Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ ở trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

1.1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, việc dạy học quan trọng không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn phải trang bị cho học sinh kĩ năng tự thu nhận kiến thức, các kĩ năng thực hành, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm Để hình thành kĩ năng cho học sinh, trong dạy học, giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh luyện tập thường xuyên các thao tác, hành động, đồng thời khơi gợi ý thức tự rèn luyện ở bản thân học sinh. Muốn đạt được các mục tiêu này, một trong những biện pháp đó là sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực. Giáo viên muốn sử dụng thành thạo các PPDH tích cực và đạt hiệu quả thì phải được trang bị và tiếp xúc thường xuyên với các PPDH tích cực ngay từ khi được đào tạo tại các trường sư phạm. Trong xu thế đổi mới PPDH hiện nay ở bậc phổ thông và đại học, một trong các phương pháp được đánh giá cao và sử dụng rộng rãi là PPDH theo nhóm nhỏ. Dạy học theo nhóm nhỏ không phải là PPDH mới, tuy nhiên, với tinh thần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa và cá biệt hóa hoạt động nhận thức của người học thì trong những năm gần đây, việc sử dụng phương pháp này đang được đẩy mạnh trong giảng dạy ở các trường học. Vấn đề sử dụng PPDH theo nhóm nhỏ đã được tiến hành như thế nào, đặc biệt tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM), việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trên lớp (DHTNNTL) đúng quy cách hay chưa và hiệu quả của nó ra sao? Xuất phát từ những lí do trên, đề tài: “Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trên lớp ở Trường ĐHSP TPHCM” được thực hiện.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ ở trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 146 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chế Dạ Thảo (SV năm 4, Khoa Tâm lí - Giáo dục) GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Huyền 1. Đặt vấn đề 1.1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, việc dạy học quan trọng không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn phải trang bị cho học sinh kĩ năng tự thu nhận kiến thức, các kĩ năng thực hành, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm Để hình thành kĩ năng cho học sinh, trong dạy học, giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh luyện tập thường xuyên các thao tác, hành động, đồng thời khơi gợi ý thức tự rèn luyện ở bản thân học sinh... Muốn đạt được các mục tiêu này, một trong những biện pháp đó là sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực. Giáo viên muốn sử dụng thành thạo các PPDH tích cực và đạt hiệu quả thì phải được trang bị và tiếp xúc thường xuyên với các PPDH tích cực ngay từ khi được đào tạo tại các trường sư phạm. Trong xu thế đổi mới PPDH hiện nay ở bậc phổ thông và đại học, một trong các phương pháp được đánh giá cao và sử dụng rộng rãi là PPDH theo nhóm nhỏ. Dạy học theo nhóm nhỏ không phải là PPDH mới, tuy nhiên, với tinh thần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa và cá biệt hóa hoạt động nhận thức của người học thì trong những năm gần đây, việc sử dụng phương pháp này đang được đẩy mạnh trong giảng dạy ở các trường học. Vấn đề sử dụng PPDH theo nhóm nhỏ đã được tiến hành như thế nào, đặc biệt tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM), việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trên lớp (DHTNNTL) đúng quy cách hay chưa và hiệu quả của nó ra sao? Xuất phát từ những lí do trên, đề tài: “Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trên