Tóm tắt. Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng có tốc độ phát triển kinh
tế khá cao. Trong nông nghiệp, tỉnh xác định hướng đi là sản xuất hàng hóa, phát
triển bền vững theo xu hướng hội nhập kinh tế và mở rộng sản xuất theo hình thức
trang trại. Thực tế những năm qua, các trang trại chăn nuôi có tốc độ phát triển
nhanh nhất và đạt hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này thể hiện những ưu thế vượt
trội về sử dụng vốn, thiết bị, lao động, tăng hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp và
góp phần giải quyết vấn đề môi trường trong chăn nuôi.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 16 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng sản xuất của trang trại chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 155-162
This paper is available online at
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2012
Nguyễn Tú Linh
Khoa Địa lí, Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng có tốc độ phát triển kinh
tế khá cao. Trong nông nghiệp, tỉnh xác định hướng đi là sản xuất hàng hóa, phát
triển bền vững theo xu hướng hội nhập kinh tế và mở rộng sản xuất theo hình thức
trang trại. Thực tế những năm qua, các trang trại chăn nuôi có tốc độ phát triển
nhanh nhất và đạt hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này thể hiện những ưu thế vượt
trội về sử dụng vốn, thiết bị, lao động, tăng hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp và
góp phần giải quyết vấn đề môi trường trong chăn nuôi.
Từ khóa: Vĩnh Phúc, trang trại chăn nuôi, hiệu quả sản xuất.
1. Mở đầu
Trang trại của nước ta được hình thành trên nền tảng kinh tế hộ tự chủ trong cơ chế
thị trường, mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu
(hoặc quyền sử dụng) của một người chủ, quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được
tập trung đủ lớn và cách thức tổ chức, quản lí tiến bộ, trình độ kĩ thuật cao [3]. Những
năm qua, các trang trại ở Vĩnh Phúc đã khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động,
nguồn vốn, thể hiện ưu thế vượt trội về kinh tế, xã hội, môi trường so với kinh tế hộ.
Do diện tích đất đai hạn chế, nhu cầu thị trường lớn và khả năng quay vòng vốn
nhanh nên loại hình trang trại chăn nuôi phát triển rất mạnh. Năm 2008, trang trại chăn
nuôi chiếm 18% tổng số trang trại và đến năm 2012 chiếm hơn 41% [4]. Những năm qua,
tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều trang trại sản xuất kinh doanh
tổng hợp, trồng trọt bị phá sản thì trang trại chăn nuôi vẫn phát triển và có tốc độ tăng
nhanh nhất trong các loại hình. Thế mạnh của trang trại chủ yếu do sử dụng các giống vật
nuôi nhập ngoại, các vật nuôi đặc sản và quy trình chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, các
trang trại vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong giải quyết các vấn đề về vốn, tiêu thụ và
chế biến sản phẩm, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014.
Liên lạc Nguyễn Tú Linh, e-mail: nguyenlinh.geo@gmail.com
155
Nguyễn Tú Linh
Theo thông tư 27/2011/Trang trại - BNNPTNT, ngày 13/4/2011 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận trang
trại, Chi cục Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc đã điều tra về hiện trạng sản xuất, kinh doanh
của các trang trại trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy, Vĩnh Phúc hiện có 446 trang trại,
trong đó, trang trại chăn nuôi là 185, chiếm 41,5%. Thành phố Vĩnh Yên không có trang
trại chăn nuôi nào đạt tiêu chí của thông tư 27. Chúng tôi phân tích dựa trên kết quả điều
tra này.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những thuận lợi trong việc phát triển trang trại chăn nuôi của Vĩnh
Phúc
- Chính sách: Tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều chính sách hỗ trợ chăn nuôi phát triển.
Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Đề án 2103 của UBND tỉnh về chuyển dịch cơ
cấu trong nông nghiệp đã xác định chăn nuôi là khâu đột phá, được quan tâm đầu tư bằng
các dự án cụ thể nhằm hướng đến sản xuất hàng hóa, tạo được sự phát triển nhanh và bền
vững. Đề án 3116 của UBND tỉnh và Nghị quyết 88-2013 của HĐND tỉnh đã đề ra các
mục tiêu, phương hướng cụ thể cho việc phát triển chăn nuôi trong giai đoạn 2013-2020.
Theo đó, các điều kiện phát triển chăn nuôi nói chung và các trang trại chăn nuôi khá
thuận lợi.
