Abstract: Learning and training activities of learners at Tran Quoc Tuan University are a special
kind of activity, taking place with great intensity, requiring huge physical and intellectual losses,
that makes students more susceptible to stress. When students are stressed, it will cause negative
impacts on their health, their learning and training results are not high; Since then, affecting the
quality of staff training. In the article, we analyze the current status of learners’ stress at Tran Quoc
Tuan University as a basis for preventing and overcoming stress for learners
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 81 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng stress của học viên trường Sĩ quan Lục quân 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 30-34
30
Email: damquangk11@gmail.com
THỰC TRẠNG STRESS CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1
Tạ Quang Đàm - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
Ngày nhận bài: 17/8/2019; ngày chỉnh sửa: 29/8/2019; ngày duyệt đăng: 30/8/2019.
Abstract: Learning and training activities of learners at Tran Quoc Tuan University are a special
kind of activity, taking place with great intensity, requiring huge physical and intellectual losses,
that makes students more susceptible to stress. When students are stressed, it will cause negative
impacts on their health, their learning and training results are not high; Since then, affecting the
quality of staff training. In the article, we analyze the current status of learners’ stress at Tran Quoc
Tuan University as a basis for preventing and overcoming stress for learners.
Keywords: Stress, learners at Tran Quoc Tuan University, current situation.
1. Mở đầu
Trong cuộc sống hiện đại, stress đang là một trong
những hiện tượng khá phổ biến và có tác động to lớn tới
con người. Đã có nhiều khoa học quan tâm nghiên cứu
về stress như: tâm lí học, y học, sinh lí học, xã hội học.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở mức độ nhất định, stress
có thể kích thích cơ thể hoạt động, huy động nguồn năng
lượng dự trữ của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình hoạt động, giúp con người vượt qua được những
tình huống nguy hiểm, khó khăn; nhưng nếu stress thái
quá, kéo dài hoặc thường xuyên thì sẽ làm cho cơ thể suy
giảm khả năng miễn dịch, kiệt sức, căng thẳng, lo âu, mất
ngủ, dễ bị kích động, giảm khả năng lao động. Trong
trường hợp cơ thể không tự điều chỉnh được để lấy lại sự
cân bằng tâm - sinh lí, stress sẽ gây ra bệnh tật ở con
người. Đây là tác hại của stress đòi hỏi cần được nghiên
cứu và có giải pháp khắc phục.
Hoạt động học tập và rèn luyện của học viên trường
Sĩ quan Lục quân 1 là một loại hình hoạt động đặc biệt,
diễn ra với cường độ lớn, đòi hỏi sự hao tổn rất lớn về thể
lực và trí tuệ. Trong quá trình học tập, rèn luyện, học viên
không những phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà
nước mà còn phải tuân thủ nghiêm chỉnh Điều lệnh, Điều
lệ, các chế độ quy định của nhà trường. Do vậy, để đáp
ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, học viên
phải có sự nỗ lực rất lớn về thể lực, trí lực, ý chí nên dễ
gây ra căng thẳng ở học viên. Bên cạnh đó, những lo toan
về cuộc sống gia đình, vấn đề thành tích học tập, những
mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống, hoạt động chung
đang là những yếu tố tác động mạnh mẽ làm cho học viên
căng thẳng về tâm lí, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động
học tập, rèn luyện của họ.
Bài viết phân tích thực trạng stress ở học viên Trường
Sĩ Quan Lục quân 1, làm cơ sở phòng ngừa và khắc phục
stress cho học viên.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá một cách khách quan thực trạng vấn đề
stress ở học viên, chúng tôi sử dụng phương pháp khảo
sát như sau:
- Khách thể đánh giá: 210 học viên đang học tập ở
Trường Sĩ quan Lục quân 1, gồm: 70 học viên chuyên
ngành Trinh sát đặc nhiệm, 70 học viên chuyên ngành Trinh
sát cơ giới, 70 học viên chuyên ngành Chỉ huy tham mưu.
- Thời gian khảo sát: tháng 3-6/2019.
- Các mức đánh giá: dựa theo thang đo 3 mức độ và
gán điểm như sau: Rất căng thẳng - 3 điểm, Căng thẳng
- 2 điểm, Ít căng thẳng - 1 điểm. Với cách tính và thang
điểm quy ước sử dụng cách tính điểm trung bình (ĐTB)
theo công thức n -1/n. Thang đo 3 mức độ chuyển định
lượng tương ứng từ 3 đến 1. Với cách tính điểm như trên,
điểm tối đa của thang đo là 3 và điểm tối thiểu là 1. Do
vậy, X của các mức sẽ nằm trong khoảng: 1 ≤ X ≤ 3.
