Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo định hướng giáo dục steam cho học sinh trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội

1. Mở đầu Trong xã hội phát triển hiện nay, giáo dục nghề nghiệp đối với thế hệ trẻ là việc rất quan trọng và cần thiết nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế, bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động cho đất nước. Đã có một số công trình nghiên cứu về tham vấn nghề, tư vấn hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh (Đặng Danh Ánh, 2010; Tô Xuân Dân, 2013; Hồ Phụng Hoàng và Trần Thị Thu, 2015; Trương Thị Hoa, 2018). Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục hướng nghiệp được thực hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục; trong đó, có hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (HĐTN, HN). Hoạt động này trong nhà trường phổ thông được thực hiện thường xuyên và liên tục; tập trung vào các năm học cuối của giai đoạn giáo dục cơ bản và toàn bộ thời gian của giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (Bộ GD-ĐT, 2018a). Hiện nay, các nghề nghiệp trong xã hội về khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật hay toán học rất đa dạng; vì vậy, giáo dục STEAM (Science, Technology, Engineering, Arts and Mathematics) đang tạo động lực phát triển rất lớn trong xã hội. Giáo dục STEAM cũng giúp tư duy nghệ thuật được lồng ghép vào các hoạt động STEM là một bước tiếp cận gần hơn tới việc ứng dụng các kiến thức STEM để giải quyết những vấn đề thực tế cuộc sống (Nguyễn Vinh Hiển, 2019). Do đó, việc tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM sẽ là điểm mới giúp định hướng cho người học vào các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEAM

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo định hướng giáo dục steam cho học sinh trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 217-221 ISSN: 2354-0753 217 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEAM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI Âu Thanh Ngọc Sinh viên K66, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Email: aungocfpp66@gmail.com Article History Received: 28/3/2020 Accepted: 03/4/2020 Published: 25/5/2020 Keywords experiential and vocatonal activities, STEAM education, high school students, reality. ABSTRACT Nowadays, experimental and vocational activities are gradually becoming a mandatory activity for the process of educating students at high schools. The article mentions the situation of applying STEAM education model to organize experiential and vocational activities to accurately assess as well as welcome and create background for measures that contribute to improving the effectiveness of the organization of experiential and vocational activities in the context of fundamental and comprehensive renovation of education. 1. Mở đầu Trong xã hội phát triển hiện nay, giáo dục nghề nghiệp đối với thế hệ trẻ là việc rất quan trọng và cần thiết nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế, bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động cho đất nước. Đã có một số công trình nghiên cứu về tham vấn nghề, tư vấn hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh (Đặng Danh Ánh, 2010; Tô Xuân Dân, 2013; Hồ Phụng Hoàng và Trần Thị Thu, 2015; Trương Thị Hoa, 2018). Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục hướng nghiệp được thực hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục; trong đó, có hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (HĐTN, HN). Hoạt động này trong nhà trường phổ thông được thực hiện thường xuyên và liên tục; tập trung vào các năm học cuối của giai đoạn giáo dục cơ bản và toàn bộ thời gian của giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (Bộ GD-ĐT, 2018a). Hiện nay, các nghề nghiệp trong xã hội về khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật hay toán học rất đa dạng; vì vậy, giáo dục STEAM (Science, Technology, Engineering, Arts and Mathematics) đang tạo động lực phát triển rất lớn trong xã hội. Giáo dục STEAM cũng giúp tư duy nghệ thuật được lồng ghép vào các hoạt động STEM là một bước tiếp cận gần hơn tới việc ứng dụng các kiến thức STEM để giải quyết những vấn đề thực tế cuộc sống (Nguyễn Vinh Hiển, 2019). Do đó, việc tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM sẽ là điểm mới giúp định hướng cho người học vào các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEAM. