1. Mở đầu
Tệ nạn học đường (TNHĐ) hiện đã trở thành mối quan tâm của nhiều gia đình, nhà trường và là nỗi trăn trở của
toàn xã hội, đã đến lúc cần gióng lên hồi chuông báo động và cần sự vào cuộc của toàn xã hội để ngăn chặn và đẩy
lùi tệ nạn này (Vũ Thanh Thủy, 2015, tr 20-22). Nghiên cứu TNHĐ, tìm ra giải pháp nhằm tạo ra môi trường trong
sạch, an toàn thân thiện cho trẻ em trong nhà trường là trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn xã hội, định hướng giá
trị sống cho học sinh (HS) (Đỗ Hạnh Nga, 2016, tr 609-620; Diane Tillman, 2014). Nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn
trong trường học là do đặc điểm tâm lí và tính cách của HS, đặc biệt là HS lứa tuổi THCS đang trong giai đoạn phát
triển mạnh về thể chất và tâm lí, muốn tự khẳng định mình và hiếu động, dẫn đến những hành động không chuẩn
mực (Hội Tâm lí - Giáo dục Việt Nam, 2016). Bên cạnh đó là sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường kéo theo
những mặt tiêu cực tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ. Những hành vi bạo lực xuất hiện
nhiều trong đời sống xã hội, trong gia đình, trong cộng đồng, Internet, gây khó khăn trong việc giải quyết và giáo
dục đạo đức cho HS (Lê Vân Anh, 2013; Đào Văn Hoàng Giang, 2017, tr 26-31; Nguyễn Công Khanh, 2016; Hoàng
Anh Phước, 2016).
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tệ nạn học đường của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 480 (Kì 2 - 6/2020), tr 54-59 ISSN: 2354-0753
54
THỰC TRẠNG TỆ NẠN HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Đỗ Hồng Cường+,
Phạm Ngọc Sơn,
Phạm Việt Quỳnh,
Vũ Thị Quỳnh
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
+ Tác giả liên hệ ● Email: dhcuong@hnmu.edu.vn
Article History ABSTRACT
Received: 20/4/2020
Accepted: 06/5/2020
Published: 20/6/2020
School evils in secondary schools in Hanoi are seriously increasing, so
proposing solutions to minimize school evils is an important job. We
conducted a study to examine the situation of school evils and initially
proposed a number of measures to prevent and combat school evils at 04
secondary schools in Hanoi. There are 11 groups of school-related behaviors,
of which concern is profanity and swearing. For the acts of school violence,
the behaviors using the language account for a high proportion, such as
defaming friends or giving friends nicknames to make jokes. Up to 6.9% of
students think that they have participated and being a victim of sexual abuse
in schools is an alarming situation. Among 7 solutions contributing to pushing
back the school's evils in the school, propaganda and recommendations
during the first flag salutation time were highly appreciated by students
(75.6%) for implementation effectiveness. The majority of teachers and
parents actively participate in the prevention of school vices (over 90%),
especially focusing on positive teaching, advocacy or discipline solutions.
School evils are influenced by different factors such as gender, parents’
occupation and life value understanding. Preventing school evils is the
responsibility of students, teachers, families and the whole society.
Keywords
School evils, school violence,
sexual abuse, school,
secondary school.
1. Mở đầu
Tệ nạn học đường (TNHĐ) hiện đã trở thành mối quan tâm của nhiều gia đình, nhà trường và là nỗi trăn trở của
toàn xã hội, đã đến lúc cần gióng lên hồi chuông báo động và cần sự vào cuộc của toàn xã hội để ngăn chặn và đẩy
lùi tệ nạn này (Vũ Thanh Thủy, 2015, tr 20-22). Nghiên cứu TNHĐ, tìm ra giải pháp nhằm tạo ra môi trường trong
sạch, an toàn thân thiện cho trẻ em trong nhà trường là trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn xã hội, định hướng giá
trị sống cho học sinh (HS) (Đỗ Hạnh Nga, 2016, tr 609-620; Diane Tillman, 2014). Nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn
trong trường học là do đặc điểm tâm lí và tính cách của HS, đặc biệt là HS lứa tuổi THCS đang trong giai đoạn phát
triển mạnh về thể chất và tâm lí, muốn tự khẳng định mình và hiếu động, dẫn đến những hành động không chuẩn
mực (Hội Tâm lí - Giáo dục Việt Nam, 2016). Bên cạnh đó là sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường kéo theo
những mặt tiêu cực tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ. Những hành vi bạo lực xuất hiện
nhiều trong đời sống xã hội, trong gia đình, trong cộng đồng, Internet, gây khó khăn trong việc giải quyết và giáo
dục đạo đức cho HS (Lê Vân Anh, 2013; Đào Văn Hoàng Giang, 2017, tr 26-31; Nguyễn Công Khanh, 2016; Hoàng
Anh Phước, 2016)...