Do vậy, kết quả sẽ được tính như sau: mức 1 (Ít căng
thẳng): ĐTB ≤ 1,67; mức 2 (Căng thẳng): 1,67 < ĐTB ≤
2,34; mức 3 (Rất căng thẳng): 2,34 < ĐTB ≤ 3,0.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng nhận biết về stress của học viên
Trường Sĩ quan Lục quân 1
- Để đánh giá nhận biết về stress ở học viên, chúng
tôi sử dụng câu hỏi: “stress là gì?” và thu được kết
quả (bảng 1):
Bảng 1. Thực trạng nhận biết về stress ở học viên
Stress
Tỉ lệ Thứ
bậc Số lượng %
Là sự căng thẳng lo lắng 172 81,9 1
Là sự mệt mỏi của cơ thể 36 17,1 2
Là sự bâng khuâng hồi hộp 2 1 3
Tổng 210 100
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 30-34
31
Theo bảng 1, ý kiến cho rằng stress “là sự căng thẳng
lo lắng” về tâm lí xếp vị trí thứ 1 (81,9%). Qua phỏng
vấn, các học viên đều hiểu stress là sự căng thẳng về tâm
lí khi gặp những tình huống khó khăn, nguy hiểm trong
các hoạt động học tập, rèn luyện và trong sinh hoạt. Ý
kiến cho rằng stress “là sự mệt mỏi của cơ thể” chiếm
17,1%, xếp vị trí thứ 2. Qua phỏng vấn, các học viên này
đều hiểu stress chính là những biểu hiện mệt mỏi, bệnh lí
về mặt sinh lí. Ở vị trí thứ ba là ý kiến cho rằng stress “là
sự bâng khuâng hồi hộp”, với 2 ý kiến. Qua phỏng vấn,
các học viên này hiểu chưa rõ ràng về stress, họ chỉ thấy
được một khía cạnh nhỏ về mặt tâm lí của stress.
Như vậy, đa số học viên đều hiểu đúng về stress, đó
là sự căng thẳng về mặt tâm lí khi gặp các tình huống
nguy hiểm, khó khăn trong hoạt động học tập, rèn luyện
và sinh hoạt. Đây là một thuận lợi để các cấp lãnh đạo,
chỉ huy thực hiện ngăn ngừa, khắc phục stress ở học viên
vì chỉ trên cơ sở hiểu đúng về stress thì mới có biện pháp
đúng để ngăn ngừa và khắc phục stress.
- Để hiểu rõ hơn thực trạng nhận biết về stress ở học
viên, chúng tôi đã hỏi thêm về ảnh hưởng của stress
(bảng 2):
Bảng 2. Thực trạng nhận biết của học viên
về ảnh hưởng của stress đối với con người
Tác dụng của stress
Thứ
bậc Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Có lợi 0 0 3
Có hại 196 93,3 1
Cả có lợi và có hại 14 6,7 2
Tổng 210 100
Đa số các học viên đều cho rằng stress là có hại cho
họ trong quá trình học tập, rèn luyện và sinh hoạt, với
93,3% ý kiến và xếp ở vị trí thứ nhất. Tìm hiểu lí do tại
sao học viên đều cho rằng stress chỉ có hại, chúng tôi
được biết, học viên phải chịu nhiều áp lực trong quá trình
học tập, rèn luyện; do vậy, họ chỉ nhận thấy mặt có hại
mà chưa thấy mặt có lợi của stress. Xếp ở vị trí thứ hai là
ý kiến cho rằng stress có cả lợi và hại (6,7%). Khi được
hỏi, các học viên này đều cho rằng nếu stress vừa phải thì
sẽ kích thích họ học tập, rèn luyện, giúp họ huy động khả
năng của mình trong quá trình học tập, rèn luyện. Nhưng
nếu stress thái quá thì sẽ làm cho họ căng thẳng, mệt mỏi,
ảnh hưởng tới kết quả quá trình học tập, rèn luyện của
họ. Đây là sự hiểu biết rất đúng đắn về tác dụng của
stress. Không có học viên nào cho rằng stress chỉ có lợi.
Đây là điều đáng mừng vì học viên đã đánh giá đúng vấn
đề này.
