Thực trạng năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề nghiệp với phát triển cộng đồng của sinh viên sư phạm trường Đại học Hải Phòng

Tóm tắt. Năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sẵn sàng hành động nhằm giúp cho học sinh lựa chọn được ngành nghề, trường thi phù hợp với năng lực, sở thích, tính cách và nhu cầu của địa phương, cộng đồng nơi mình sinh sống. Ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền đều có những thế mạnh về ngành nghề. Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp là định hướng cho học sinh chọn nghề phù hợp với năng lực, sở thích và phù hợp với nhu cầu ngành nghề của địa phương. Muốn làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải có năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng. Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng về năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng ở 200 sinh viên sư phạm, 60 giảng viên và 20 cán bộ quản lí Trường Đại học Hải Phòng. Kết quả cho thấy, đa phần sinh viên sư phạm trường Đại học Hải phòng chưa có năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với cộng đồng.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 48 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề nghiệp với phát triển cộng đồng của sinh viên sư phạm trường Đại học Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0050 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 250-258 This paper is available online at THỰC TRẠNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP THEO HƯỚNG GẮN KẾT NGHỀ NGHIỆP VỚI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 1Trương Thị Hoa và 2Nguyễn Thị Xuân 1Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Hải Phòng Tóm tắt.Năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sẵn sàng hành động nhằm giúp cho học sinh lựa chọn được ngành nghề, trường thi phù hợp với năng lực, sở thích, tính cách và nhu cầu của địa phương, cộng đồng nơi mình sinh sống. Ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền đều có những thế mạnh về ngành nghề. Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp là định hướng cho học sinh chọn nghề phù hợp với năng lực, sở thích và phù hợp với nhu cầu ngành nghề của địa phương. Muốn làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải có năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng. Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng về năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng ở 200 sinh viên sư phạm, 60 giảng viên và 20 cán bộ quản lí Trường Đại học Hải Phòng. Kết quả cho thấy, đa phần sinh viên sư phạm trường Đại học Hải phòng chưa có năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với cộng đồng. Từ khóa: Đại học Hải Phòng, sinh viên đại học sư phạm, năng lực, năng lực giáo dục hướng nghiệp, gắn kết nghề nghiệp với phát triển cộng đồng. 1. Mở đầu Công cuộc đổi mới giáo dục đòi hỏi cấp thiết phải đổi mới đào tạo giáo viên, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn tới. Đặc trưng của đổi mới đào tạo giáo viên là chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực nghề. Để mang lại hiệu quả trong đào tạo giáo viên theo tiếp cận mới, chúng ta cần triển khai hàng loạt giải pháp. Từ quan niệm về năng lực nghề chúng ta phải xác định mục tiêu đào tạo, xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo với nguyên tắc mọi hoạt động đào tạo đều hướng đến hình thành và phát triển năng lực nghề cho sinh viên và phương thức đào tạo là sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo tại trường sư phạm với đào tạo và phát triển tại trường phổ thông phát triển nghề [4]. Vấn đề về hình thành và phát triển năng lực sư phạm, năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu. Các nghiên cứu này đề cập đến các con đường, các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên trong quá trình đào Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018 Liên hệ: Trương Thị Hoa, e-mail: hoatlgd@yahoo.com 250 Thực trạng năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề nghiệp với phát triển... tạo ở trường sư phạm [1, 2, 5]. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về năng lực sư phạm của người giáo viên nhưng chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu về năng lực giáo dục hướng nghiệp (GDHN) theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng. Năng lực GDHN theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sẵn sàng hành động nhằm giúp cho học sinh lựa chọn được ngành nghề, trường thi phù hợp với năng lực, sở thích, tính cách và nhu cầu của địa phương, cộng đồng nơi mình sinh sống. Việc hình thành và phát triển năng lực giáo dục hướng nghiệp nói chung và năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng cho sinh viên góp phần phát triển toàn diện năng lực sư phạm của người giáo viên. Với năng lực giáo dục hướng nghiệp, giáo viên tương lai sẽ thực hiện tốt việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, góp phần vào việc phân luồng và mang lại hiệu quả cao cho công tác giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông chưa hiệu quả [3]. Nguyên nhân là do giáo viên chưa có năng lực giáo dục hướng nghiệp và năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng, hai năng lực này cũng chưa được các trường sư phạm chú trọng và phát triển cho sinh viên trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm nói chung và Trường Đại học Hải Phòng nói riêng cũng như được tổ chức bồi dưỡng hàng năm ở trường phổ thông. Việc nghiên cứu thực trạng về năng lực giáo dục hướng nghiệp của sinh viên theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng ở Trường Đại học Hải Phòng có ý nghĩa thực tiễn trong đào tạo năng lực này ở nhà trường. 2. Nội dung nghiên cứu Để thấy được thực trạng của năng lực giáo dục hướng nghiệp gắn kết nghề nghiệp với phát triển cộng đồng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực tiễn ở trường Đại học Hải Phòng. Tổng số đối tượng nghiên cứu là 200 sinh viên sư phạm, 60 giảng viên và 20 cán bộ quản lí. Nghiên cứu của chúng tôi dựa trên một số phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn và qua nghiên cứu sản phẩm. 2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động hình thành năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên sư phạm Trường Đại học Hải Phòng Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tìm hiểu về tầm quan trọng của công tác hình thành năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên theo hướng gắn kết nghề với cộng đồng, kết quả thu được như sau: Bảng 1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của công tác hình thành năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng cho sinh viên STT Các mức độ Cán bộ quản lí, giảng viên Sinh viên Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Rất quan trọng 10 12,5 20 10 2 Quan trọng 57 71,25 90 45 3 Không quan trọng 13 16 90 45 Cộng 80 100 200 100 251 Trương Thị Hoa và Nguyễn Thị Xuân 2.1.1. Đối với cán bộ quản lí, giảng viên Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy có tới 84 % cán bộ, giảng viên nhận thức được tầm quan trọng của công tác hình thành năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng cho sinh viên sư phạm. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, tức là họ đã nhận thức rõ ràng về vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên ở trường phổ thông. Công tác này giúp các giáo sinh có kiến thức và kĩ năng cần thiết trước khi ra trường để trở thành một giáo viên ngoài việc giảng dạy kiến thức chuyên môn cho học sinh còn có thể giúp học sinh định hướng nghề nghiệp, lựa chọn được ngành nghề phù hợp nhất đối với bản thân và phù hợp với nhu cầu của xã hội, đặc biệt là nhu cầu về nhân lực của địa phương. Tuy nhiên, có 16% cán bộ quản lí, giảng viên cho rằng công tác này không không quan trọng. Qua trao đổi với các giảng viên, giảng viên Nguyễn Thị H chia sẻ: “Sinh viên cần phải được hình thành tốt năng lực chuyên môn, còn năng lực giáo dục hướng nghiệp đối với các em thì không cần thiết lắm vì đã có đội ngũ chuyên làm việc này rồi”. Như vậy, nhận thức về tầm quan trọng của công tác nâng cao năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên sư phạm của trường Đại học Hải Phòng là chưa đồng đều, nhiều cán bộ quản lí, giảng viên giảng dạy còn coi nhẹ công tác này. Chỉ quan tâm chú ý đến dạy theo chuyên môn mà các em theo học. 2.1.2. Đối với sinh viên Qua kết quả khảo sát có thể thấy hơn một nửa số sinh viên