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu là 160 HS thuộc 4 trường THCS trên địa bàn TP. Hà Nội gồm các trường
THCS tại các khu vực nội thành: Vân Hồ (quận Hai Bà Trưng); Ngọc Thuỵ (quận Long Biên); Hoàn Kiếm (quận
Hoàn Kiếm) và Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy), trong tháng 9/2019. Các HS được chọn bằng phương pháp lấy
mẫu cụm với đơn vị mẫu là lớp học với các thông tin như sau:
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 480 (Kì 2 - 6/2020), tr 54-59 ISSN: 2354-0753
55
Bảng 1. Đối tượng nghiên cứu
Lớp Số lượng
Giới tính
Nam Nữ
6 42 26 16
7 81 41 40
9 37 15 22
Tổng số 160 82 78
Trong đó, tỉ lệ nam HS chiếm 51,2%, về học lực có 0,6 % HS có học lực yếu và 3,0% HS có học lực trung bình,
học lực khá 30%, giỏi 46,3%, xuất sắc 19,4%. Về xếp loại hạnh kiểm, có 1,2% xếp loại yếu và 3,8% trung bình, còn
lại HS xếp loại khá 19,4% và tốt 75,6%. Như vậy, đa phần HS tham gia khảo sát có học lực và hạnh kiểm tốt.
Về hoàn cảnh gia đình, 92,5% HS sống cùng bố mẹ. Nghề nghiệp của cha mẹ chủ yếu là kinh doanh (bố: 23,1%;
mẹ: 30%), cán bộ viên chức nhà nước (bố: 35,6%; mẹ: 36,3%) và công nhân (bố: 30%; mẹ: 21,9%), còn lại là lao
động tự do.
Để soạn thảo phiếu khảo sát, chúng tôi gửi câu hỏi mở đến cán bộ quản lí nhà trường, giáo viên và HS ở một số
trường THCS ở Hà Nội nhằm thu thập ý kiến về vấn đề nghiên cứu (Đỗ Hạnh Nga, 2016, tr 609-620), sau đó soạn
thảo phiếu khảo sát và hướng dẫn điền phiếu khảo sát cho HS. Số liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS 18.0.
2.2. Các kết quả nghiên cứu và bàn luận
2.2.1. Về thực trạng tệ nạn học đường ở học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội
Để phân tích về thực trạng TNHĐ ở HS THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, chúng tôi tiến hành khảo
sát ý kiến của 160 HS nhận định về thực trạng TNHĐ có xảy ra ở trường học không và với 3 cấp độ là mức 3: thường
xuyên (2,33 ≤ mean ≤3 ), mức 2: thỉnh thoảng (1,66 ≤ mean ≤ 2,33 ) và mức 1: chưa bao giờ (1≤ mean≤ 1,66); sau
đó, kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình bằng kiểm định One-Sample Statistics của phần mềm SPSS 18.0. Kết
quả được trình bày trong bảng 2 như sau.
