Tóm tắt. Bài báo phản ánh thực trạng mức độ thích ứng xã hội của học sinh trung
học cơ sở bằng TEST SSQ-SF (Social skills Questionnaire - Student Form). Các
tiêu chí đánh giá mức độ thích ứng là các khả năng đồng cảm, hợp tác, giải quyết
vấn đề, tự khẳng định mình, kiềm chế của học sinh. Kết quả thu được cho thấy mức
độ thích ứng xã hội của học sinh chủ yếu ở mức trung bình. Có khoảng 18% học
sinh có vấn đề về khả năng thích ứng xã hội. Kết quả nghiên cứu này khá phù hợp
với các số liệu nghiên cứu công bố ở Việt nam.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng mức độ thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 132-137
This paper is available online at
THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG XÃ HỘI
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Nguyễn Thị Huệ
Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo phản ánh thực trạng mức độ thích ứng xã hội của học sinh trung
học cơ sở bằng TEST SSQ-SF (Social skills Questionnaire - Student Form). Các
tiêu chí đánh giá mức độ thích ứng là các khả năng đồng cảm, hợp tác, giải quyết
vấn đề, tự khẳng định mình, kiềm chế của học sinh. Kết quả thu được cho thấy mức
độ thích ứng xã hội của học sinh chủ yếu ở mức trung bình. Có khoảng 18% học
sinh có vấn đề về khả năng thích ứng xã hội. Kết quả nghiên cứu này khá phù hợp
với các số liệu nghiên cứu công bố ở Việt nam.
Từ khóa: Thích ứng xã hội, học sinh trung học cơ sở, mức độ thích ứng.
1. Mở đầu
Trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện ngày một nhiều hơn về các hiện
tượng tự tử, bạo lực học đường, chán học, nghiện trò chơi điện tử (game), nghiện ma túy...
ở lứa tuổi thanh, thiếu niên mà nguyên nhân của nó thường liên quan đến khả năng thích
ứng xã hội của các em. Theo vietbao.com ngày 21 tháng 3 năm 2013, ở Việt Nam hiện
nay có đến 19,46% học sinh trong độ tuổi từ 10 -16 tuổi gặp trục trặc về sức khỏe tâm
thần. Hiện nay, trong nhà trường luôn luôn có một tỉ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe
tâm thần do áp lực bài vở, chạy đua điểm số, thành tích, học thêm... Hiện tượng lạm dụng
chất gây nghiện đang tăng nhanh chóng trong thanh, thiếu niên. Nghiên cứu 21.960 thanh
thiếu niên Hà Nội phát hiện 3,7% em có rối loạn hành vi. Khảo sát sức khỏe tâm thần học
sinh các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội bằng công cụ SDQ của Tổ chức Y tế
Thế giới chuẩn hóa Việt Nam cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học
và trung học cơ sở (THCS) trong độ tuổi 10 - 16 tuổi, tỉ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe
tâm thần chung là 19,46%.
Như vậy, việc nghiên cứu thực trạng mức độ thích ứng xã hội của học sinh THCS
để đưa ra các giải pháp can thiệp phù hợp là hết sức quan trọng và cấp thiết.