lớp ở Trường ĐHSP TPHCM” được thực hiện. 1.2. Mục đích, đối tượng, khách thể, phương pháp nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp DHTNNTL ở trường ĐHSP TPHCM, từ đó đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả của DHTNNTL ở trường ĐHSP TPHCM. - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng sử dụng phương pháp DHTNNTL ở Trường ĐHSP TPHCM. - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học ở đại học. - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng câu hỏi, phương pháp thống kê toán học, phỏng vấn. Năm học 2011 - 2012 147 2. Kết quả nghiên cứu Đề tài khảo sát 208 sinh viên (SV) năm thứ 2 và 3 thuộc 4 khối ngành và 48 giảng viên (GV) của Trường ĐHSP TPHCM. 2.1. Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ trên lớp PPDH theo nhóm nhỏ được rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm và tìm hiểu, tuy nhiên tên gọi và định nghĩa của phương pháp này lại chưa thực sự thống nhất. Sau khi tham khảo nhiều khái niệm và quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới lẫn Việt Nam, đề tài sử dụng thuật ngữ phương pháp DHTNNTL với nội hàm như sau: DHTNNTL là một PPDH, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ dưới 10 thành viên, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc tại lớp học. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Theo hai tác giả Trần Thị Hương, Nguyễn Thị Bích Hạnh [3], tiến trình DHTNNTL có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản: Giai đoạn 1: Thành lập nhóm và chuyển giao nhiệm. Giai đoạn 2: Làm việc nhóm. Giai đoạn 3: Trình bày và đánh giá kết quả. 2.2. Thực trạng sử dụng phương pháp DHTNNTL ở Trường ĐHSP TPHCM 2.2.1. Thực trạng mức độ sử dụng các PPDH ở Trường ĐHSP TPHCM Bảng 1. Mức độ sử dụng các PPDH trong quá trình dạy học ở Trường ĐHSP TPHCM Giảng viên Sinh viên ST T Phương pháp ĐTB ĐLC Mức độ Thứ hạng ĐTB ĐLC Mức độ Thứ hạng 1 Diễn giảng 3.95 0.65 TX 1 3.94 0.63 TX 1 2 Nêu vấn đề 3.52 0.74 TX 3 3.39 0.91 TT 2 3 Vấn đáp 2.83 0.95 TT 6 2.88 1.06 TT 6 4 Trực quan 3.04 0.94 TT 4 2.98 0.95 TT 5 5 Luyện tập 3.70 0.58 TX 2 3.03 0.93 TT 4 6 DHTNNTL 2.93 0.97 TT 5 3.19 1.07 TT 3 7 Dạy học theo dự án 2.29 1.16 IK 7 2.49 1.26 IK 7 (TX: Thường xuyên, TT: Thỉnh thoảng, IK: Ít khi) Để nghiên cứu thực trạng mức độ sử dụng các PPDH ở Trường ĐHSP TPHCM, có 7 phương pháp phổ biến ở bậc đại học được tiến hành khảo sát. Kết quả khảo sát như sau: Kết quả ở bảng 1 cho thấy mức độ sử dụng các PPDH ở Trường ĐHSP TPHCM là không đồng đều. Phương pháp “diễn giảng”có mức độ sử dụng cao nhất [ĐTB =3.95 (GV) và ĐTB = 3.94 (SV)], thấp nhất là phương pháp “dạy học theo dự án” [ĐTB = Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 148 2.29 (GV) và ĐTB = 2.49 (SV)]. Kết quả này nhận được sự thống nhất ý kiến của GV và SV, tương tự cho đánh giá về phương pháp “vấn đáp”. Đối với các phương pháp còn lại, thứ hạng sử dụng theo đánh giá của GV và SV có sự khác biệt. Nhìn chung, mức độ sử dụng các phương pháp dạy học nêu trên ở Trường ĐHSP TPHCM chủ yếu dao động ở mức thường xuyên và thỉnh thoảng, chỉ có “dạy học theo dự án” là ở mức ít khi. Đối với phương pháp DHTNNTL, GV và SV đều đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng, tuy nhiên điểm trung bình và thứ hạng có khác biệt. Trong khi GV đánh giá mức độ sử dụng phương pháp này ở vị trí thứ 5 [ĐTB = 2.93] thì SV lại đánh giá mức độ sử dụng phương pháp DHTNNTL ở vị trí thứ 3 [ĐTB =3.19] so với các PPDH còn lại. Kiểm nghiệm T-test cho thấy, không có sự khác biệt ý nghĩa giữa sự đánh giá của GV và SV về mức độ sử dụng các PPDH ở trường ĐHSP TPHCM, chỉ riêng phương pháp “luyện tập” [sig = 0.00< α = 0.01] là có sự khác biệt ý nghĩa giữa sự đánh giá của GV và SV. 2.