Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên trẻ ở trường trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục

Tóm tắt: Phát triển năng lực dạy học cho giáo viên nói chung, giáo viên trẻ nói riêng trong bối cảnh đổi mới giáo dục đang là một trong những vấn đề cấp bách và tiên quyết để đảm bảo sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Bởi vậy, các nghiên cứu gần đây tập trung làm rõ thực trạng năng lực dạy học của giáo viên phổ thông để từ đó có cơ sở đề xuất những biện pháp hiệu quả giúp nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên. Bài viết này tập trung phân tích thực trạng năng lực dạy học của giáo viên trẻ ở các trường Trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp để phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trẻ mới bước vào nghề ở trường Trung học phổ thông.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên trẻ ở trường trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
78 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0029 Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 78-89 This paper is available online at THỰC TRẠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN TRẺ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Trần Thị Tuyết Mai Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí học – Sinh lí lứa tuổi Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Phát triển năng lực dạy học cho giáo viên nói chung, giáo viên trẻ nói riêng trong bối cảnh đổi mới giáo dục đang là một trong những vấn đề cấp bách và tiên quyết để đảm bảo sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay. Bởi vậy, các nghiên cứu gần đây tập trung làm rõ thực trạng năng lực dạy học của giáo viên phổ thông để từ đó có cơ sở đề xuất những biện pháp hiệu quả giúp nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên. Bài viết này tập trung phân tích thực trạng năng lực dạy học của giáo viên trẻ ở các trường Trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp để phát triển năng lực dạy học cho giáo viên trẻ mới bước vào nghề ở trường Trung học phổ thông. Từ khóa: năng lực dạy học, giáo viên trẻ, trung học phổ thông, đổi mới giáo dục, học sinh. 1. Mở đầu Đội ngũ giáo viên (GV) là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục (GD). Do vậy, muốn phát triển giáo dục đào tạo (GD-ĐT), điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ GV. Trong nhà trường phổ thông nói chung, việc phát triển đội ngũ GV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng phải được coi là một giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng GD. Công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền GD Việt Nam, đổi mới Chương trình - Sách giáo khoa (CT-SGK) phổ thông hiện nay đang đặt ra nhiều yêu cầu mới về năng lực dạy học (NLDH) của GV, cụ thể như: GV phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho học sinh (HS) chiếm lĩnh tri thức; Coi trọng dạy học (DH) phân hóa cá nhân, biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội, biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kĩ thuật DH, tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Yêu cầu hợp tác làm việc với đồng nghiệp chặt chẽ hơn, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong các quan hệ xã hội, với cha mẹ HS, HS và các tổ chức xã hội khác... Để có được một đội ngũ có đủ năng lực để dạy theo CT- SGK mới, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải đánh giá đúng thực trạng NLDH