng KNGT của SV trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng chỉ ra rằng trong tổng số 200 SV được khảo sát, không có SV nào đạt KNGT ở mức độ tốt, 71,5% SV có KNGT ở mức độ trung bình, mức độ khá là 10,5% SV và yếu là 18% SV [17]. Hay nghiên cứu của Lê Quang Sơn và Nguyễn Thị Diễm (2008) về đặc điểm giao tiếp của SV trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị cho thấy phần lớn SV có KNGT ở mức trung bình và trung bình thấp, cụ thể là 50,28% SV có KNGT ở mức trung bình, 26,81% ở mức trung bình thấp. Tỉ lệ SV đạt mức độ cao rất ít, chiếm 0,97% trong tổng số SV [18]. Một nghiên Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 189 cứu về KNGT của SV năm thứ nhất tại Đại học Giáo dục, Winneba dựa trên các bài tập ở lớp và kiểm tra cuối học kì cho thấy hầu hết SV đại học năm thứ nhất đều sử dụng KNGT viết không hiệu quả [19]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này không đồng nhất với nghiên cứu của một số nghiên cứu trên thế giới. Rosenfeld và cộng sự (1995) đã kiểm tra nghịch đảo của nghiên cứu Chesebro (1992) về những nguy cơ e ngại trong giao tiếp, bằng cách xem xét sự e ngại giao tiếp giữa các SV. Kết quả nghiên cứu lập luận rằng các SV có sự e ngại rất thấp và có mức độ giao tiếp tốt khi nói theo nhóm hoặc với mọi người [20]. Zanaton Haji Iksan và cộng sự (2011) nghiên cứu trên 533 SV năm cuối tại Đại học Kebangsaan Malaysia (UKM) cho thấy KNGT của SV ở mức độ tốt, với điểm trung bình là 3,89, mặt khác nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh KNGT là một trong những yếu tố của KN chung rất cần thiết trong SV đại học [21]. Biểu đồ 1. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế dưới lát cắt tổng quát Chú thích: KN1: Thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp KN6: Diễn đạt cụ thể, dễ hiểu KN2: Cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp KN7: Linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp KN3: Lắng nghe đối tượng giao tiếp KN8: Thuyết phục đối tượng trong giao tiếp KN4: Tự chủ cảm xúc, hành vi KN9: Điều khiển quá trình giao tiếp KN5: Điều khiển đối tượng giao tiếp KN10: Sự nhạy cảm trong giao tiếp Kết quả nghiên cứu về thực trạng KNGT của SV trường ĐHSP, ĐH Huế dưới lát cắt tổng quát cho thấy mức độ KNGT của SV khá thấp. Nguyên nhân lí giải ở đây là do các em chưa được trang bị đầy đủ về mặt nhận thức, tri thức về KNGT. Bên cạnh đó, cũng có thể do yếu tố văn hoá vùng miền, thành phố Huế là một thành phố thuộc miền Trung với đặc trưng không ồn ào, sôi động và bình yên, điều này dẫn đến sự thiếu năng động và tự tin trong quá trình giao tiếp của SV đang sống và học tập ở đây. Thực trạng này cho thấy SV trường ĐHSP, ĐH Huế cần được quan tâm và rèn luyện KNGT thường xuyên hơn. Nếu vấn đề KNGT không cải thiện và quan tâm đúng mức thì khi ra trường SV sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống. 1.06 0.98 1.05 1.01 1.22 1.28 1.22 1.13 1.13 1.3 K N 1 K N 2 K N 3 K N 4 K N 5 K N 6 K N 7 K N 8 K N 9 K N 1 0 KNGT của sinh viên Hồ Văn Dũng* và Nguyễn Thị Ngọc Bé 190 2.2.2. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế dưới lát cắt giới tính Để đánh giá sự khác biệt về giới tính và các KNGT, chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0 tiến hành phép kiểm định phương sai một yếu tố Anova. Kết quả so sánh điểm trung bình của từng KN xét trên bình diện giới tính được trình bày cụ thể ở Bảng 1. Dữ liệu nghiên cứu ở Bảng 1 cho thấy thực trạng KNGT của SV trường ĐHSP, ĐH Huế xét theo lát cắt giới tính không có sự khác biệt giữa nam, nữ và giới tính thứ 3 (tất cả các KNGT đều có kết quả p > 0,05). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy KNGT biểu hiện ở mức trung bình và ở mức thấp. KNGT ở mức trung bình và ở mức thấp. Đặc biệt là “KN cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp” ở SV nữ dưới mức trung bình (với ĐTB = 0,97). 9 KN còn lại có ĐTB dao động từ 1,04 - 1,30. Tương tự, ở nam giới và giới tính thứ 3, KNGT của SV có ĐTB dao động từ 1,01 – 1,38. Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy, dường như SV chưa biết cân bằng nhu cầu của bản thân trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Bên cạnh đó, SV còn hạn chế về khả năng tự kiềm chế và khả năng tự chủ cảm xúc, hành vi và nhạy cảm trong giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp, SV thường ít chủ động điều khiển quá trình giao tiếp, ít linh hoạt, mềm dẻo và tự chủ. Bảng 1. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế dưới lát cắt giới tính Các nhóm kĩ năng Nữ Nam Giới tính thứ 3 F P Số lượng ĐTB Thứ bậc Số lượng ĐTB Thứ bậc Số lượng ĐTB Thứ bậc KN 1 374 1,05 6 62 1,11 7 6 1,13 7 1,436 0,23 KN 2 374 0,97 9 62 1,01 9 6 1,15 6 1,27 0,28 KN 3 374 1,04 7 62 1,08 8 6 1,15 6 0,90 0,44 KN 4 374 1,01 8 62 1,01 9 6 1,04 8 0,07 0,97 KN 5 374 1,22 4 62 1,26 2 6 1,21 3 0,80 0,43 KN 6 374 1,29 2 62 1,24 3 6 1,17 5 1,17 0,32 KN 7 374 1,23 3 62 1,20 4 6 1,27 2 0,52 0,64 KN 8 374 1,12 5 62 1,17 5 6 1,17 5 0,86 0,46 KN 9 374 1,12 5 62 1,14 6 6 1,19 4 0,40 0,75 KN 10 374 1,30 1 62 1,28 1 6 1,38 1 1,24 0,30 Chú thích: ĐTB: Điểm trung bình Kết quả nghiên cứu đồng nhất với một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước. Nghiên cứu của Lê Đức Thọ (2018) về đề tài nghiên cứu thực trạng KNGT của SV trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng cho thấy, ở nam và nữ đều có khả năng giao tiếp ở mức trung bình, sự chênh lệch về KNGT giữa nam và nữ là không lớn. Hay kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Toàn (2011) về KNGT của học viên trường Trung cấp cảnh sát nhân dân II cũng cho thấy mức độ KNGT của học viên nam và học viên nữ là tương đương nhau và chủ yếu là ở mức độ trung bình (với p > 0,05) [15]. MacGeorge được trích dẫn bởi Mulac (1998) trong nghiên cứu của mình đã lập luận rằng: sự khác biệt giới tính trong phong cách giao tiếp của nam và nữ rất khó phát hiện, và rất khó để xác định về KNGT của một ai đó đơn giản từ lời nói của họ. Mulac (1998) đã yêu cầu một số SV đọc một đoạn giao tiếp và xác định giới tính của nhà văn. Ông phát hiện rằng SV không thể đoán chính xác giới tính của người giao tiếp. Từ đó ông kết luận một cách thuyết phục rằng, ngôn ngữ nói và viết được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày bởi nam và nữ thể hiện ở mức độ tương đồng Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 191 nhau [22]. Kết quả nghiên cứu của Châu Thúy Kiều (2010) về KNGT của SV khoa Sư phạm trường CĐ Cần Thơ cũng cho thấy kết quả giao tiếp của SV nam và nữ không có sự khác biệt quá lớn và gần như là tương đương với nhau [16] Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại không đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Nuray Selma Ozdipciner và cộng sự (2015) về các nhân tố ảnh hưởng đến KNGT của SV trường Pamukkale, Turkey [23]. Kết quả cho thấy phần lớn các SV nam có KNGT cao hơn SV nữ. Cụ thể, KNGT của SV nam là 74,8% còn SV nữ là 25,2%. Tác giả, John Gray đã viết nhiều cuốn sách về sự khác biệt mà nam giới và nữ giới phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Cuốn sách, Mars and Venus in the Workplace, là cuốn sách thứ chín trong chủ đề Sao Hỏa / Sao Kim mà ông bắt đầu viết vào năm 1993. Trong cuốn sách này, Gray cho rằng nam giới và nữ giới giao tiếp với các phong cách khác nhau. Và thông qua đó, ở nơi làm việc phụ nữ phải làm việc chăm chỉ gấp đôi nên KNGT của họ có phần hạn chế [24]. 2.2.3. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế dưới lát cắt các năm học Kết quả nghiên cứu ở Bảng 2 cho thấy KNGT của SV trường ĐHSP, ĐH Huế biểu hiện ở mức trung bình và mức thấp, cụ thể KNGT biểu hiện ở mức thấp như “KN cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp”; “KN lắng nghe đối tượng giao tiếp”; “KN tự chủ cảm xúc, hành vi hay KN thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp”. SV còn hạn chế về KN diễn đạt khi giao tiếp và thường rụt rè, nhút nhát trong tiếp xúc với người khác, với những người chưa quen biết. Nhiều SV không tự chủ được cảm xúc và hành vi trong giao tiếp. Mức độ chênh lệch giữa điểm trung bình cao nhất và thấp nhất không nhiều (0,37). Bảng 2. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế dưới lát cắt khối lớp Các nhóm kĩ năng SV 1 SV năm 2 SV năm 3 SV năm 4 F p SL ĐTB TB SL ĐTB TB SL ĐTB TB SL ĐTB TB KN 1 111 1,04 7 101 1,07 6 106 1,07 6 124 1,05 8 0,55 0,65 KN 1 111 0,97 8 101 0,99 9 106 0,99 7 124 0,98 9 0,23 0,88 KN 3 111 0,96 9 101 1,04 8 106 1,07 6 124 1,10 6 5,31 0,001 KN 4 111 0,96 9 101 1,05 7 106 0,97 8 124 1,06 7 3,75 0,011 KN 5 111 1,22 3 101 1,21 4 106 1,21 4 124 1,26 3 1,04 0,37 KN 6 111 1,27 2 101 1,28 1 106 1,27 2 124 1,30 2 0,53 0,66 KN 7 111 1,17 4 101 1,23 3 106 1,23 3 124 1,26 3 2,33 0,07 KN 8 111 1,10 6 101 1,13 5 106 1,13 5 124 1,16 4 1,22 0,30 KN 9 111 1,11 5 101 1,13 5 106 1,13 5 124 1,13 5 0,19 0,90 KN 10 111 1,29 1 101 1,26 2 106 1,30 1 124 1,33 1 1,53 0,21 Chú thích: SL: số lượng; TB: Thứ bậc; ĐTB: Điểm trung bình Kết quả trên cũng cho thấy hầu hết SV ở cả 4 khối đều có mức độ giao tiếp tương đương nhau và đều ở mức trung bình và thấp. Riêng ở nhóm KN 3 “KN lắng nghe đối tượng giao tiếp” giữa các năm có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê, với p = 0,001
Tài liệu liên quan