Thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trường mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Chúng ta biết rằng, qua từng thời kỳ phát triển của xã hội, các hình thức chơi của trẻ cũng thay đổi. Một số trò chơi dân gian truyền thống dần bị mai một, thay thế bằng những trò chơi hiện đại với máy móc, công nghệ tiên tiến. Và thực tế nhiều trò chơi hiện đại như là game online đã để lại một số mặt tác hại đối với trẻ như: cận thị, thụ động, có xu hướng bạo lực khi thiếu đi sự kiểm soát của người lớn. Trò chơi dân gian có nhiều thế mạnh riêng. Giáo viên có thể sử dụng những vật liệu sẵn có, rẻ tiền, thậm chí không cần đồ dùng, dụng cụ mà chỉ cần trẻ chơi với nhau. Điều này rất phù hợp với tình hình thực tế của cấp học. Trẻ em được tiếp cận và trực tiếp tham gia chơi các trò chơi dân gian sẽ giúp cho trẻ sớm hình thành các thói quen hoạt động có hệ thống, tính tập thể, giúp trẻ tự tin, linh hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng như sự phát triển sau này của trẻ. Thông qua trò chơi dân gian, trẻ sẽ phát triển được các giác quan (thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác), phát triển trí nhớ, phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ. PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho rằng: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.” Trước những thực tế đó, việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại các trường mầm non là một việc làm cần thiết, vì trò chơi dân gian sẽ giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu học, khám phá và hòa nhập vào thế giới xung quanh. Đồng thời đây là cách bảo tồn nét văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trường mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 10 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hứa Thị Lan Anh Hoàng Thị Hồng Ân (SV năm 3, Khoa GD Mầm non) GVHD: ThS. Ân Thị Hảo 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Chúng ta biết rằng, qua từng thời kỳ phát triển của xã hội, các hình thức chơi của trẻ cũng thay đổi. Một số trò chơi dân gian truyền thống dần bị mai một, thay thế bằng những trò chơi hiện đại với máy móc, công nghệ tiên tiến. Và thực tế nhiều trò chơi hiện đại như là game online đã để lại một số mặt tác hại đối với trẻ như: cận thị, thụ động, có xu hướng bạo lực khi thiếu đi sự kiểm soát của người lớn. Trò chơi dân gian có nhiều thế mạnh riêng. Giáo viên có thể sử dụng những vật liệu sẵn có, rẻ tiền, thậm chí không cần đồ dùng, dụng cụ mà chỉ cần trẻ chơi với nhau. Điều này rất phù hợp với tình hình thực tế của cấp học. Trẻ em được tiếp cận và trực tiếp tham gia chơi các trò chơi dân gian sẽ giúp cho trẻ sớm hình thành các thói quen hoạt động có hệ thống, tính tập thể, giúp trẻ tự tin, linh hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng như sự phát triển sau này của trẻ. Thông qua trò chơi dân gian, trẻ sẽ phát triển được các giác quan (thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác), phát triển trí nhớ, phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ. PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho rằng: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước...” Trước những thực tế đó, việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại các trường mầm non là một việc làm cần thiết, vì trò chơi dân gian sẽ giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu học, khám phá và hòa nhập vào thế giới xung quanh. Đồng thời đây là cách bảo tồn nét văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Năm học 2009– 2010 11 Vậy thực tế, tại các trường mầm non, việc tổ chức trò chơi dân gian đang được tiến hành như thế nào và trò chơi dân gian đã được quan tâm và chú trọng hay chưa? Xuất phát từ nhu cầu đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trường mầm non trong quận Tân Bình, TPHCM”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng về việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Mẫu giáo lớn ở một số trường mầm non trong quận Tân Bình, TPHCM. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu  Nghiên cứu các cơ sở lí luận liên quan đến đề tài;  Tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Mẫu giáo lớn ở các trường mầm non trong quận Tân Bình, ưu điểm và khuyết điểm;  Hệ thống hoá các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi, điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng của các trường mầm non trong quận Tân Bình;  Đề xuất các biện pháp – phương pháp để nâng cao hiệu quả của việc tổ chức trò chơi dân gian trong quận. 1.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: + Hoạt động vui chơi của trẻ mầm non; + Việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ, các loại trò chơi dân gian; + Trường mầm non, trẻ mẫu giáo lớn - Đối tượng nghiên cứu: Việc tổ chức trò chơi dân gian ở các trường mẫu giáo trong quận Tân Bình. 1.5. Giả thiết khoa học Chúng tôi giả thuyết rằng: Nếu tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn trong các trường mầm non ở quận Tân Bình sẽ làm trẻ hứng thú hơn, làm cho việc lĩnh hội những tri thức, hành vi xã hội, kĩ năng của trẻ đựợc dễ dàng hơn. Từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động dạy học, tạo một bầu không khí vui tươi, thoải mái cho trẻ học tập. Trẻ vừa vui chơi, vừa học tập lại vừa thiết lập các mối quan hệ bè bạn, xây dựng tinh thần tập thể. 1.6. Phạm vi nghiên cứu Vì điều kiện nghiên cứu có nhiều hạn chế nên chúng tôi chỉ nghiên cứu việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn một số trường mầm non ở quận Tân Bình, TPHCM. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 12 1.7. Đóng góp của đề tài Từ việc tìm hiểu thực tiễn của việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn trong một số trường mầm non ở quận Tân Bình, chúng tôi đưa ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả của việc tổ chức trò chơi dân gian, giúp cho giáo viên mầm non hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và cách sử dụng trò chơi dân gian cho trẻ mầm non; từ đó sử dụng nó một cách linh họat và hiệu quả trong quá trình giáo dục mầm non. 1.8. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Đọc, nghiên cứu, phân tích tổng hợp: Dựa trên các nguồn tài liệu trong sách, báo, internet, để nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn  Quan sát: Đi thực tế xuống trường mầm non, quan sát việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.  Điều tra: Dùng bảng hỏi, phiếu điều tra để thu thập thông tin, ý kiến và tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non.  Đàm thoại: Trò chuyện, đặt câu hỏi với các giáo viên mầm non, hiệu phó chuyên môn các trường mầm non, các chuyên gia mầm non để tìm hiểu ý kiến và nhận xét của họ về vấn đề sử dụng trò chơi dân gian trong trường mầm non. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Hoạt động vui chơi của trẻ mầm non Hoạt động vui chơi của trẻ Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ lứa tuổi này. Ý nghĩa của hoạt động vui chơi Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo Khi tham gia vào hoạt động vui chơi, trẻ thực sự là một chủ thể hoạt động tích cực (trẻ đi lại, trao đổi, nói năng một cách tự do, trẻ tự nhiên giãi bày tình cảm của mình, tự đưa ra ý đồ chơi, tự giải quyết, tự sửa đổi, tự hội nhập, tự rút lui). Vì thế, hoạt động vui chơi có ảnh hưởng rất lớn đến các mặt phát triển của Năm học 2009– 2010 13 trẻ, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo, chuẩn bị những cơ sở tâm lý cần thiết cho hoạt động học tập ở trường tiểu học trong tương lai. Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo + Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển nhận thức Hoạt động vui chơi là góp phần củng cố, chính xác hóa, cụ thể hóa, đồng thời mở rộng, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh. Hoạt động vui chơi còn là mảnh đất tốt để phát triển các quá trình tâm lý nhận thức của trẻ mẫu giáo như: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy và đặc biệt là trí tưởng tượng. + Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục tình cảm – xã hội Trẻ dễ dàng hướng tới cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong giao tiếp ứng xử giữa người với người, giữa người với thế giới xung quanh. Cũng trong hoạt động vui chơi một số phẩm chất đạo đức quý được hình thành ở trẻ như: chia sẻ, quan tâm, thật thà, dũng cảm, chịu