1. Mở đầu
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương đã nêu: “Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định
chất lượng GD-ĐT cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí (CBQL) giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá
trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống
cho con em mình” (Ban Chấp hành Trung ương, 2013). Ở trường mầm non, văn hóa nhà trường (VHNT) tác động
đến đội ngũ CBQL, giáo viên (GV) nhằm tạo sự gắn kết, khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm,
học hỏi lẫn nhau; mặt khác còn tạo ra bầu không khí học tập tích cực cho trẻ. Được học tập trong một môi trường
tốt, trẻ sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái, vui vẻ, ham học, tích cực hoạt động, khám phá. Do đó, phát triển VHNT ở
trường mầm non là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Để có các biện pháp phát triển VHNT hiệu quả trên một địa bàn, cần xuất phát từ thực trạng của vấn đề (Cao Thị
Thu Hiền, 2018). Do vậy, để công tác phát triển VHNT ở các trường mầm non đạt hiệu quả, góp phần cải tiến, nâng
cao chất lượng giáo dục cũng như tạo “thương hiệu” cho nhà trường thì mỗi trường mầm non cần chú trọng đến việc
đánh giá thực trạng phát triển VHNT để làm cơ sở đề xuất các biện pháp. Bài viết nghiên cứu về thực trạng phát triển
VHNT ở các trường mầm non công lập tại TP. Tân An, tỉnh Long An hiện nay.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng phát triển văn hóa nhà trường ở các trường mầm non công lập tại thành phố Tân An, tỉnh Long An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 478 (Kì 2 - 5/2020), tr 45-49 ISSN: 2354-0753
45
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
TẠI THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH LONG AN
Đỗ Đình Thái1,
Đặng Thị Hồng Oanh2,+
1Trường Đại học Sài Gòn
2Trường Mẫu giáo Nhơn Thạnh Trung, thành phố Tân An, tỉnh Long An
+ Tác giả liên hệ ● Email: dangoanh.la@gmail.com
Article History ABSTRACT
Received: 05/4/2020
Accepted: 14/4/2020
Published: 20/5/2020
At preschools, the school culture affects the management staff and teachers
to create cohesion, encourage cooperative relationships, share experiences,
and learn from each other; in addition, it also creates a positive learning
atmosphere for children. Therefore, it is necessary to develop school culture
at preschools in the current period. The study investigates into the current
situation of developing school culture at public preschools in Tan An city,
Long An province. It is expected that the research results will help public
preschools in Tan An city, Long An province propose effective measures to
develop the school culture.
Keywords
school culture, development,
teachers, managers,
preschools.
1. Mở đầu
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương đã nêu: “Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định
chất lượng GD-ĐT cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí (CBQL) giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá
trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống
cho con em mình” (Ban Chấp hành Trung ương, 2013). Ở trường mầm non, văn hóa nhà trường (VHNT) tác động
đến đội ngũ CBQL, giáo viên (GV) nhằm tạo sự gắn kết, khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm,
học hỏi lẫn nhau; mặt khác còn tạo ra bầu không khí học tập tích cực cho trẻ. Được học tập trong một môi trường
tốt, trẻ sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái, vui vẻ, ham học, tích cực hoạt động, khám phá. Do đó, phát triển VHNT ở
trường mầm non là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Để có các biện pháp phát triển VHNT hiệu quả trên một địa bàn, cần xuất phát từ thực trạng của vấn đề (Cao Thị
Thu Hiền, 2018). Do vậy, để công tác phát triển VHNT ở các trường mầm non đạt hiệu quả, góp phần cải tiến, nâng
cao chất lượng giáo dục cũng như tạo “thương hiệu” cho nhà trường thì mỗi trường mầm non cần chú trọng đến việc
đánh giá thực trạng phát triển VHNT để làm cơ sở đề xuất các biện pháp. Bài viết nghiên cứu về thực trạng phát triển
VHNT ở các trường mầm non công lập tại TP. Tân An, tỉnh Long An hiện nay.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm văn hóa nhà trường ở trường mầm non
