Thực trạng, nguyên nhân, thách thức về ô nhiễm các nguồn nước ở Việt Nam và đề xuất giải pháp quản lý

Theo đó, hiện nay, chất lượng môi trường nước tại các lưu vực sông đang diễn biến phức tạp, bị suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đoạn sông chảy qua các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Các dòng sông là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho người dân phía hạ lưu, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn thường sử dụng trực tiếp nước sông, hồ bị ô nhiễm, đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, tác động trực tiếp đến điều kiện sống, sức khoẻ, và phát triển kinh tế - xã hội. Tình trạng này dẫn đến yêu cầu cấp bách phải có các giải pháp quản lý, các chính sách đồng bộ kiểm soát tình trạng ô nhiễm tài nguyên nước đang ngày càng gia tăng và gây tác động không nhỏ đến sức khỏe dân cư, gây thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đến tăng trưởng của đất nước.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng, nguyên nhân, thách thức về ô nhiễm các nguồn nước ở Việt Nam và đề xuất giải pháp quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 THÖÏC TRAÏNG, NGUYEÂN NHAÂN, THAÙCH THÖÙC VEÀ OÂ NHIEÃM CAÙC NGUOÀN NÖÔÙC ÔÛ VIEÄT NAM VAØ ÑEÀ XUAÁT GIAÛI PHAÙP QUAÛN LYÙ ThS. NGUYỄN THị VIỆT HồNG* ThS. NGUYỄN THU PHƯơNG* *Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường Theo đó, hiện nay, chất lượng môi trường nước tại các lưu vực sông đang diễn biến phức tạp, bị suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đoạn sông chảy qua các khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Các dòng sông là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho người dân phía hạ lưu, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn thường sử dụng trực tiếp nước sông, hồ bị ô nhiễm, đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, tác động trực tiếp đến điều kiện sống, sức khoẻ, và phát triển kinh tế - xã hội. Tình trạng này dẫn đến yêu cầu cấp bách phải có các giải pháp quản lý, các chính sách đồng bộ kiểm soát tình trạng ô nhiễm tài nguyên nước đang ngày càng gia tăng và gây tác động không nhỏ đến sức khỏe dân cư, gây thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đến tăng trưởng của đất nước. Thực trạng ô nhiễm và các nguyên nhân chính gây ô nhiễm các dòng sông tại Việt Nam Nước ta có 108 lưu vực sông với khoảng 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10 km trở lên. Tổng lượng nước mặt trung bình khoảng từ 830 tỷ m3 đến 840 tỷ m3, trong đó, có hơn 60% lượng nước được bắt nguồn từ nước ngoài, chỉ có khoảng từ 310 tỷ m3 đến 320 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Tài nguyên nước của Việt Nam lại chỉ được xếp vào mức trung bình trên thế giới và ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững. Nước ta hiện có khoảng 7.000 hồ chứa, đập dâng lớn, nhỏ với tổng dung tích trên 70 tỷ m3, chiếm khoảng 8% tổng lượng nước trên các lưu vực sông (Hình 1). Tuy nhiên, cũng như một số nước đang phát triển trên thế giới, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với thách thức hết sức gay cấn về tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt các nguồn nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị, nơi hầu hết hệ thống sông ngòi, hồ ao đều bị ô nhiễm. Đây là một trong những vấn đề nóng gây tác động lớn đến đời sống, kinh tế, xã hội, phát triển và bảo vệ môi trường. 1Báo cáo Việt Nam hướng tới một hệ thống nước có tính thích ứng, sạch và an toàn, Ngân hàng Thế giới, 2019 Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ khá cao những năm qua, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam cũng đang diễn ra với tốc độ tương đối nhanh, góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, nâng cao chất lượng và đời sống của người dân. Điều này tạo nên áp lực lớn đến tài nguyên nước. Dưới những áp lực về phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa, dân số gia tăng, với tốc độ khá cao những năm qua đã làm cho nguồn tài nguyên nước càng bị ô nhiễm trong những năm gần đây. Ngân hàng Thế giới đã nhận định ô nhiễm tài nguyên nước đang là mối đe dọa ảnh hưởng đến kinh tế tài nguyên