Bảng 2. Kết quả thực trạng TNHĐ của HS THCS thành phố Hà Nội
Các biểu hiện
Các giá trị
Trung bình
(Mean)
Độ lệch chuẩn
(Std. Deviation)
Phương sai (P)
1. Ma túy, chất gây nghiện 1,03 0,207 0,00
2. Bạo lực học đường (BLHĐ) 1,48 0,571 0,00
3. Mê tín dị đoan 1,14 0,428 0,00
4. Cờ bạc, thuốc lá, rượu bia, cá độ... 1,12 0,343 0,00
5. Xâm hại tình dục 1,06 0,67 0,00
6. Trộm cắp, lừa đảo 1,27 0,523 0,00
7. Nghiện game không lành mạnh 1,39 0,594 0,00
8. Nói tục, chửi bậy 2,36 0,657 0,00
9. Gian lận thi cử 1,63 0,631 0,00
10. Trốn học 1,29 0,509 0,00
11. Phá hoại của công 1,44 0,557 0,00
TNHĐ 1,38 0,299 0,00
Kết quả ở bảng 2 cho thấy:
- Hiện nay TNHĐ phổ biến ở HS THCS trên địa bàn TP. Hà Nội có mức độ đáng quan tâm là hành vi Nói tục,
chửi bậy, tiếp theo là Gian lận thi cử; BLHĐ; Phá hoại của công; Nghiện game không lành mạnh. Đặc biệt, trong
nhóm HS điều tra có 51,9% HS xác nhận mình có thực hiện các hành vi nói trên.
- Thực trạng TNHĐ nói chung đang ở mức thấp với mean đều nhỏ hơn 1,66 và p<0,05. Trong đó, theo đánh giá
của HS thì trong các hành vi về TNHĐ thì Hành vi nói tục, chửi bậy xếp ở mức độ 3 với mean = 2,36 và p<0,05.
Điều này cho thấy tình trạng nói tục, chửi bậy đang diễn ra khá thường xuyên và phổ biến ở HS THCS.
Tìm hiểu mối liên quan giữa TNHĐ với các yếu tố giới tính của HS, nghề nghiệp của bố/ mẹ HS và nhận thức
về giá trị sống của HS, chúng tôi thu được kết quả như sau (xem bảng 3):
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 480 (Kì 2 - 6/2020), tr 54-59 ISSN: 2354-0753
56
Bảng 3. Kết quả kiểm định sự khác biệt về hành vi TNHĐ của HS
với các nhân tố (giới tính, nghề nghiệp của mẹ, giá trị sống)
TNHĐ
Các nhân tố
Trung bình
(Mean)
Độ lệch chuẩn
(Std. Deviation)
Phương sai (P)
Levene
sig F - hoặc
sig Welch
Giới tính
Nam 1,33 0,286
0,415 sig F = 0,028
Nữ 1,44 0,305
Nghề nghiệp
của mẹ
Lao động tự do 1,48 0,357
0,019 sig Welch =0,08
Nông dân 1,43 0,500
Công nhân 1,428 0,309
Kinh doanh 1,426 0,308
nghề khác 1,32 0,310
cán bộ 1,28 0,207
Nhận thức
Giá trị sống
Nhận biết 1,51 0,336
0,819 sig F = 0,014
Thực hiện 1,35 0,286
Kết quả ở bảng 3 cho thấy:
- Chúng tôi sử dụng kiểm định Oneway Anova trong SPSS để đánh giá xem có sự khác biệt giữa nam và nữa về
hành vi TNHĐ hay không. Kết quả ở bảng 3 cho thấy Sig Levene bằng 0,415 > 0,05, nên phương sai các nhóm giá
trị là đồng nhất. Đồng thời, trong bảng ANOVA cho giá trị sig F bằng 0,028 < 0,05; điều này có nghĩa là có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về TNHĐ giữa HS nam và nữ. Giá trị trung bình về TNHĐ của HS nam (mean = 1,33) thấp
hơn nữ (mean = 1,44). Do đó, có thể nhận định rằng, thực trạng TNHĐ có sự khác biệt giữa nam và nữ, hơn nữa tỉ
lệ HS nữ mắc TNHĐ cao hơn HS nam.
