Thực trạng trái phiếu chuyển đổi của cty cp chứng khoán TP Hồ Hồ Chí Minh (ssi co.,ltd)
Nội dung chính: 1.Phát hành trái phiếu chuyển đổi: 2.Động thái của nhà đầu tư: 3.Vì sao trái chủ không chuyển đổi trái phiếu? 4. Nhận xét chung:
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng trái phiếu chuyển đổi của cty cp chứng khoán TP Hồ Hồ Chí Minh (ssi co.,ltd), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI
CỦA CTY CP CHỨNG KHOÁN TP HCM (SSI
CO.,LTD)
Nội dung chính:
1.Phát hành trái phiếu chuyển đổi:
2.Động thái của nhà đầu tư:
3.Vì sao trái chủ không chuyển đổi trái
phiếu?
4. Nhận xét chung:
1.Phát hành trái phiếu chuyển đổi:
• Ngày 26/03/2010, CTCP Chứng khoán Sài Gòn (HoSE: SSI)
phát hành 2 triệu trái phiếu chuyển đổi SSICB2010 mệnh giá 1
triệu đồng/trái phiếu với lãi suất 4%/năm và quyền thực hiện
thuộc về trái chủ.
• Có 12 nhà đầu tư ban đầu, trong đó phần lớn là nhà đầu tư tổ
chức mua trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) của SSI, với số vốn
rót vào là 2,000 tỷ đồng.
• Điều kiện phát hành là giá chuyển đổi bằng 85% giá cổ phiếu
SSI trên thị trường tại điểm phát hành, tương đương mức giá là
72,250 đồng/cổ phiếu.
1.Phát hành trái phiếu chuyển đổi:
• Trước đó ngày 24/03/2010, cổ phiếu SSI chia tách với tỷ lệ 1:1
và cho đến thời điểm này chưa tiến hành chia cổ tức hay chia
tách cổ phiếu lần nào khác, theo điều khoản chống pha loãng.
Giá chuyển đổi tại ngày đáo hạn 26/03/2011 là 35,639 đồng/cổ
phiếu – tức 35,639 đồng mệnh giá trái phiếu được đổi thành 1
cổ phiếu có mệnh giá 10,000 đồng.
• Như vậy, với 2,000 tỷ đồng giá trị trái phiếu có thể được
chuyển đổi thành 56,188,297 cổ phiếu.
Biểu đồ của SSI:
Tại thời điểm phát hành trái phiếu -cuối tháng 3/2010 -
giá SSI dao động trong khoảng 40-45.000 đồng.
2.Động thái của nhà đầu tư:
• 12 tổ chức và cá nhân đã mua trái phiếu chuyển đổi của SSI.
Trong đó, Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc Nova mua nhiều
nhất với 361,25 tỷ đồng, ngân hàng Tiên Phong đứng thứ hai
với 290 tỷ đồng. Công ty TNHH Nguyễn Duy Hưng cũng mua
200 tỷ đồng. Công ty Tài chính Cao su mua 269,857 tỷ đồng.
Các trái chủ chấp nhận cho vay với lãi suất chỉ có 4% dựa trên
kỳ vọng cổ phiếu SSI sẽ tăng lên cao hơn giá chuyển đổi.
• Cổ Đông mua TPCĐ của SSI là những tổ chức lớn, tiềm lực
tài chính mạnh và số nhiều trong đó là muốn nắm 1 lượng cp
SSI với nhiều mục đích khác nhau.
2. Động thái của nhà đầu tư:
• Từ phía nhà đầu tư, đến thời điểm này có thể khẳng định việc
đầu tư trái phiếu chuyển đổi của SSI đã không thành công.
Mức lãi suất 4%/năm là quá thấp so với lãi suất ngân hàng.
Ngoài ra, trái chủ còn phải chịu thuế thu nhập cá nhân 5% trên
lãi hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp 10% đối với tổ chức nước
ngoài. Riêng trái chủ là tổ chức trong nước không bị khấu trừ
thuế.