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phương pháp DHTNNTL Khảo sát trên GV về 8 yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng phương pháp DHTNNTL, có 6 yếu tố nhận được sự tán thành của từ 50% GV trở lên, riêng hai yếu tố “thời gian” (41.7%) và “tài liệu tham khảo” (29.2%) thì được cho rằng ít ảnh hưởng hơn đến hiệu quả sử dụng của PPDH này. Trong số các yếu tố ảnh hưởng, “cơ sở vật chất” được đa số (79.2%) GV đánh giá là yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phương pháp DHTNNTL. Kết quả này phù hợp với kết quả phỏng vấn một số GV. Họ cũng cho rằng cơ sở vật chất hay phương tiện dạy học, không gian, điều kiện dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức hoạt động dạy học. “Sự tham gia của SV” cũng nhận được sự tán thành cao của GV (77.1 %) trong việc ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phương pháp DHTNNTL. Xét về mặt lí luận, khi thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, yếu tố tạo nên sự thành công của phương pháp là mức độ tích cực, chủ động tham gia của người học. Tuy nhiên, trong số 48 phiếu khảo sát trên GV, chỉ có 50% số phiếu cho rằng “kĩ năng sư phạm của GV” có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phương pháp DHTNNTL. Đây là một kết quả đáng lo ngại, vì trên lí thuyết về phương pháp DHTNNTL thì GV là người tổ chức và hướng dẫn SV tham gia; chính vì vậy, mỗi GV phải tự ý thức được vai trò của việc rèn luyện các kĩ năng sư phạm trong công tác tổ chức hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Về mặt lí luận, nội dung chi phối sâu sắc đến việc lựa chọn phương pháp; vì thế, khi sử dụng phương pháp DHTNNTL, yếu tố “đề tài” phải được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, chỉ có hơn một nửa (58%) GV được khảo sát lưu ý đến yếu tố này. Năm học 2011 - 2012 149 2.2.3. Thực trạng biểu hiện của quá trình sử dụng phương pháp DHTNNTL 2.2.3.1. Thực trạng quá trình chuyển giao nhiệm vụ hoạt động nhóm Việc chuyển giao nhiệm vụ ảnh hưởng đến nhu cầu, hứng thú và tính tích cực thực hiện nhiệm vụ hoạt động nhóm ở SV. Vì vậy, một số công việc trong quá trình chuyển giao nhiệm vụ cần phải được thực hiện nghiêm túc. Theo kết quả khảo sát, chúng ta thấy có sự khác biệt trong kết quả khảo sát giữa GV và SV đối với thực trạng quá trình chuyển giao nhiệm vụ hoạt động nhóm về vị trí các công việc. Tuy nhiên, về mức độ sử dụng thì có sự tương đồng hoàn toàn. Hai công việc “gợi ý phương pháp cho các nhóm” [ĐTB = 3.14 (GV); ĐTB = 3.22 (SV)] và “gợi ý cấu trúc nội dung trình bày” [ĐTB = 3.35 (GV); ĐTB = 3.22 (SV)] chỉ dừng ở mức độ là thỉnh thoảng. Trong khi đó, về mặt lí thuyết, đây cũng là các công việc cần được tiến hành thường xuyên. Bởi lẽ, trong giới hạn thời gian cho phép dành cho việc hoạt động nhóm là khá ít (thường là dưới 20 phút), việc gợi ý phương pháp thực hiện và cấu trúc nội dung trình bày sẽ hỗ trợ cho nhóm tiến hành hoạt động thuận lợi và hiệu quả hơn. Kiểm nghiệm T-test cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa sự đánh giá của GV và SV về thực trạng quá trình chuyển giao nhiệm vụ hoạt động nhóm. 2.2.3.2. Vai trò của GV trong quá trình hoạt động nhóm của SV Bảng 2. Mức độ thể hiện vai trò của GV trong quá trình hoạt động nhóm của SV Giảng viên Sinh viên S T T Nội dung công việc ĐTB ĐLC Mức độ ĐTB ĐLC Mức độ 1 Quan sát, theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm 3.62 0.95 TX 3.57 0.97 TX 2 Nhắc nhở các nhóm tập trung thảo luận, tránh xao nhãng 3.25 0.91 TT 3.10 0.92 TT 3 Hỗ trợ ngay khi nhóm có thắc mắc hoặc gặp khó khăn 4.04 0.68 