1. Mở đầu
Theo định hướng chung của nhiều hệ thống giáo dục
trên thế giới, giáo dục môi trường (GDMT) không chủ
trương ghép thêm vào chương trình giáo dục một chủ đề
hay một môn học riêng biệt mới, mà chủ yếu tích hợp,
lồng ghép các vấn đề môi trường vào các nội dung môn
học sẵn có. Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải
kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố có liên quan với
nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó
đạt được nhiều mục tiêu khác nhau [1], [2]. Như vậy, tích
hợp GDMT là cách thức, con đường mà thông qua các
môn học hay hoạt động giáo dục khác nhau, người dạy
liên hệ các vấn đề môi trường vào nội dung giảng dạy để
đạt được các mục tiêu GDMT. Phương pháp tích hợp,
lồng ghép các nội dung môi trường vào các môn học
đang là xu hướng được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc
gia như Botswana, Tanzania, Uganda, Nigeria, New
Zealand, Trung Quốc và Jamaica [3], [4].
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều
văn bản pháp luật được ban hành nhằm định hướng cho
quá trình phát triển bền vững, bao gồm Quyết định số
1363/QĐ-TTg năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung bảo vệ môi trường
vào hệ thống quốc dân” [5], Quyết định số
256/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm
2020 [6]. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng ban hành nhiều
chỉ thị để phát triển GDMT, bao gồm Chỉ thị số
02/2005/CT-BGDĐT năm 2005 về việc “Tăng cường
công tác giáo dục bảo vệ môi trường” [7]; Chỉ thị số
40/2008/CT-BGDĐT năm 2008 về việc phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh (HS) tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn
2008-2013 [8]. Theo đó, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ sở
giáo dục trong cả nước tổ chức triển khai các nhiệm vụ
về GDMT, đưa nội dung GDMT vào trường học.
TP. Cần Thơ là đô thị loại 1 của Việt Nam, đồng thời
là thành phố trực thuộc trung ương nằm ở vị trí trung tâm
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu của
Trần Thị Hậu (2013) [9] tại TP. Cần Thơ cho thấy,
GDMT đã và đang được triển khai ở tất cả các cấp học,
trong đó ở cấp trung học phổ thông (THPT), các môn
Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công dân có tỉ lệ
tích hợp GDMT là cao nhất; tuy nhiên, tác giả chưa làm
rõ được thực trạng về nội dung và phương pháp tích hợp
GDMT ở từng môn học. Do đó, trong bài viết này, chúng
tôi phân tích thực trạng nội dung và phương pháp tích
hợp GDMT thông qua giảng dạy các chủ đề Sinh học lớp
10, 11, 12 tại 7 trường THPT trên địa bàn TP. Cần Thơ.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tích hợp giáo dục môi trường trong môn Sinh học tại các trường trung học phổ thông thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr 48-54; 5
48
Email: tthanhthao@ctu.edu.vn
THỰC TRẠNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN SINH HỌC
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Trần Thanh Thảo - Trần Ngọc Trân - Nguyễn Phan Ngọc Tường Vi
Trường Đại học Cần Thơ
Ngày nhận bài: 05/10/2019; ngày chỉnh sửa: 11/11/2019; ngày duyệt đăng: 20/11/2019.
Abstract: The study was conducted on Biology teachers of grade 10, 11 and 12 from 7 high
schools in Can Tho City. The results showed that teachers flexibly infused and integrated
environmetal issues into Biological themes in the school curriculum. Many teaching methods were
used during the integration, in which, teaching methods such as conversation, problem solving and
group discussion are used by teachers with high priority.
Keywords: Environmental education, infusion, integration, biological themes, method.
1. Mở đầu
Theo định hướng chung của nhiều hệ thống giáo dục
trên thế giới, giáo dục môi trường (GDMT) không chủ
trương ghép thêm vào chương trình giáo dục một chủ đề
hay một môn học riêng biệt mới, mà chủ yếu tích hợp,
lồng ghép các vấn đề môi trường vào các nội dung môn
học sẵn có. Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải
kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố có liên quan với
nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó
đạt được nhiều mục tiêu khác nhau [1], [2]. Như vậy, tích
hợp GDMT là cách thức, con đường mà thông qua các
môn học hay hoạt động giáo dục khác nhau, người dạy
liên hệ các vấn đề môi trường vào nội dung giảng dạy để
đạt được các mục tiêu GDMT. Phương pháp tích hợp,
lồng ghép các nội dung môi trường vào các môn học
đang là xu hướng được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc
gia như Botswana, Tanzania, Uganda, Nigeria, New
Zealand, Trung Quốc và Jamaica [3], [4].