• Nhà đầu tư phải chi ra số tiền không nhỏ khi mua TPCĐ. Chỉ
cần đăng ký mua 100 trái phiếu (mệnh giá 1 triệu đồng/TP), thì
Nhà đầu tư đã phải bỏ ra cả trăm triệu đồng. Tuy nhiên, những
đợt huy động vốn qua TPCĐ của doanh nghiệp trong năm
2010 vẫn nhận được sự ủng hộ.
2. Động thái của nhà đầu tư:
• Nhà đầu tư đã cho SSI vay với số tiền 2.000 tỷ đồng, trong khi
lãi suất nhận về chỉ là 4%/năm, thấp hơn rất nhiều so với lãi
suất ngân hàng.
• Dù vậy, Nhà đầu tư vẫn còn niềm an ủi khi được quyền không
chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. Nhờ đó, trái chủ đã tránh
được thiệt hại, bởi giá chuyển đổi sang cổ phiếu SSI cao hơn
thị giá.
3.Vì sao trái chủ không chuyển đổi trái phiếu?
• Thứ nhất: Giá cổ phiếu hiện tại của SSI thấp hơn 49%
so với mức giá chuyển đổi. Như vậy, nếu thực hiện
quyền chuyển đổi thì nhà đầu tư phải lỗ khi phải chịu cái
giá để sở hữu cổ phiếu SSI cao hơn nhiều so với giá thị
trường.
• Thứ hai: Với việc nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn,
tín dụng cho thị trường chứng khoán bị co hẹp, khả
năng thị trường chứng khoán tiếp tục đi xuống vẫn đang
hiện diện. Do vậy, trái chủ của SSI cũng không cần vội
vàng sở hữu cổ phiếu SSI với một mức giá cao hơn
nhiều so với giá trị thị trường.
• Thứ ba: Lãi suất ngân hàng hiện nay đã ở mức rất cao
và trở thành một “kênh đầu tư” khá hấp dẫn đối với giới
đầu tư. Do vậy, việc ưu tiên nắm giữ tiền mặt cũng là
một quyết định không tồi đối với trái chủ.
4.Nhận xét chung:
Ưu điểm:
• Vốn điều lệ, số lượng cp lưu hành sẽ không tăng. Điều
này là tốt cho cả SSI lẫn cổ đông vì áp lực chi trả cổ tức
cho số cp mới nếu thực hiện chuyển đổi là rất lớn. Cổ
đông cũng không sợ phải chia sẽ khoản lợi nhuận 2010
cho các cổ đông mới.
• Cổ phiếu không bị pha loãng, vấn đề nặng nề đã được
giải quyết
• Chắc rằng phần lớn các Trái chủ mua TPCĐ với mục
đích “muốn” sở hữu cp số lượng lớn nay không thể
chuyển đổi với giá cao thì có thể mua trên sàn với giá
thấp hơn 1/3 giá chuyển đổi. Đây sẽ là một lượng cầu
rất lớn đổ vào, hỗ trợ giá cho SSI trong thời gian tới
4.Nhận xét chung:
Nhược điểm:
• SSI sẽ phải trả lại một lượng lớn tiền mặt cho trái chủ,
xét kỹ lại thì đây cũng không hẵn là bất lợi, vì ít ra SSI
cũng đã hưởng lợi từ việc vay với LS cực thấp. Nay
khoản tiền đó cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng chờ
ngày chi trả
• Khoản 2000 tỷ đã rút khỏi thị trường để trả về cho trái
chủ sẽ không tái đầu tư vào TTCK.
• DN phát hành TPCĐ nhưng không có kế hoạch đầu tư
dài hạn thì đến thời gian chuyển đổi có thể sẽ gặp khó
khăn trong việc thanh toán cho các trái chủ. Trường hợp
các DN đầu tư vào những tài sản có tính thanh khoản
thấp như tài sản cố định, bất động sản thì đến thời
điểm đáo hạn dễ bị mất khả năng chi trả.