Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học theo dự án trong dạy học môn Toán cao cấp cho sinh viên ngành kĩ thuật ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

Abstract: Currently, in universities, the content of curriculum and teaching methods towards competency development have been focused. Therefore, innovating teaching methods to organize effective learning activities for students is a requirement for lecturers. The article discusses the status of organizing project-based teaching activities in teaching Advanced Maths for Engineering students at universities in Hanoi city.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học theo dự án trong dạy học môn Toán cao cấp cho sinh viên ngành kĩ thuật ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 44-49 44 Email: nvtuancn70@gmail.com THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN CAO CẤP CHO SINH VIÊN NGÀNH KĨ THUẬT Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Nguyễn Văn Tuấn - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Trần Việt Cường, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Ngày nhận bài: 03/10/2019; ngày chỉnh sửa: 15/10/2019; ngày duyệt đăng: 30/10/2019. Abstract: Currently, in universities, the content of curriculum and teaching methods towards competency development have been focused. Therefore, innovating teaching methods to organize effective learning activities for students is a requirement for lecturers. The article discusses the status of organizing project-based teaching activities in teaching Advanced Maths for Engineering students at universities in Hanoi city. Keywords: Engineering, Advanced Mathematics, project-based teaching, lecturer, student. 1. Mở đầu Từ cuối thế kỉ XX, đổi mới GD-ĐT theo định hướng phát triển năng lực đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, phát triển và ngày nay đã trở thành xu hướng chung trên toàn thế giới. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện, giúp người học có năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Hiện nay, ở các trường đại học, nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực đã được chú trọng. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học nhằm tổ chức các hoạt động học tập hiệu quả cho sinh viên (SV) là yêu cầu đặt ra cho đội ngũ giảng viên (GV). Để có cơ sở đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học theo dự án (DHTDA) trong dạy học môn Toán cao cấp (TCC) đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của SV ngành Kĩ thuật ở các trường đại học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hoạt động DHTDA trong giảng dạy môn TCC cho SV ngành Kĩ thuật ở các trường đại học. Bài viết đề cập thực trạng hoạt động DHTDA trong giảng dạy môn TCC cho SV ngành Kĩ thuật ở các trường đại học trên địa bàn TP. Hà Nội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp khảo sát 2.1.1. Mục tiêu khảo sát: Tìm hiểu, đánh giá nhận thức của GV, SV về phương pháp DHTDA và hoạt động giảng dạy môn TCC cho SV ngành Kĩ thuật ở một số trường đại học trên địa bàn TP. Hà Nội. 2.1.2. Phương pháp khảo sát * Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Xây dựng phiếu hỏi: có hai loại: Phiếu khảo sát dành cho GV và Phiếu khảo sát dành cho SV. - Mẫu điều tra: chọn đối tượng khảo sát theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên với hai đối tượng khảo sát: + 58 GV đang giảng dạy tại 05 trường đại học, đó là: Đại học Công nghiệp Hà Nội (28 GV), Đại học Điện lực (9 GV), Đại học Mỏ - Địa chất (10 GV), Đại học Thủy lợi (6 GV) và Đại học Giao thông vận tải (phân hiệu tại Hà Nội) (5 GV). + 236 SV năm thứ 3 ngành Kĩ thuật ở các trường đại học: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Mỏ Địa chất, Trường Đại học Thủy lợi và Trường Đại học Giao thông vận tải (phân hiệu tại Hà Nội). - Thu thập và xử lí kết quả: Phiếu được phát cho GV và SV. Kết quả được xử lí bằng phương pháp thống kê toán học. * Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp biểu hiện của SV và các hoạt động giảng dạy diễn ra trong giờ dạy môn TCC cho SV ngành Kĩ thuật. 