Kết quả trên cho chúng ta thấy, đa số học viên vẫn
chưa nhận thức đầy đủ về ảnh hưởng của stress. Đây là
điều đáng quan tâm trong công tác giáo dục, phải cho học
viên thấy được con người sống không thể tránh được
stress, stress không chỉ có hại mà trong nhiều tình huống
stress là cần thiết, nó kích thích hoạt động của con người.
Có như vậy, mới góp phần làm cho học viên lạc quan hơn
trong hoạt động học tập, rèn luyện và sinh hoạt của họ.
2.2.2. Thực trạng về mức độ stress ở học viên Trường Sĩ
quan Lục quân 1
Bảng 3 cho thấy, tất cả học viên đều bị stress ở mức
độ khác nhau. Trong đó mức độ “căng thẳng” là chiếm tỉ
lệ cao nhất. Nhìn vào ĐTB, ta thấy mức độ stress ở học
viên nằm trong nhóm mức độ 2 là nhóm thuộc mức độ
“căng thẳng”. Kết quả phản ánh khách quan do cường độ
học tập, rèn luyện của học viên rất cao. Đây là điều đáng
quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp bởi vì mức độ
căng thẳng, đặc biệt là mức độ rất căng thẳng của học
viên kéo dài và nếu không có biện pháp ngăn ngừa và
khắc phục kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình
học tập, rèn luyện, thậm chí gây ra bệnh tật, ảnh hưởng
đến sức khoẻ tâm - sinh lí của học viên.
2.2.3. Thực trạng biểu hiện và ảnh hưởng của stress ở
học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1
* Thực trạng biểu hiện stress ở học viên:
Biểu hiện stress ở học viên thể hiện trên hai phương
diện: mặt thể chất (bảng 4) và mặt tâm lí (bảng 5).
Bảng 4 cho thấy, biểu hiện stress về mặt thể chất ở
học viên có các biểu hiện khác nhau. Các biểu hiện stress
thể hiện về mặt thể chất ở mức cao nhất đó là: “Khó ngủ,
ngủ không ngon giấc” với ĐTB là 2,44, xếp ở vị trí thứ
2 là “mệt mỏi, uể oải” với ĐTB là 2,43 và xếp ở vị trí thứ
3 là “lười hoạt động, sinh hoạt cá nhân” với ĐTB là 2,14.
Bảng 3. Thực trạng mức độ stress ở học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1
Đối tượng học viên
Mức độ stress
Ít căng thẳng Căng thẳng Rất căng thẳng
ĐTB
Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%)
Trinh sát đặc nhiệm 19 27,1 43 61,4 8 11,4 1,84
Trinh sát cơ giới 13 18,8 48 69 9 12,9 1,94
Chỉ huy tham mưu 8 11,5 40 57 22 31,4 2,2
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 30-34
32
Đây là các biểu hiện thể chất thuộc mức độ cao vì ĐTB
đều lớn hơn 2. Đối với các biểu hiện buồn đi tiểu nhiều
lần; đau nhức xương khớp; miệng khô, chán ăn, ăn không
ngon, rối loạn tiêu hoá; hơi thở nhanh, dồn dập, và tim
đập nhanh, loạn nhịp đều là những biểu hiện về mặt thể
chất ở mức thấp vì điểm trung bình đều dưới 2,0.
Qua tìm hiểu, trò chuyện, chúng tôi được biết: khi
bị stress, học viên thường có những biểu hiện như: ăn
không ngon, chán ăn, mất ngủ, khó ngủ, ngủ không
ngon giấc và lười hoạt động, sinh hoạt cá nhân. Đặc
biệt, khi quan sát kĩ một số học viên bị stress, chúng tôi
thấy họ biểu hiện rõ sự mệt mỏi, uể oải, ánh mắt chậm
chạp, lông mày hơi cau, nét mặt hơi nhăn.
Như vậy, biểu hiện stress về mặt thể chất ở học viên
thể hiện ở mức độ cao là khó ngủ, ngủ không ngon giấc,
mệt mỏi, uể oải và lười hoạt động, sinh hoạt cá nhân. Đây
là những biểu hiện chưa thể hiện rõ bệnh lí về mặt thể
chất, nhưng nếu tình trạng này không được các cấp quan
tâm, khắc phục thì sẽ làm ảnh hưởng lớn tới kết quả học
tập, rèn luyện của học viên.