- Thức ăn chăn nuôi: Thức ăn cho vật nuôi đa dạng nhưng chủ yếu là thức ăn
công nghiệp. Vĩnh Phúc hiện có 3 cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm: Công ti Japfa
Comfeed, Công ti sản xuất thức ăn Voi vàng và Công ti thức ăn Newhope. Các đại lí kinh
doanh thức ăn chăn nuôi phân bố rộng khắp. Theo đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn
2013-2020, các trang trại chăn nuôi được hỗ trợ về máy móc thiết bị, vốn để tự chế biến
thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm nhằm sử dụng các sản phẩm của trồng trọt tại địa
phương như ngô, đậu tương,. . . và hạ giá thành chăn nuôi. Các trang trại đang đề nghị
được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn sạch, tham gia vào chuỗi sản xuất nuôi
lợn thịt, gà thịt để tạo sản phẩm thịt sạch mang thương hiệu thịt lợn sạch, thịt gà sạch Vĩnh
Phúc.
- Giống vật nuôi: Giống vật nuôi được sản xuất, cung ứng và quản lí chặt chẽ. Trên
địa bàn tỉnh hiện có nhiều cơ sở sản xuất giống vật nuôi. Công ti Japfa Comfeed và công
ti cổ phần gà Tam Đảo chuyên cung cấp giống gia cầm có cơ sở vật chất kĩ thuật khá hiện
đại. Về giống lợn, công ti chăn nuôi lợn giống ngoại Tam Đảo và Trung tâm giống vật
nuôi đã tích cực thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn, góp phần đẩy nhanh tốc độ cải
tạo chất lượng đàn lợn thịt, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Ngoài ra ngành chăn nuôi còn có
48 hộ, trang trại sản xuất giống gia cầm, 49 trang trại sản xuất giống lợn cung cấp con
giống đến tận nơi nuôi [4].
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của các trang trại được đầu tư
khá lớn nhưng chưa đồng bộ. Một số trang trại nuôi lợn áp dụng kĩ thuật nuôi chuồng kín
có hệ thống làm mát tự động để chống nóng, có chuồng trại theo quy trình công nghiệp
khép kín (nuôi lợn bố mẹ - lợn con - lợn thịt). Tuy nhiên, đa số các trang trại do các hộ
156
Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012
tự đầu tư, xây dựng chắp vá, cơi nới theo từng năm. Phần lớn trang trại không có thiết kế
kiểu chuồng, thiết bị đồng bộ cho từng đối tượng vật nuôi.
- Hoạt động thú y: Hoạt động thú y và công tác phòng chống dịch bệnh cũng được
quan tâm, đầu tư. Hệ thống tổ chức quản lí chăn nuôi, thú y ở cấp tỉnh và cấp huyện khá
đầy đủ, các xã, phường, thị trấn đều có người làm công tác thú y. Hàng năm, tỉnh tổ chức
tiêm phòng và phun thuốc tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi 2 đợt chính vào tháng
4 và tháng 10. Các trang trại thường chủ động tiêm phòng và phun thuốc định kì theo kế
hoạch nên dịch bệnh ít xảy ra. Tuy nhiên hiện nay, tỉnh mới chỉ có 1 cơ sở an toàn dịch
bệnh của công ti Japfa Comfeed. Nhìn chung, công tác giám sát, quản lí dịch bệnh gia súc,
gia cầm của tỉnh khá chủ động, giúp ổn định sản xuất và giảm thiểu thiệt hại, đưa chăn
nuôi phát triển bền vững.
- Thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ hiện nay chủ yếu là trong tỉnh và một số
tỉnh lân cận. Các sản phẩm xuất bán chủ yếu là thịt lợn, thịt gia cầm, thịt bò và trứng. Việc
buôn bán chủ yếu thông qua các hộ tư thương chuyên kinh doanh. Toàn tỉnh hiện có 228
hộ kinh doanh lớn, có phương tiện vận chuyển bằng ô tô. Việc tiêu thụ sản phẩm chăn
nuôi của trang trại gặp nhiều khó khăn do quá phụ thuộc vào tư thương. Vĩnh Phúc hiện
có 1100 hộ hành nghề giết mổ gia súc, gia cầm, phần lớn giết mổ tại nhà và tiêu thụ thịt
tại 57 chợ và các tụ điểm trong toàn tỉnh [4]. Trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở chế biến sản
phẩm chăn nuôi quy mô lớn, mới chỉ có một số cơ sở làm giò, chả, nem chua... Việc chế
biến và tiêu thụ được các chủ trang trại đánh giá là khó khăn lớn nhất trong việc mở rộng
và phát triển sản xuất.