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm cơ bản - Hoạt động trải nghiệm và HĐTN, HN là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai (Bộ GD-ĐT, 2018b). - Giáo dục STEAM: STEAM gồm các lĩnh vực: Khoa học (Science); Công nghệ (Technology); Kĩ thuật (Engineering); Nghệ thuật (Art); Toán học (Mathematics) (Nguyễn Thành Hải, 2019). STEAM tập trung vào yếu tố con người chứ không phải các môn học. Với STEAM, không có áp lực trở thành nhà khoa học hoặc kĩ sư mà có thể trở thành một nhà thiết kế, nghệ sĩ kĩ thuật số, người lập trình, giám đốc nghệ thuật, nhà khoa học và kĩ sư,... - Tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM cho học sinh: Được hiểu là nhà giáo dục sẽ tổ chức HĐTN, HN với các nội dung, hình thức và phương pháp theo định hướng giáo dục STEAM; từ đó, giáo dục hướng nghiệp, giúp hình thành và phát triển con đường nghề nghiệp tương lai cho học sinh tại các trường THPT theo các nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEAM. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 217-221 ISSN: 2354-0753 218 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng - Mục tiêu khảo sát: Đánh giá nhận thức, thực trạng tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM cho học sinh THPT; chỉ ra những khó khăn của giáo viên khi tổ chức hoạt động này. - Đối tượng khảo sát: 61 giáo viên, 260 học sinh khối 10 và khối 11 tại các trường THPT: Nguyễn Gia Thiều, Xuân Đỉnh, Thạch Bàn, Hoàng Cầu và Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành ở TP. Hà Nội. - Phương pháp khảo sát: điều tra bằng bảng hỏi, thống kê toán học. - Thời gian khảo sát: Tháng 12/2019 - 02/2020. 2.3. Kết quả khảo sát - Thực trạng nhận thức về việc tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM cho học sinh THPT: Bảng 1. Mức độ nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM cho học sinh THPT Mức độ Số lượng (SL) Tỉ lệ (%) Rất quan trọng 21 34,4 Quan trọng 39 63,9 Bình thường 1 1,63 Ít quan trọng 0 0 Không quan trọng 0 0 Bảng 1 cho thấy, giáo viên phổ thông đã có nhận thức khá cao về tầm quan trọng của việc tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM cho học sinh. Đa số giáo viên đều nhận thấy được vai trò quan trọng của hoạt động này trong công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Đây là điều kiện thuận lợi để tiến hành xây dựng các chương trình tập huấn nhằm nâng cao năng lực của giáo viên trong việc tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM. - Thực trạng nội dung tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM cho học sinh THPT: Bảng 2. Tần suất thực hiện các nội dung trong tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM cho học sinh TT Nội dung Mức độ thường xuyên Điểm trung bình Thứ bậc Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ SL % SL % SL % SL % SL % 1 Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEAM 0 0 9 15,5 34 58,6 9 15,5 6 10,3 2,79 3 2 Trải nghiệm công việc của các nghề thuộc lĩnh vực STEAM 0 0 8 13,8 29 50 10 17,2 11 19 2,59 5 3 Đánh giá xu thế phát triển của các nhóm nghề thuộc lĩnh vực STEAM trong bối cảnh hiện nay 2 3,4 13 22,4 28 48,3 7 12,1 8 13,8 2,9 2 4 Rèn luyện phẩm chất các nghề thuộc lĩnh vực STEAM thông qua hoạt động 0 0 18 31,6 24 42,1 7 12,3 8 14 2,91 1 5 Xây dựng kế hoạch đường đời của nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEAM 0 0 10 17,5 28 49,1 11 19,3 8 14 2,7 4 Bảng 2 cho thấy, giáo viên đã thực hiện nhiều nội dung khi tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM cho học sinh với các mức độ thực hiện khác nhau. Nội dung “Rèn luyện những phẩm chất nghề thuộc lĩnh vực STEAM thông qua hoạt động” được giáo viên thực hiện nhiều nhất bởi việc hình thành cho học sinh những phẩm chất nghề nói chung và phẩm chất nghề thuộc lĩnh vực STEAM nói riêng rất cần thiết. Tiếp đó, nội dung “Đánh giá xu thế phát triển của các nhóm nghề thuộc lĩnh vực STEAM trong bối cảnh hiện nay” cũng là nội dung được