của GV hiện nay, từ đó tiến hành đào tạo, bồi dưỡng để phát triển năng lực nghề nghiệp cho họ, nhất là GV trẻ mới vào nghề. Xuất phát từ yêu cầu đó, nhiều đề tài nghiên cứu về GV trẻ mới vào nghề đã được nghiên cứu. Phạm Thị Kim Anh với đề tài: “Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp cho GV trẻ (kinh nghiệm dưới 3 năm) của trường ĐHSP trong đào tạo giáo viên (2017) [1] đã tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ GV trẻ hiện nay và đưa ra những giải pháp hỗ trợ cho GV trẻ. Theo tác giả: “GV trẻ là những người vừa mới bước vào nghề, họ không chỉ trẻ về tuổi đời mà còn trẻ về tuổi nghề. Tuy hăng hái, giàu nhiệt huyết và cảm xúc nghề nghiệp, nhưng Ngày nhận bài: 21/2/2020. Ngày sửa bài: 2/3/2020. Ngày nhận đăng: 2/4/2020. Tác giả liên hệ: Trần Thị Tuyết Mai. Địa chỉ e-mail: tuyetmaik57tlgd@gmail.com Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên trẻ ở trường trung học phổ thông theo yêu cầu... 79 thiếu kĩ năng và kinh nghiệm thực tiễn. Vì thế, họ rất cần được rèn luyện, bồi dưỡng về nhiều mặt, nhất là về chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp” [ 1, tr11]. Bên cạnh đó, tác giả còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành:”Thực trạng NL đội ngũ GV phổ thông trung học trước yêu cầu đổi mới GD phổ thông (2016) [2], “Năng lực GV trẻ mới vào nghề và việc hỗ trợ nghề nghiệp cho GV trẻ ở trường THPT hiện nay” (2018) [3] cũng phản ánh về năng lực của GV phổ thông nói chung và GV trẻ nói riêng. Một số tác giả khác đi vào nghiên cứu biên soạn các tài liệu hỗ trợ nghề nghiệp cho GV tập sự, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng và NL sư phạm của đội ngũ GV trẻ, như: Nguyễn văn Lộc với đề tài “Biên soạn chương trình hỗ trợ GV tập sự” [4]; Đào Thị Oanh với bài viết “Nhu cầu của GV trẻ đối với nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm” [5]; Nguyễn Thị Kim Dung với bài viết “Thực trạng năng lực sư phạm của đội ngũ GV trẻ trong bối cảnh đổi mới GD phổ thông” [6]. Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích, đánh giá một cách toàn diện về năng lực sư phạm của GV trẻ cũng như chỉ ra những khó khăn, thách thức của GV trẻ khi mới bước vào nghề. Gần đây, Nguyễn Thanh Thủy (năm 2019) cũng đã đưa ra khái niệm về phát triển NLDH, chỉ rõ một số yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của người GV trong giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực cho GV đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới [7; tr71]. Một số nghiên cứu của Mỹ và các nước châu Âu cũng quan tâm đến chủ đề GV trẻ mới vào nghề. Các tác giả tiêu biểu là Sparrow, R. L (2000), [8]; Veenman (1984) [9]. Trong các nghiên cứu này, họ đã phân tích rõ đặc điểm nghề nghiệp của GV trẻ, những kì vọng và khó khăn, thách thức của GV mới vào nghề. Nghiên cứu của cộng đồng châu Âu trong dự án The Consortium Generational Change in the Teaching Profession cũng đã chỉ rõ GV trẻ mới vào nghề ở các trường học thường gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến khả năng thích ứng với môi trường thực tiễn ở các trường học; khả năng xử lí các tình huống bất thường của HS; vấn đề kĩ năng sư phạm, kĩ năng quản lí kỷ luật HS, cách thức đánh giá các kết quả đầu ra và hoạt động của HS,; mối quan hệ với phụ huynh HS và các GV khác trong trường [10]. Như vậy, có nhiều công trình nghiên cứu về NLDH của GV trẻ nói chung. Tuy nhiên, những nghiên cứu về thực trạng NLDH của GV trẻ theo yêu cầu đổi mới GD hiện nay