Văn hóa nói chung và VHNT nói riêng góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến và con người phát triển toàn
diện, hướng đến chân - thiện - mĩ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học (Trần Văn Dàng,
2017). Văn hóa được coi là linh hồn của một tổ chức và điều này cũng đúng với nhà trường, bởi: “Văn hóa học
đường là chia sẻ kinh nghiệm cả ở trong và ngoài nhà trường tạo ra ý thức về cộng đồng, gia đình và đội nhóm
thành viên” (Wagner, 2006, tr 41). Theo Peterson và Deal (2009) thì VHNT là tập hợp các chuẩn mực, giá trị và
niềm tin, các nghi lễ và nghi thức, các biểu tượng và truyền thống tạo ra “vẻ bề ngoài” của nhà trường. Theo Phạm
Minh Hạc (2013), văn hóa học đường là hệ thống các chuẩn mực, giá trị, giúp cho đội ngũ CBQL, các thầy cô, các
vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có cách thức suy nghĩ, tình cảm và hành động tốt đẹp. “VHNT là hệ
thống những giá trị vật chất và tinh thần tồn tại trong nhà trường, làm cho nhà trường có những nét riêng biệt, khác
biệt để phân biệt nhà trường này với nhà trường khác. Nó bao gồm từ bầu không khí nhà trường, các giá trị tồn tại
trong các hoạt động giảng dạy, giáo dục, môi trường cảnh quan, cơ sở vật chất đến niềm tin, sự kì vọng của từng cá
nhân” (Vũ Thị Quỳnh, 2018, tr 18). “Xây dựng và phát triển VHNT thực sự là sứ mệnh, mục tiêu định hướng của
mỗi nhà trường, là trách nhiệm, quyền lợi của mỗi cá nhân, tổ chức trong nhà trường, là yêu cầu của xã hội. Bởi
nhà trường là trung tâm văn hóa. Môi trường VHNT có tính đặc thù nghề nghiệp, có tính đa dạng của sự tác động
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 478 (Kì 2 - 5/2020), tr 45-49 ISSN: 2354-0753
46
các yếu tố về văn hóa - xã hội, về người dạy - người học, về các hành vi chuẩn mực sư phạm” (Đỗ Tiến Sỹ, 2018, tr
13). “VHNT là những giá trị tốt đẹp, được hình thành bởi một tập thể và được mỗi cá nhân trong nhà trường chấp
nhận, VHNT tốt hướng tới chuẩn chất lượng cao” (Nguyễn Thị Ngọc Phương và Đỗ Đình Thái, 2018, tr 73). “VHNT
có ảnh hưởng tới chất lượng của mỗi nhà trường, là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, tạo nên
thương hiệu riêng cho mỗi nhà trường” (Vũ Thị Quỳnh, 2017, tr 90).
Từ những quan điểm trên, có thể hiểu: VHNT ở trường mầm non là hệ thống các giá trị, niềm tin, chuẩn mực,
được hình thành và phát triển trong một quá trình lâu dài, được công nhận và chi phối suy nghĩ, hành vi ứng xử của
đội ngũ CBQL, GV, trẻ mầm non và các đối tượng liên quan khác trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, tạo
nên bản sắc riêng cho mỗi trường mầm non.
2.1.2. Khái niệm phát triển văn hóa nhà trường ở trường mầm non
“Phát triển VHNT được hiểu là quá trình kế thừa, xây dựng và sáng tạo nên những giá trị văn hóa đặc trưng
trong nhà trường. Phát triển VHNT không hoàn toàn là việc tạo nên một giá trị văn hóa mới mà còn là sự kế thừa
những giá trị văn hóa tích cực, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng trường, đồng thời cũng loại bỏ đi những
giá trị tiêu cực, không phù hợp hoặc cản trở sự phát triển của nhà trường” (Vũ Thị Quỳnh, 2017, tr 90). Theo đó,
phát triển VHNT ở trường mầm non là quá trình chủ thể quản lí thực hiện các chức năng quản lí (lập kế hoạch - tổ
chức - chỉ đạo - kiểm tra) thông qua các hoạt động tác động đến các thành tố của VHNT nhằm kế thừa, gìn giữ và
phát huy những giá trị văn hóa tích cực, phù hợp với điều kiện của nhà trường; đồng thời loại bỏ đi những giá trị tiêu
cực, không phù hợp hoặc cản trở sự phát triển của nhà trường nhằm giúp nhà trường phát triển ổn định và đạt được
mục tiêu giáo dục.
Tóm lại, phát triển VHNT là vấn đề quan trọng ở các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến phổ thông, cao đẳng
và đại học.
2.2. Thực trạng phát triển văn hóa nhà trường ở các trường mầm non công lập tại thành phố Tân An, tỉnh
Long An
2.2.1. Mục đích và phương pháp khảo sát
- Mục đích khảo sát: Nghiên cứu nhằm làm rõ mức độ nhận thức, sự đánh giá của CBQL, GV về sự cần thiết
phải phát triển VHNT; về vấn đề phát triển văn hóa quản lí, phát triển bầu không khí nhà trường, phát triển văn hóa
ứng xử ở các trường mầm non công lập tại TP. Tân An, tỉnh Long An.