Ngày nhận bài: 5-10-2012. Ngày chấp nhận đăng: 20-4-2013
Liên hệ: Nguyễn Thị Huệ, e-mail: huenguyentlgd@gmail.com
132
Thực trạng mức độ thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sở
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá khả năng thích ứng xã hội của học sinh THCS chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu trên 4069 học sinh trên cả ba miền (Bắc, Trung, Nam), trên các khu vực (thành
phố, đồng bằng, miền núi...). Ở miền Bắc có Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên, Sơn La,
Ninh Bình. Miền Trung, Tây Nguyên có Thanh Hóa, Buôn Mê Thuột. Miền Nam có thành
phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang. Trong tổng số học sinh nói trên, số lượng cụ thể về giới
tính (nam-nữ), về độ tuổi (học sinh lớp 6 và học sinh lớp 8), về các vùng miền như sau
(Bảng 1):
Bảng 1: Tổng quát về khách thể điều tra
Địa danh Trường SL K6 K8 Nam Nữ Tổng
Hà Nội Phú Diễn 311 137 174 172 139 429
Viên Nội 118 55 63 59 59
Hải Dương Quốc Tuấn 178 93 85 87 91 318
Thanh Quang 140 93 47 75 65
Ninh Bình Khánh Thượng 178 92 86 72 106 304
Khánh Thịnh 126 52 74 62 64
Thái Nguyên Chu Văn An 408 200 208 153 255 607
Nguyễn Du 199 105 94 88 111
Sơn La
Nội Trú 118 55 63 59 59
216Tô Hiệu 98 48 50 51 47
Thanh Hóa Lí Tự Trọng 293 155 138 158 135 613
Trung Sơn 320 164 156 149 171
Buôn Ma Thuột
Nguyễn Trường Tộ 222 128 94 110 112
603Trần Hưng Đạo 381 218 163 190 191
Hồ Chí Minh Colette 358 186 172 161 197 358
Kiên Giang An Minh Bắc 300 150 150 131 169 621
Thạnh Yên 321 154 167 148 173
Tổng chung 4069 2085 1984 1925 2144 4069
Để đánh giá khả năng thích ứng xã hội của học sinh THCS chúng tôi sử dụng bộ
trắc nghiệm đánh giá trình độ các kĩ năng xã hội (Social skills Rating System-SSRS) của
hai tác giả Mỹ Gresham và Elliott 1990). Bộ trắc nghiệm đã được thích nghi ở nhiều nước:
Anh, Úc, Canada, Singapor,... Ở Việt Nam, bộ trắc nghiệm của Gresham và Elliott (1990),
đã được nhóm nghiên cứu của Trần Trọng Thủy (chủ nhiệm) và Nguyễn Công Khanh
thuộc đề tài B2001-49-01TĐ (2001-2004) thích nghi và chuẩn hóa. Bộ trắc nghiệm này
có mục đích đánh giá năng lực thích ứng xã hội trên cơ sở đo lường các kĩ năng xã hội cơ
bản, những khó khăn trong xử lí các mối quan hệ và năng lực xã hội của đứa trẻ thể hiện
ở gia đình và nhà trường.
Bộ trắc nghiệm cho phép thu thập thông tin để đánh giá về các mẫu ứng xử/hành vi
chi phối quan hệ giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh và nhóm bạn, giữa trẻ với cha
133
Nguyễn Thị Huệ
mẹ và việc các em thực hiện nhiệm vụ được giao có liên quan đến học đường.
Bộ trắc nghiệm này chỉ gồm 4 nhóm kĩ năng: hợp tác, quyết đoán, đồng cảm, kiềm
chế. Do yêu cầu về kĩ năng thích ứng xã hội của học sinh THCS ngày nay cần mở rộng,
chúng tôi tiến hành đưa thêm vào một tiểu trắc nghiệm giải quyết vấn đề.
Vậy trắc nghiệm SSQ-SF (Social skills Questionnaire - Student Form) được sử dụng
trong đề tài gồm các tiểu trắc nghiệm sau:
Tiểu trắc nghiệm đánh giá khả năng hợp tác gồm các câu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
Tiểu trắc nghiệm đánh giá khả năng tự khẳng định gồm các câu: 11, 12, 13, 14, 15,
16, 17, 18, 19, 20.
Tiểu trắc nghiệm đánh giá khả năng đồng cảm gồm các câu: 21, 22, 23, 24, 25, 26,
27, 28, 29, 30.
Tiểu trắc nghiệm đánh giá khả năng kiềm chế gồm các câu: 31, 32, 33, 34, 35, 36,
37, 38, 39, 40.
Tiểu trắc nghiệm đánh giá khả năng giải quyết vấn đề gồm các câu: 41, 42, 43, 44,
45, 46, 47, 48, 49, 50.
Cách đánh giá:
Những học sinh có điểm số cao hơn điểm trung bình của nhóm chuẩn từ 1 SD (độ
lệch chuẩn) trở lên được xem là những học sinh có khả năng thích ứng xã hội tốt. Ngược
lại, những học sinh có số điểm thấp hơn điểm trung bình của nhóm chuẩn từ 1SD (độ lệch
chuẩn) trở xuống được xem là những học sinh có khả năng thích ứng xã hội kém. Cụ thể
như sau:
- Nhóm học sinh có khả năng thích ứng xã hội thấp có số điểm: X 6 X − 1SD
(nhỏ hơn hoặc bằng điểm trung bình trừ đi 1 độ lệch chuẩn).
- Nhóm học sinh có khả năng thích ứng xã hội ở mức trung bình có số điểm: X −
1SD < X < X + 1SD (nằm trong khoảng ±1 độ lệch chuẩn).
- Nhóm học sinh có khả năng thích ứng xã hội cao có số điểm:X > X +1SD (lớn
hơn hoặc bằng điểm trung bình cộng 1 độ lệch chuẩn trở lên).