nước lớn nhất của Việt Nam, có khả năng gây thiệt hại gần 4% GDP vào năm 20351. Từ khóa: Ô nhiễm nguồn nước. Current situation, causes and challenges on pollution of water sources in Vietnam and management solutions proposal Along with the relatively high speed of socio-economic development in recent years, the speed of urbanization in Vietnam is also happening at a relatively fast pace, which contributes to the growth of the economy, improves the quality and life of the people. This has put great pressure on water resources. Under pressures of socio-economic development, urbanization, and population growth at a relatively high rate over the years, water resources have been polluted in recent years. The World Bank has identified water pollution as the biggest threat to Vietnam’s water resources economy, potentially causing a loss of nearly 4% of GDP by 2035. key words: Water pollution. 14 QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019 Nguồn nước mặt và nước dưới đất có thể khai thác, nước trong hồ chứa trong hồ chứa thủy lợi vào mùa khô Theo lưu vực sông, hiện nay chất lượng nguồn nước ở các khu vực đầu nguồn còn tương đối tốt, một số ít khu vực có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ tại một số thời điểm. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước vẫn tập trung chủ yếu ở vùng trung lưu và hạ lưu (đặc biệt là các đoạn chảy qua khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề), nhiều nơi ô nhiễm ở mức nghiêm trọng hơn như ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy, lưu vực sông Cầu, lưu vực sông Đồng Nai. Trên các lưu vực sông, mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào chế độ thủy văn dòng chảy (mức độ ô nhiễm thường tăng cao hơn vào mùa khô) và vào việc kiểm soát các nguồn thải đổ vào nguồn nước. Nguồn nước tại các khu vực bị ô nhiễm hầu hết do các chất hữu cơ và vi sinh vật vượt ngưỡng cho phép, tình trạng ô nhiễm hữu cơ diễn ra khá phổ biến tại nhiều lưu vực sông. Trong thời gian qua, chất lượng nguồn nước các lưu vực sông chính đã và đang dần được kiểm soát về mức độ gia tăng ô nhiễm, đặc biệt là các đoạn sông ô nhiễm nghiêm trọng mức độ ô nhiễm đang dần được cải thiện như sông Thị Vải tại tỉnh Đồng Nai, sông Đồng Nai tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu về chất lượng nước mặt trên các lưu vực sông này vẫn chưa đạt yêu cầu. Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, không một lưu vực sông nào có chất lượng nước mặt đáp ứng tiêu chuẩn ô nhiễm hữu cơ đối với nước uống của Tổ chức Y tế Thế giới. Hình 2 trình bày chất lượng nước của sông Mê Kông từ 2012-2014 so với tiêu chuẩn hướng dẫn của Ủy hội sông Mê Kông, Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ. Mức độ ô nhiễm trên lưu vực sông Mê Kông theo hướng dẫn của Ủy hội sông Mê Kông, Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ 15NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 Thực tế tình trạng ô nhiễm các dòng sông, nhất là các dòng sông chảy qua các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề... và các sông nhỏ ở khu vực đồng bằng khá nghiêm trọng. Nguồn gây ô nhiễm các dòng sông bao gồm: Nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, y tế và một lượng không nhỏ chất thải rắn không được kiểm soát, đổ bừa bãi không đúng quy định. Lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu các loại hình nước thải phát sinh, xả ra các dòng sông. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên tổng lượng nước thải trực tiếp ra các sông hồ, hay kênh rạch dẫn ra sông khá cao, chiếm đến trên 30%. Lượng nước thải phát sinh trên một đơn vị diện tích đất ở khu vực đô thị lớn hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải của các hệ thống thoát nước và tiếp nhận nước thải tại các thành phố, ảnh hưởng lớn đến chất lượng các nguồn tiếp nhận. Hiện nay, hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam chủ yếu dùng chung cho cả thoát nước thải và nước mưa, đây là nguyên nhân khó khăn cho việc thu gom, xử lý nước thải tập trung tại các khu đô thị. Trong các năm gần đây số lượng công trình xử lý nước thải đô thị tập trung có tăng qua các năm, tuy nhiên con số này còn rất nhỏ so với yêu cầu thực tế cần xử lý. Ở các đô thị lớn, tỷ lệ lượng nước thải được xử lý cao hơn các đô thị vừa và nhỏ nhưng vẫn ở mức thấp, chưa đáp ứng được với tốc độ đô thị hóa hiện nay. Theo thống kê sơ bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu chỉ tính riêng các đô thị loại III trở lên, hiện nay mới có 43 nhà máy xử lý nước thải tập trung (39%) đang hoạt động nhưng cũng mới chỉ thu gom, xử lý được khoảng 926 nghìn m3/ngày (khoảng 13% lượng nước thải phát sinh). Nếu tính cả khoảng 40 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung đang được xây dựng, thì khi hoàn thành cũng chỉ thu gom, xử lý được khoảng 2,4 triệu m3/ngày, tương đương với gần 40% lượng nước thải đô thị cần xử lý. Nhiều nhà máy đã xây dựng xong hệ thống xử lý nhưng chưa hoàn thành hệ thống cấp thoát nước đồng bộ, dẫn đến các nhà máy chưa hoạt động hết công suất thiết kế. Đối với nước thải công nghiệp, trong mấy năm gần đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung nguồn lực quản lý, kiểm soát chặt chẽ loại hình nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải phát sinh từ các Khu công nghiệp. Hiện nay, cả nước có 251 Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có phát sinh chất thải (không tăng so với năm 2017). Hoạt động kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các Khu công nghiệp đã có chuyển biến tích cực. Đến nay, trên phạm vi cả nước, đã có 221/251 Khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, đạt 88,05% (tăng 8,05% so với năm 2017), trong đó các địa phương có số lượng Khu công nghiệp lớn như TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội, các tỉnh: Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Quảng Ninh, Bắc Ninh... tỷ lệ này đều đạt 100%. Đã có 121/251 Khu công nghiệp lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục đạt tỷ lệ trên 48%. Nhìn chung, nhiều địa phương đã chú trọng lựa chọn, thu hút các dự án công nghệ cao, dự án có tỷ lệ đầu tư về môi trường lớn, một số địa phương đã bước đầu thực hiện việc phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường trong quá trình thu hút đầu tư thông qua việc lựa chọn những ngành nghề, dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch. Riêng đối với các Cụm công nghiệp, chỉ có 109/689 Cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đối với hơn 4.000 làng nghề hầu hết đều chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Bên cạnh các nguồn nước thải kể trên, một lượng không nhỏ chất thải rắn không được kiểm soát, đổ bừa bãi cùng với các khu vực xử lý chất thải rắn không đảm bảo quy định cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. 16 QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019 Các thách thức trong công tác bảo vệ nguồn nước - Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm gia tăng nhu cầu khai thác, sử dụng nước cũng như nguy cơ tác động xấu đến nguồn nước. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước bị chững lại trong giai đoạn 2011 đến nay dẫn đến đầu tư từ doanh nghiệp và xã hội cho công tác bảo vệ môi trường bị giảm sút. - Một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; trong chỉ đạo, điều hành, tư tưởng ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ yêu cầu bảo vệ môi trường còn phổ biến ở nhiều cấp ủy đảng và chính quyền. - Ý thức về bảo vệ nguồn nước vẫn chưa trở thành thói quen, nếp sống của một bộ phận dân cư, các thói quen xấu gây ô nhiễm nguồn nước như: Vứt rác, chất thải, xác súc vật bừa bãi vào các nguồn nước kênh, rạch, sông, suối, hồ, ao... vẫn còn phổ biến. Ý thức chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên nước của các hộ sản xuất kinh doanh, nhất là các hộ sản xuất kinh doanh thuộc các làng nghề; của một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh còn rất thấp. - Công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ nguồn nước và quản lý tài nguyên chưa thực sự hiệu quả, chưa huy động của sức mạnh toàn dân. Chưa có sự phân công cụ thể và đầu tư nguồn lực cho một tổ chức có chức năng quản lý nhà nước theo dõi toàn diện về xã hội hóa. - Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ nguồn nước tới cộng đồng dân cư còn hạn