2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học theo dự án trong dạy học môn Toán cao cấp cho sinh viên ngành Kĩ thuật ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.2.1. Kết quả khảo sát giảng viên 2.2.1.1. Mức độ sử dụng các phương pháp trong dạy học môn Toán cao cấp cho sinh viên ngành Kĩ thuật ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội (xem bảng 1) Theo kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy: 1) GV vẫn sử dụng nhiều các phương pháp giảng dạy truyền thống như: Thuyết trình, Đàm thoại (mức độ thường xuyên, rất thường xuyên và luôn luôn sử dụng chiếm tới 91,4%); 2) Một số phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học Phát hiện và giải quyết vấn đề, Dạy học hợp tác, Dạy học khám phá đã được GV triển khai nhưng ở mức độ chưa thường xuyên; 3) DHTDA ít được tổ chức thực hiện (mức không sử dụng và ít khi chiếm 87,9%). VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 44-49 45 2.2.1.2. Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học môn Toán cao cấp (xem bảng 2) Kết quả thu được cho thấy: đa số GV đều cho rằng việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy (mức độ từ ảnh hưởng trở lên chiếm 96,6%). Đổi mới phương pháp dạy học đều hướng tới mục tiêu giúp SV: tạo động lực học tập, tích cực tham gia học tập môn học, tự nghiên cứu tài liệu và giải các bài tập, 2.2.1.3. Mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả dạy học môn Toán cao cấp (xem bảng 3) Bảng 3 đã phản ánh: - Các GV đánh giá khó khăn chủ yếu đến từ nguyên nhân thời lượng môn học ít. Trong thời gian qua, các Bảng 1. Mức độ sử dụng các phương pháp trong dạy học môn TCC Phương pháp dạy học Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy môn TCC Không sử dụng Ít khi Thường xuyên Rất thường xuyên Luôn luôn Số lượng (SL) Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Thuyết trình 1 1,7 4 6,9 15 25,9 30 51,7 8 13,8 Đàm thoại 3 5,2 4 6,9 18 31 26 44,8 7 12,1 Trực quan 18 31 25 43,1 12 20,7 3 5,2 0 0 Phát hiện và giải quyết vấn đề 3 5,2 12 20,7 25 43,1 15 25,9 3 5,2 Dạy học hợp tác 2 3,4 15 25,9 25 43,1 12 20,7 4 6,9 Dạy học khám phá 7 12,1 19 32,8 25 43,1 5 8,6 2 3,4 DHTDA 36 62 15 25,9 5 8,6 2 3,4 0 0 Phương pháp khác 30 51,7 16 27,6 5 8,6 4 6,9 3 5,2 Bảng 2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn TCC Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn TCC Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Có ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều Rất ảnh hưởng SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp 0 0 2 3,4 4 6,9 32 55,2 20 34,5 Tạo động lực học tập cho SV 0 0 1 1,7 36 62,1 19 32,7 2 3,4 Tập trung vào nội dung bài học 0 0 2 3,4 24 41,3 20 34,5 12 20,7 Khuyến khích SV tham gia tích cực vào bài học 1 1,7 2 3,4 11 18,9 33 56,9 11 18,9 Yêu cầu SV làm nhiều bài tập 2 3,4 6 10,3 16 27,5 28 48,3 6 10,3 Đa dạng hóa bài tập 0 0 0 3,4 21 36,2 23 39,7 12 20,7 GV làm mẫu cho SV 6 10,3 6 10,3 22 37,9 18 31,0 7 12,0 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 44-49 46 trường đào tạo theo chương trình CDIO nên số tín chỉ dành cho môn TCC giảm. Để nắm vững kiến thức, đòi hỏi SV phải tự học, tự nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Nếu SV không tự học ở nhà thì rất khó để có thể lĩnh hội kiến thức. Bảng 3. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả dạy học môn TCC Một số yếu tố Ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả dạy học môn TCC Không có khó khăn gì Có một số khó khăn Bình thường Khó khăn Rất khó khăn SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Thời lượng chương trình môn học ít 0 0 2 3,4 21 36,2 23 39,7 12 20,7 Ý thức của SV chưa tốt 14 24,1 16 27,6 19 32,8 6 10,3 3 5,2 Khả năng nhận thức của SV còn hạn chế 16 27,6 23 39,7 14 24,1 4 6,9 1 1,7 Sĩ số lớp đông 4 6,9 6 10,3 26 44,8 15 25,9 7 12,1 Cơ sở vật chất thiếu thốn 5 8,6 6 10,3 28 48,3 12 20,7 7 12,1 Sự hợp tác của SV chưa cao 7 12 9 15,6 26 44,8 11 18,9 5 8,6 Khó khăn khác 5 8,6 24 41,4 12 20,7 11 18,9 6 10,3 Bảng 4. Mức độ áp dụng các biện pháp sư phạm trong dạy học môn TCC Các biện pháp sư phạm Mức độ áp dụng các biện pháp sư phạm trong dạy học môn TCC Không bao giờ Ít khi Thường xuyên Rất thường xuyên Luôn luôn SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Cho SV tự nghiên cứu các vấn đề liên quan tới nội dung bài học 2 3,4 13 22,4 27 46,6 12 20,7 4 6,9 Yêu cầu SV tra cứu, tìm kiếm các bài toán thực tế liên quan đến nội dung bài học 3 5,2 11 18,9 22 37,9 15 25,9 7 12,1 Cho SV trình bày các vấn đề liên quan đến nội dung bài học 0 0 4 6,9 31 53,4 16 27,6 7 12,1 Đưa những bài toán thực tiễn ứng dụng nghề nghiệp vào nội dung bài học 2 3,4 6 10,3 36 62,1 10 17,2 4 6,9 Tạo điều kiện cho SV làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV 1 1,7 4 6,9 30 51,7 19 32,8 4 6,9 Cung cấp cho SV địa chỉ để các em truy cập, tìm kiếm thông tin liên quan đến nội dung bài học 5 8,6 9 15,5 21 36,2 13 22,4 10 17,2 Cho SV tạo ra sản phẩm thông qua nội dung bài học 5 8,6 13 2,4 21 36,2 16 27,6 5 8,6 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 44-49 47 - Điều kiện về cơ sở vật chất hoặc sĩ số lớp đông là những nguyên nhân khách quan khiến việc tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm giảm hiệu quả. Với sĩ số lớp từ 75-80 SV, việc chia nhóm và tổ chức các hoạt động trải nghiệm, đánh giá kết quả rất khó khăn và mất nhiều thời gian. - Những yếu tố như ý thức, thái độ, khả năng nhận thức của SV cũng ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học môn TCC. Nếu GV gắn kiến thức bài học với các vấn đề thực tiễn sẽ kích thích sự say mê học tập môn TCC và tăng cường sự hợp tác của SV trong học tập. 2.2.1.4. Mức độ áp dụng các biện pháp sư phạm trong dạy học môn Toán cao cấp (xem bảng 4) Thông qua các số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy: - Các biện pháp sư phạm ở trên đều hướng tới vai trò của SV là chủ thể của hoạt động học tập, chủ thể của quá trình nhận thức. Các biện pháp được áp dụng thường xuyên và rất thường xuyên, chứng tỏ GV đã chú trọng về phương pháp và nội dung giảng dạy. - GV đã áp dụng các biện pháp hướng đến mục tiêu dạy học môn TCC là vận dụng kiến thức toán học vào giải quyết các bài toán thực tiễn. Vì vậy, các hoạt động như tra cứu, tìm tòi các bài toán thực tiễn liên quan, hoặc yêu cầu tạo ra sản phẩm được tổ chức thường xuyên nhằm tạo động cơ học tập tích cực cho SV. 2.2.1.5. Mức độ hiệu quả khi sinh viên thực hiện các dự án học tập trong dạy học theo dự án môn Toán cao cấp (xem bảng 5) Thông qua các số liệu thu được cho thấy: các GV đánh giá mức độ hiệu quả và rất hiệu quả khi SV thực hiện các dự án học tập trong DHTDA môn TCC đạt trên 90%. 2.2.1.6. Đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động dạy học trong dạy học theo dự án môn Toán cao cấp cho sinh viên ngành Kĩ thuật (xem bảng 6) Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn GV đánh giá cao tính hiệu quả của các nội dung trên khi tổ chức cho SV thực hiện các dự án học tập. Đặc biệt, các hoạt động như: lập kế hoạch, tổ chức hoạt động nhóm, thảo luận, đánh giá và tự đánh giá, hoàn thành hồ sơ dự án có mức hiệu quả và rất hiệu quả. Đánh giá này cũng trùng với kết quả đánh giá của GV về tính hiệu quả khi cho SV thực hiện các dự án học tập. 2.2.1.7. Một số khó khăn khi tổ chức hoạt động dạy học theo dự án môn Toán cao cấp cho sinh viên ngành Kĩ thuật (xem bảng 7) Theo đánh giá của GV, mức độ khó khăn khi tổ chức DHTDA môn TCC là khá cao. Những khó khăn lớn nhất là do điều kiện thực hiện, sĩ số lớp đông và cách tổ chức thực hiện chưa phù hợp. Hai khó khăn đầu tiên là do điều kiện khách quan và hoàn toàn có thể khắc phục được. Đặc biệt, GV còn gặp khó khăn về thiếu cơ sở lí luận về phương pháp DHTDA. Do vậy, nhà trường cần tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề lí luận về