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều
văn bản pháp luật được ban hành nhằm định hướng cho
quá trình phát triển bền vững, bao gồm Quyết định số
1363/QĐ-TTg năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung bảo vệ môi trường
vào hệ thống quốc dân” [5], Quyết định số
256/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia năm 2010 và định hướng đến năm
2020 [6]. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng ban hành nhiều
chỉ thị để phát triển GDMT, bao gồm Chỉ thị số
02/2005/CT-BGDĐT năm 2005 về việc “Tăng cường
công tác giáo dục bảo vệ môi trường” [7]; Chỉ thị số
40/2008/CT-BGDĐT năm 2008 về việc phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh (HS) tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn
2008-2013 [8]. Theo đó, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ sở
giáo dục trong cả nước tổ chức triển khai các nhiệm vụ
về GDMT, đưa nội dung GDMT vào trường học.
TP. Cần Thơ là đô thị loại 1 của Việt Nam, đồng thời
là thành phố trực thuộc trung ương nằm ở vị trí trung tâm
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu của
Trần Thị Hậu (2013) [9] tại TP. Cần Thơ cho thấy,
GDMT đã và đang được triển khai ở tất cả các cấp học,
trong đó ở cấp trung học phổ thông (THPT), các môn
Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công dân có tỉ lệ
tích hợp GDMT là cao nhất; tuy nhiên, tác giả chưa làm
rõ được thực trạng về nội dung và phương pháp tích hợp
GDMT ở từng môn học. Do đó, trong bài viết này, chúng
tôi phân tích thực trạng nội dung và phương pháp tích
hợp GDMT thông qua giảng dạy các chủ đề Sinh học lớp
10, 11, 12 tại 7 trường THPT trên địa bàn TP. Cần Thơ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
Về điều tra và khảo sát thực tế, nghiên cứu này được
triển khai dưới hai hình thức chính: điều tra thông qua
phiếu khảo sát và dự giờ giảng dạy chuyên môn. Trong
một số trường hợp, giáo án giảng dạy của giáo viên (GV)
cũng được phân tích để bổ sung thêm thông tin cho kết
quả khảo sát. Khảo sát được tiến hành trên 27 GV giảng
dạy môn Sinh học thuộc 07 trường THPT ở nội thành TP.
Cần Thơ. Các trường có GV tham gia khảo sát bao gồm:
Châu Văn Liêm, Bùi Hữu Nghĩa, Lý Tự Trọng, Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Việt Hồng,
Nguyễn Việt Dũng. Các GV tham gia khảo sát được
chọn ngẫu nhiên, có giới tính, độ tuổi và trình độ (cử
nhân, thạc sĩ) khác nhau. Số liệu và thông tin được phân
tích từ tháng 5-10/2019.
Trong khâu tiến hành khảo sát, giai đoạn đầu tiên là
xin giấy giới thiệu của đơn vị quản lí nghiên cứu (Khoa
Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ) để được sự phê
duyệt của Sở GD-ĐT TP. Cần Thơ trước khi làm việc
với Ban Giám hiệu và GV các trường THPT. Sau khâu
khảo sát thông tin là quá trình xử lí số liệu thu thập được,
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr 48-54; 5
49
phần thống kê các phương pháp tích hợp GDMT được
thực hiện nhờ phần mềm SPSS, đồ thị được minh hoạ
bằng phần mềm Excel. Quá trình xử lí số liệu SPSS bao
gồm các bước mã hóa số liệu, khai báo biến, xử lí trên
biến, tạo bảng tần số và mô tả thông tin bằng đồ thị [10].
