Tóm tắt
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (BDHSG) những năm gần đây tại các trường trung hoc phổ thông
(THPT) chuyên vùng Đông Nam Bộ đã có nhiều khởi sắc. Một trong những yếu tố có tính quyết định
đến chất lượng BDHSG là công tác quản lý (QL) của người hiệu trưởng. Trong phạm vi bài viết này,
chúng tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề thực trạng quản lý hoạt động BDHSG ở một số trường THPT
chuyên vùng Đông Nam Bộ từ việc xây dựng kế hoạch, việc tổ chức thực hiện đến công tác chỉ đạo,
phối hợp các lực lượng giáo dục và công tác kiểm tra, đánh giá. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động BDHSG ở các trường THPT chuyên vùng Đông Nam Bộ.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông chuyên vùng Đông Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 (31) - Thaùng 8/2015
55
Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi
của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông
chuyên vùng Đông Nam Bộ
Current issues regarding the principal’s role in managing the training of gifted
students in the specialized high schools in the Southeastern region of Viet Nam
CN. Bạch Ngọc Linh
Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai
B.A. Bach Ngoc Linh
The Specialized High School Luong The Vinh – Dong Nai
Tóm tắt
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (BDHSG) những năm gần đây tại các trường trung hoc phổ thông
(THPT) chuyên vùng Đông Nam Bộ đã có nhiều khởi sắc. Một trong những yếu tố có tính quyết định
đến chất lượng BDHSG là công tác quản lý (QL) của người hiệu trưởng. Trong phạm vi bài viết này,
chúng tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề thực trạng quản lý hoạt động BDHSG ở một số trường THPT
chuyên vùng Đông Nam Bộ từ việc xây dựng kế hoạch, việc tổ chức thực hiện đến công tác chỉ đạo,
phối hợp các lực lượng giáo dục và công tác kiểm tra, đánh giá. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động BDHSG ở các trường THPT chuyên vùng Đông Nam Bộ.
Từ khóa: học sinh giỏi, bồi dưỡng học sinh giỏi, trung học phổ thông chuyên, Đông Nam bộ
Abstract
In recent years, the training of gifted students (TGS) in the specialized high schools in the Southeastern
region of Vietnam has prospered. One of the factors that are decisive to the quality of the TGS is the
principal’s management. In this paper, we will go into further details on the problems of managing the
TGS in some high schools in the Southeastern region, including plan outlining and implementation as
well as the direction, coordination of the forces of education and monitoring and evaluation. We will
also suggest appropriate measures to enhance the effectiveness of managing the TGS in high schools in
the Southeastern region of Vietnam.
Keywords: gifted students, training of gifted students, specialized high schools Southeastern region of
Viet Nam
1. Đặt vấn đề
Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị
Trung ương 8 khóa XI ngày 04/11/2013 về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo đã nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục và
đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài”. Mục tiêu của các
trường chuyên là tuyển chọn, phát hiện và
bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh
giỏi để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp
56
ứng yêu cầu phát triển đất nước. Với trọng
trách đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài cho địa phương, những năm qua,
thầy và trò các trường THPT chuyên vùng
Đông Nam Bộ đã không ngừng nỗ lực,
phấn đấu để giành nhiều thành tích trong
hoạt động BDHSG. Tuy nhiên, kết quả đạt
được vẫn chưa cao, chưa bằng vùng đồng
bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung bộ. Vì
thế, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực
trạng quản lý hoạt động BDHSG ở các
trường THPT chuyên vùng Đông Nam Bộ.
Mẫu khảo sát gồm 189 cán bộ quản lý
(CBQL) và giáo viên (GV) dạy BDHSG
thuộc ba trường: THPT chuyên Lê Quý
Đôn (Bà Rịa - Vũng Tàu), THPT chuyên
Quang Trung (Bình Phước) và THPT
chuyên Lương Thế Vinh (Đồng Nai) năm
học 2014 -2015.