Qua bảng 5, biểu hiện stress về mặt tâm lí cũng thể
hiện ở các mức độ khác nhau. Biểu hiện stress về mặt
tâm lí ở mức độ cao nhất là “hay lo lắng, bồn chồn, suy
nghĩ”, xếp ở vị trí thứ hai là “rất dễ nóng nảy, mất bình
tĩnh”, xếp ở vị trí thứ 3 là “hay quên”, xếp ở vị trí thứ 4
là “ít nói, suy nghĩ miên man hoặc nói nhiều, nói liên
Bảng 4. Các biểu hiện stress về mặt thể chất ở học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1
Các biểu hiện
Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên
Rất
thường xuyên
ĐTB
Xếp
hạng Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
1. Mệt mỏi, uể oải 32 15,2 68 32,4 98 46,7 12 5,7 2,43 2
2. Buồn đi tiểu nhiều lần hoặc
khó đi tiểu
88 41,9 102 48,6 16 7,6 4 1,9 1,70 6
3. Đau nhức xương khớp 96 45,7 92 43,8 18 8,6 4 1,9 1,67 7
4. Miệng khô, chán ăn, ăn không
ngon, rối loạn tiêu hoá
78 37,1 92 43,8 34 16,2 6 2,9 1,85 5
5. Hơi thở nhanh, dồn dập và tim
đập nhanh, loạn nhịp
74 35,2 94 44,8 38 18,1 4 1,9 1,87 4
6. Khó ngủ, ngủ không ngon giấc 46 21,9 73 34,8 84 40,0 17 8,1 2,44 1
7. Lười hoạt động, sinh hoạt cá
nhân
48 22,9 90 42,9 66 31,4 6 2,9 2,14 3
Bảng 5. Các biểu hiện stress về mặt tâm lí ở học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1
Các biểu hiện
Hiếm khi Thỉnh thoảng
Thường
xuyên
Rất
thường xuyên
ĐTB
Xếp
hạng Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
1. Khó tính, khắt khe với mọi người hơn 44 21,0 110 52,4 48 22,9 8 3,8 2,10 6
2. Hay lo lắng, bồn chồn, suy nghĩ 32 15,2 56 26,7 102 48,6 20 9,5 2,52 1
3. Ít nói, suy nghĩ miên man hoặc nói
nhiều, nói liên miên
50 23,8 86 41,0 50 23,8 24 11,4 2,23 4
4. Cảm thấy sống không có ý nghĩa,
mục đích
76 36,2 86 41,0 34 16,2 14 6,7 1,93 8
5. Rất dễ nóng nảy, mất bình tĩnh 46 21,9 76 36,2 66 31,4 22 10,5 2,30 2
6. Hay suy nghĩ tiêu cực 52 24,8 86 41,0 60 28,6 12 5,7 2,15 5
7. Chán nản 68 32,4 86 41,0 42 20,0 14 6,7 2,01 7
8. Hay quên 74 35,2 62 29,5 58 27,6 26 12,4 2,27 3
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 30-34
33
miên”, xếp ở vị trí thứ 5 là “hay suy nghĩ tiêu cực”, tiếp
đến là “khó tính, khắt khe với mọi người hơn” và cuối
cùng là “chán nản”. Đây là những biểu hiện về mặt tâm
lí thuộc mức độ cao. Chỉ có duy nhất biểu hiện về mặt
tâm lí là “cảm thấy sống không có ý nghĩa, mục đích” là
biểu hiện ở mức độ thấp với điểm trung bình là 1,93.
Như vậy, nếu so sánh với các biểu hiện về mặt thể
chất thì các biểu hiện stress về mặt tâm lí thể hiện cao
hơn. Trong 8 biểu hiện stress về mặt tâm lí thì có 7 biểu
hiện ở mức cao, chỉ có 1 biểu hiện stress về mặt tâm lí là
ở mức thấp. Trong khi đó, 7 biểu hiện stress về mặt thể
chất thì chỉ có 3 biểu hiện là ở mức cao, còn 4 biểu hiện
là ở mức thấp.
2.2.4. Nguyên nhân gây stress ở học viên Trường Sĩ quan
Lục quân 1
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan,
những nguyên nhân này có thể do môi trường tự nhiên,
môi trường xã hội, quan hệ đồng chí đồng đội, do kinh
nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, khi tìm hiểu một số nguyên
nhân cơ bản, kết quả thu được thể hiện ở bảng 6:
Kết quả ở bảng 6 cho thấy, nguyên nhân hàng đầu
gây ra stress ở học viên đó là do học viên “khó thích
ứng với cường độ cao của hoạt động”, với ĐTB là 2,9.