quan VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 217-221 ISSN: 2354-0753 219 tâm bởi việc định hướng học sinh tìm hiểu và đánh giá sự phát triển của các nhóm nghề thuộc lĩnh vực STEAM cho các em thấy được xu thế của xã hội hiện nay với những nghề thuộc lĩnh vực này. Qua trao đổi, nội dung “Trải nghiệm công việc của các nghề thuộc lĩnh vực STEAM” xếp thứ bậc cuối so với các nội dung khác bởi một số khó khăn thực tế như cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường chưa đảm bảo; nhận thức và năng lực của giáo viên về giáo dục STEAM và tổ chức HĐTN, HN nội dung này còn hạn chế. - Thực trạng hứng thú của học sinh đối với các nội dung tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM Bảng 3. Hứng thú của học sinh với các nội dung tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM TT Nội dung Mức độ hứng thú Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Ít hứng thú Không hứng thú Điểm trung bình Thứ bậc SL % SL % SL % SL % SL % 1 Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEAM 18 10,1 42 23,6 67 37,6 21 11,8 30 16,9 2,98 2 2 Trải nghiệm công việc của các nghề thuộc lĩnh vực STEAM 26 14,6 48 27 60 33,7 15 8,4 29 16,3 3,15 1 3 Đánh giá xu thế phát triển của các nhóm nghề thuộc lĩnh vực STEAM trong bối cảnh hiện nay 20 11,2 38 21,2 64 35,8 20 11,2 37 20,7 2,81 5 4 Rèn luyện những phẩm chất các nghề thuộc lĩnh vực STEAM thông qua hoạt động 20 11,2 38 21,2 64 35,8 20 11,2 37 20,7 2,91 4 5 Xây dựng kế hoạch đường đời của nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEAM 25 14 32 17,9 65 36,3 25 14 32 17,9 2,96 3 Bảng 3 cho thấy, hứng thú của học sinh với các nội dung trong tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM có các mức độ khác nhau. Nội dung “Trải nghiệm công việc của các nghề thuộc lĩnh vực STEAM” xếp thứ 1, thể hiện được số đông học sinh hứng thú với nội dung hoạt động này. Một số em cảm thấy rất hứng thú khi được trải nghiệm thực tế các công việc thuộc lĩnh vực STEAM và khá hào hứng khi được nhắc đến nội dung này. Trái lại, các em lại không có nhiều hứng thú với nội dung “Đánh giá xu thế phát triển của các nhóm nghề thuộc lĩnh vực STEAM trong bối cảnh hiện nay” trong khi nội dung này lại được giáo viên đánh giá quan trọng và tổ chức khá thường xuyên cho học sinh. Từ những khảo sát này, có thể thấy nên chú trọng và lưu ý đến sự tương quan giữa hứng thú của học sinh với việc tổ chức hoạt động cho các em để có thể đạt được mục tiêu tốt nhất. - Thực trạng hình thức tổ chức HĐTN, HN theo mô hình giáo dục STEAM cho học sinh THPT: Bảng 4. Tần suất giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM TT Hình thức tổ chức hoạt động Mức độ thường xuyên Điểm trung bình Thứ bậc Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ SL % SL % SL % SL % SL % 1 Tọa đàm về các nghề thuộc lĩnh vực STEAM 0 0 5 8,9 30 53,6 13 23,2 8 14,3 2,57 2 2 Thực hành trải nghiệm về nghề trong lĩnh vực STEAM 0 0 3 5,5 24 43,6 20 36,4 8 14,5 2,4 3 3 Tham quan các cơ sở làm việc của nghề thuộc lĩnh vực STEAM 0 0 5 9,1 14 25,5 20 36,4 16 29,1 2,15 5 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 217-221 ISSN: 2354-0753 220 4 Buổi hướng nghiệp tại trường phổ thông theo định hướng mô hình giáo dục STEAM 0 0 4 7 31 54,4 16 28,1 6 10,5 2,58 1 5 Hội thảo từ các chuyên gia hướng nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các chuyên gia nghiên cứu về hướng nghiệp và về nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEAM 0 0 4 7,1 23 41,1 17 30,4 12 21,4 2,34 4 Bảng 4 cho thấy, giáo viên tại các trường được khảo sát đánh giá các hình thức trên đều đã và đang được áp dụng tại trường trong việc tổ chức hoạt động cho học sinh; trong đó, hình thức “Buổi hướng nghiệp theo định hướng giáo dục STEAM” và hình thức “Tọa đàm về các nghề thuộc lĩnh vực STEAM” được thực hiện nhiều nhất. Đa số giáo viên đánh giá việc tổ chức hoạt động theo các hình thức này không gặp quá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thực tế khảo sát và phỏng vấn giáo viên tại một số trường cho thấy, việc tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM vẫn chưa được thực hiện đồng đều giữa các trường. Ví dụ, với hình thức “Tham quan các cơ sở làm việc của nghề