- Cũng sử dụng kiểm định Oneway Anova trong SPSS để xem xét có hay không sự khác biệt về hành vi TNHĐ
của HS với nghề nghiệp của bố và mẹ. Đáng ngạc nhiên là số liệu điều tra không phản ảnh sự khác biệt về hành vi
TNHĐ của HS với nghề nghiệp của bố nhưng lại có sự khác biệt ở mẹ. Cụ thể, kết quả phân tích ở bảng 3 cho thấy
cho thấy Sig Levene bằng 0,019 < 0,05, nên phương sai giữa các nhóm giá trị không đồng nhất. Do đó cần thực hiện
thêm kiểm định Welch và cho giá trị sig = 0,008 < 0,05. Đồng thời, giá trị mean về TNHĐ của HS có mắc TNHĐ
xếp theo thứ tự tăng dần là: 1,48 - lao động tự do; 1,43 - nông dân; 1,428 - công nhân; 1,426 - kinh doanh; 1,32 - các
nghề khác; 1,28 - cán bộ viên chức. Vậy, có thể kết luận, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về TNHĐ của HS với
nghề nghiệp của mẹ. Tỉ lệ HS có thực hiện hành vi TNHĐ theo thứ tự giảm dần ở những gia đình mà mẹ có các nghề
lần lượt là: lao động tự do, nông dân, công nhân, kinh doanh, các nghề khác, cán bộ. Nếu nghề nghiệp của mẹ là cán
bộ, viên chức thì tỉ lệ HS thực hiện hành vi TNHĐ thấp nhất và cao nhất là gia đình có nghề nghiệp của mẹ là nông
dân, điều này cho thấy vai trò của mẹ có ý nghĩa quan trọng trong ảnh hưởng tới hành vi và giáo dục con cái trong
gia đình.
- Kiểm tra có hay không sự khác biệt về TNHĐ của HS biết tới giá trị sống và HS đã thực hiện giá trị sống. Kết
quả trên bảng 3 cho thấy Sig Levene bằng 0,982 > 0,05, nên phương sai các nhóm giá trị là đồng nhất. Đồng thời,
trong bảng ANOVA cho giá trị sig F = 0,00 < 0,05 tức là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về TNHĐ giữa HS chỉ
biết tới giá trị sống và HS thực hiện theo giá trị sống. Bên cạnh đó, giá trị trung bình về TNHĐ của 2 nhóm HS này
phản ánh rằng, HS đã thực hiện theo giá trị sống thì có tỉ lệ vi phạm về TNHĐ thấp hơn HS chỉ biết tới giá trị sống.
Do đó, bước đầu có thể cho rằng, nếu HS có giá trị sống và thực hiện được các giá trị này trong cuộc sống thì ít
vướng vào TNHĐ hơn các HS không thực hiện giá trị này.
Như vậy, số liệu khảo sát ban đầu cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ TNHĐ giữa HS nam và
nữ; giữa các HS biết và HS thực hiện giá trị sống; giữa HS có mẹ làm các nghề khác nhau.
2.2.2. Về thực trạng hành vi bạo lực trong trường học
Trong số 11 hành vi của TNHĐ, chúng tôi tập trung nghiên cứu nhóm hành vi BLHĐ, kết quả được thể hiện ở
bảng 4.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 480 (Kì 2 - 6/2020), tr 54-59 ISSN: 2354-0753
57
Bảng 4. Thực trạng hành vi BLHĐ của HS THCS trên địa bàn TP. Hà Nội
TT Các biểu hiện
Có tham gia Không tham gia
Có là nạn nhân
Không là
nạn nhân
Có là nạn nhân
Không là
nạn nhân
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
1 Đánh nhau, tổ chức đánh nhau 0 0 2 1,3 7 4,4 151 94,4
2 Nói xấu bạn bè 29 18,1 26 16,3 14 8,8 91 56,9
3
Trêu chọc dưới hình thức xô
đẩy, ngáng chân, túm tóc
6 3,8 12 7,5 15 9,4 127 79,4
4 Trấn lột tiền bạc, tài sản 1 0,6 6 3,8 4 2,5 149 93,1
5
Ép buộc bạn phải làm việc
bạn không muốn
6 3,8 4 2,5 3 1,9 147 91,9
6 Nhục mạ bạn trên Internet 2 1,3 5 3,1 11 6,9 142 88,8
7 Xúc phạm bạn bằng lời nói 8 5,6 11 6,9 12 7,5 128 80
8
Bôi chất bẩn, ngứa vào chỗ
bạn ngồi
2 1,3 3 1,9 7 4,4 148 92,5
9 Vẽ bậy lên quần áo bạn 10 6,3 7 4,4 12 7,5 131 81,9
10 Phá hủy đồ dùng học tập của bạn 11 6,9 6 3,8 21 13,1 122 76,3
11 Đặt biệt danh chế giễu bạn 12 7,5 16 10 14 8,8 118 73,8
12
Đe dọa bằng ám hiệu:
lườm/nguýt/nhìn ác
4 2,5 9 5,6 13 8,1 134 83,8
13
Chế giễu, bình phẩm hình
dáng bạn
7 4,4 6 3,8 14 8,8 133 83,1
14 Chế giễu giới tính 2 1,3 13 8,1 6 3,8 139 86,9
Tổng 35 21,9 9 5,6 18 11,3 98 61,3
Kết quả nghiên cứu ở bảng 4 cho thấy:
- Có 21,9% HS tham gia BLHĐ và cũng là nạn nhân; 5,6% HS tham gia BLHĐ nhưng không là nạn nhân; có
11,3% HS là không tham gia hành vi BLHĐ nhưng là nạn nhân của BLHĐ.