- Đối tượng khảo sát, gồm: 30 CBQL và 153 GV ở 15 trường mầm non công lập tại TP. Tân An, tỉnh Long An
(với cách chọn mẫu: mỗi trường chọn đại diện là 1 hoặc 2 thành viên trong Ban Giám hiệu và chọn ngẫu nhiên 10
GV trở lên).
- Điểm trung bình (ĐTB) được chia ra các mức độ: + 1,00-1,80 điểm: Hoàn toàn không cần thiết/Kém;
+ 1,81-2,60 điểm: Không cần thiết/Yếu; + 2,61-3,40 điểm: Phân vân/Trung bình; + 3,41-4,20 điểm: Cần
thiết/Khá; + 4,21-5,00 điểm: Rất cần thiết/Tốt.
- Thu thập và xử lí thông tin: Thông tin được thu thập thông qua phiếu khảo sát các CBQL, GV. Ngoài ra, chúng
tôi phỏng vấn thêm 10 CBQL, 10 GV để xác thực thông tin đã thu thập được. Thông tin sau khi thu thập sẽ được xử
lí và phân tích bằng công cụ Excel.
2.2.2. Kết quả khảo sát
2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về sự cần thiết phải phát triển văn hóa nhà trường ở các
trường mầm non công lập tại thành phố Tân An, tỉnh Long An
Kết quả thu được như sau (xem bảng 1):
Bảng 1. Nhận thức của CBQL, GV về sự cần thiết phải phát triển VHNT
TT Sự cần thiết phải phát triển VHNT
CBQL GV Tổng hợp
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
Mức
độ
1
Phát triển VHNT giúp định hình lại các giá trị văn
hóa trong nhà trường, đồng thời xác định và xây
dựng được những giá trị văn hóa cốt lõi, phù hợp,
phục vụ cho sự phát triển của nhà trường
3,42 1 3,87 1 3,64 1
Cần
thiết
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 478 (Kì 2 - 5/2020), tr 45-49 ISSN: 2354-0753
47
2
Phát triển VHNT khuyến khích mối quan hệ hợp
tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các
GV
3,39 2 3,85 2 3,62 2
Cần
thiết
3
Phát triển VHNT giúp GV tạo nên một môi trường
sư phạm toàn diện, giúp trẻ cảm thấy gắn bó với
trường, lớp
3,35 3 3,70 4 3,52 4
Cần
thiết
4
Phát triển VHNT tạo ra thương hiệu và bản sắc
riêng cho mỗi trường mầm non
3,32 4 3,83 3 3,57 3
Cần
thiết
ĐTB 3,37 3,81 3,58
Cần
thiết
Bảng 1 cho thấy, nhìn chung, CBQL và GV đánh giá ở mức độ “Cần thiết” với ĐTB là 3,58, đa số họ chưa đánh
giá ở mức độ rất cần thiết phải phát triển VHNT ở các trường mầm non công lập tại TP. Tân An hiện nay. Tiếp tục
phỏng vấn 10 CBQL và 10 GV, nhận được các ý kiến như: “Phát triển VHNT là cần thiết trong việc xây dựng nhà
trường”, “VHNT cần được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ”, “Ở trường mầm non thì chăm sóc -
giáo dục trẻ là nhiệm vụ cần thiết hơn là phát triển VHNT”, “Phát triển VHNT chỉ cần thiết đối với các trường trung
học phổ thông”, “Chỉ tập trung vào nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ hơn là vấn đề phát triển VHNT”,
Như vậy, CBQL và GV các trường mầm non công lập được khảo sát đều đánh giá ở mức là cần thiết phải phát
triển VHNT đối với các trường mầm non.
2.2.2.2. Thực trạng phát triển văn hóa quản lí
Kết quả khảo sát thực trạng phát triển văn hóa quản lí thu được: nhìn chung, nội dung phát triển văn hóa quản lí
tại các trường mầm non công lập được khảo sát chỉ đạt mức “Khá”, với ĐTB là 4,03. Trong đó, phần “Tổ chức,
phân công thực hiện phát triển văn hóa quản lí” được đánh giá cao nhất, tiếp theo là “Xây dựng kế hoạch phát triển
văn hóa quản lí” và “Chỉ đạo thực hiện phát triển văn hóa quản lí”, thấp nhất là chức năng “Kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện phát triển văn hóa quản lí” (xem bảng 2).