khó, ân cần, chu đáo và đặc biệt là lòng nhân ái. + Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo Khi tham gia trò chơi, các cơ quan trong cơ thể trẻ được vận động thoải mái, thúc đẩy sự trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu góp phần tăng sức khỏe của trẻ. Các trò chơi vận động còn góp phần phát triển và làm hoàn thiện các vận động cơ bản như: đi, chạy, nhảy, leo trèo, ném, bắt và góp phần rèn luyện các tố chất thể lực như: nhanh, mạnh, bền ở trẻ. + Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục thẩm mỹ ở trẻ Khi tham gia trò chơi, trẻ cảm nhận được cái đẹp ở sự phong phú, đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước của đồ chơi, trẻ còn cảm nhận được cái đẹp trong hành vi, trong cách cư xử, lời nói khi chơi. + Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục ngôn ngữ cho trẻ Trong các trò chơi đóng vai, trẻ dùng lời nói để diễn đạt các vai chơi sao cho phù hợp, điều này giúp cho khả năng ngôn ngữ của trẻ ngày càng hoàn thiện hơn, đồng thời mở rộng vốn từ cho trẻ. Chính nhờ những bài đồng dao trong trò chơi dân gian, trẻ được rèn luyện tiếng nói, và phát âm chính xác. Đặc điểm cơ bản của trò chơi trẻ em Tính tự do Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 14 Tính tự do của trò chơi trẻ em thể hiện ở việc trẻ tự nguyện tham gia vào trò chơi mình thích, tự lựa chọn đồ chơi mà bản thân thấy cần, tự chơi theo cách bản thân thích và không chơi khi mình không thích. Tính tự lực, tự điều khiển: U-sin-xki đã nhận xét: “Trong trò chơi trẻ là những con người trưởng thành, đang thử sức lực và khả năng tự lực, tự tổ chức sự sáng tạo của mình”. Thật vậy, những quy tắc luật lệ của trò chơi chi phối cách thức hành động của trẻ tham gia chơi, chi phối quan hệ giữa các vai chơi. Sự tồn tại của các luật lệ quy tắc chơi làm trò chơi mang tính tự tổ chức. Giàu cảm xúc: Trò chơi là một phần cuộc sống của trẻ, trẻ sống thực trong trò chơi của mình. Trong khi chơi trẻ thể hiện các cảm xúc thích thú, lo lắng, bực bội, mừng rỡ một cách hết sức chân thật. Đôi khi ranh giới giữa trò chơi với cuộc sống sinh hoạt thường nhật khó phân biệt đối với trẻ. Giàu tính sáng tạo: Sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của trẻ thể hiện ở nhiều khía cạnh của trò chơi: ở việc xây dựng, ở nội dung chơi, ở việc lựa chọn đồ chơi, sự sắp xếp nơi chơi, sự chọn lựa và thể hiện các hành động chơi “Bản chất xã hội” của trò chơi: Quan sát trò chơi trẻ em có thể nhận thấy dấu ấn của thời gian, của những điều kiện, hoàn cảnh sống, của những ấn tượng mà cuộc sống đem lại cho trẻ. Khi chơi, ấn tượng của trẻ về cuộc sống xã hội vô cùng phong phú, đa dạng 2.1.2. Phân loại trò chơi trẻ em TRÒ CHƠI TRẺ EM NHÓM TRÒ CHƠI SÁNG TẠO TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH TRÒ CHƠI XÂY DỰNG- LẮP GHÉP TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI NHÓM TRÒ CHƠI CÓ QUY TẮC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRÒ CHƠI ÂM NHẠC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG Năm học 2009– 2010 15 2.1.3. Các điều kiện tổ chức trò chơi - Đảm bảo thời gian cho trẻ vui chơi vào buổi sáng và buổi chiều. - Các đồ chơi đáp ứng nhu cầu chơi các trò chơi đa dạng của trẻ. - Có nơi thoáng mát sạch sẽ cho trẻ tham gia các trò chơi. - Có sự hướng của người lớn. 2.1.4. Hoạt động vui chơi của trẻ lớp Lá Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng. 2.2. Trò chơi dân gian 2.2.1. Khái niệm Trò chơi dân gian là những trò chơi được nhân dân sáng tạo lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong dân gian. Các trò chơi này gắn liền với truyền thống văn hoá của dân tộc, đã nảy sinh và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. 