TX 3.58 0.84 TX 4 Đốc thúc tiến độ làm việc của các nhóm 3.52 0.82 TX 3.19 1.00 TT 5 Nhắc nhở thành viên lấn át hoặc quá thụ động 2.93 0.83 TT 2.72 0.9 TT 6 Ghi nhận lại quá trình tự làm việc của các nhóm 3.47 0.77 TT 3.17 1.23 TT Thời gian hoạt động nhóm là quá trình các nhóm tự lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, GV cũng phải quan sát, theo dõi và bao quát toàn bộ hoạt động của từng nhóm để hỗ trợ kịp thời. Vì vậy, GV cũng cần phải có sự can thiệp sư phạm để hỗ trợ các nhóm bằng các hoạt động như đã nêu ở bảng 2. Kiểm định mức độ thể hiện vai trò của GV có sự tương đồng trong kết quả khảo sát giữa GV và SV. Kết quả cho thấy những công việc được đa số GV thực hiện ở mức độ thường xuyên là: Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 150 - Hỗ trợ ngay khi nhóm có thắc mắc hoặc gặp khó khăn [ĐTB = 4.04 (GV); ĐTB = 3.58 (SV)], xếp thứ nhất. - Quan sát, theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm [ĐTB = 3.62 (GV); ĐTB = 3.57 (SV)], xếp thứ hai. Đối với việc “đốc thúc tiến độ làm việc của các nhóm”, GV cho rằng mình tiến hành thường xuyên (ĐTB= 3.52) nhưng SV lại cho rằng GV chỉ thực hiện ở mức thỉnh thoảng (ĐTB=3.19). 2.2.3.3. Thực trạng công tác tổ chức trình bày kết quả làm việc nhóm của SV Sau khi hướng dẫn và hỗ trợ quá trình hoạt động nhóm cho SV, công việc tiếp theo của GV là tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả. Đây là một bước quan trọng với nhiều công đoạn cần sự tổ chức và đánh giá chặt chẽ của GV. Kết quả khảo sát cho thấy GV tiến hành thường xuyên ở đa số các hoạt động được đặt ra trong bảng khảo sát (ĐTB dao dộng trong khoảng từ 3.70 - 4.12 đối với GV và 3.33 - 3.85 đối với SV). Tuy nhiên, vẫn không có hoạt động nào đạt tới mức rất thường xuyên, đặc biệt việc “sắp xếp lại bàn ghế, không gian lớp học” được cả GV và SV đánh giá ở mức thỉnh thoảng. Đối với việc “nêu một số vấn đề cho SV tiếp tục về nhà suy nghĩ”, GV cho rằng mình tiến hành thường xuyên (ĐTB= 3.70) nhưng SV lại cho rằng GV chỉ thực hiện ở mức thỉnh thoảng. Đối với công việc “tạo điều kiện cho SV cùng tham gia nhận xét, đánh giá” [ĐTB = 4.12 (GV), ĐTB = 3.81 (SV)] và “tạo điều kiện cho SV đặt câu hỏi thắc mắc” [ĐTB = 3.93 (GV), ĐTB = 3.85 (SV)] đều có mức độ xác nhận khá cao, thể hiện đúng với tinh thần của phương pháp DHTNNTL là tạo điều kiện và môi trường học tập tích cực cho SV phát huy tối đa vai trò chủ động trong hoạt động học tập. Nhìn chung, trong nội dung này, kết quả cho ta thấy GV đã thực hiện khá thường xuyên hầu hết các công việc, tạo điều kiện tốt để SV tham gia và trình bày kết quả hoạt động nhóm. Kiểm nghiệm T-test cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa sự đánh giá của GV và SV về quá trình tổ chức trình bày trong tiến trình thực hiện phương pháp DHTNNTL của GV. 2.2.3.4. Thực trạng quá trình hoạt động nhóm của SV Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của phương pháp DHTNNTL cho thấy sự tham gia của SV đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong quá trình tham gia vào hoạt động nhóm. Đề tài đã tiến hành khảo sát về việc SV tự đánh giá về nhận thức và hành vi của mình khi tham gia vào quá trình hoạt động nhóm. Số liệu khảo sát cho thấy hầu hết các công việc trong quá trình hoạt động nhóm của SV được xác nhận thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng. Chỉ có việc “khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm giao cho” [ĐTB = 3.65] và “giúp đỡ thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ” [ĐTB = 3.61]có điểm trung bình cao nhất với mức độ thực hiện là thường xuyên. Năm học 2011 - 2012 151 Với kết quả khảo sát đã có, ta có thể