được điều tra (55%) khẳng định được tầm quan trọng của năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng. Qua trao đổi, sinh viên Nguyễn Thuỳ Tr cho rằng: “Chúng em sau này ra trường có thể tham gia làm công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, nên em nghĩ việc hình thành năng lực này cho chúng em là rất quan trọng ạ”. Nhưng có đến 45% các sinh viên được điều tra cho rằng không quan trọng, sinh viên Trần Trọng Ngh cho rằng: “Em nghĩ công việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh cần phải có chuyên gia cô ạ”. Với kết quả như vậy cho thấy, nhà trường cần thực hiện công tác tuyên truyền về vấn đề này để nâng cao nhận thức của sinh viên trong trường. 2.2. Thực trạng mức độ năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với cộng đồng của sinh viên Trường Đại học Hải Phòng Ở nội dung này, chúng tôi khảo sát sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lí, kết quả được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2. Mức độ năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng của sinh viên TT Các năng lực giáo dục hướng nghiệp Mức độ đạt được (ĐTB) theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng SV GV 1 Năng lực tìm hiểu về ngành, nghề ở địa phương cộng đồng 1,49 1,6 2 Năng lực tìm hiểu về các trường đào tạo ngành nghề ở địa phương 1,42 1,64 3 Năng lực lồng ghép các kiến thức giáo dục hướng nghiệp vàotrong các môn học 1,39 1,56 4 Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp gắn kếtnghề với phát triển cộng đồng cho học sinh 1,54 1,53 252 Thực trạng năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề nghiệp với phát triển... 5 Năng lực tư vấn, tham vấn hướng nghiệp cho học sinh 1,04 1,3 6 Năng lực phối hợp và khai thác các lực lượng trong giáo dụchướng nghiệp 1 1,78 7 Năng lực chẩn đoán đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trong giáodục hướng nghiệp, 1,3 1,34 8 Năng lực xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ giáo dục hướngnghiệp 1,16 1,18 (ĐTB: Từ 1,00 – 1,66: Chưa có năng lực; từ 1,67 – 2,34: Có nhưng chưa tốt; Từ 2,35 – 3,0: Tốt) Qua kết quả ở bảng trên cho thấy, đánh giá của sinh viên và của giảng viên về năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng của sinh viên là chưa có. Ở bảng trên cho thấy, đánh giá của giảng viên thường cao hơn so với đánh giá của sinh viên. Cụ thể: - Năng lực tìm hiểu về ngành, nghề ở địa phương cộng đồng, đánh giá của sinh viên với điểm trung bình 1,49, ở giảng viên với điểm trung bình 1,6. Năng lực này thể hiện ở việc sinh viên tìm hiểu được các ngành nghề ở địa phương, đặc điểm của từng ngành nghề, các yêu cầu về năng lực, phẩm chất đối với người lao động về ngành nghề và những chống chỉ định của ngành nghề ở từng địa phương. Tuy nhiên, thực tế sinh viên mới chỉ kể tên một vài ngành nghề ở địa phương và một vài yêu cầu của ngành nghề mà chưa có kiến thức đầy đủ về các ngành nghề đó. - Năng lực tìm hiểu về các trường đào tạo ngành nghề ở địa phương, đánh giá của sinh viên là với điểm trung bình là 1,42 và của giảng viên với điểm trung bình là là 1,62. Năng lực này của sinh viên thể hiện ở việc sinh viên liệt kê được các trường đào tạo ở địa phương, điều kiện, môi trường học tập, cơ hội việc làm sau khi ra trường, điều kiện tuyển sinh,.. Tuy nhiên, đa phần sinh viên chỉ kể tên được một số trường đào tạo nghề mà chưa tìm hiểu kĩ về tất cả những đặc điểm kể trên. Có một số rất ít sinh viên hiểu rõ điều này như em Trần Ngọc Tr chia sẻ: “Em biết những thông tin về ngành nghề ở địa phương và các trường đào tạo nghề ở địa phương là bởi vì khi còn là học sinh em có tìm hiểu rồi nên cũng có biết một chút thông tin đó”. - Năng lực lồng ghép các kiến thức giáo dục hướng nghiệp vào trong các môn học, ở năng lực này sinh viên đánh giá mình đạt điểm trung bình là 1,39; giảng viên đánh giá với điểm trung bình là 1,56. Ở năng lực này, thể hiện sinh viên phải lựa chọn được các nội dung có thể lồng ghép kiến thức giáo dục hướng nghiệp; phương pháp và cách thức lồng ghép kiến thức giáo dục hướng nghiệp vào bài giảng. Tuy nhiên năng lực này, đa phần sinh viên dường như chưa thực hiện được, sinh viên chỉ chú tâm vào nội dung môn học của mình. - Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp gắn kết nghề với phát triển cộng đồng cho học sinh, ở năng lực này đánh giá của sinh viên và giảng viên tương đương như nhau với điểm trung bình là 1,54 và 1,53. Ở năng lực này, đòi hỏi sinh viên phải lập được kế hoạch hoạt động bằng việc xác định mục tiêu cho hoạt động, xác định được các nội dung hoạt động, phương pháp, phương tiện thực hiện hoạt động, xác định được các nguồn lực tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp gắn kết nghề với phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, khi thực hiện các hoạt động, đa phần các nhóm tổ chức được các hoạt động liên quan đến các chủ đề trong các ngày lễ, chưa gắn kết được hoạt động giáo dục hướng nghiệp vào trong các hoạt động đó. - Năng lực tư vấn, tham vấn hướng nghiệp cho học sinh, ở năng lực này tự đánh giá của sinh viên với điểm trung bình là 1,04 và của giảng viên với điểm trung bình là 1,3. Ở năng lực này, sinh viên phải vận dụng rất nhiều kĩ năng như đặt câu hỏi, lắng nghe, đồng cảm, chia sẻ và đặc biệt là đưa ra được những lời khuyên hoặc những gợi ý về ngành nghề cho học sinh. Tuy nhiên, ở năng lực này sinh viên chưa thực hiện được. 253 Trương Thị Hoa và Nguyễn Thị Xuân - Năng lực phối hợp và khai thác các lực lượng trong giáo dục hướng nghiệp, năng lực này sinh viên đánh giá thấp hơn rất nhiều so với giảng viên với điểm trung bình là 1,0 và 1,78. Năng lực này đòi hỏi sinh viên phải biết liên kết các lực lượng như Đoàn Thanh niên, cha mẹ học sinh và các đoàn thể ngoài nhà trường cùng tham gia vào giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Tuy nhiên năng lực này hầu như sinh viên chưa thực hiện được. - Năng lực chẩn đoán đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trong giáo dục hướng nghiệp, ở năng lực này đánh giá của sinh viên và giảng viên không khác nhau quá lớn với điểm trung bình 1,3 và 1,34. Với năng lực này, sinh viên có thể thực hiện được các bài trắc nghiệm liên quan đến đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh; đánh giá và phân tích được các kết quả trắc nghiệm, đồng thời phải phỏng vấn học sinh để tìm ra được những đặc điểm cơ bản về tính cách, sở thích, hứng thú của học sinh. Tuy nhiên, ở năng lực này, sinh viên thực hiện chưa tốt, chưa biết sử dụng trắc nghiệm và đặc biệt là đánh giá các chỉ số của kết quả trắc nghiệm. Năng lực xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ giáo dục hướng nghiệp. Năng lực này của sinh viên cũng chưa có, đánh giá của sinh viên với điểm trung bình là 1,6 còn của giảng viên là 1,18. Năng lực này đòi hỏi sinh viên biết sắp xếp các tư liệu về từng em học sinh trong sổ hướng nghiệp. Nhưng đa số sinh viên chưa làm được việc này. Như vậy, qua sự phân tích ở trên cho thấy thực trạng năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng là chưa có. 2.3. Thực trạng mức độ thực hiện nội dung hình thành năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộnng đồng cho sinh viên Ở nội dung này, chúng tôi điều tra trên 80 giảng viên và cán bộ quản lí, và 200 sinh viên, kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 3. Mức độ thực hiện nội dung hình thành năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển công đồng cho sinh viên TT Nội dung năng lực giáo dục hướng nghiệp Mức độ đạt được (ĐTB) SV GV 1 Tìm hiểu về ngành, nghề ở địa phương cộng đồng 1.88 2.2 2 Tìm hiểu về các trường đào tạo về ngành nghề ở địa phương 1.79 2.18 5 Lồng ghép các kiến thức giáo dục hướng nghiệp vào trong cácmôn học 1.96 2.3 6 Tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp gắn kết nghề vớiphát triển cộng đồng cho học sinh 1.84 1.91 Tư vấn, tham vấn hướng nghiệp cho học sinh 1.08 1.51 7 Phối hợp và khai thác các lực lượng trong giáo dục hướng nghiệp 1.53 1.25 Chẩn đoán đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trong giáo dục hướng nghiệp 1.32 1.68 8 Xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ giáo dục hướng nghiệp 1.10 1.61 (ĐTB: Từ 1,00 – 1,66: Chưa thực hiện; từ 1,67 – 2,34: Có thực hiện nhưng chưa tốt; Từ 2,35 – 3,0: Tốt) Qua bảng trên cho thấy, ý kiến đánh giá của sinh viên và giảng viên cho rằng đa phần việc thực hiện các nội dung hình thành năng lực giáo dục hướng nghiệp đã được thực hiện nhưng chưa tốt. Thực tế các nội