Có 72,3% ý kiến của học viên cho rằng, họ khó thích
ứng với cường độ cao của hoạt động ở mức thường
xuyên và rất thường xuyên. Nguyên nhân xếp ở vị trí
thứ 2 gây ra stress ở học viên đó là “quan hệ, giao lưu
bị bó hẹp” với ĐTB là 2,89. Nếu tính các ý kiến cho
rằng quan hệ, giao lưu với bạn bè của họ bị bó hẹp ở
mức độ thường xuyên và rất thường xuyên thì có 71,5%
ý kiến. Một khía cạnh nữa trong quan hệ, giao lưu của
học viên đáng được quan tâm đó là sự tiếp xúc, làm
quen với bạn khác giới của học viên. Qua điều tra,
phỏng vấn và tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng, đây cũng là
một trong những nguyên nhân gây stress ở học viên.
Điều này dể hiểu vì học viên là những người đang ở lứa
tuổi có nhu cầu tình yêu, tình bạn với bạn khác giới rất
lớn; từ đó, đặt ra vấn đề nếu muốn giảm stress thì cần
phải có những quy định, sự quan tâm để học viên có
điều kiện giao lưu, tiếp xúc với bạn khác giới để họ cân
bằng về mặt tâm lí.
Bảng 6. Các nguyên nhân gây stress ở học viên
Nguyên nhân
Hiếm khi Thỉnh thoảng
Thường
xuyên
Rất
thường xuyên
ĐTB
Xếp
hạng Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
1. Khó khăn trong thích ứng với quy
định và kỉ luật của nhà trường
38 18,1 58 27,6 52 24,8 62 29,5 2,66 3
2. Quan hệ, giao lưu bị bó hẹp 20 9,5 40 19,0 94 44,8 56 26,7 2,89 2
3. Mâu thuẫn trong cuộc sống, hoạt động
chung
56 26,7 94 44,8 42 20,0 18 8,6 2,10 8
4. Bầu không khí tâm lí trong tập thể
không lành mạnh
50 23,8 82 39,0 48 22,9 30 14,3 2,28 5
5. Tương lai chưa thật rõ ràng 88 41,9 62 29,5 44 21,0 16 7,6 1,94 10
6. Bị điểm kém và những tiêu cực trong
thi cử
50 23,8 98 46,7 42 20,0 20 9,5 2,15 6
7. Giảng viên giảng dạy không cuốn hút 56 26,7 94 44,8 42 20,0 18 8,6 2,10 8
8. Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy chưa gương
mẫu, quản lí không khoa học
84 40,0 72 34,3 40 19,0 14 6,7 1,92 11
9. Bản thân sống chưa lạc quan và chưa
có cách giải toả căng thẳng
54 25,7 86 41,0 56 26,7 14 6,7 2,14 7
10. Tổ chức các hoạt động trong đơn vị
đơn điệu, chưa khoa học
44 21,0 82 39,0 46 21,9 38 18,1 2,37 4
11. Gặp vấn đề về sức khoẻ và tình cảm
riêng tư
78 37,1 104 49,5 20 9,5 8 3,8 1,80 12
12. Khó thích ứng với cường độ cao của
hoạt động
20 9,5 38 18,1 95 45,2 57 27,1 2,9 1
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 30-34
34
Xếp ở vị trí thứ 3 là do học viên “khó khăn trong
thích ứng với quy định và kỉ luật của nhà trường”. Có
114 ý kiến (chiếm 54,3%) tổng số học viên cho rằng,
họ khó khăn trong thích ứng với quy định và kỉ luật
của nhà trường quân đội diễn ra ở mức độ thường
xuyên và rất thường xuyên. Đặc trưng của hoạt động
ở các nhà trường là duy trì kỉ luật rất chặt chẽ và
nghiêm minh theo yêu cầu và đòi hỏi của hoạt động
đặc thù.
Xếp ở vị trí thứ 4 là “tổ chức các hoạt động trong
đơn vị đơn điệu, chưa khoa học”. Qua phỏng vấn cho
thấy, số học viên có ý kiến này cho rằng, trong các
hoạt động, đặc biệt là hoạt động sinh hoạt trong đơn vị
tổ chức chưa khoa học, thời gian vui chơi, giải trí của
học viên chưa duy trì đúng, đôi khi thời gian thể dục,
thể thao hay ngày nghỉ học viên chủ yếu là lao động,
trong hoạt động học tập, việc bố trí lịch học và thi cử
chưa khoa học, thời gian ôn luyện thi của học viên rất
gấp gáp. Điều này làm cho học viên rất căng thẳng.