thuộc lĩnh vực STEAM” có đến 29,1% giáo viên đánh giá “Chưa bao giờ” tổ chức. Điều này cho thấy, tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM vẫn còn rất mới đối với giáo viên và một số trường phổ thông. - Thực trạng khó khăn của giáo viên khi tổ chức HĐTN, HN cho học sinh THPT theo mô hình giáo dục STEAM: Bảng 5. Đánh giá mức độ khó khăn của giáo viên khi tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM TT Khó khăn Mức độ khó khăn Điểm trung bình Thứ bậc Rất khó khăn Khó khăn Bình thường Ít khó khăn Không khó khăn SL % SL % SL % SL % SL % 1 Lựa chọn chủ đề của HĐTN, HN theo mô hình giáo dục STEAM 4 7,3 25 45,5 23 41,8 3 5,5 0 0 3,55 6 2 Thiết kế HĐTN, HN theo mô hình giáo dục STEAM 8 14,5 28 50,9 19 34,5 0 0 0 0 3,8 4 3 Phương pháp, kĩ thuật áp dụng trong tổ chức hoạt động 8 14,5 26 47,3 18 32,7 3 5,5 0 0 3,71 5 4 Hình thức tổ chức luôn cần đa dạng và sáng tạo 8 14,5 33 60 14 25,5 0 0 0 0 3,89 2 5 Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường 9 16,7 31 57,4 13 24,1 1 1,9 0 0 3,89 2 6 Trình độ hiểu biết, thiết kế và tổ chức của giáo viên về HĐTN, HN theo mô hình giáo dục STEAM 12 21,8 28 50,9 15 27,3 0 0 0 0 3,95 1 Theo bảng 5, giáo viên gặp khá nhiều khó khăn khi tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM cho HS. Trong đó, yếu tố “Trình độ hiểu biết, thiết kế và tổ chức của giáo viên về HĐTN, HN theo mô hình giáo dục STEAM” là yếu tố được đánh giá khó khăn nhất. Có thể nói, hiểu biết cũng như nhận thức của giáo viên về lĩnh vực STEAM rất cần thiết để giáo viên có thể tiếp tục ứng dụng và đưa ra các phương pháp phù hợp trong quá trình tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM. Thực tế này cho thấy, cần phải có những biện pháp kịp thời để hỗ trợ giáo viên có thể trau dồi kiến thức, kĩ năng về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, yếu tố gây khó khăn nhiều tới các giáo viên còn là “Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường” và “Hình thức tổ chức luôn cần đa dạng và sáng tạo”. Từ kết quả này, có thể thấy, các cơ sở giáo dục song song với việc bồi dưỡng giáo viên cũng cần đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất để hỗ trợ được cho cả giáo viên và học sinh trong học tập và giáo dục. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 217-221 ISSN: 2354-0753 221 3. Kết luận Giáo dục STEAM và tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM đóng vai trò quan trọng trong hình thành năng lực và định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT trong bối cảnh hiện đại. Kết quả khảo sát cho thấy những tín hiệu khả quan về nhận thức, nội dung và hình thức tổ chức HĐTN, HN theo định hướng giáo dục STEAM cũng như mức độ hứng thú của học sinh với vấn đề này. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức, giáo viên vẫn gặp một số những khó khăn; đặc biệt là trình độ hiểu biết, thiết kế, tổ chức của giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất của các trường phổ thông chưa đảm bảo. Chính vì vậy, cần quan tâm hơn đến việc nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh; năng lực tổ chức HĐTN, HN của giáo viên; đầu tư xây dựng kế hoạch và phát triển các nội dung, hình thức và trang thiết bị vật chất hiện đại để giáo dục STEAM cho học sinh THPT. Tài liệu tham khảo Bộ GD-ĐT (2018a). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018). Bộ GD-ĐT (2018b). Chương trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018). Đặng Danh Ánh (2010). Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam. NXB Văn hoá - Thông tin. Hồ Phụng Hoàng Phoenix, Trần Thị Thu (2015). Kĩ năng tư vấn cá nhân về khám phá lựa chọn và phát triển nghề nghiệp cho học sinh trung học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thành Hải (2019). Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo. NXB Trẻ. Nguyễn Vinh Hiển (2019). Tiếp cận dạy học STEAM trong giáo dục phổ thông hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số 459, tr 1-8. Tô Xuân Dân (2013). Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. NXB Đại học Sư phạm. Trương Thị Hoa (2018). Tham vấn nghề trong trường trung học (Một số vấn đề lí luận và thực tiễn). NXB Giáo dục Việt Nam.
Tài liệu liên quan