Sự tăng trưởng của toàn ngành chăn nuôi, sự quan tâm đầu tư của các ban ngành là
điều kiện rất thuận lợi cho các trang trại phát triển. Khó khăn lớn nhất hiện nay của các
trang trại là thiếu vốn để mở rộng sản xuất. Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, việc chế biến và
tiêu thụ vẫn tự phát nên hiệu quả sản xuất của trang trại chưa cao.
2.2. Thực trạng sản xuất, kinh doanh của trang trại chăn nuôi
2.2.1. Số lượng gia súc, gia cầm và cơ cấu vật nuôi
Bảng1. Số lượng gia súc, gia cầm, năm 2012 [1]
Đơn vị: Con
Lợn Gà, vịt Trâu, Bò Khác
Toàn tỉnh 25836 1374302 30 19150
TX. Phúc Yên 1024 6900 0 0
Tam Dương 16348 985500 10 140
Sông Lô 2405 33090 17 500
Tam Đảo 1202 287890 0 700
Lập Thạch 4130 33272 3 110
Yên Lạc 170 1500 0 0
Bình Xuyên 124 9500 0 0
Vĩnh Tường 433 16650 0 17700
157
Nguyễn Tú Linh
Tam Dương là địa phương có đàn lợn, gia cầm lớn nhất. Trong đó, đàn lợn của
huyện chiếm 63,3% và đàn gia cầm chiếm 71,7% đàn lợn, gia cầm của tỉnh. Các trang trại
chăn nuôi của huyện Lập Thạch có 4130 con lợn, chiếm 16% và trang trại của huyện Tam
Đảo có 287890 con gia cầm, chiếm 20,9% số con của cả tỉnh. Trâu, bò được nuôi chủ yếu
trong các trang trại của huyện Sông Lô. Huyện Vĩnh Tường có số vật nuôi khác chiếm tỉ
lệ rất cao, 92,4% tổng số vật nuôi khác của tỉnh.
Cơ cấu vật nuôi của các trang trại chăn nuôi khá đa dạng nhưng quan trọng nhất là
lợn và gia cầm. Số lợn được nuôi trong trang trại chăn nuôi là 25.836 con, chiếm 5,4%
tổng đàn lợn của tỉnh và 50% của các loại hình trang trại khác. Tam Dương là huyện có số
trang trại chăn nuôi lớn nhất, 13 trang trại với đàn lợn lên đến 16.348 con. Trang trại chăn
nuôi lợn có quy mô đàn lớn nhất là của ông Bùi Quốc Việt, thôn Hợp Ninh, xã Thanh Vân
với 10.000 con, cả lợn nái và lợn thịt. Đàn gà, vịt của trang trại chăn nuôi là hơn 1,3 triệu
con, chiếm 67% tổng đàn gia cầm trong các trang trại. Tam Dương cũng là nơi có số trang
trại gia cầm lớn nhất tỉnh, 985.500 con. Trang trại của ông Phan Chí Dũng, thôn Đồng
Bông, xã Kim Long có tới 52.000 con gia cầm, lớn nhất tỉnh [1]. Các trang trại chăn nuôi
bò, chủ yếu là bò sữa chưa đạt các tiêu chí theo thông tư 27 nên chưa được thống kê. Vật
nuôi đặc sản được nuôi trong các trang trại ở Vĩnh Phúc khá đa dạng: chó, thỏ, rắn, ong,
nhím, bồ câu, chim cút,. . . Lớn nhất là các trang trại rắn ở thôn 3, thôn 4, xã Vĩnh Sơn,
huyện Vĩnh Tường.
Các trang trại chăn nuôi có sự chuyên môn hóa khá cao, hầu hết chỉ nuôi lợn, hoặc
gia cầm chứ không nuôi kết hợp. Rất nhiều trang trại quy mô nhỏ cũng chỉ chuyên môn
hóa một loại vật nuôi. Tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có các trang trại ở xã miền núi Ngọc Mỹ của
huyện Lập Thạch, xã Hải Lựu của Sông Lô chăn nuôi kết hợp cả lợn và gia cầm. Các trang
trại chăn nuôi ở Hải Lựu có quy mô khá lớn, số đầu con lợn và gia cầm tương đương nhau.
Các trang trại ở Ngọc Mỹ chủ yếu chăn nuôi lợn, có thêm gà thả vườn phục vụ nhu cầu
thị trường. Điều này chứng tỏ tỉ suất hàng hóa của các trang trại rất cao.