Bảng 2. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng phát triển văn hóa quản lí
TT Phát triển văn hóa quản lí
CBQL GV Tổng hợp
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
Mức
độ
1 Xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa quản lí 4,21 2 3,92 3 4,06 2 Khá
2 Tổ chức, phân công thực hiện phát triển văn hóa quản lí 4,35 1 4,02 1 4,18 1 Khá
3 Chỉ đạo thực hiện phát triển văn hóa quản lí 4,14 3 3,94 2 4,04 3 Khá
4
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phát triển văn hóa
quản lí
3,96 4 3,76 4 3,86 4 Khá
ĐTB 4,16 3,91 4,03 Khá
Để làm rõ hơn, chúng tôi phỏng vấn sâu 10 CBQL và 10 GV về những nội dung trên và thu được các nhận định
như: “Nhà trường chưa kiểm tra sâu sát các nội dung về phát triển văn hóa quản lí”, “Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu,
chiến lược hoạt động của nhà trường đã được nghe phổ biến trong buổi họp đầu năm nhưng cuối năm chưa rõ đạt
được đến mức nào”, “Một số đầu công việc chỉ thể hiện thông qua văn bản”,
Có thể thấy, công tác phát triển văn hóa quản lí ở các trường mầm non công lập tại TP. Tân An chưa được chú
trọng; đặc biệt là khâu kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phát triển văn hóa quản lí còn hạn chế, một phần cũng xuất
phát từ sự thiếu quan tâm của đội ngũ CBQL ở các trường mầm non. Do vậy, cần có biện pháp khắc phục trong công
tác quản lí nhà trường nói chung và phát triển văn hóa quản lí nói riêng.
2.2.2.3. Thực trạng phát triển bầu không khí nhà trường
Thực trạng phát triển bầu không khí nhà trường nhìn chung đã được đánh giá ở mức “Tốt” với ĐTB là 4,23,
trong đó có 2 chức năng được đánh giá ở mức “Tốt” là “Xây dựng kế hoạch phát triển bầu không khí nhà
trường” và “Tổ chức, phân công thực hiện phát triển bầu không khí nhà trường”, công tác “Chỉ đạo thực hiện
bầu không khí trong nhà trường” và “Kiểm tra, đánh giá việc phát triển bầu không khí nhà trường” chỉ ở mức
độ “Khá” (xem bảng 3).
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 478 (Kì 2 - 5/2020), tr 45-49 ISSN: 2354-0753
48
Bảng 3. Thực trạng phát triển bầu không khí nhà trường
TT Phát triển bầu không khí nhà trường
CBQL GV Tổng hợp
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
Mức
độ
1
Xây dựng kế hoạch phát triển bầu không khí nhà
trường
4,28 3 4,28 2 4,28 2 Tốt
2
Tổ chức, phân công thực hiện phát triển bầu không
khí nhà trường
4,42 1 4,52 1 4,47 1 Tốt
3
Chỉ đạo thực hiện phát triển bầu không khí nhà
trường
4,39 2 4,07 3 4,23 3 Khá
4
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phát triển bầu
không khí nhà trường
3,92 4 4,03 4 3,97 4 Khá
ĐTB 4,25 4,22 4,23 Tốt
Phỏng vấn 10 CBQL và 10 GV, chúng tôi thu được các ý kiến: “Nhà trường có kế hoạch phát triển bầu không
khí nhà trường và được triển khai thực hiện vào đầu mỗi năm học, có kiểm tra, đánh giá theo học kì”, “Việc sơ kết,
tổng kết, rút kinh nghiệm có thực hiện nhưng chưa cụ thể”, “Nhà trường có tổ chức một số hoạt động phát triển bầu
không khí nhà trường và đã thu được những kết quả tốt”,
Nhìn chung, từ kết quả khảo sát thực trạng phát triển bầu không khí nhà trường ở 15 trường mầm non công lập
tại TP. Tân An, chúng tôi nhận thấy: các trường mầm non cần thực hiện tốt hơn chức năng “Chỉ đạo thực hiện phát
triển bầu không khí nhà trường” và “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phát triển bầu không khí nhà trường” trong
thời gian tới để công tác này đạt hiệu quả cao hơn.