phương pháp DHTDA cho GV để nâng cao hiệu quả của hoạt động DHTDA trong nhà trường; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Toán. 2.2.2. Kết quả khảo sát sinh viên 2.2.2.1. Mức độ sử dụng các hoạt động dạy học trong dạy học theo dự án môn Toán cao cấp (xem bảng 8) Bảng 5. Mức độ hiệu quả khi SV thực hiện các dự án học tập Mức độ hiệu quả khi SV thực hiện các dự án học tập Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 21 36,2 32 55,1 3 5,2 2 3,4 Bảng 6. Đánh giá mức độ hiệu quả các hoạt động dạy học trong DHTDA môn TCC cho SV ngành Kĩ thuật Nội dung Không hiệu quả Ít hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả Tra cứu, tìm kiếm các bài toán thực tiễn liên quan đến nội dung bài học, tìm ý tưởng dự án học tập 3 5,2 9 15,5 23 39,7 23 39,6 Lập kế hoạch thực hiện dự án 1 1,7 8 13,8 32 55,2 17 29,3 Chia nhóm và tổ chức hoạt động nhóm 1 1,7 3 5,2 34 58,6 20 34,4 Thảo luận 0 0 2 3,4 23 39,7 33 56,9 Tự đánh giá và đánh giá 2 3,4 4 6,9 32 55,2 20 34,5 Trình bày sản phẩm 4 6,9 7 12,1 28 48,3 19 32,7 Hoàn thành hồ sơ dự án học tập 2 3,4 5 8,6 34 58,6 17 29,3 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 44-49 48 Kết quả khảo sát cho thấy: Một số các hoạt động hướng đến SV là chủ thể, phát huy tính tích cực, chủ động của các em như: tự nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung môn học, tổ chức hoạt động nhóm, đánh giá và tự đánh giá cũng được áp dụng thực hiện nhưng ở mức độ chưa thường xuyên. 2.2.2.2. Mức độ hứng thú của sinh viên khi thực hiện các nhiệm vụ học tập trong dạy học theo dự án môn Toán cao cấp (xem bảng 9) Kết quả khảo sát cho thấy: khi thực hiện các nhiệm vụ học tập trong DHTDA, có tới 35,9% SV ít hứng thú hoặc không có hứng thú. Điều này đặt ra câu hỏi cho các GV là cách thức tổ chức các hoạt động học tập của SV trong DHTDA có khoa học, logic không; có phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi không; có đáp ứng nhu cầu nhận thức của SV hay không? Yêu cầu đặt ra là GV cần xây dựng và tổ chức các hoạt động DHTDA phát huy được tính tích cực, sáng tạo của SV trong học tập, giúp các em biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thực tiễn. 2.2.2.3. Không khí học tập và đánh giá kết quả học tập theo nhóm trong dạy học theo dự án môn Toán cao cấp (xem bảng 10, 11) 2.2.2.4. Đánh giá chung Phương pháp dạy học được GV chủ yếu sử dụng trong dạy học môn TCC là các phương pháp truyền thống như: Thuyết trình và Đàm thoại. Có hai nguyên nhân chính lí giải điều này là do: sĩ số lớp đông và thời lượng cho bài học, cho môn học ít nên GV khó có thể sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Một số hoạt động của GV trong dạy học môn TCC như chia nhóm, yêu cầu SV trình bày ý tưởng, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, trình bày kết quả, vẫn được GV sử dụng, tuy nhiên ở mức không thường xuyên. Bảng 7. Một số khó khăn khi tổ chức hoạt động DHTDA Chọn dự án Cách tổ chức thực hiện Sĩ số lớp đông Thiếu cơ sở lí luận về phương pháp DTDA Những khó khăn khác SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 24 41,4 35 60,3 40 69 26 44,8 12 20,7 Bảng 8. Mức độ sử dụng các hoạt động dạy học trong DHTDA môn TCC Nội dung hoạt động Mức độ sử dụng các hoạt động dạy học trong DHTDA môn TCC Không bao giờ Ít khi Thường xuyên Rất thường xuyên Luôn luôn SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SV tự nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung môn học 7 2,9 52 22,03 135 57,2 25 10,5 17 7,2 Tổ chức hoạt động nhóm, thảo luận 4 1,6 69 30,5 106 44,9 45 19,0 12 5,0 Hướng dẫn SV tự nghiên cứu 6 2,5 58 24,5 126 53,3 26 11,0 20 8,4 SV trình bày các vấn đề thực tiễn liên quan đến nội dung bài học 11 4,66 73 30,93 106 44,9 32 13,5 24 10,1 SV đánh giá và tự đánh giá 8 3,39 84 35,59 103 43,6 24 10,1 17 7,2 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa 178 75,4 2 58 24,58 0 0 0 0 0 0 Bảng 9. Mức độ hứng thú của SV khi thực hiện các nhiệm vụ học tập trong DHTDA môn TCC Mức độ hứng