2.2.2. Lao động trong các trang trại chăn nuôi
Bảng 2. Lao động của trang trại chăn nuôi, 2012, [1]
Đơn vị: Người
Tổng số Lao động Lao động thuêthường xuyên
Lao động
thời vụ
lao động của hộ
Toàn tỉnh 731 400 191 140
TX. Phúc Yên 16 9 7 0
Tam Dương 242 125 117 0
Sông Lô 118 90 4 24
Tam Đảo 142 80 56 6
Lập Thạch 54 52 2 0
Yên Lạc 6 6 0 0
Bình Xuyên 25 10 0 15
Vĩnh Tường 128 28 5 95
158
Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012
Trang trại chăn nuôi hiện tạo ra việc làm cho 731 lao động, trong đó lao động của
hộ là 400, thuê mướn thường xuyên là 191 và thuê theo thời vụ là 140. Trung bình lao
động của 1 trang trại là 4 người, cao hơn trang trại trồng trọt, nhưng thấp hơn nhiều so với
trang trại tổng hợp và thủy sản (12 và 11 lao động/trang trại).
Trang trại chăn nuôi sử dụng ít lao động, chỉ chiếm 18,4% trong tổng số lao động
đang làm việc ở trang trại. Tỉ lệ lao động của hộ khá cao, 54,7%, lao động thuê thường
xuyên là 19,1%. Dù vậy, trang trại chăn nuôi sử dụng lao động thuê thường xuyên cao
hơn các loại hình trang trại khác. Điều này do đặc thù của công việc chăn nuôi phải luôn
chăm sóc, cho ăn, vệ sinh, theo dõi sức khỏe vật nuôi. Các trang trại chăn nuôi lợn sử
dụng nhiều lao động hơn cả và chủ yếu là lao động thuê thường xuyên. Trang trại của ông
Bùi Quốc Việt, huyện Tam Dương sử dụng nhiều nhất, 24 lao động và đều là thuê thường
xuyên. Các trang trại chăn nuôi gà chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình nên số lao
động không tỉ lệ thuận với quy mô trang trại.
Trình độ của lao động khá chênh lệch. Một số ít được thuê là lao động có trình độ,
có chuyên môn về thú y. Tuy nhiên đại đa số là lao động phổ thông, không qua đào tạo.
Theo kết quả điều tra, 180 chủ trang trại là nông dân, không có nghề phụ khác, có 180
chủ trang trại tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất, việc tiếp xúc và tra cứu thông tin
thị trường qua đài, báo, ti vi là chủ yếu.
Do chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình, lao động chưa qua đào tạo nên các
trang trại khó phát triển theo chiều sâu. Các chủ trang trại mới chủ yếu tập trung mở rộng
diện tích, áp dụng kĩ thuật truyền thống mà chưa quan tâm nhiều tới việc áp dụng các tiến
bộ kĩ thuật, công nghệ mới, đưa cơ giới hóa vào quá trình sản xuất chăn nuôi, công tác
bảo quản, chế biến v.v. . . nên năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao.
2.2.3. Vốn đầu tư của trang trại chăn nuôi
Vốn là một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của các trang trại. Đa số trang
trại chăn nuôi đi lên từ kinh tế hộ nên nguồn vốn của trang trại ban đầu là vốn tự có của
hộ nông dân. Sau khi mở rộng sản xuất, các chủ trang trại sử dụng vốn vay của ngân hàng.
Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn vay không dễ dàng vì không có thế chấp. Khi đấu thầu
đất sản xuất, các trang trại đều phải thế chấp bằng sổ đỏ, vì vậy, rất khó khăn khi vay vốn
ngân hàng. Tỉnh Vĩnh Phúc và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã
có nhiều giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi (sử dụng tài sản hình thành từ tiền vay để đảm
bảo nguồn vốn vay) nhưng chưa thực sự hiệu quả, nguồn vốn ưu đãi chưa đến tay các chủ
trang trại. Để có vốn sản xuất, các chủ trang trại phải chủ động tìm ra các giải pháp: liên
kết với các công ti cung cấp thức ăn chăn nuôi, vay nợ cám, tự tìm nhà đầu tư,. . .