2.2.2.4. Thực trạng phát triển văn hóa ứng xử
Kết quả khảo sát thu được như sau (xem bảng 4):
Bảng 4. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng phát triển văn hóa ứng xử
TT Phát triển văn hóa ứng xử
CBQL GV Tổng hợp
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
ĐTB
Thứ
bậc
Mức
độ
1 Xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa ứng xử 4,42 2 4,56 1 4,49 1 Tốt
2 Tổ chức, phân công thực hiện phát triển văn hóa ứng xử 4,46 1 4,26 3 4,36 2 Tốt
3 Chỉ đạo thực hiện phát triển văn hóa ứng xử 4,28 3 4,30 2 4,29 3 Tốt
4
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phát triển văn hóa
ứng xử
4,07 4 3,78 4 3,92 4 Khá
ĐTB 4,30 4,22 4,26 Tốt
Bảng 4 cho thấy, trong các chức năng phát triển văn hóa ứng xử ở các trường mầm non có 3 chức năng đạt mức
“Tốt”, cao nhất là “Xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa ứng xử” và có một chức năng đạt mức độ“Khá” là “Kiểm
tra, đánh giá việc thực hiện phát triển văn hóa ứng xử”. Phỏng vấn ngẫu nhiên một số CBQL và GV tại các trường
mầm non thì hầu hết đều nhận định là: “Văn hóa ứng xử của nhà trường rất tốt, luôn được các thành viên quan tâm
xây dựng”, “CBQL luôn gương mẫu trong thực hiện văn hóa ứng xử, nhà trường đã lập kế hoạch và triển khai thực
hiện rộng rãi”, “Nhà trường đã quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về thực thi văn hóa ứng xử”, “GV tuyên
truyền kế hoạch phát triển văn hóa ứng xử đến cha mẹ của trẻ để phối hợp trong rèn thói quen, hành vi tốt cho con”,
“Việc kiểm tra, đánh giá trong thực hiện kế hoạch phát triển văn hóa ứng xử của nhà trường còn chậm, chưa kịp
thời, hiệu quả chưa cao”,...
Như vậy, CBQL và GV đánh giá cao nhất là vấn đề “Xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa ứng xử”; tuy nhiên,
cần chú trọng khâu “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phát triển văn hóa ứng xử” để đạt hiệu quả cao hơn.
3. Kết luận
Nhìn chung, công tác phát triển VHNT ở các trường mầm non công lập tại TP. Tân An, tỉnh Long An trong thời
gian vừa qua đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục, cụ thể:
Nhận thức về công tác phát triển VHNT của CBQL, GV ở các trường mầm non công lập được khảo sát chưa đồng
đều, chưa có sự nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải phát triển VHNT ở trường mầm non; các trường mầm non
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 478 (Kì 2 - 5/2020), tr 45-49 ISSN: 2354-0753
49
còn hạn chế trong công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung phát triển VHNT. Những phân tích trên sẽ
là cơ sở thực tiễn quan trọng, định hướng cho các trường đề ra các biện pháp quản lí đúng đắn, phù hợp để công tác
phát triển VHNT tại các trường mầm non công lập tại TP. Tân An, tỉnh Long An đạt được hiệu quả cao.
Tài liệu tham khảo
Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Cao Thị Thu Hiền (2018). Thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường tiểu học quận Gò Vấp, Thành phố
Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 6, tr 34-38.
Cục Nhà giáo - Cán bộ quản lí giáo dục (2019). Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn
nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp Cán bộ quản lí và giáo viên mầm non, năm học 2019-2020. NXB Giáo dục
Việt Nam.
Đỗ Tiến Sỹ (2018). Phát triển năng lực nhà giáo trong xây dựng văn hóa nhà trường. Tạp chí Quản lí giáo dục, số
3, tr 12-14.
Nguyễn Thị Ngọc Phương, Đỗ Đình Thái (2018). Một số vấn đề lí luận về phát triển văn hóa nhà trường. Tạp chí
Giáo dục, số đặc biệt tháng 8, tr 64-68.
Peterson K. D. - Deal T.E. (2009). The Shaping School Culture Fieldbook. Publisher Jossey-Bass.
Phạm Minh Hạc (2013). Giáo dục giá trị xây dựng văn hóa học đường. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sài Gòn,
số 17, tr 5-12.
Trần Văn Dàng (2017). Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường tiểu học bán trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh. Tạp chí Giáo dục, số 402, tr 6-8; 18.
Vũ Thị Quỳnh (2017). Thực trạng quản lí phát triển văn hóa nhà trường ở các trường cao đẳng sư phạm vùng Đồng
bằng sông Hồng. Tạp chí Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 139, tr 90-95.
Vũ Thị Quỳnh (2018). Phát triển văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm vùng Đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh
đổi mới giáo dục. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Wagner C.R. (2006). The school leader’s Tool for Assessing and improving school culture. PL, Western Kentucky
University.