Tóm tắt. “Cốt lõi của việc học là tự học” [1; 109], thực trạng tự học Toán của sinh
viên (SV) Đại học Sư phạm Tiểu học (ĐHSPTH), chúng tôi nhận thấy phần lớn
sinh viên đã có thái độ, nhận thức tích cực về hoạt động tự học Toán. Các trường
Sư phạm đã quan tâm phát triển hoạt động tự học Toán. Tuy nhiên, việc tổ chức các
hoạt động nhằm phát triển kĩ năng tự học Toán (KN THT) còn hạn chế như: xây
dựng các tình huống THT, chú trọng hình thức thảo luận nhóm thông qua seminar,
biên soạn tài liệu THT có hướng dẫn,. Xác định được những hạn chế để từ đó tìm
các biện pháp nâng cao hiệu quả tự học toán cho họ là một việc làm quan trọng và
cần thiết.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tự học toán của sinh viên đại học Sư phạm Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Science - Mathematics, 2013, Vol. 58, pp. 177-183
This paper is available online at
THỰC TRẠNG TỰ HỌC TOÁN
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIỂU HỌC
Đỗ Thị Phương Thảo
Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Hải Phòng
E-mail: hoaphuongthao@yahoo.com
Tóm tắt. “Cốt lõi của việc học là tự học” [1; 109], thực trạng tự học Toán của sinh
viên (SV) Đại học Sư phạm Tiểu học (ĐHSPTH), chúng tôi nhận thấy phần lớn
sinh viên đã có thái độ, nhận thức tích cực về hoạt động tự học Toán. Các trường
Sư phạm đã quan tâm phát triển hoạt động tự học Toán. Tuy nhiên, việc tổ chức các
hoạt động nhằm phát triển kĩ năng tự học Toán (KN THT) còn hạn chế như: xây
dựng các tình huống THT, chú trọng hình thức thảo luận nhóm thông qua seminar,
biên soạn tài liệu THT có hướng dẫn,... Xác định được những hạn chế để từ đó tìm
các biện pháp nâng cao hiệu quả tự học toán cho họ là một việc làm quan trọng và
cần thiết.
Từ khóa: Tự học toán, kĩ năng, sinh viên, đại học Sư phạm Tiểu học.
1. Mở đầu
“Kĩ năng học và tự học là một trong 10 kỹ năng căn bản và quan trọng hàng đầu cho
người lao động trong thời đại ngày nay” [2]. Đặc biệt, đối với SV ĐHSPTH, KN tự học
đặc biệt cần thiết trong quá trình học tập ở trường đại học, trong cuộc sống và dạy học ở
bậc Tiểu học. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi phân chia KN THT của SV ĐHSPTH
thành hai nhóm chính là kĩ năng nhận thức và kĩ năng hoạt động. Để tìm hiểu về thực
trạng việc phát triển KN THT của SV, chúng tôi tiến hành khảo sát 1490 SV ĐHSPTH
của 10 trường đại học: Trường đại học Sư phạm Hồ Chí Minh, Trường đại học Sư phạm
Huế, Trường đại học Vinh, Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng, Trường đại học Sư phạm
Hà Nội, Trường đại học Sư phạm Hà Nội II, Trường đại học Hùng Vương, Trường đại học
Hải Phòng, Đại học Thái Nguyên, Trường đại học Tây Bắc. Mười trường này đại diện cho
3 miền: Bắc - Trung - Nam. Trong quá trình khảo sát, có một số câu hỏi chúng tôi chỉ tiến
hành khảo sát trên 1327 SV của 9 trường đại học. Thời gian tiến hành khảo sát 12 tháng,
từ ngày 1 tháng 10 năm 2010 đến ngày 1 tháng 10 năm 2011. Chúng tôi tiến hành khảo sát
và thu thập thông tin về thực trạng rèn luyện và phát triển KN THT của SV ĐHSPTH. Sau
khi khảo sát bằng phiếu, chúng tôi tổng hợp kết quả khảo sát và thu được kết quả như sau:
177
Đỗ Thị Phương Thảo