Tổng số vốn trang trại chăn nuôi đã đầu tư là hơn 206 tỉ đồng, trong đó vốn cố định
là 137 tỉ đồng và vốn lưu động là 69 tỉ đồng. Năm 2012, do nạn nhập lậu gia cầm và các
sản phẩm từ gia cầm khiến giá trong nước giảm mạnh, nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm
thua lỗ lớn. Đây là một khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến người sản xuất, khiến họ không
còn nguồn vốn lưu động và không dám đầu tư lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn đầu tư của trang trại chăn nuôi rất lớn, bình quân 1,1 tỉ đồng/trang trại, đứng
thứ hai trong các loại hình trang trại (sau trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp). Nguyên
159
Nguyễn Tú Linh
nhân do những chi phí về xây dựng chuồng trại, mua con giống, dịch vụ thú y khá tốn kém.
Đặc biệt chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ cao nhất trong vốn đầu tư của trang trại và đòi hỏi phải
đầu tư thường xuyên. Đối với những trang trại chăn nuôi cơ bản, trong thời gian kiến thiết
và sản xuất phải đầu tư khá lớn cho việc chăm sóc, vệ sinh, thức ăn.
2.2.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật của trang trại chăn nuôi
Phương tiện, thiết bị kĩ thuật chưa được đầu tư thích đáng. Đây cũng là tình hình
chung của các trang trại ở Vĩnh Phúc. Các trang trại chăn nuôi hiện mới có 531 máy, thiết
bị, trung bình một trang trại đầu tư 2,9 máy. Mặc dù số máy chưa cao nhưng vẫn chiếm
40% số thiết bị của trang trại nói chung. Các trang trại mới chủ yếu đầu tư vào hệ thống
chuồng trại, thiết bị làm mát, máng ăn, máng uống, hầm xử lí chất thải,. . . Một số trang
trại chăn nuôi gà ở xã Tam Quan, huyện Tam Đảo đầu tư trên 25 máy, chủ yếu là máy ấp
trứng, máy sưởi, máy băm rau. Các trang trại chăn nuôi bò sữa chưa đầu tư máy móc gì
đáng kể gây khó khăn cho việc sản xuất và tiêu thụ.
Như vậy, thiếu vốn đầu tư và máy móc, thiết bị là khó khăn cơ bản của các chủ trang
trại. Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai nhiều chương trình để giải quyết các khó khăn này:
Nghị quyết 52 của HĐND về cơ chế đầu tư hỗ trợ phát triển chăn nuôi 2012-2015, Nghị
quyết 88/2013 quyết định từng loại đối tượng chăn nuôi sẽ được hỗ trợ ở các mức độ khác
nhau: về lãi suất, đầu tư bể chất thải, máy trộn thức ăn. . . và tiền hỗ trợ sẽ được chi từ
ngân sách của địa phương.
2.2.5. Kết quả sản xuất và lợi nhuận của trang trại
Tổng giá trị sản lượng hàng hóa các trang trại chăn nuôi thu được năm 2012 là 283
tỉ đồng, trong đó: thu từ trồng trọt 4 tỉ, chăn nuôi 277 tỉ, thủy sản 1,38 tỉ và lâm nghiệp
150 triệu đồng. Trung bình giá trị sản xuất của 1 trang trại là 1,5 tỉ đồng, mặc dù cao hơn
các loại hình trang trại khác nhưng vẫn thấp hơn khá nhiều so với năm 2011 là 2,1 tỉ đồng.
Nguyên nhân do tình hình chăn nuôi năm 2012 rất khó khăn, sản phẩm chăn nuôi mất giá
và khó tiêu thụ [1, 4].
Bảng 3. Giá trị sản xuất và lợi nhuận của trang trại, 2012, [1]
Đơn vị: Triệu đồng
Tỉnh, huyện Giá trị sản xuất Lợinhuận
Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Lâm nghiệp
Toàn tỉnh 283452 4015 277907 1380 150 35298
TX. Phúc Yên 14475 25 14450 0 0 4570
Tam Dương 116810 50 116760 0 0 8364
Sông Lô 33053 2000 30973 80 0 4279
Tam Đảo 79546 1015 78531 0 0 11163
Lập Thạch 25397 564 24683 0 150 6112
Yên Lạc 970 0 970 0 0 360
Bình Xuyên 2500 0 2500 0 0 450
Vĩnh Tường 10701 361 9040 1300 0 0
160
Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012
Các trang trại chăn nuôi lợn có giá trị sản xuất kinh doanh và lợi nhuận cao hơn
trang trại gia cầm. Theo kết quả điều tra, trang trại nuôi lợn của ông Nguyễn Văn Tuấn ở
TX. Phúc Yên có giá trị sản xuất cao nhất: 12 tỉ đồng và lợi nhuận 4 tỉ đồng.