- Trong số 14 biểu hiện của hành vi BLHĐ, đứng đầu là hành vi Nói xấu bạn bè, theo đó có tới 34% HS được
hỏi có tham gia hành vi này. Tiếp theo là nhóm các hành vi Đặt biệt danh chế giễu bạn (17,5%); Xúc phạm bạn bằng
lời nói (11,9%); Trêu chọc dưới hình thức xô đẩy, ngáng chân, túm tóc (11,3%),
- Trong khi đó, nhóm các hành vi Trấn lột tiền bạc, tài sản; Nhục mạ bạn trên Internet; Ép buộc bạn phải làm
việc bạn không muốn chiếm tỉ lệ không cao.
2.2.3. Về thực trạng hành vi xâm hại tình dục trong trường học
Trong số 11 hành vi của TNHĐ, chúng tôi tập trung nghiên cứu nhóm hành vi xâm hại tình dục trong trường học,
được thể hiện trong kết quả nghiên cứu ở bảng 5.
Bảng 5. Thực trạng hành vi xâm hại tình dục trong trường học của HS THCS trên địa bàn TP. Hà Nội
TT Các biểu hiện
Có tham gia Không tham gia
Có là nạn
nhân
Không là
nạn nhân
Có là
nạn nhân
Không là
nạn nhân
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
1 Hiếp dâm, cưỡng dâm 0 0 0 0 4 2,5 156 97,5
2 Sờ vào vùng kín của bạn 2 1,3 0 0 5 3,1 153 95,6
3 Cưỡng hôn bạn 2 1,3 0 0 3 1,9 156 96,9
4 Sử dụng ngôn từ liên tưởng đến tình dục 7 4,4 6 3,8 8 5 139 86,9
5
Trêu ghẹo một số bộ phận nhạy cảm
của bạn
3 1,9 2 1,3 2 1,3 153 95,6
Tổng 11 6,9 4 2,5 9 5,6 136 85
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 480 (Kì 2 - 6/2020), tr 54-59 ISSN: 2354-0753
58
Kết quả nghiên cứu ở bảng 5 cho thấy:
- Kết quả điều tra trên 160 HS tham gia khảo sát cho thấy, có 6,9% HS tham gia hành vi xâm hại tình dục và cũng
là nạn nhân; 2,5% HS tham gia hành vi xâm hại tình dục nhưng không là nạn nhân; có 5,6% HS là không tham gia
hành vi xâm hại tình dục nhưng là nạn nhân của hành vi này trong trường học.
- Điều tra cụ thể về tệ nạn này thì có 2,5% HS xác nhận rằng mình là nạn nhân của hành vi Hiếp dâm, cưỡng bức;
Sờ vào vùng kín của bạn (người tham gia: 1,3% và nạn nhân: 4,4,%); Cưỡng hôn bạn (người tham gia: 1,3% và nạn
nhân: 3,2%); Trêu ghẹo một số bộ phận nhạy cảm của bạn (người tham gia: 2,3% và nạn nhân 2,3%); và tỉ lệ cao
nhất trong nhóm này là hành vi Sử dụng ngôn từ liên tưởng đến tình dục (người tham gia: 8,2% và nạn nhân: 9,4%)...