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tìm hiểu về thực trạng nhận thức, thái độ tự học Toán của SV
ĐHSPTH
Kết quả tìm hiểu về thực trạng nhận thức, thái độ tự học Toán của SV ĐHSPTH:
Bảng 1. Những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo
Giảng dạy Việc tự học Thời lượng Tài liệu,
của giảng viên của sinh viên học giáo trình
Trường đại học Tổngsố SV SL % SL % SL % SL %
Sư Phạm Thái
Nguyên
58 24 41% 30 52% 6 10% 15 26%
Tây Bắc 49 10 20% 2 4% 4 8% 31 63%
Hải Phòng 151 34 23% 97 64% 5 3% 15 10%
Sư phạm Huế 200 58 29% 126 63% 4 2% 13 7%
Hùng Vương 195 69 35% 134 69% 1 1% 12 6%
Vinh 85 8 9% 59 69% 12 14% 7 8%
Sư phạm TP HCM 163 97 60% 73 45% 27 17% 29 18%
Sư phạm Đà Nẵng 284 84 30% 158 56% 23 8% 32 11%
Sư phạm Hà Nội 124 28 23% 90 73% 0 0% 6 5%
Sư phạm Hà Nội II 181 44 24% 128 71% 6 3% 13 7%
Tổng 1490 456 31% 897 60% 88 6% 173 12%
Nhận xét: Với câu hỏi "Theo em, những yếu tố nào quyết định chất lượng đào tạo?",
SV đã có nhận thức tốt về vấn đề tự học, 60% SV cho rằng việc tự học của SV là yếu tố
quyết định chất lượng đào tạo, 31% SV cho rằng việc giảng dạy của GV cũng là yếu tố
quyết định chất lượng đào tạo.
Bảng 2. Tầm quan trọng của việc tự học, tự nghiên cứu ở đại học
Rất Cần Bình Không Không
cần thiết thiết thường cần thiết chọn
Trường đại học Tổngsố SV SL % SL % SL % SL % SL %
Sư Phạm Thái
Nguyên
58 30 52% 20 34% 0 0% 0 % 8 14%
Tây Bắc 49 33 67% 15 31% 1 2% 0 0% 0 0%
Hải Phòng 151 43 28% 78 52% 29 19% 1 1% 0 0%
Sư phạm Huế 200 133 67% 49 25% 7 4% 4 2% 7 4%
Hùng Vương 195 134 69% 55 28% 1 1% 0 0% 5 3%
Vinh 85 60 71% 18 21% 0 0% 0 0% 7 8%
Sư phạm TP HCM 163 56 34% 59 36% 24 15% 8 5% 16 10%
Sư phạm Đà Nẵng 284 163 57% 111 39% 9 3% 0 0% 1 0%
178
Thực trạng tự học toán của sinh viên đại học sư phạm tiểu học
Sư phạm Hà Nội 124 72 58% 52 42% 0 0% 0 0% 0 0%
Sư phạm Hà Nội II 181 90 50% 76 42% 6 3% 0 0% 9 5%
Tổng 1490 814 55% 533 36% 77 5% 13 1% 53 4%
Nhận xét: Với câu hỏi "Tầm quan trọng của việc tự học, tự nghiên cứu ở đại học?",
SV đã xác định được tầm quan trọng của hoạt động tự học, tự nghiên cứu ở đại học, 91%
SV cho rằng hoạt động đó cần thiết, rất cần thiết không thể thiếu.
Bảng 3. Những khó khăn (rào cản) trong việc tự học
Không Không Không Không Không Lý
đủ thời đủ đủ hứng biết do
gian TLTK kiên trì thú tự học khác
Trường đại
học
Tổng
số
SV
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Sư Phạm Thái
Nguyên
58 5 9% 34 59% 1 2% 10 17% 8 14% 0 0%
Tây Bắc 49 2 4% 9 18% 13 27% 8 16% 16 33% 1 2%
Hải Phòng 151 10 7% 83 55% 27 18% 16 11% 15 10% 0 0%
Sư phạm Huế 200 31 16% 78 39% 50 25% 31 16% 10 5% 0 0%
Hùng Vương 195 1 1% 80 41% 34 17% 44 23% 34 17% 2 1%
Vinh 85 4 5% 25 29% 20 24% 15 18% 17 20% 4 5%
Sư phạm TP
HCM
163 45 28% 35 21% 45 28% 24 15% 14 9% 0 0%
Sư phạm Đà
Nẵng
284 33 12% 114 40% 55 19% 49 17% 25 9% 8 3%
Sư phạm Hà
Nội
124 8 6% 30 24% 31 25% 42 34% 13 10% 0 0%
Sư phạm Hà
Nội II
181 17 9% 60 33% 49 27% 27 15% 26 14% 2 1%
Tổng 1490 156 10% 548 37% 325 22% 266 18% 178 12% 17 1%
Nhận xét: Với câu hỏi "Những khó khăn (rào cản) trong việc tự học?" thì khó khăn
lớn nhất trong quá trình tự học Toán của SV là không đủ tài liệu tham khảo (chiếm 37%).