2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Thực trạng các chủ đề sinh học được tích hợp giáo
dục môi trường
Ở khối lớp 10, các nội dung thuộc chủ đề sinh học
liên quan đến các cấp độ tổ chức của thế giới sống, sinh
học tế bào, sinh học vi sinh vật và virus đã được lồng
ghép với GDMT một cách đa dạng (bảng 1). Về các cấp
độ tổ chức của thế giới sống, các GV đã giới thiệu mối
liên hệ giữa môi trường và độ đa dạng sinh học của các
loài, đồng thời hình thành và phát triển cho HS thái độ
đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ độ đa
dạng sinh học. Bên cạnh đó, các biện pháp giảm thiểu và
phòng chống thiên tai để nâng cao kĩ năng ứng phó với
biến đổi khí hậu cũng được đề cập. Về chủ đề Sinh học
tế bào, các nội dung như giữ gìn vệ sinh thân thể để
phòng chống các bệnh do vi khuẩn mang lại, bón phân
hoá học đúng liều lượng và nâng cao ý thức bảo vệ rừng
đã được lồng ghép trong nội dung giảng dạy. Ở chủ đề
Sinh học vi sinh vật và virus, sự tận dụng các vi sinh vật
và sản phẩm của chúng để phát triển phân bón vi sinh,
khí sinh học, giảm thiểu việc sử dụng các loại phân bón
hoá học đã được GV lồng ghép, qua đó hình thành cho
HS thái độ và kĩ năng vận dụng các kiến thức sinh học
để bảo vệ môi trường.
Bảng 1. Thực trạng các chủ đề sinh học được tích hợp với GDMT ở khối 10
Các chủ đề sinh học/
Địa chỉ tích hợp
Nội dung tích hợp
Các cấp độ tổ chức của thế
giới sống
Sự đa dạng các cấp tổ chức sống tạo nên sự đa dạng của thế giới sinh vật. Thiên tai
(bão lụt, sóng thần, động đất,...) có thể được gây ra do biến đổi khí hậu, làm giảm
đa dạng sinh học. Do đó, chúng ta cần có biện pháp để phòng chống thiên tai: trồng
cây xanh, tuyên truyền bảo vệ môi trường.
Tế bào nhân sơ
Vi khuẩn có cấu tạo từ tế bào nhân sơ, có kích thước nhỏ, phân bố rộng, sinh sản
nhanh. Khi con người bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh, chúng có thể sinh sản nhanh
làm tăng tốc độ lây truyền. Vì vậy, để hạn chế bệnh do vi khuẩn gây ra, chúng ta
cần phải giữ gìn môi trường sống luôn trong sạch.
Enzyme và vai trò của
enzyme trong sự chuyển
hóa vật chất.
Enzyme có bản chất là protein và có thể bị mất hoạt tính khi ở nhiệt độ cao. Hiện
tượng nóng lên toàn cầu làm ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme trong tế bào, từ
đó ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật trên trái đất. Các biện pháp bảo vệ môi
trường để giảm thiểu những rủi ro do biến đổi khí hậu mang lại cần được triển khai.
Hiện tượng kháng thuốc trừ sâu ở côn trùng do sự xuất hiện các cá thể mang đột
biến ở những gen có khả năng tổng hợp enzyme phân giải loại thuốc đó. Khi tăng
liều lượng thuốc, hiệu quả trừ sâu kém, gây ô nhiễm môi trường. Do đó, chúng ta
không nên sử dụng thuốc trừ sâu hoá học quá liều, tăng cường sử dụng thuốc trừ
sâu vi sinh để giảm ô nhiễm môi trường.
Quang hợp
Sự điều hoà không khí do quá trình quang hợp ở cây xanh cần thiết cho cuộc sống
của con người và các loài sinh vật. Do đó, chúng ta cần tuyên truyền trồng rừng,
phục hồi rừng, chống phá rừng.
Quá trình phân giải các chất
ở vi sinh vật
Sự phân giải xác động vật và thực vật nhờ vi sinh vật là cơ sở chế biến rác thải hữu
cơ thành phân bón, góp phần làm sạch môi trường. Trong xử lí rác thải, cần phân
loại rác để có kế hoạch tái sử dụng rác thải hữu cơ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng của vi sinh
vật
Chúng ta có thể bảo vệ vi sinh vật có lợi trong môi trường bằng cách hạn chế thải
ra môi trường các các chất hóa học hoặc các yếu tố vật lí độc hại kìm hãm sự hoạt
động của chúng.
Con người có thể khai thác vi sinh vật có lợi và các sản phẩm của chúng để phục
vụ cho các nhu cầu sống, giảm bớt sự lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ:
sử dụng biogas thay cho các nhiên liệu hoá thạch truyền thống (than, củi, rơm rạ).
Biogas là sản phẩm hỗn hợp khí được sinh ra từ quá trình phân hủy kị khí của phân
động vật và những hợp chất hữu cơ lên men dưới tác động của các vi sinh vật.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr 48-54; 5
50
Virus gây bệnh và ứng dụng
Đặc tính xâm nhập và lây lan của virus vào côn trùng là cơ sở để sản xuất thuốc trừ
sâu sinh học, giảm ô nhiễm môi trường. Một số virus gây bệnh cho động vật được
ứng dụng để kìm hãm các động vật gây hại mùa màng (ví dụ: chuột, thỏ) khi chúng
phát triển quá mức, gây mất cân bằng sinh thái. Trong nông nghiệp, chúng ta có
thể sử dụng phương pháp đấu tranh sinh học thay cho các chất hoá học để bảo vệ
môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.
Bệnh truyền nhiễm và miễn
dịch
Chúng ta cần có ý thức giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ để loại trừ, hạn chế các ổ vi
sinh vật gây bệnh.
Nội dung sinh học ở lớp 11 có nhiều chủ đề cho phép
tích hợp GDMT. Qua các nội dung thuộc chủ đề Sinh lí
thực vật, GV nhấn mạnh cho HS thấy các tác hại của việc
sử dụng phân bón hoá học quá liều và tầm quan trọng của
việc bảo vệ rừng để điều hoà không khí, góp phần giảm
thiểu các hệ quả của biến đổi khí hậu. Ở chủ đề Sinh lí
động vật, việc bảo vệ nguồn gen của các động vật hoang
dã, động vật quý hiếm đã được GV lồng ghép với nội
dung bài học (bảng 2). Bên cạnh đó, GV cũng giúp HS
phát triển các thái độ đúng đắn với môi trường như hạn
chế rác thải, khí thải, nâng cao ý thức về điều hoà dân số
và bảo vệ môi trường.
Bảng 2. Thực trạng các chủ đề sinh học được tích hợp với GDMT ở khối 11
Các chủ đề sinh học Nội dung tích hợp
Sự hấp thụ nước và muối
khoáng ở rễ
Trồng cây đúng mật độ, khoảng cách, xen canh hợp lí. Có ý thức bón phân, tưới
nước hợp lí, giữ môi trường ổn định.
Vai trò của các nguyên tố
khoáng
Bón phân quá liều lượng cho cây trồng làm giảm năng suất nông sản, gây ô nhiễm
môi trường đồng thời gây hại cho sức khỏe của con người và động vật. Do đó, cần
bón phân đúng liều lượng, đúng cách.
Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
Cây hấp thụ nitơ dưới dạng NH4
+ và NO3
-
chủ yếu từ phân bón; tuy nhiên, sử dụng
quá nhiều phân bón sẽ gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Do đó, cần kiểm soát
liều lượng khi sử dụng phân bón hoá học.
Quang hợp ở thực vật
Quá trình quang hợp ở cây xanh giúp điều hòa không khí (hấp thụ CO2, giải phóng
O2), góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính. Trong chuyển hoá năng lượng, quang
hợp tạo nguồn hữu cơ cung cấp cho toàn bộ sinh giới, góp phần giữ cân bằng sinh
thái. Do đó, chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ rừng và khai thác tài nguyên rừng
hợp lí, tránh nguy cơ rừng bị cạn kiệt, ảnh hưởng lớn đến môi sinh.
Ảnh hưởng của các nhân tố
ngoại cảnh đến quang hợp
Quang hợp ở cây xanh có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Môi trường ô nhiễm
(hàm lượng CO2 tăng quá ngưỡng) gây ức chế quang hợp. Do đó, chúng ta cần chủ
động tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quang hợp.
Quang hợp và năng suất cây
trồng
Chúng ta cần cung cấp nước, bón phân và chăm sóc cây trồng hợp lí, tạo điều kiện
cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng tốt, góp phần bảo vệ môi trường.
Hô hấp ở thực vật
Hô hấp chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường: O2, nước, nhiệt độ, CO2... Nồng
độ CO2 trong môi trường cao ức chế hô hấp. Trồng nhiều cây xanh có thể hạn chế
khí thải.
Tiêu hóa ở động vật
Các mắt xích động vật trong chuỗi và lưới thức ăn có vai trò quan trọng, đảm bảo
sự cân bằng sinh thái. Ô nhiễm môi trường có thể là nguyên nhân gây diệt vong các
loài động, thực vật. Vì vậy, chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ động vật, thực vật
và môi trường sống của chúng, đặc biệt là tăng cường bảo tồn sinh học đối với các
loài động vật hoang dã quý hiếm.