dung theo khảo sát còn khá rời rạc và chưa đạt hiệu quả. Nhiều nội dung chỉ giới thiệu sơ qua chứ không tập trung đi sâu vào thực tế giáo dục hướng nghiệp. Nội dung được 254 Thực trạng năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề nghiệp với phát triển... thực hiện ở mức độ cao nhất đó là Lồng ghép các kiến thức giáo dục hướng nghiệp vào trong các môn học, đánh giá của giảng viên với điểm trung bình là 2,3 và đánh giá của sinh viên với điểm trung bình là 1,96. Qua trao đổi với cô Đào Thị M – giảng viên khoa Tâm lí Giáo dục học chia sẻ: “đối với sinh viên khoa chúng tôi, chúng tôi thường lồng ghép những kiến thức ngành nghề vào trong bài học cho các em, để sau này khi ra trường, các em có những kiến thức về hướng nghiệp để giúp học sinh định hướng nghề nghiệp”. Tiếp sau đó là Tìm hiểu về ngành, nghề ở địa phương cộng đồng với đánh giá của giảng viên điểm trung bình là 2,2 và đánh giá của sinh viên với điểm trung bình là 1,88; Tiếp sau đó là nội dung Tìm hiểu về ngành, nghề ở địa phương với đánh giá của giảng viên điểm trung bình là 2,18 và đánh giá của sinh viên với điểm trung bình là 1,79. Nội dung Tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp gắn kết nghề với phát triển cộng đồng cho học sinh đánh giá của giảng viên với điểm trung bình là 1,91 và của sinh viên với điểm trung bình là 1,84. Trong thực tế tại các trường phổ thông, các giáo viên và của các giáo sinh mới chỉ tổ chức các buổi học cuối khóa để trao đổi và hướng dẫn các em trong quá trình chọn trường, chọn ngành nghề theo học phù hợp với năng lực và sở thích của các học sinh mà chưa định hướng cho các em tìm hiểu về ngành nghề đang thực sự cần phát triển ở địa phương để phục vụ cộng đồng nơi mình đang sinh sống. Qua trao đổi, thì em Nguyễn Hồng M cho rằng: “Chúng em biết những thông tin này phần lớn là do tự tìm hiểu hoặc có trong những hoạt động ngoại khoá như tham quan dã ngoại”. Nội dung Chẩn đoán đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trong giáo dục hướng nghiệp theo đánh giá của giảng viên thì đã có thực hiện những chưa tốt với điểm trung bình là 1,68; đánh giá của sinh viên thì cho rằng chưa thực hiện. Còn lại các nội dung Tư vấn, tham vấn hướng nghiệp cho học sinh; Phối hợp và khai thác các lực lượng trong giáo dục hướng nghiệp và Xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ giáo dục hướng nghiệp thì cả giảng viên và sinh viên đều cho rằng chưa được thực hiện. Như vậy, có thể thấy việc thực hiện các nội dung giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng đã được thực hiện nhưng chưa tốt hoặc chưa được thực hiện dẫn đến mức độ năng lực của sinh viên về các năng lực này cũng chưa có, hầu hết các sinh viên sư phạm Trường Đại học Hải Phòng chỉ có kiến thức và kĩ năng ở một vài nội dung nhất định. Điều này dẫn đến, nhà trường chưa trang bị đủ vốn kiến thức và sự vận dụng tốt các kĩ năng và giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên sư phạm khi ra trường để iếp nhận công việc thực tế ở nhà trường phổ thông. 2.4. Thực trạng mức độ thực hiện các hình thức đào tạo hình thành năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng cho sinh viên sư phạm Trường Đại học Hải Phòng Với kết quả khảo sát sinh viên và giáo viên, cán bộ quản lí về vấn đề này được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4. Mức độ thực hiện các hình thức đào tạo năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên sư phạm theo hướng gắn kết nghề với phát triển cộng đồng TT Các hình thức đào tạo năng lực giáo dục hướng nghiệp Mức độ đạt được (ĐTB) SV GV 1 Giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá 1,65 2,03 2 Thông qua tình huống sư phạm 1,84 2,09 3 Thực tập tại các trường phổ thông 1,95 1,61 (ĐTB: Từ 1,00 – 1,66: Chưa thực hiện; từ 1,67 – 2,34: Có thực hiện nhưng chưa tốt; Từ 2,35 – 3,0: Tốt) 255 Trương Thị Hoa và Nguyễn Thị Xuân Nhìn vào kết quả Bảng 4 ta thấy mức độ thực hiện công tác đào tạo năng lực giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên sư phạm tại Trường Đại học Hải Phòng được thực hiện qua 3 hình thức. Ở mỗi hình thức có mức độ đánh giá khác nhau, nhưng đều ở mức độ là có thực hiện nhưng chưa tốt, cụ thể như sau: Đối với hình thức hướng nghiệp thông qua các hoạt động