Như vậy, với các hành vi hành vi xâm hại tình dục tuy kết quả thu được qua khảo sát chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng rất đáng
quan tâm vì đây là những tệ nạn đặc biệt nghiêm trọng và có ảnh hưởng lớn tới bản thân HS, gia đình và xã hội.
2.2.4. Về các biện pháp trong nhà trường góp phần đẩy lùi tệ nạn học đường
Ở lứa tuổi THCS, nhà trường có một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách HS, đặc biệt là góp
phần đẩy lùi TNHĐ. Điều này được thể hiện ở bảng 6.
Bảng 6. Các biện pháp được thực hiện trong các trường THCS trên địa bàn TP. Hà Nội góp phần đẩy lùi TNHĐ
TT Các giải pháp
Có Không
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
1 Tuyên truyền, khuyến cáo trong giờ chào cờ đầu tuần 121 75,6 39 24,4
2 Tuyên truyền, khuyến cáo trong các giờ sinh hoạt lớp 106 66,3 54 33,8
3 Tuyên truyền, khuyến cáo trong các bài học trên lớp 100 62,5 60 37,5
4 Tuyên truyền, khuyến cáo trong bảng nội quy của trường 101 63,1 59 36,9
5 Tuyên truyền, khuyến cáo trong các buổi nói chuyện chuyên đề 78 48,8 82 51,3
6 Tuyên truyền, khuyến cáo bằng các banner, áp phích 57 35,6 103 64,4
7 Thầy, cô giáo nhắc nhở, xử phạt khi có bạn mắc TNHĐ 111 69,4 49 30,6
Kết quả nghiên cứu ở bảng 6 cho thấy:
- Nhà trường đã có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục để đẩy lùi TNHĐ, trong đó biện pháp sử dụng Tuyên
truyền, khuyến cáo trong giờ chào cờ đầu tuần (75,6%) có ảnh hưởng lớn tới HS cũng như được các nhà trường
thường xuyên sử dụng một trong các giải pháp phòng, chống TNHĐ.
- Biện pháp kỉ luật tích cực được HS đánh giá có vai trò quan trọng thứ hai trong việc phòng, chống TNHĐ, đó
là Thầy, cô giáo nhắc nhở, xử phạt khi có bạn mắc TNHĐ (69,4%).
- Nhóm các biện pháp Tuyên truyền khuyến cáo trong các giờ sinh hoạt lớp (66,3%); Tuyên truyền khuyến cáo
trong các bài học trên lớp (62,5%); Tuyên truyền khuyến cáo trong bảng nội quy của trường (63,1%) có hiệu quả
tuyên truyền giáo dục trong nhà trường và được đánh giá khá cao với tỉ lệ trên 50%.
- Nhóm biện pháp Tuyên truyền khuyến cáo trong các buổi nói chuyện chuyên đề (48,8%); Tuyên truyền khuyến
cáo bằng các banner, áp phích treo (35,6%) có hiệu quả chưa cao. Có lẽ, đây là các biện pháp đòi hỏi các nhà trường
phải sử dụng nguồn lực tài chính (để mời chuyên gia về nói chuyện hay đầu tư cơ sở vật chất) nên ít được sử dụng.
2.2.5. Về vai trò của giáo viên trong việc đẩy lùi tệ nạn học đường
Trong nhà trường, vai trò của thầy/ cô giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần đẩy lùi TNHĐ. Tuy nhiên,
hành vi của các thầy/ cô giáo quyết định vấn đề này, điều đó được thể hiện trong kết quả ở bảng 7.