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như quan sát,
điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn... để thu thập thêm các thông tin cần thiết.
2.2. Các kết quả nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng về mức độ thích ứng xã hội của học sinh THCS qua các tiểu
trắc nghiệm
Theo số liệu thu được từ Bảng 2, xét về hành vi cho thấy rằng, điểm trung bình của
khả năng giải quyết vấn đề là cao nhất (1.38 điểm/item), sau đó đến khả năng hợp tác, khả
năng đồng cảm. Thấp nhất là điểm khả năng tự khẳng định (1.07 điểm/ item).
Xét về thái độ, điểm khả năng giải quyết vấn đề cũng cao nhất, bình quân mỗi item
là 1,55 điểm, tiếp theo là khả năng hợp tác, khả năng kiềm chế. Thấp nhất cũng là khả
năng tự khẳng định, trung bình mỗi item là 1,10 điểm.
134
Thực trạng mức độ thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sở
Như vậy, có thể nhận xét như sau: điểm trung bình biểu hiện các khả năng thích
ứng xã hội của học sinh THCS cả hành vi và thái độ đều ở mức trung bình. Trong các khả
năng được xem xét thì khả năng giải quyết vấn đề của học sinh là cao nhất và thấp nhất là
khả năng tự khẳng định.
Bảng 2: Điểm trung bình của các mặt thể hiện khả năng
thích ứng xã hội của học sinh THCS qua các tiểu trắc nghiệm
Các khả năng thích ứng xã hội Số học sinh Điểmtrung bình
Trung bình
(1 item)
Hợp tác
Hành vi 4069 13.61 1.36
Thái đội 4069 14.85 1.48
Tự khẳng định
Hành vi 4069 10.72 1.07
Thái độ 4069 11.05 1.10
Đồng cảm
Hành vi 4069 12.98 1.30
Thái độ 4069 13.56 1.35
Kiềm chế
Hành vi 4069 13.36 1.33
Thái độ 4069 14.32 1.43
Giải quyết vấn đề Hành vi 4069 13.82 1.38
Thái độ 4069 15.48 1.55
Từ kết quả thu được cho thấy, nhóm học sinh được khảo sát có biểu hiện mức độ
thích ứng tốt nhất là khả năng giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác, khả năng đồng cảm và
kém nhất là khả năng tự khẳng định.
2.2.2. Tỉ lệ các nhóm điểm của học sinh trên thang đo hành vi
Nhìn vào Bảng 3 ta thấy, nhóm học sinh có điểm hành vi trung bình là chủ yếu.
Nhóm học sinh điểm thấp chiếm tỉ lệ khoảng 18%, thấp hơn so với hai nhóm học sinh
điểm cao và nhóm học sinh điểm trung bình.
Bảng 3: Phân loại học sinh theo các nhóm điểm
trên thang đo hành vi về khả năng thích ứng xã hội
Các tiểu trắc nghiệm Số học sinh
Giá trị
trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Nhóm
học
sinh
điểm
thấp
Nhóm
học
sinh
điểm
trung
bình
Nhóm
học
sinh
điểm
cao
Hợp tác 4069 13.61 2.77 12.31% 61.02% 26.67%
Tự khẳng định 4069 10.72 3.51 23.59% 66.72% 9.69%
Đồng cảm 4069 12.98 3.48 14.94% 62,03% 23.03%
Kiềm chế 4069 13.36 3.00 23.62% 55.00% 21.38%
Giải quyết vấn đề 4069 13.82 2.88 14.92% 67.19% 17.89%
Trung bình chung 12.90 3.13 17.88% 62.39% 19.73%
135
Nguyễn Thị Huệ
Xét về các biểu hiện cụ thể cho thấy, tỉ lệ học sinh có điểm cao ở khả năng hợp tác
chiếm tỉ lệ cao nhất (26.67%), tiếp đến là khả năng đồng cảm và kiềm chế. Thấp nhất là
khả năng tự khẳng định (chưa đến 10%).
Từ kết quả thu được ta thấy học sinh THCS có biểu hiện hành vi thích ứng xã hội
chủ yếu ở mức độ trung bình. Có khoảng 18% học sinh có vấn đề về hành vi thích ứng
xã hội.