Tập tính của động vật
Biến đổi khí hậu cùng với việc săn bắt các động vật hoang dã làm mất cân bằng
sinh thái. Do đó, để bảo vệ nguồn gen quý hiếm, bảo vệ độ đa dạng sinh học chúng
ta cần lên án hành động săn bắt động vật hoang dã. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần
tạo điều kiện sống thật tốt để chúng sinh sản và tăng nhanh số lượng.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr 48-54; 5
51
Các nhân tố ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng và phát triển
của động vật
- Biến đổi khí hậu đã làm cho động vật ngày càng khó thích ứng được với môi
trường, nhiều loài động vật mắc phải dịch bệnh và chết dẫn đến mất cân bằng sinh
thái, giảm độ đa dạng sinh học. Do đó cần bảo vệ môi trường sống của vật nuôi,
tạo điều kiện tốt nhất cho vật nuôi sống và phát triển.
- Dân số quá đông đã tạo nhiều gánh nặng cho xã hội, bao gồm gánh nặng về môi
trường. Hoạt động của con người càng nhiều thì môi trường ngày càng ô nhiễm:
rác thải bừa bãi, khí thải từ các khu công nghiệp, ô nhiễm do khói, bụi của phương
tiện giao thông Do đó, chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống,
hạn chế hút thuốc lá, giảm ô nhiễm môi trường từ khói thuốc, tăng cường sử dụng
các phương tiện công cộng để hạn chế khí thải.
Điều khiển sinh sản ở động
vật và sinh đẻ có kế hoạch ở
người
Dân số tăng nhanh làm gia tăng chất thải sinh hoạt, khói bụi, chất thải từ các dịch
vụ, y tế... Do đó, chúng ta cần tuyên truyền, vận động cộng đồng thực hiện tốt sinh
đẻ có kế hoạch, giảm bớt sức ép của dân số lên tài nguyên thiên nhiên và môi
trường.
Ở lớp 12, các nội dung thuộc chủ đề Di truyền học đã
được GV lồng ghép để giáo dục cho HS tầm quan trọng
của việc giữ gìn môi trường, qua đó bảo vệ vốn gen và
độ đa dạng sinh học của các loài. Thông qua chủ đề Sinh
thái học, GV cũng giúp HS hình thành thái độ thân thiện
với môi trường, rèn luyện thói quen giữ gìn môi trường,
xây dựng và phát triển các hệ sinh thái, đồng thời khai
thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên
(bảng 3). Việc lồng ghép các vấn đề môi trường và biến
đổi khí hậu với các chủ đề giảng dạy Sinh thái học ở khối
12 cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất [11].
Trong các nội dung khảo sát, việc lồng ghép chủ đề Tiến
hoá với nội dung GDMT chưa được ghi nhận. Trong quá
trình điều tra, do tính chất áp lực công việc giảng dạy và
thi cử ở khối 12 nên việc dự giờ các GV khối 12 có phần
hạn chế hơn so với dự giờ các GV ở khối 10 và khối 11.
Bảng 3. Thực trạng các chủ đề sinh học được tích hợp với GDMT ở khối 12
Các chủ đề sinh học Nội dung tích hợp
Gen, mã di truyền và quá
trình nhân đôi ADN
Sự đa dạng của gen chính là sự đa dạng di truyền (đa dạng vốn gen) của sinh giới.
Ngày nay, biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra nhiều đột biến gen có hại cho sức khỏe
con người, làm ảnh hưởng đến vốn gen của con người và các loài sinh vật. Do đó,
bảo vệ và gìn giữ môi trường cũng chính là bảo vệ vốn gen cho con người và các
động vật, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Đột biến gen
Các tác nhân gây đột biến có thể là tia vật lí, tia tử ngoại, chất hóa học. Việc bảo vệ
môi trường bằng cách trồng nhiều cây xanh đề điều hoà không khí, bảo vệ tầng
ozôn có thể hạn chế ảnh hưởng của các tác nhân trên.
Nhiễm sắc thể và đột biến
cấu trúc nhiễm sắc thể
Các tác nhân môi trường như tia tử ngoại, chất ô nhiễm có thể dẫn đến các đột biến
có hại. Do đó, chúng ta cần bảo vệ môi trường sống, tránh các hành vi gây ô nhiễm
môi trường, hạn chế thải các chất độc hại có nguy cơ gây đột biến ra môi trường.