Tính chuyên môn hóa của các trang trại chăn nuôi khá cao; hầu hết các trang trại
tập trung vào ngành chính, không sản xuất kinh doanh tổng hợp. Tuy nhiên, một số trang
trại ở Vĩnh Tường, Tam Đảo, Sông Lô để tận dụng đất đai, diện tích mặt nước của địa
phương cũng như lao động và các điều kiện sản xuất khác đã mở rộng sản xuất sang trồng
trọt và thủy sản. Giá trị sản xuất của hai nhóm ngành phụ này trung bình khoảng 100 triệu
đồng/1 trang trại.
Tổng lợi nhuận thu được năm 2012 của trang trại chăn nuôi là 35 tỉ đồng, trung bình
190 triệu đồng/trang trại. Tuy nhiên, mức thu không đồng đều giữa các trang trại. Trang
trại chăn nuôi lợn quy mô lớn có lợi nhuận cao nhất, nhiều trang trại thu hơn 300 triệu
đồng/năm. Các trang trại chăn nuôi gia cầm ở huyện Tam Đảo đạt doanh thu khá cao, hơn
100 triệu đồng/trang trại. Đa số các trang trại gia cầm khác, cả quy mô lớn và nhỏ, chỉ đạt
vài chục triệu 1 năm, thậm chí nhiều trang trại thua lỗ hàng trăm triệu đồng. Nguyên nhân
do giá đầu vào cao, sản phẩm nhập lậu nhiều làm cho giá bán sản phẩm thấp.
2.2.6. Các địa phương phát triển trang trại chăn nuôi
Xét theo ba tiêu chí: số trang trại, quy mô trang trại và hiệu quả sản xuất, tỉnh Vĩnh
Phúc hiện có 2 huyện tập trung phát triển trang trại chăn nuôi là: Tam Dương và Tam Đảo.
Tam Dương hiện có 66 trang trại chăn nuôi, chiếm 35,7% số trang trại của cả tỉnh.
Thế mạnh của huyện là chăn nuôi gia cầm (54 trang trại). Đàn gà của huyện chiếm 71%
của tỉnh. Đại đa số các trang trại có quy mô nuôi trên 15.000 con và chỉ chuyên môn hóa
nuôi gà. Về sử dụng lao động, Tam Dương có số lao động làm việc trong trang trại nhiều
nhất, 242 người. Khác với các huyện khác, số lao động thuê mướn thường xuyên trong
các trang trại của Tam Dương rất cao, 117 người, chiếm 48,3% và không có lao động thuê
theo thời vụ. Số máy, thiết bị sử dụng trong các trang trại của huyện chiếm 55,4% của
toàn tỉnh [1]. Việc sử dụng lao động và máy móc chứng tỏ các trang trại chăn nuôi ở đây
có sự đầu tư lớn, tỉ suất hàng hóa cao.
Năm 2011, vốn đầu tư của trang trại chăn nuôi ở Tam Dương là 81,8 tỉ đồng, trung
bình 1,2 tỉ đồng/trang trại. Đây là mức đầu tư lớn nhất của 1 trang trại chăn nuôi trong
toàn tỉnh. Những trang trại đang trong thời kì đầu xây dựng chỉ có vốn đầu tư khoảng 400
triệu, một số trang trại mở rộng quy mô có mức vốn đầu tư trên 3 tỉ đồng. Vốn đầu tư lớn
nhất đạt hơn 10 tỉ đồng của trang trại bà Cao Thị Xuân Phương, đầu tư vào các vật nuôi
đặc sản. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh, giá trị sản xuất tỉ lệ thuận với vốn đầu tư. Một
số trang trại có vốn đầu tư thấp nhưng có giá trị sản xuất cao và ngược lại. Nguyên nhân
chủ yếu do quá trình sản xuất của trang trại; những trang trại sản xuất lâu năm thường có
thu nhập ổn định và khá cao. Do chủ yếu là trang trại nuôi gia cầm, thời gian sinh trưởng
ngắn nên các trang trại mới thành lập cũng có thu nhập tốt. Năm 2011, do khâu tiêu thụ
khó khăn, giá gà và trứng thấp nên lợi nhuận của trang trại không cao, chỉ đạt 8,4 tỉ đồng,
trung bình 126,7 triệu đồng/trang trại. Các con số này khá thấp so với các trang tr