thì ít có công trình nào đi sâu nghiên cứu. Bài viết này chúng tôi sẽ đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng về NLDH của GV trẻ theo yêu cầu đổi mới GD qua khảo sát thực tiễn, từ đó có những định hướng đề xuất biện pháp bồi dưỡng, phát triển NLDH cho GV trẻ hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Để tiến hành đánh giá thực trạng NLDH của GV trẻ ở trường Trung học phổ thông (THPT) hiện nay, chúng tôi khảo sát trên 50 GV THPT ở các tỉnh: Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình. Chúng tôi sử dụng phối kết hợp các phương pháp: phương pháp nghiên cứu lí luận; phương pháp nghiên cứu thực tiễn (phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia), phương pháp xử lí số liệu bằng Toán thống kê (sử dụng phần mềm SPSS). Trong đó, hai phương pháp chính được chúng tôi sử dụng là phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu. 2.2. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên trẻ ở trường trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục 2.2.1. Đánh giá khái quát về mức độ đạt được các năng lực dạy học của giáo viên trẻ ở trường trung học phổ thông theo yêu cầu đổi mới giáo dục Trần Thị Tuyết Mai 80 Bảng 1. Mức độ đạt được các NLDH của GV trẻ ở trường THPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục TT Các năng lực ĐTB ĐLC Thứ bậc 1 NLDH phân hóa 2,37 0,72 9 2 NLDH tích hợp 2,21 0,74 10 3 NL lập kế hoạch DH môn học theo chương trình đổi mới 2,72 0,83 2 4 NL lập kế hoạch bài học (Thiết kế giáo án) theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS (năng lực chuẩn bị) 2,42 0,62 8 5 NL tổ chức các hoạt động học tập của HS theo hướng hướng phát triển phẩm chất, năng lực (năng lực thực hiện kế hoạch bài học) 2,54 0,55 6 6 NL tổ chức và quản lí lớp học trong giờ học 2,68 0,68 3 7 NL kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của HS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực 2,48 0,65 7 8 NL xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ dạy học 2,92 0,58 1 9 NL thích ứng với sự thay đổi 2,65 0,83 4 10 NL phát triển chuyên môn qua dự giờ của GV hướng dẫn và của đồng nghiệp 2,64 0,60 5 Ghi chú: ĐTB cao nhất: 4; ĐTB thấp nhất: 1. (Điểm trung bình: ĐTB; Độ lệch chuẩn: ĐLC) Kết quả khảo sát trên cho thấy, mức độ đạt được các NLDH của GV trẻ trước yêu cầu đổi mới giáo dục chủ yếu đạt được ở mức “Trung bình - Khá”, với ĐTB chung các năng lực dao động trong khoảng từ 2,21 đến 2,92. Trong các NLDH trên, “Năng lực xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ dạy học” được GV đánh giá tốt nhất với ĐTB chung = 2,92. Điều này được GV trẻ lí giải rằng, đó là việc không khó khăn, bởi đã có những quy định hành chính hướng dẫn cụ thể và được kiểm duyệt thường xuyên. Mặt khác, công nghệ thông tin là phương tiện hỗ trợ họ trong việc quản lí và khai thác hồ sơ DH nên rất thuận lợi. Xếp vị trí thấp nhất và được đánh giá ở mức yếu nhất là các NL: “NLDH tích hợp” (với ĐTB = 2,21); “NLDH phân hóa” (ĐTB = 2,37); “NL lập kế hoạch bài học” (Thiết kế giáo án) (ĐTB = 2,42); “NL tổ chức các hoạt động học tập” (ĐTB = 2,54) và “NL kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của HS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực” (ĐTB = 2,48). Nhìn chung, qua quá trình khảo sát bằng phiếu hỏi, kết hợp với quan sát, phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy GV trẻ ở các trường THPT hiện nay còn yếu về các NL như: NL DH tích hợp; NL DH phân hóa, NL lập kế hoạch bài