thấy rằng trong quá trình hoạt động theo nhóm nhỏ, SV Trường ĐHSP TPHCM có khuynh hướng thống nhất và đồng tình với kết quả chung của nhóm nhưng còn ngại đưa ra ý kiến cá nhân và chưa thể hiện vai trò chủ động của mình để tương tác, tham gia hoạt động chung và lĩnh hội tri thức. Điều này cần được quan tâm và tìm giải pháp khắc phục vì đây là quá trình quan trọng giúp SV lĩnh hội tri thức tốt hơn thông qua việc hợp tác học tập, làm việc cùng nhau và rèn luyện kĩ năng cộng tác. Phân tích sự khác biệt trong đánh giá của SV theo khối ngành và năm học, cho thấy: - Có sự khác biệt ý nghĩa giữa các khối ngành khác nhau về thực trạng quá trình hoạt động nhóm của SV ở Trường ĐHSP TPHCM đối với các công việc như “từ bỏ ý kiến, quan điểm của mình nếu không đúng” [sig = 0.00 < α = 0.05]; “ghi chép những nội dung, kiến thức cơ bản” [sig = 0.006 < α = 0.05]; “phát hiện những mâu thuẫn, bất hợp lí” [sig = 0.00 < α = 0.05]; “nêu thắc mắc cho các thành viên khác trong nhóm” [sig = 0.00 < α = 0.05]; “khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm giao cho” [sig = 0.00 1< α = 0.05]; “giúp đỡ thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ” [sig = 0.00 1< α = 0.011]. Đối với các công việc còn lại thì không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các khối ngành khác nhau trong quá trình tham gia hoạt động nhóm của SV. - Đối với việc so sánh giữa các năm học về thực trạng quá trình hoạt động nhóm của SV ở Trường ĐHSP TPHCM có sự khác biệt ý nghĩa đối với các công việc như: “trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước nhóm” [sig = 0.018 < α = 0.05]; “từ bỏ ý kiến, quan điểm của mình nếu không đúng”[sig = 0.048 < α = 0.05]; “tích cực tiếp thu kiến thức, kĩ năng trình bày” [sig = 0.04 < α = 0.05]; “hiểu câu hỏi của các thành viên khác đưa ra và tìm lời giải đáp” [sig = 0.00 < α = 0.05]. Ngược lại, đối với những công việc còn lại thì không có sự khác biệt ý nghĩa khi so sánh giữa các năm học. 2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng của phương pháp DHTNNTL Biểu đồ đánh giá của GV và SV về hiệu quả sử dụng của phương pháp DHTNNTL Giảng Viên 1% 9% 61% 29% Rt thp Thp Va phi Cao Sinh Viên 2.4% 27.9% 60.1% 9.1%0.5% Rất thấp Thấp Vừa phải Cao Rất cao Hiệu quả sử dụng phương pháp DHTNNTL ở Trường ĐHSP TPHCM được đánh giá đa số ở mức độ vừa phải (60% đối với SV và 65% đối với GV). Mức độ cao cũng Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 152 chiếm 27.9% đối với SV và 33% đối với GV, một số nhỏ không đáng kể xác nhận ở mức rất cao (2.4 %) đối với SV, hoặc mức rất thấp (0.5%) đối với SV và thấp là 9.1% đối SV, 2% đối với GV. Kết quả này cho thấy phương pháp DHTNNTL dù được quan tâm sử dụng trong hoạt động dạy học ở Trường ĐHSP TPHCM nhưng vẫn chưa phát huy tốt hiệu quả sử dụng. Phân tích sự khác biệt trong đánh giá của SV theo khối ngành và năm học cho thấy: - Có sự khác biệt ý nghĩa giữa các khối ngành khác nhau về hiệu quả sử dụng phương pháp DHTNNTL ở Trường ĐHSP TPHCM. (sig = 0.003<α = 0.05). Chỉ riêng với mức độ cao, khối đặc thù chiếm tỉ lệ 38.8% trong khi đó khối xã hội chỉ chiếm 22%. Còn với mức độ thấp, khối ngành ngoại ngữ chiếm 24.5%, còn đặc thù là 1.8%. - Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa SV năm thứ 2 và năm thứ 3 (sig = 0.152 >α = 0.05) về hiệu quả sử dụng phương pháp DHTNNTL ở Trường ĐHSP TPHCM. Tuy có sự chênh lệch về tỉ lệ khảo sát giữa năm thứ 2 và năm thứ 3 [mức độ vừa phải: 4.6% (năm 2) và 13.8% (năm 3); mức thấp: 55.4 % (năm 2) và 64.4% (năm 3)] nhưng không đủ lớn để tạo ra sự khác biệt về ý nghĩa. - Không có sự khác biệt có ý nghĩa trong đánh giá của GV ở các khối ngành khác nhau (sig = 0.529>α = 0.05) về hiệu quả sử dụng phương pháp DHTNNTL ở Trường ĐHSP TPHCM. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận Để giúp người học tham gia vào đời sống xã hội một cách tích cực, tránh tính thụ động, ỷ lại thì PPDH trong nhà trường có một vai trò rất to lớn. DHTNNTL đang là một trong những phương pháp tích cực nhằm hướng tới mục tiêu trên. Với phương pháp này SV có cơ hội hợp tác, chia sẻ kiến thức, kĩ năng trong một nhiệm vụ chung được phân công bởi GV. PPDH này đòi hỏi SV phải hoạt động nhiều hơn trong lớp học nhưng không có nghĩa là GV giảm bớt vai trò của mình. Ngược lại, phương pháp này yêu cầu GV phải thực hiện tốt từ khâu chuẩn bị đến tiến trình thực hiện, đánh giá kết quả Giảng viên phải là người trực tiếp tổ chức và quan sát, hỗ trợ trong quá trình thực hiện. Kết quả nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng phương pháp DHTNNTL cho thấy: Thứ nhất, việc sử dụng phương pháp DHTNNTL vẫn chưa thường xuyên ở trường ĐHSP TPHCM. Trong quá trình sử dụng còn gặp nhiều khó khăn khó cần khắc phục như: nội dung bài học nhiều, thời lượng dạy hạn hẹp, không gian khó di chuyển, số lượng SV đông Thứ hai, các công việc cần thiết trong quá trình chuẩn bị và tổ chức thực hiện phương pháp DHTNNTL đã được GV chú trọng và đầu tư nhưng vẫn có một số công tác còn được thực hiện một cách hạn chế. Đặc biệt đối với nhóm công việc trong quá Năm học 2011 - 2012 153 trình tổ chức trình bày kết quả làm việc nhóm của SV được GV thực hiện tương đối đúng yêu cầu của phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ. Thứ ba, SV tham gia và thực hiện các công việc trong quá trình học nhóm ở mức chưa cao, điều này cũng ảnh hưởng không ít đến hiệu quả sử dụng phương pháp DHTNNTL. Thứ tư, việc sử dụng phương pháp DHTNNTL phụ thuộc vào nhiều yếu tố (cơ sở vật chất, kĩ năng sư phạm của GV, sự tham gia của SV, đề tài). Cần có sự thống nhất hài hòa giữa các yếu tố để đem lại hiệu quả dạy học như mong muốn. Quá trình nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng phương pháp DHTNNTL ở Trường ĐHSP TPHCM theo sự đánh giá của GV ở các khối ngành khác nhau không có sự khác biệt ý nghĩa. Tuy nhiên, đối với sự đánh giá của SV ở các khối ngành khác nhau về hiệu quả sử dụng phương pháp DHTNNTL thì lại có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. 3.2. Kiến nghị Từ thực trạng trên, để nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp DHTNNTL, đòi hỏi phải có sự đầu tư và cải tiến từ phía nhà trường, GV và SV. Đối với nhà trường Để áp dụng phương pháp DHTNNTL có hiệu quả cao, vấn đề có tính quyết định lại phụ thuộc ở quyết tâm đổi mới của các cấp quản lí và nhà trường cần có những chủ trương, kế hoạch đúng đắn, hợp lí và những đầu tư thích đáng cho việc áp dụng phương pháp này. Chuẩn bị được một thái độ học tập thích hợp của người học và năng lực trình độ thích hợp từ phía người dạy là một chặng đường dài, đòi hỏi phải biết kết nối mục tiêu giảng dạy, chú trọng rèn luyện kĩ năng cho người học với việc quy hoạch phát triển, tập huấn để không ngừng nâng cao trình độ, kĩ năng cho đội ngũ GV. Bên cạnh đó, thiết bị, phương tiện vật chất có vai trò không nhỏ đến thành công của việc sử dụng phương pháp này. Nhà trường cần có những phòng học kích thước phù hợp, bàn ghế dễ di chuyển, bố trí cho mỗi lớp học với số lượng khoảng 20 - 30 học sinh, có máy chiếu để nâng cao hiệu quả của phương pháp. Đối với GV Để gia tăng hiệu quả sử dụng phương pháp DHTNNTL, GV phải có sự chuẩn bị nội dung và kế hoạch trước khi thực hiện phương pháp, biết tổ chức nhóm, hướng dẫn cách thực hiện, phân bổ thời gian hợp lí, giải đáp thắc
Tài liệu liên quan