Quy luật Menden: quy luật
phân li độc lập
Sự xuất hiện các biến dị tổ hợp tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống,
tạo độ đa dạng loài, góp phần gia tăng đa dạng sinh học. Do đó, chúng ta cần có kế
hoạch bảo vệ động vật hoang dã và môi trường sống của chúng để gia tăng đa dạng
sinh học.
Liên kết gen và hoán vị gen
Các tác nhân môi trường có thể làm đứt gãy nhiễm sắc thể mang các gen liên kết
và làm mất gen. Vì vậy, cần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gen nguyên vẹn. Ô
nhiễm môi trường có thể làm tăng nguy cơ thủng tầng ozôn, tăng nguy cơ gây hại
của các tia tử ngoại.
Ảnh hưởng của môi trường
lên sự biểu hiện của gen
Có rất nhiều yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen (nhiệt
độ, độ pH, độ ẩm). Do đó, cần bảo vệ môi trường sống, tạo điều kiện cho gen
biểu hiện ở trạng thái tốt nhất.
Cần tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây, vận động người
dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường như hạn chế rác thải, khí thải,
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 469 (Kì 1 - 1/2020), tr 48-54; 5
52
Bảo vệ vốn gen của loài
người và một số vấn đề xã
hội của di truyền học
Để giảm thiểu gánh nặng di truyền do các tác nhân đột biến từ môi trường gây ra,
chúng ta cần xây dựng hệ thống xử lí nước thải ở các khu công nghiệp, hạn chế sử
dụng phân hóa học, trồng cây gây rừng để mang lại lá phổi xanh cho cộng đồng.
Môi trường sống và các
nhân tố sinh thái
Mỗi loài sinh vật có một giới hạn sinh thái nhất định, do đó cần lựa chọn môi trường
sống thích hợp cho sinh vật. Khi môi trường sống thay đổi sẽ ảnh hưởng lớn đến
sự sống của sinh vật, cần có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn sự suy thoái
của môi trường để bảo vệ cuộc sống cho sinh vật cũng như cuộc sống của loài
người. Các em HS không nên vứt rác bừa bãi, thường xuyên vệ sinh trường, lớp,
nơi ở để mang lại bầu không khí trong lành. Bên cạnh đó, cần rèn luyện kĩ năng
phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Hệ sinh thái
Mất cân bằng sinh thái gây nhiều hậu quả xấu cho sinh vật và con người. Do đó,
chúng ta cần tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ cân bằng hệ sinh
thái. Ví dụ: trồng rừng, trồng cây xanh quanh khu vực sống, tích cực trong việc
tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ hệ sinh thái.
Chúng ta cần bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên và xây dựng hệ sinh thái nhân tạo,
giúp khai thác và nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp.
Trao đổi vật chất trong hệ
sinh thái
Bảo vệ môi trường sống cũng chính là bảo vệ hệ sinh thái, do đó chúng ta cần hạn
chế khí thải vào môi trường, trồng cây xanh, phòng chống việc săn bắt động vật
hoang dã bừa bãi.
Chu trình sinh địa hóa và
sinh quyển
Dân số cao làm tăng hiệu ứng nhà kính. Khí CO2 thải vào bầu khí quyển ngày càng
tăng (do hô hấp, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, núi lửa)
góp phần gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, cần bảo vệ môi trường không khí,
đất, nước, trồng cây xanh giảm lượng khí thải vào môi trường. Trong sinh hoạt, cần
sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn nước sạch. Đối với các nguồn tài nguyên không tái
sinh, cần khai thác sử dụng tiết kiệm một cách hợp lí.
2.2.2. Thực trạng các phương pháp sử dụng để lồng ghép,
tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy Sinh học
Ở môn Sinh học, tổng số bài khảo sát có tích hợp nội
dung GDMT là 33 bài trên cả ba khối lớp 10, 11, 12.
Phương pháp đàm thoại có mức độ sử dụng nhiều nhất,
theo sau là phương pháp thảo luận nhóm, đặt và giải
quyết vấn đề. Các phương pháp còn lại được sử dụng với
các mức độ khác nhau, cụ thể (xem hình):
Hình. Mức độ sử dụng các phương pháp khác nhau trong dạy học tích hợp GDMT
87,87%
60,60%
60,60%
21,21%
18,18%
30,30%
9,09%
6,06%
3,03%
0.00%
ĈjPWKRҥL
ĈһWYjJLҧLTX\ӃWYҩQÿӅ
7KҧROXұQQKyP
.KDLWKiFNLQKQJKLӋPWKӵFWӃ
6ӱ