Nguyên nhân xếp ở vị trí thứ 5, thứ 6 là “bầu không
khí tâm lí trong tập thể không lành mạnh” và “bị điểm
kém và những tiêu cực trong thi cử”. Khi tìm hiểu vấn
đề này cho thấy, có tình trạng cho điểm không công
bằng làm cho số học viên chịu khó học tập giảm động
lực học tập vì họ chịu khó học mà vẫn bị điểm kém hơn
một số học viên lười học và khả năng học tập chưa tốt.
Nguyên nhân xếp ở vị trí thứ 7 gây stress ở học
viên đó là “bản thân sống chưa lạc quan và chưa có
cách giải toả căng thẳng”. Nguyên nhân này thuộc về
vấn đề quan điểm sống và kinh nghiệm giải toả căng
thẳng. Nếu tính số học viên bị stress do nguyên nhân
này ở mức độ thường xuyên và rất thường xuyên thì
có 70 học viên, chiếm 28,8%. Qua phỏng vấn, chúng
tôi thấy rằng, số học viên này chưa thực sự lạc quan,
họ còn có cái nhìn định kiến trước các vấn đề của cuộc
sống, đặc biệt, họ chưa có kinh nghiệm trong việc giải
toả căng thẳng khi gặp những vấn đề khó khăn trong
học tập, rèn luyện và sinh hoạt.
Các nguyên nhân còn lại là những nguyên nhân
gây stress ở mức thấp. Trong đó, đặc biệt chú ý là
nguyên nhân về sức khoẻ và tình cảm riêng tư ở mức
thấp nhất. Đây là điều đáng mừng vì học viên đa số
đều có sức khoẻ tốt và ít bị vướng mắc các vấn đề về
tình cảm riêng tư.
3. Kết luận
Kết quả điều tra thực trạng stress ở học viên
Trường Sĩ quan Lục quân 1 cho thấy, đa số học viên
đều có cách hiểu đúng về stress; tuy nhiên, về tác dụng
của stress thì phần lớn họ chưa hiểu đầy đủ khi cho
rằng stress chỉ có hại. Đối với mức độ stress của học
viên, đa số học viên rơi vào mức độ căng thẳng và rất
căng thẳng. Thực trạng này là điều đáng quan tâm và
cần có giải pháp khắc phục về thực trạng bị stress của
học viên. Có nhiều nguyên nhân gây stress ở học viên,
trong đó các nguyên nhân gây stress ở mức độ cao.
Đây là những nguyên nhân đáng quan tâm và cần có
biện pháp khắc phục để giảm stress cho học viên.
Kết quả nghiên cứu thực trạng này là cơ sở để đề
xuất một số biện pháp phòng ngừa, khắc phục stress ở
học viên trường Sĩ quan Lục quân 1 như giáo dục cho
mỗi học viên có quan điểm sống tích cực, có tinh thần
lạc quan, vui vẻ, không định kiến, tiêu cực; tạo hứng
thú học tập cho học viên trong quá trình dạy học; tổ
chức các hoạt động học tập, rèn luyện, sinh hoạt của
học viên phong phú, đa dạng và khoa học; cán bộ chỉ
huy, lãnh đạo quản lí một cách khoa học, luôn gương
mẫu quan tâm, chia sẻ với học viên, đồng thời, biết
xây dựng bầu không khí tâm lí tích cực, lành mạnh
trong tập thể học viên; mỗi học viên tích cực tự rèn
luyện, tự tu dưỡng nâng cao khả năng thích ứng với
các hoạt động học tập, rèn luyện của nhà trường.
Tài liệu tham khảo
[1] Đỗ Văn Đoạt (2014). Kĩ năng ứng phó với stress
trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên
trường đại học sư phạm. Luận án tiến sĩ Tâm lí học,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
[2] Trần Thu Hà - Nguyễn Thị Thanh Hương (2004).
Nghệ thuật giảm thiểu stress. NXB Văn hoá -
Thông tin.
[3] Trần Thị Xuân Lan - Trần Hoàng Nguyên (2007).
Stress và cách xử lí: Những chiến lược chế ngự có
hiệu