2. Nội dung
2.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng
kế hoạch, chương trình hoạt động dạy
bồi dưỡng HSG của GV
Xây dựng kế hoạch là chức năng đầu
tiên và cơ bản của nhà quản lý. Trong quản
lý trường học cũng vậy, người hiệu trưởng
phải là người trực tiếp hoạch định kế
hoạch, trong đó có kế hoạch BDHSG. Xây
dựng kế hoạch BDHSG rất quan trọng đối
với các trường chuyên vì đây là hoạt động
mũi nhọn của nhà trường để hiệu trưởng
yêu cầu các bộ phận, cá nhân xây dựng kế
hoạch của mình. Khảo sát thực trạng quản
lý xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt
động dạy BDHSG cho thấy đa số ý kiến
đánh giá ở mức độ Khá. Cao nhất là Yêu
cầu GV dạy chuyên xây dựng kế hoạch
chương trình dạy BDHSG có điểm trung
bình (ĐTB) 4,11. Kế tiếp là Giao Phó hiệu
trưởng chuyên môn duyệt kế hoạch,
chương trình dạy BDHSG của GV theo
định kỳ (tuần, tháng, năm) có ĐTB 4,06.
Thấp nhất là Giao tổ chuyên môn thảo luận
kế hoạch, chương trình dạy BDHSG có
ĐTB 3,74. Điều này phần nào đã phản ánh
thực trạng hiệu trưởng các trường chưa thật
sự chú ý đến việc chỉ đạo GV xây dựng kế
hoạch dạy BDHSG. Qua trao đổi với ban
giám hiệu (BGH) và các Tổ trưởng chuyên
môn, chúng tôi được biết BGH tin tưởng tổ
trưởng; tổ trưởng cũng tin tưởng GV dạy
chuyên. Từ đó, các kế hoạch, chương trình
dạy BDHSG do GV dạy chuyên xây dựng
thường ít được đưa ra tập thể tổ bàn bạc,
thảo luận mà coi đó là sản phẩm của tổ; sau
đó được phó hiệu trưởng phụ trách chuyên
môn ký duyệt.
2.2. Thực trạng quản lý tổ chức
thực hiện hoạt động dạy bồi dưỡng
HSG của GV
Chức năng tổ chức ở nhà trường được
thể hiện thông qua việc hiệu trưởng phân
phối và sắp xếp các nguồn nhân lực và vật
lực theo những cách thức nhất định để đảm
bảo thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Mục đích
của chức năng tổ chức hoạt động dạy
BDHSG là tạo một môi trường nội bộ
thuận lợi cho mỗi tổ chuyên môn, mỗi GV
phát huy được năng lực, nhiệt tình của
mình để đóng góp tốt nhất vào việc hoàn
thành mục tiêu đào tạo nhân tài trong
tương lai. Chúng tôi đã khảo sát CBQL và
GV về việc Hiệu trưởng tổ chức hoạt động
dạy BDHSG thu được kết quả như sau:
57
Bảng 1. Đánh giá của CBQL và GV về QL lựa chọn, phân công GV của tổ chuyên môn
Nội dung
Kết quả thực hiện %
X Thứ bậc
5 4 3 2 1
Phân công GV có nhiều thành tích,
kinh nghiệm dạy BDHSG từ lớp 10
đến 12
79,9 17,5 2,6 0,0 0,0 4,75 1
Phân công GV trẻ dạy 1 chuyên đề
khoảng 3 năm liền
9,5 74,1 14,3 0,0 2,1 3,87 2
Phân công 2 đến 3 GV (trung niên lẫn
trẻ) cùng dạy 1 lớp chuyên từ lớp 10
đến 12
18,0 65,6 10,1 0,0 6,3 3,83 3
Bảng 1 cho thấy hiệu trưởng chưa thật
sự tin tưởng đội ngũ GV trẻ trong BDHSG,
chưa mạnh dạn Phân công nhóm 2 đến 3
GV (có cả trung niên lẫn trẻ) cùng dạy 1
lớp chuyên từ lớp 10 đến lớp 12 (ĐTB
3,83). Điều này là một trở ngại khá lớn
trong tương lai khi GV dạy chuyên ở độ
tuổi sắp về hưu đang chiếm tỉ lệ lớn. Hiệu
trưởng cần sớm định hướng thay đổi sự
phân công GV để có tính kế thừa trong đội
ngũ dạy chuyên.