2.2.3. Tỉ lệ các nhóm điểm của học sinh trên thang đo thái độ
Bảng 4: Phân loại học sinh theo các nhóm điểm
trên thang đo thái độ về khả năng thích ứng xã hội
Các tiểu trắc nghiệm Số học sinh
Giá trị
trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Nhóm
học
sinh
điểm
thấp
Nhóm
học
sinh
điểm
trung
bình
Nhóm
học
sinh
điểm
cao
Hợp tác 4069 14.85 2.93 18.60% 65,00% 17.99%
Tự khẳng định 4069 11.05 3.64 18.97% 73.48% 7.55%
Đồng cảm 4069 13.56 3.71 16.47% 61.19% 22.34%
Kiềm chế 4069 14.32 3.23 18.48% 61.29% 20.23%
Giải quyết vấn đề 4069 15.58 3.51 15.61% 61.70% 22.69%
Trung bình chung 13.87 3.40 17.63% 64.53% 18.16%
Bảng 4 cho thấy, nhóm học sinh có điểm thái độ ở mức trung bình chiếm đại đa
số (các tiểu trắc nghiệm đều có kết quả trên 60% học sinh, trung bình chung là 64.53%).
Nhóm học sinh có điểm thái độ thấp chiếm gần 18%. Nhóm học sinh có điểm thái độ cao
chiếm hơn 18%. Trong các tiểu trắc nghiệm cho thấy khả năng giải quyết vấn đề, khả năng
đồng cảm có nhiều học sinh đạt điểm cao, kĩ năng tự khẳng định có ít học sinh đạt điểm
cao. Ngược lại, kĩ năng tự khẳng định lại có nhiều học sinh đạt điểm thấp, tiếp đến là khả
năng hợp tác và kiềm chế (trên 18%).
Bảng 5: Tỉ lệ học sinh có điểm hành vi và thái độ thấp
Các tiểu trắc nghiệm Nhóm học sinh thiếu hụt vềhành vi
Nhóm học sinh thiếu hụt về
thái độ
Hợp tác 12.31% 18.60%
Tự khẳng định 23.59% 18.97%
Đồng cảm 14.94% 16.47%
Kiềm chế 23.62% 18.48%
Giải quyết vấn đề 14.92% 15.61%
Trung bình chung 17.88% 17.63%
Đánh giá chung về khả năng thích ứng xã hội của học sinh THCS ở mặt thái độ chủ
136
Thực trạng mức độ thích ứng xã hội của học sinh trung học cơ sở
yếu cũng ở mức trung bình. Số học sinh có vấn đề về thái độ trong thích ứng xã hội cũng
khoảng 18%. Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua bảng tổng hợp (Bảng 5):
Phối hợp với các phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát chúng tôi đều thu được
các kết quả phù hợp với các kết quả nêu trên.
3. Kết luận
Khả năng thích ứng xã hội của học sinh THCS chủ yếu ở mức độ trung bình. Số
lượng học sinh có vấn đề về khả năng thích ứng xã hội khoảng 18%. Đây là một con số
khá lớn. Tuy vậy, thực tế hiện nay cả nhà trường, gia đình và xã hội chưa làm được gì
nhiều để giúp những trẻ có khó khăn này. Trong các biểu hiện kém thích ứng nhất là khả
năng tự khẳng định bản thân. Biểu hiện khả năng thích ứng cao hơn so với các tiểu trắc
nghiệm là khả năng đồng cảm và khả năng giải quyết vấn đề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Andreeva D. A, 1972. Những vấn đề thích ứng của sinh viên. Nxb Thanh niên cận vệ,
Maxcơva.
[2] Nguyễn Thanh Bình, 2010. Giáo trình giáo dục kĩ năng sống. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo hợp tác với UNICEF, 2003. Thực nghiệm giáo dục sống khỏe
mạnh và kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở. Tài liệu chương trình.
[4] Nguyễn Công Khanh, 2004. Nghiên cứu kĩ năng xã hội ở lứa tuổi học sinh trung học
cơ sở. Tạp chí thông tin Khoa học Giáo dục số 108.
[5] Nguyễn Công Khanh, 2004. Kĩ năng xã hội ở lứa tuổi trung học phổ thông. Tạp chí
Giáo dục số 94.
ABSTRACT
Situation level of social adaptation of high school students
This paper reflects the situation level social adaptation of secondary school students
with SSQ-SF TEST. The criteria assessment level adaptation is empathy, cooperation,
problem solving, self-affirmation, the student’s control. The results showed that the level
of social adaptation of students mostly moderate. Approximately 18% of students have
problems with social adaptation. The results of this study are quite consistent with the
data published research in Vietnam.
137