chế; việc thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ nguồn nước còn chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Giải pháp bảo vệ nguồn nước - Để giảm thiểu tác động của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đến nguồn nước trên lưu vực sông, trong quá trình thẩm định các hồ sơ cấp phép, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu các chủ hồ phải đảm bảo duy trì xả lưu lượng thường xuyên, liên tục phía hạ du để đảm bảo việc vận hành các hồ không gây ra các đoạn sông chết, không làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước các sông. Trước thực tế 17NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 khai thác, sử dụng nước trên các lưu vực sông hiện nay và yêu cầu trong công tác quản lý, ngày 22 tháng 12 năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng. Dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu hồ chứa sau khi được xác định, công bố là một trong các căn cứ để xem xét trong quá trình xây dựng, thẩm định, phê duyệt các nhiệm vụ như: Quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các sông, suối; xây dựng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông; xây dựng kế hoạch, phương án điều hòa, phân phối nguồn nước trên lưu vực sông; cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và thẩm định, phê duyệt các dự án có liên quan trực tiếp đến việc duy trì, bảo đảm dòng chảy tối thiểu trên sông, suối. - Xây dựng và khẩn trương thực hiện quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông để làm căn cứ, cơ sở phục vụ công tác quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước và bảo vệ tài nguyên nước. - Để khắc phục, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước cho các dòng sông, Bộ đã đưa ra các giải pháp cấp bách trong công tác quản lý, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: + Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, trong năm 2017, Bộ đã tập trung triển khai xây dựng trình Chính phủ phê duyệt Đề án kiểm soát đặc biệt đối với các cơ sở tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư, đảm bảo không thu hút công nghệ sản xuất lạc hậu vào Việt Nam. + Tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng có lưu lượng nước thải có quy mô lớn (từ 200m3/ngày đêm trở lên) trên phạm vi cả nước; rà soát đánh giá tác động môi trường, công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án lớn, nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; tổng điều tra, đánh giá, phân loại các nguồn thải trên phạm vi cả nước; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải; lập danh mục các nguồn nước có nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt để có giải pháp cải thiện, phục hồi. + Tập trung đầu tư hệ thống giám sát các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước theo hướng xã hội hóa việc quan trắc lưu lượng, chất lượng nước thải. Qua đó các cơ sở xả nước thải, các cơ sở khai thác nước sẽ phải tự đầu tư lắp đặt các thiết bị quan trắc tự động, phân tích chất lượng nước thải... và kết nối vào hệ thống giám sát chung do Nhà nước đầu tư tạo thành một hệ thống thống nhất giữa Trung ương, địa phương và trên từng lưu vực sông. + Xử lý nghiêm đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, gây ô nhiễm nguồn nước. Công bố công khai các cơ sở xả nước thải gây ô nhiễm trên các phương tiện thông tin, truyền thông để tạo áp lực xã hội đối với hình ảnh của các doanh nghiệp. + Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng để thu hút cộng đồng, các tổ chức, các doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ nguồn nước. Đặc biệt, đề cao vai trò giám sát của người dân trong việc phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi, sự cố gây ô nhiễm nguồn nước ngay từ khi mới xuất hiện. - Ngoài ra, về mặt tổng thể, Bộ cũng đang tập trung rà soát lại toàn bộ các quy định pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường để đề xuất sửa đổi các quy định về bảo vệ môi trường, nguồn nước trong các luật về môi trường, tài nguyên, thuế, ngân sách, đầu tư, xây dựng, khoa học và công nghệ, năng lượng... bảo đảm thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường hiện nay.