học (Thiết kế giáo án) theo hướng phát triển phẩm chất, NL HS 2.2.2. Đánh giá cụ thể về mức độ đạt được trong từng năng lực dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục Để tìm hiểu cụ thể, chi tiết hơn về mức độ đạt được trong từng NLDH nói trên, chúng tôi xây dựng bảng hỏi cho GV trẻ tự đánh giá về mức độ đạt được từng NL thành phần của các NLDH đó với 4 mức độ như sau: Mức 1: Chưa đạt; mức 2: đạt; mức 3: khá; mức 4: tốt. Kết quả thu được thể hiện qua các bảng dưới đây: a. Về NLDH tích hợp và NLDH phân hóa Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên trẻ ở trường trung học phổ thông theo yêu cầu... 81 Bảng 2. Đánh giá về mức độ đạt được của GV trẻ về NLDH phân hóa và NLDH tích hợp Ghi chú: ĐTB cao nhất: 4 ; ĐTB thấp nhất: 1. (Điểm trung bình: ĐTB; Độ lệch chuẩn: ĐLC) Kết quả khảo sát trên cho thấy, cả 2 NLDH phân hóa và tích hợp, tỉ lệ “đạt yêu cầu” khoảng trên dưới 40%. Trong NLDH phân hóa, vẫn còn nhiều GV trẻ chưa đạt yêu cầu ở một số NL như: “Thiết kế các chương trình/ các chủ đề/ các module và các kế hoạch bài học phù hợp với từng loại đối tượng” (chiếm 28,6%) và “Sử dụng các câu hỏi, bài tập đa dạng để phát triển tối đa tiềm năng của mỗi HS” (26,5%). NL đạt ở mức độ “tốt” chỉ có khoảng trên 10%, cao nhất là “NL tổ chức, lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức DH phù hợp với từng đối tượng” (14,3%). Đối với “NLDH tích hợp” cũng tương tự như vậy. Mức độ “chưa đạt” yêu cầu cũng chiếm tỉ lệ khá cao, nhất là “NL tổ chức, hướng dẫn HS huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập” (40,8%). Theo cô T.M.P bày tỏ quan điểm: “Việc giúp HS huy động, tổng hợp nhiều kiến thức để giải quyết nhiệm vụ học tập đề ra là điều không phải GV nào cũng có thể thực hiện được, kể cả GV có kinh nghiệm trong nghề”. TT NLDH phân hóa và NLDH tích hợp ĐTB ĐLC Các mức độ (%) Chưa đạt Đạt Khá Tốt 1 NL DH phân hóa 1.1 NL tìm hiểu, phân loại và chia tách các đối tượng HS dựa vào đặc điểm tâm - sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của mỗi HS 2,51 0,89 14,3 32,7 40,8 12,2 1.2 NL thiết kế các chương trình, các chủ đề, các module và các kế hoạch bài học phù hợp với từng loại đối tượng 2,12 0,94 28,6 40,8 20,4 10,2 1.3 NL tổ chức, lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức DH phù hợp với từng đối tượng. 2,65 0,83 8,2 32,7 44,9 14,3 1.4 NL sử dụng các câu hỏi, bài tập đa dạng để phát triển tối đa tiềm năng của mỗi HS 2,16 0,93 26,5 40,8 22,4 10,2 1.5 NLDH theo các chương trình khác nhau cho các nhóm đối tượng HS khác nhau 2,42 0,88 14,3 40,8 32,7 12,2 2 NL DH tích hợp 2.1 NL lồng ghép, gắn kết các kiến thức gần nhau, liên quan với nhau nhập vào cùng một môn học hay bài học, chủ đề học tập 2,16 0,92 24,5 44,9 20,4 10,2 2.2 NL tổ chức, hướng dẫn HS huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,...thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập 1,93 0,94 40,8 30,6 22,4 6,1 2.3 NL kết hợp giữa giảng dạy lí thuyết và thực hành trong cùng một bài dạy, kết hợp nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên lớp 2,53 0,84 8,2 44,9 32,7 14,3 Trần Thị Tuyết Mai 82 Chỉ có 14,3% GV trẻ đạt mức độ “tốt” ở “NL kết hợp giữa giảng dạy lí thuyết và thực hành trong cùng một bài dạy, kết hợp nhiều phương pháp, hình thức tổ chức DH trên lớp”. b. Về NL lập kế hoạch Bảng 3. Đánh giá mức độ đạt được của GV trẻ về NL lập kế hoạch Ghi chú: ĐTB cao nhất: 4; ĐTB thấp nhất: 1. Nhìn vào Bảng 3, “NL lập kế hoạch DH môn học theo chương