2.2.2. Đặc điểm của trò chơi dân gian Đây là những trò chơi được sáng tạo, lưu truyền tự nhiên, rộng rãi từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm bản sắc văn hoá dân gian. Trò chơi dân gian phần lớn là những trò chơi có lời đồng dao. Đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu âm thanh được sử dụng trong khi chơi. Đặc điểm cơ bản của trò chơi dân gian là luật chơi của từng trò chơi mang tính ước lệ, tạm thời. Trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam đơn giản, dễ chơi, dễ hoà nhập. 2.2.3. Ý nghĩa giáo dục của trò chơi dân gian *Ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với sự phát triển nhận thức Trong trò chơi dân gian ngoài việc có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là đối với sự phát triển về mặt trí tuệ. Được tiếp xúc với các trò chơi, trẻ không những nhận biết được khái niệm đầu tiên của các vật thể mà còn mở rộng các biểu tượng về các đối tượng khác ở xung quanh trẻ. *Ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với sự phát triển ngôn ngữ Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 16 Trò chơi dân gian có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, vì trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam hầu hết gắn liền với những bài đồng dao. Đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm thanh được sử dụng trong khi chơi. *Ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với giáo dục tình cảm- xã hội và thẩm mỹ Thông qua trò chơi có nội dung tốt, trẻ nắm được những tiêu chuẩn hành vi chuẩn mực của con người. Qua trò chơi, những phẩm chất đạo đức của trẻ được hình thành như lòng dũng cảm, tính trung thực, tính kỷ luật,.. *Ý nghĩa của trò chơi dân gian đối với giáo dục thể lực Qua trò chơi, trẻ được phát triển thể lực, củng cố sức khoẻ, chủ yếu là các động tác tay, chân, mình, giúp cho cơ bắp phát triển, máu được lưu thông, quá trình hô hấp và trao đổi chất được tốt hơn. 2.2.4. Phân loại trò chơi dân gian *Loại trò chơi vận động Gồm các trò chơi cho trẻ em vận động tay chân, chạy nhảy, lộn vòng, gây không khí vui nhộn và sinh động, như: tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, lộn cầu vồng, lò cò, bịt mắt bắt dê *Loại trò chơi học tập (thực chất là trò chơi rèn trí tuệ) Đó là những trò chơi nhằm phát huy trí tuệ của trẻ em, dạy cho các em biết quan sát, tính toán. Có khi chỉ là một bài đồng dao, trẻ em ngồi quây quần với nhau cùng hát, cùng đối thoại để giới thiệu các sự vật xung quanh mình, tiếp thu tri thức về cuộc sống. Có khi lại là một trò chơi bày cách tính toán hẳn hoi như trò chơi “ô ăn quan”, tập cho trẻ em biết cách làm phép trừ, phép cộng, hoặc như trò chơi “chuyền thẻ”, rõ ràng đây là một bài học đếm từ 1 đến 10, giúp phát triển trí tuệ cho trẻ. *Loại trò chơi mô phỏng Đây là những trò chơi mà trẻ mô phỏng, bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như làm nhà, cày ruộng, nấu ăn Đặc biệt những trò chơi này có tác dụng phát huy trí tưởng tượng của trẻ em, mẫu lá cũng được xem là món ngon, vỏ sò, vỏ hến cũng được xem là nồi niêu, bát đũa, cái mo cau cũng biến thành con ngựa. *Loại trò chơi sáng tạo Năm học 2009– 2010 17 Đây là những trò chơi trong đó trẻ tự tay làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên, như xếp lá dừa thành chong chóng, xếp lá đa thành con trâu, xếp lá chuối thành con cào cào, kết hoa thành vòng vàng xuyến bạc Như vậy, đối với giáo dục mầm non, ngoài sự cần thiết có một môi trường xanh - sạch - đẹp, còn phải xây dựng bầu không khí vui tươi thân thiện cho trẻ thông qua các trò chơi, đặc biệt là trò chơi dân gian. Qua các trò chơi dân gian, trẻ sẽ được hình thành, phát triển các phẩm chất về thể lực, trí tuệ và tình cảm đạo đức. Điều đó cho ta thấy trò chơi dân gian rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. 2.3. Thực trạng tổ chức trò chơi dân gian tại một số trường mầm non trong quận Tân Bình 2.3.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu Vì điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, chúng tôi chỉ đi tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại một số trường mầm non trong quận Tân Bình như: Trường Mầm non 11, Trường Mầm non Bàu Cát, Trường Mầm non BC 12 Đa số các trường đều có sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn, trình độ Ban Giám hiệu, giáo viên đạt chuẩn, cơ sở vật chất khá tốt và đã có những thành tích tốt trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. 