2.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện
kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
Khi khảo sát CBQL và GV về công tác
của hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động dạy
BDHSG, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2. Đánh giá các nội dung hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động dạy BDHSG
Nội dung
Kết quả thực hiện % ĐTB
X
Thứ
bậc 5 4 3 2 1
Chỉ đạo tổ chuyên môn thành lập đội
tuyển HSG
35,4 52,4 12,2 0,0 0,0 4,23 1
Chỉ đạo phó HT chuyên môn điều hành
QL, giám sát GV thực hiện kế hoạch,
chương trình dạy BDHSG
4,2 81,5 13,8 0,5 0,0 3,89 3
Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn QL việc
thực hiện quy chế soạn giáo án chuyên
đề, các hồ sơ, sổ sách của GV, việc chuẩn
bị bài lên lớp của GV dạy BDHSG
14,8 74,6 10,1 0,5 0,0 4,04 2
Hướng dẫn tổ chức họp tổ chuyên môn
để bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm giảng
dạy BDHSG
1,6 30,7 40,7 25,4 1,6 3,05 4
Liên kết tổ chức Hội nghị chuyên đề, trao
đổi kinh nghiệm giảng dạy BDHSG
0,0 25,9 37,6 31,7 4,8 2,85 5
58
Từ kết quả của bảng trên, chúng tôi
nhận thấy chỉ có duy nhất nội dung Chỉ
đạo tổ chuyên môn thành lập đội tuyển
HSG được đánh giá Tốt (ĐTB 4,23). Hai
nội dung tiếp theo trong bảng trên có ĐTB
xếp vào loại Khá. Qua trao đổi với BGH
các trường, chúng tôi được biết Phó hiệu
trưởng có yêu cầu GV lập kế họach,
chương trình dạy BDHSG vào đầu năm
học, còn việc thực hiện kế hoạch, chương
trình ấy hoàn toàn tự giác. Tương tự, tổ
trưởng chuyên môn chỉ nhắc nhở GV dạy
chuyên soạn giáo án chuyên đề, các loại hồ
sơ, sổ sách. Còn vấn đề Họp tổ chuyên môn
để bàn bạc, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy
BDHSG và Tổ chức Hội nghị chuyên đề,
trao đổi kinh nghiệm giảng dạy BDHSG
chỉ được đánh giá mức Trung bình. Thậm
chí còn có ý kiến đánh giá là Không thực
hiện các công việc này.
Khi khảo sát 125 GV về việc họp tổ
chuyên môn thì có đến 64,8% cho rằng
Họp tổ chuyên môn chỉ phổ biến công việc
hành chính; còn mức độ họp tổ Thường
xuyên (hàng tuần) chỉ có 7,2% chọn, Bình
thường (2 lần/tháng) có 29,6% chọn, Ít
thường xuyên có đến 63,2% chọn. Theo
chúng tôi, hiệu trưởng cần chú ý cải tiến lề
lối làm việc sao cho các buổi họp tổ
chuyên môn thực sự là họp về “chuyên
môn”. Về chức năng chỉ đạo, chúng tôi
nhận thấy rằng: Hiệu trưởng phải khéo léo
điều khiển tập thể sư phạm thực hiện theo
kế hoạch, xác định mức ưu tiên tập trung
nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch,
phối hợp các lực lượng giáo dục; sử dụng
hợp lý ba biện pháp quản lý: tổ chức –
hành chính, kinh tế và tâm lý – giáo dục;
quán triệt phương châm: duy trì - ổn định –
đổi mới – phát triển.
3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá,
tổng kết hoạt động dạy BDHSG của GV
Kiểm tra, đánh giá là một nội dung
quan trọng, là nhiệm vụ thường xuyên và
là khâu cuối cùng của công tác quản lý.
Trong hoạt động BDHSG ở nhà trường,
kiểm tra giúp đôn đốc, thúc đẩy GV và HS
dạy và học nghiêm túc, có chất lượng nhằm
đạt mục tiêu đề ra. Chúng tôi đã tiến hành
khảo sát công tác kiểm tra, đánh giá hoạt
động dạy bồi dưỡng HSG. Kết quả thu
được:
Bảng 3. Các nội dung HT kiểm tra, đánh giá HĐ dạy bồi dưỡng HSG của GV
Nội dung
Kết quả thực hiện % ĐTB
X
Thứ
bậc 5 4 3 2 1
QL việc kiểm tra, đánh giá xác
định trình độ HS để thành lập đội
tuyển.