trình đổi mới” được GV trẻ đánh giá ở mức độ “Đạt” và “Khá”, mức “Tốt” chiếm tỉ lệ khá cao ở một số NL thành phần, như: “NL hiểu đối tượng HS (đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức, khả năng học tập)”, “ NL điều chỉnh kế hoạch DH theo yêu cầu của nhà trường, địa phương”. Còn đối với “NL lập kế hoạch bài học (Thiết kế giáo án) theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (NL chuẩn bị)”, chủ yếu đánh giá tập trung nhiều nhất ở mức độ “Khá” và “Đạt”, mức độ “tốt” chiếm tỉ lệ thấp nhất. Cụ thể như sau: TT Nhóm NL lập kế hoạch ĐTB ĐLC Các mức độ đạt được Chưa đạt Đạt Khá Tốt 1 NL lập kế hoạch DH môn học theo chương trình đổi mới 1.1 NL phân tích, nắm vững cấu trúc tổng thể môn học, xác định những nội dung trọng tâm của môn học 2,63 1,01 16,3 26,5 34,7 22,4 1.2 NL hiểu đối tượng HS (đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức, khả năng học tập) 2,91 0,93 8,2 22,4 38,8 30,6 1.3 NL phân tích môi trường học tập (môi trường tâm lí - xã hội và môi trường vật chất để lập kế hoạch DH phù hợp) 2,71 0,95 10,2 32,7 32,7 24,5 1.4 NL điều chỉnh kế hoạch DH theo yêu cầu của nhà trường, địa phương 2,78 0,86 0 50,0 22,0 28,0 2 NL lập kế hoạch bài học (Thiết kế giáo án) theo hướng phát triển phẩm chất, NL HS (NL chuẩn bị) 2.1 NL phân tích chương trình, tài liệu giáo khoa và phát triển chương trình môn học 2,26 0,89 24,0 32,0 38,0 6,0 2.2 NL chọn lựa SGK và tài liệu học tập phù hợp với đối tượng HS 2,67 0,71 2,0 40,8 44,9 12,2 2.3 NL xác định mục tiêu, nội dung, các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của bài học. 2,86 0,67 0 30,0 54,0 16,0 2.4 NL thiết kế các hoạt động học tập cơ bản theo hướng phát triển NL 2,24 0,95 30,0 22,0 42,0 6,0 2.5 NL xây dựng bố cục, dàn ý của bài học rõ ràng, trọng tâm, cốt lõi 2,58 0,64 4,0 38,0 54,0 4,0 2.6 NL vận dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DH bộ môn để thiết kế bài học theo hướng phát triển NL 2,34 0,91 22,0 30,0 40,0 8,0 2.7 NL dự kiến các tình huống xảy ra và các phương án xử lí 2,14 0,84 26,5 34,7 36,7 2,0 Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên trẻ ở trường trung học phổ thông theo yêu cầu... 83 Về NL lập kế hoạch DH môn học theo chương trình đổi mới: “NL hiểu đối tượng HS (đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức, khả năng học tập)” được đánh giá ở vị trí cao nhất, với ĐTB = 2,91. Sở dĩ như vậy bởi lẽ để lập kế hoạch DH phù hợp thì GV phải hiểu được đối tượng HS xem các em có trình độ, khả năng như thế nào, từ đó có những phương pháp, hình thức DH sao cho phù hợp nhất là trước những yêu cầu về NL ở HS trong thời kì đổi mới giáo dục hiện nay. Qua phỏng vấn cô L.T.T cho biết: “GV trẻ hiện nay cũng rất nhanh nhạy, họ nắm bắt được các đặc điểm cá nhân của HS rất tốt để có cơ sở lập kế hoạch DH một cách phù hợp”. Trong khi đó, “NL phân tích, nắm vững cấu trúc tổng thể môn học, xác định những nội dung trọng tâm của môn học” được đánh giá thấp hơn, với ĐTB = 2,63. Qua khảo sát cũng như phỏng vấn cho thấy, việc phân tích, nằm vững cấu trúc tổng thể môn học đối với một số GV trẻ vẫn chưa thực hiện tốt. Chúng ta có thể thấy rằng, do GV trẻ mới vào nghề nên không tránh khỏi gặp phải những khó khăn nhất định trong vấn đề phân tích hay xác định cấu trúc, trọng tâm của môn học đó. Về NL lập kế hoạch bài học (Thiết kế giáo án) theo hướng phát triển phẩm chất, NL HS (NL chuẩn bị): “NL xác định mục tiêu, nội dung, các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của