2.3.2. Phương pháp và đối tượng điều tra Phương pháp nghiên cứu Đối tượng điều tra Bảng câu hỏi, phiếu điều tra 51 giáo viên tại các trường Phỏng vấn Ban Giám hiệu 3 Hiệu phó chuyên môn Phỏng vấn giáo viên mầm non 5 giáo viên lớp Lá Phân tích kế hoạch giáo dục Kế hoạch giáo dục trẻ 5-6 tuổi 2.3.3. Thực trạng khảo sát Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi dân gian đối với mặt giáo dục trẻ mầm non Hầu hết các giáo viên mầm non đều nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với việc giáo dục trẻ mầm non. Đây là một kết quả đáng khích lệ, vì việc tổ chức trò chơi dân gian xuất phát từ người giáo viên mầm non. Trẻ thường được chơi trò chơi dân gian trong giờ hoạt động nào? Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 18 Với kết quả như trên, chúng tôi nhận thấy rằng đa số giáo viên tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ vào giờ hoạt động ngoài trời. Ở những giờ hoạt động khác như hoạt động góc, với điều kiện diện tích nhỏ, hẹp, trẻ bị giới hạn không gian chơi, nên trẻ chỉ có thể chơi một số trò chơi dân gian đơn giản. Loại trò chơi dân gian mà giáo viên thường tổ chức cho trẻ Theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì mức độ xuất hiện của trò chơi dân gian vận động chiếm 70.59 %; trò chơi dân gian học tập chiếm 23.53 %; còn các loại khác thì ít khi và thậm chí không có. Như vậy, trò chơi dân gian vận động là loại trò chơi rất phổ biến và thường được tổ chức tại các trường mầm non. Mức độ tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Theo kết quả điều tra, chúng ta nhận thấy rằng việc tổ chức trò chơi dân gian ở các trường mầm non thường xuyên chiếm 35.29 %, thỉnh thoảng khoảng 47.06 % và hiếm khi ở mức độ 17.65 %. Như vậy việc tổ chức trò chơi dân gian tại trường mầm non chưa được thường xuyên . Trò chơi dân gian nên được tổ chức ở độ tuổi nào của trẻ mầm non? Theo kết quả điều tra thì đa số các giáo viên cho rằng trò chơi dân gian nên tổ chức cho trẻ mẫu giáo, nghĩa là nên tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ từ độ tuổi lớp mầm trở đi, vì ở độ tuổi này, hoạt động chủ đạo của trẻ chính là hoạt động chơi. “Trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia trò chơi dân gian Từ kết quả nhận được, cùng với những kinh nghiệm khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ, chúng tôi thấy rằng đa số các trẻ đều rất hứng thú khi được tham gia chơi trò chơi dân gian. Vì khi chơi trò chơi dân gian, trẻ thực sự là một chủ thể tích cực và năng động. Những khó khăn của giáo viên mầm non khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Vốn kiến thức về các trò chơi còn nhiều hạn chế, nên việc tổ chức trò chơi dân gian chưa thực sự phong phú, mà chủ yếu chỉ lặp đi lặp lại một số trò chơi quen thuộc. Áp lực công việc, cùng sự thiếu thời gian là một trở ngại lớn cho sự sáng tạo của giáo viên mầm non hiện nay. Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau, điều này đòi hỏi người giáo viên cần là người hướng dẫn, định hướng trẻ tham gia trò chơi hợp lý. Năm học 2009– 2010 19 Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp. Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu không còn hứng thú. Một số đóng góp cho việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn Về việc lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn, giáo viên nên thực hiện theo các tiêu chí sau: Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp. Người giáo viên mầm non cần vốn kiến thức phong phú về trò chơi dân gian, để từ đó có thể lựa chọn những trò chơi dân gian thuận lợi choviệc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi. Giáo viên cần đề ra những mục tiêu cụ thể cho việc tổ chức trò chơi dân gian. Đó là những mục tiêu giúp củng cố tư duy, phát triển ngôn ngữ, tăng cường vận động, rèn luyện kỹ năng,... cho trẻ. Giáo viên cần lựa chọn những trò chơi gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ. Về việc tổ chức môi trường cho trẻ chơi trò chơi dân gian: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian: Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (đối với những trò chơi có lời đồng dao): Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian là khi chơi trẻ không bao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Qua quá trình tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non ở một số trường mầm non tại quận Tân Bình, chúng tôi nhận t
Tài liệu liên quan