74,6 12,2 13,2 0,0 0,0 4,61 1
Theo dõi, kiểm tra kết quả dạy
BDHSG.
43,9 36,0 20,1 0,0 0,0 4,24 2
QL việc tổng kết, phổ biến kinh
nghiệm BDHSG.
4,2 41,3 52,4 1,6 0,5 3,47 3
Xử lý việc thực hiện không đúng
kế hoạch, chương trình dạy
BDHSG.
1,1 29,1 46,0 21,7 2,1 3,05 4
59
Qua bảng trên, chúng tôi thấy hiệu
trưởng thành công nhất trong Quản lý việc
kiểm tra, đánh giá xác định trình độ HS để
thành lập đội tuyển (ĐTB là 4,61 đạt loại
Tốt). Điều này thật sự cần thiết để chọn
được chính xác những HS có năng lực vào
đội tuyển. Ngược lại, hiệu trưởng chưa
quan tâm Xử lý việc thực hiện không đúng
kế hoạch, chương trình dạy bồi dưỡng
HSG (ĐTB là 3,05 xếp loại Trung bình).
Quản lý việc tổng kết, phổ biến kinh
nghiệm bồi dưỡng HSG cũng chỉ xếp loại
Khá, ĐTB là 3,47. Tìm hiểu vấn đề này,
chúng tôi nhận thấy lãnh đạo các trường
muốn GV làm việc trên tinh thần tự giác, vì
công việc chung, nên đôi lúc còn cả nể
nhất là với GV lớn tuổi và những GV có
HS đã từng đạt thành tích cao. Về chức
năng kiểm tra, chúng tôi nhận thấy rằng:
muốn hoạt động dạy BDHSG có hiệu quả
cao thì nhà quản lý trước hết phải xây dựng
các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra đánh
giá; đánh giá một cách thường xuyên và
theo định kỳ; kiểm tra việc đánh giá của
GV dạy BDHSG; phối hợp các phương
pháp đánh giá và tiến hành tổng kết hoạt
động dạy BDHSG.
4. Kết luận
Thực trạng trên cho thấy hiện nay vai
trò lãnh đạo của hiệu trưởng đối với hoạt
động BDHSG có một số mặt tích cực
nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế như: việc
xây dựng kế hoạch BDHSG chưa được
quan tâm đúng mức; việc tổ chức thực hiện
hoạt động BDHSG còn nhiều bất cập; công
tác chỉ đạo, phối hợp các lực lượng giáo
dục chưa đồng bộ; việc kiểm tra, đánh giá,
tổng kết hoạt động BDHSG chưa được coi
trọng. Vì vậy hoạt động BDHSG của các
trường THPT chuyên vùng Đông Nam Bộ
chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Để
nâng cao hiệu quả công tác này, hiệu
trưởng các trường THPT chuyên vùng
Đông Nam Bộ cần sớm thực hiện đồng bộ
các biện pháp như: Nâng cao nhận thức
cho CBQL, GV, HS và gia đình HS về vị
trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động
bồi dưỡng HSG; đẩy mạnh quản lý hoạt
động dạy bồi dưỡng HSG của GV; thúc
đẩy quản lý hoạt động học bồi dưỡng trên
lớp và tự học của HS; chú trọng bồi dưỡng
năng lực dạy chuyên cho GV; tăng cường
quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy
học; xây dựng và hoàn thiện chế độ đãi
ngộ, tạo động lực cho GV và HSG.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Đắc Hưng (2004),
Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề
và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Luật Giáo
dục Việt Nam, Nxb GD, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số
06/2012/TT-BGDĐT: Quy chế tổ chức và hoạt
động của trường trung học phổ thông chuyên.
Ngày nhận bài: 20/4/2015 Biên tập xong: 15/8/2015 Duyệt đăng: 20/8/2015