bài học” được đánh giá ở vị trí cao nhất, với ĐTB = 2,86. Với công việc này, họ cũng đã được rèn luyện và hướng dẫn rất chi tiết ngay khi còn học ở các trường sư phạm thông qua thực tập sư phạm, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên hằng năm. Cô N.T.M chia sẻ: “Đây là công việc cốt lõi nên hầu như bọn em đã quen và có thể thực hiện tương đối tốt”. Còn với “NL dự kiến các tình huống xảy ra và các phương án xử lí” được đánh giá ở vị trí thấp nhất, với ĐTB = 2,14. Như vậy, việc dự đoán các tình huống xảy ra trong quá trình DH trên lớp đối với GV trẻ vẫn còn gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. c. NL tổ chức các hoạt động học tập của HS theo hướng hướng phát triển phẩm chất, năng lực Bảng 4. Đánh giá mức độ đạt được của GV trẻ về NL tổ chức TT NLDH phân hóa và NLDH tích hợp ĐTB ĐLC Các mức độ (%) Chưa đạt Đạt Khá Tốt NL tổ chức các hoạt động học tập của HS theo hướng hướng phát triển phẩm chất, NL (NL thực hiện kế hoạch bài học) 1.1 NL dẫn nhập, nêu vấn đề, định hướng vào nội dung mới 2,52 0,83 10,0 40,0 38,0 12,0 1.2 NL tổ chức, hướng dẫn, điều khiển các hoạt động học tập cơ bản của HS 2,32 0,74 14,0 42,0 42,0 2,0 1.3 NL phối hợp các hoạt động giữa thầy và trò, giữa các trò với nhau trong các hoạt động học tập 2,64 0,69 6,0 30,0 58,0 6,0 1.4 NL tư vấn và hỗ trợ HS trong các hoạt động học tập, động viên, khuyến khích việc tự học của HS 2,72 0,96 10,0 34,0 30,0 26,0 1.5 NL xử lí các tình huống DH nảy sinh 2,20 0,88 24,5 36,7 32,7 6,1 1.6 NL xây dựng môi trường học tập (dân chủ, cởi mở, hợp tác, thân thiện, tôn trọng) để thúc đẩy HS tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức 2,78 0,91 10,0 24,0 44,0 22,0 1.7 NL sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt chuẩn xác, khúc triết, dễ hiểu, hấp dẫn, giàu hình ảnh 2,22 0,91 24,0 38,0 30,0 8,0 Trần Thị Tuyết Mai 84 1.8 NL vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật DH theo hướng phát triển phẩm chất và NL HS 2,28 0,95 24,5 32,7 32,7 10,2 1.9 NL sử dụng các phương tiện, thiết bị DH truyền thống và hiện đại 3,00 0,72 0 26,0 48,0 26,0 1.10 NL ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị các công nghệ trong DH 3,04 0,78 2,0 22,0 46,0 30,0 1.11 NL hướng dẫn HS thực hành, liên hệ và vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống 2,32 0,65 8,0 54,0 36,0 2,0 NL tổ chức và quản lí lớp học trong giờ học 2.1 NL xây dựng nội quy/ kỉ luật giờ học 2,94 0,81 6,0 18,0 52,0 24,0 2.2 NL bao quát, kiểm soát các hành vi của HS 2,80 0,92 6,0 36,0 30,0 28,0 2.3 NL xử lí các tình huống, các hiện tượng vi phạm kỉ luật bằng kỉ luật tích cực 2,30 0,78 14,0 48,0 32,0 6,0 Ghi chú: ĐTB cao nhất: 4; ĐTB thấp nhất: 1. Qua bảng trên ta thấy, “NL tổ chức các hoạt động học tập của HS theo hướng hướng phát triển phẩm chất, NL” chủ yếu được đánh giá ở mức độ “Khá” và “Đạt”, mức độ “Tốt” chiếm tỉ lệ không đáng kể. Còn đối với “NL tổ chức và quản lí lớp học trong giờ học” cũng được đánh giá chủ yếu ở mức độ “Khá” và “Đạt”. Trong đó có tới 28% GV trẻ đạt mức độ “tốt” ở “NL bao quát, kiểm soát các hành vi của HS”. Cụ thể như sau: Về NL tổ chức các hoạt động học tập của HS theo hướng hướng phát triển phẩm chất, NL (NL thực hiện kế hoạch bài học): “NL ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị các công nghệ trong DH” được đánh giá ở vị trí cao nhất, với ĐTB = 3,04. Điều này cho thấy, GV trẻ tiếp cận nhanh chóng với thành tựu CNTT và đã vận dụng CNT
Tài liệu liên quan