Bảng 7. Hành vi của GV trước biểu hiện của TNHĐ
TT Hành vi của thầy/ cô giáo Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Mắng, chửi, đánh, đập 8 5,0
2 Dạy dỗ, khuyên bảo 114 71,3
3 Mặc kệ, coi đó là trách nhiệm của gia đình 3 1,9
4 Xem đó là chuyện bình thường, con cái phải tự lo lấy bản thân 0 0
5 Khác (sử dụng các biện pháp kỉ luật tích cực, phối hợp với gia đình,) 35 21,9
Kết quả nghiên cứu ở bảng 7 cho thấy:
- Hầu hết các thầy/ cô giáo đều tham gia vào hoạt động phòng, chống TNHĐ, chiếm tỉ lệ rất cao tới 93,2%, trong
đó bằng biện pháp Dạy dỗ, khuyên bảo HS (71,3%) hoặc thực hiện các Biện pháp khác (21,9%). Như vậy, GV đã và
đang trở thành một bộ phận cực kì quan trọng trong nhà trường, cũng như trong tâm lí của HS THCS nhằm giáo dục
HS phòng, chống TNHĐ.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 480 (Kì 2 - 6/2020), tr 54-59 ISSN: 2354-0753
59
- Dù chiếm tỉ lệ không cao nhưng các hành vi của GV như Mắng, chửi, đánh, đập (5,0%) hoặc Mặc kệ, coi đó là
trách nhiệm của gia đình (1,9%) cũng là một con số đáng chú ý.
2.2.6. Về vai trò của cha mẹ trong việc giải quyết tệ nạn học đường
Có rất nhiều yếu tố được cho là có ảnh hưởng ít nhiều đến tình trạng TNHĐ, trong đó không chỉ từ chính bản
thân HS mà còn có trách nhiệm của cả gia đình, điều đó được thể hiện trong nghiên cứu ở bảng 8.
Bảng 8. Hành vi của bố/ mẹ trước biểu hiện của TNHĐ
TT Hành vi của bố/ mẹ
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
1 Mắng, chửi, đánh, đập 17 10,6
2 Dạy dỗ, khuyên bảo 103 64,4
3 Mặc kệ, coi đó là trách nhiệm của nhà trường và giáo viên chủ nhiệm 2 1,3
4 Xem đó là chuyện bình thường, con cái phải tự lo lấy bản thân 0 0
5 Khác (không có ý kiến; kết hợp các lựa chọn trên, kỉ luật tích cực) 38 23,8
Kết quả nghiên cứu ở bảng 8 cho thấy:
- Đa số cha mẹ sẽ sử dụng biện pháp Dạy dỗ, khuyên bảo để hướng dẫn con cái phòng, chống TNHĐ (64,4%)
hoặc Ý kiến khác, trong đó có sử dụng biện pháp kỉ luật tích cực (23,8%). Kết quả này cho thấy hầu hết các gia đình
luôn quan tâm, giáo dục và dạy dỗ khuyên bảo con cái về vấn đề TNHĐ.
- Đáng lưu ý việc bố/ mẹ sử dụng các biện pháp Mắng, chửi, đánh, đập (10,6%). Về vấn đề này, có lẽ cần có sự
phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh, tập huấn cho chính phụ huynh để chung tay trong việc phòng, chống TNHĐ
trong nhà trường.
3. Kết luận
Kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy, TNHĐ ở một số trường THCS trên địa bàn TP. Hà Nội có tỉ lệ thấp và có
sự khác nhau giữa HS nam và HS nữ; có liên quan đến nghề nghiệp của phụ huynh. BLHĐ và xâm hại tình dục học
đường ở các trường đã xuất hiện (dù chưa nhiều) song cũng cần có những nghiên cứu, điều tra tìm hiểu sâu hơn.
Nhiều biện pháp phòng tránh, từng bước đẩy lùi TNHĐ đã được các trường đề xuất thực hiện, trong đó cần chú
trọng, đề cao hơn nữa vai trò của gia đình trong công tác giáo dục ngăn ngừa TNHĐ nhằm góp phần định hướng giá
trị sống cho HS THCS trong bối cảnh hiện nay.
Tài liệu tham khảo
Bộ GD-ĐT (2018). Giáo dục công dân lớp 8. NXB Giáo dục Việt Nam.
Diane Tillman (2014). Những giá trị sống trong giáo dục con trẻ. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
Đào Văn H