thú của SV Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Không hứng thú SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 36 15,2 115 48,73 52 22,0 33 13,9 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 472 (Kì 2 - 2/2020), tr 44-49 49 Đa số GV cho rằng điều kiện thực hiện và cách thức tổ chức là những khâu khó khăn nhất trong DHTDA. GV đã bước đầu có những đổi mới về phương pháp dạy học. Một số nội dung của DHTDA như: trình bày các vấn đề liên quan đến bài học, phân nhóm, tự nhận xét và đánh giá kết quả đã được GV tổ chức thực hiện cho SV nhưng không liên tục và thường xuyên; không nằm trong dự án dạy học cụ thể. Như vậy, DHTDA chưa được triển khai nhiều trong dạy học môn TCC cho SV ngành Kĩ thuật ở các trường đại học trên địa bàn TP. Hà Nội. Tuy nhiên, nếu GV lựa chọn được các dự án học tập phù hợp, có quy trình và phương án thực hiện khoa học thì sẽ nâng cao được hiệu quả dạy học môn TCC và phát triển các kĩ năng học tập, đáp ứng chuẩn đầu ra cho SV ngành Kĩ thuật ở các trường đại học. 3. Kết luận Kết quả khảo sát về hoạt động DHTDA trong dạy học môn TCC cho SV ngành Kĩ thuật ở một số trường đại học cho thấy những khó khăn khi tổ chức thực hiện phương pháp DHTDA. Những số liệu này là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động DHTDA môn TCC nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của SV ngành Kĩ thuật. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Văn Cường (1997). Dạy học Project hay dạy học theo dự án. Thông báo khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 3, tr 3- 7. [2] Trần Việt Cường (2012). Tổ chức dạy học theo dự án học phần Phương pháp dạy học môn Toán góp phần rèn luyện năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Toán. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. [3] Trần Việt Cường (2012). Tổ chức dạy học theo dự án học phần Phương pháp dạy học môn Toán góp phần rèn luyện năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Toán. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. [4] Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014). Lí luận dạy học hiện đại. NXB Đại học Sư phạm. [5] Mai Văn Tỉnh (2016). Phân tích so sánh khung Quốc tế về các năng lực thế kỉ XXI, gợi ý chính sách cho chương trình đào tạo Quốc gia. NXB Đại học Thái Nguyên. [6] Kilpatrick.W.H. (1918). The project method: The use of the purposeful act in the education process. New York: Teachers College, Columbia University. [7] Frey, K. (2005). Die Projektmethode. Weinheim und Basel. VAI TRÒ CỦA KỂ CHUYỆN VĂN HỌC... (Tiếp theo trang 43) Tài liệu tham khảo [1] Capp. G - Moore. H - Pitner. R - Iachini. A - Berkowitz. R - Astor R. A - Benbenishty. R (2018). School Violence. Oxford Research Encyclopedia of Education. [2] UNESCO (2017). School Violence and Bullying: Global Status Report. [3] Trần Thị Thúy Phương (2017). Một số giải pháp phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non. Tạp chí Giáo dục, số 410, tr 10-12. [4] Nie Zhenzhao (2010). Ethical Literary Criticism: Its Fundaments and Terms. Foreign Literature Studies, Vol. 1, pp. 12-22. [5] Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá (2004). Từ điển Văn học bộ mới. NXB Thế giới. [6] Nie Zhenzhao (2014). On the Ethical Value and Edificatory Function of Literature. Literary Review, Vol. 2, pp. 13-15. [7] Roblek. V - Meško. M - Krapež. A (2016). A Complex View of Industry 4.0. SAGE Open, April - June, pp. 1-11. [8] Nguyễn Thị Thúy Hợi (2017). Kể chuyện cho trẻ theo phương pháp giáo dục Steiner nhằm khơi mở trí tưởng tượng ở trẻ. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2 tháng 8, tr 117-119. Bảng 10. Không khí học tập theo nhóm Rất sôi nổi Sôi nổi Ít sôi nổi Không sôi nổi SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 25 10,5 118 50 69 29,2 24 10,1 Bảng 11. Đánh giá về kết quả học tập theo nhóm trong DHTDA môn TCC Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 28 11,8 121 51,2 69 29,2 18 7,6
Tài liệu liên quan