Do vậy, trong quá trình dạy học Toán, GV cần giới thiệu thêm cho SV các tài liệu tham
khảo, ngoài ra GV nên thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn cho SV.
2.2. Tìm hiểu về thực trạng rèn luyện và phát triển kĩ năng tự học Toán
cho SV ĐHSPTH
Qua trao đổi trực tiếp với một số GV giảng dạy Toán cho SV ĐHSPTH và phát
phiếu thăm dò SV, chúng tôi nhận thấy GV có quan tâm đến việc PT KN THT cho SV
trong quá trình dạy học. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, GV chưa thường xuyên dạy
179
Đỗ Thị Phương Thảo
học chú trọng phát triển KN THT cho SV. Đặc biệt nhiều SV phản ánh rằng họ không
có môi trường tốt để PT KN THT của bản thân ở trên lớp cũng như ở nhà. Ví dụ như họ
thường xuyên phải ngồi nghe giảng và ghi chép nhiều, không có thời gian tập trung giải
quyết các vấn đề, các tình huống học tập trên lớp hay không đủ tài liệu THT ở nhà... Ngoài
ra, họ không được tham gia nhiều vào các hoạt động seminar, không có tài liệu hướng dẫn
tự học thường xuyên.
Bảng 4. Mức độ tham gia hoạt động tự hình thành
kiến thức bài học qua các tình huống học tập
Không Đôi Thỉnh Thường Không
bao giờ khi thoảng xuyên chọn
Trường đại học Tổngsố SV SL % SL % SL % SL % SL %
Sư Phạm Thái
Nguyên
58 27 47% 14 24% 4 7% 2 3% 11 19%
Tây Bắc 49 42 86% 5 10% 1 2% 1 2% 0 0%
Hải Phòng 151 64 42% 64 42% 13 9% 9 6% 1 1%
Sư phạm Huế 200 101 51% 75 38% 7 4% 7 4% 10 5%
Hùng Vương 195 123 63% 47 24% 17 9% 1 1% 7 4%
Vinh 85 52 61% 24 28% 4 5% 1 1% 4 5%
Sư phạm TP HCM 163 69 42% 51 31% 19 12% 10 6% 14 9%
Sư phạm Đà Nẵng 284 139 49% 65 23% 30 11% 26 9% 24 8%
Sư phạm Hà Nội 124 88 71% 26 21% 7 6% 3 2% 0 0%
Sư phạm Hà Nội II 181 95 52% 58 32% 19 10% 5 3% 4 2%
Tổng 1490 800 54% 429 29% 121 8% 65 4% 75 5%
Nhìn bảng trên cho thấy mức độ SV thường xuyên tham gia hoạt động tự hình thành
kiến thức bài học qua các tình huống học tập rất hạn chế, chỉ có 4%. Trong đó, 54% SV
không bao giờ được tham gia hoạt động tự hình thành kiến thức bài học qua các tình huống
học tập.
Bảng 5. Mức độ sử dụng tài liệu tự học
có hướng dẫn trong quá trình học tập
Không Đôi Thỉnh Thường Không
bao giờ khi thoảng xuyên chọn
Trường đại học Tổngsố SV SL % SL % SL % SL % SL %
Sư Phạm Thái
Nguyên
58 28 48% 12 21% 4 7% 2 3% 12 21%
Tây Bắc 49 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 49 100%
Hải Phòng 151 57 38% 71 47% 10 7% 13 9% 0 0%
Sư phạm Huế 200 72 36% 87 44% 16 8% 16 8% 9 5%
Hùng Vương 195 104 53% 71 36% 9 5% 3 2% 8 4%
Vinh 85 37 44% 33 39% 2 2% 6 7% 7 8%
180
Thực trạng tự học toán của sinh viên đại học sư phạm tiểu học
Sư phạm TP HCM 163 77 47% 62 38% 7 4% 10 6% 7 4%
Sư phạm Đà Nẵng 284 127 45% 85 30% 51 18% 9 3% 12 4%
Sư phạm Hà Nội 124 38 31% 45 36% 8 6% 33 27% 0 0%
Sư phạm Hà Nội II 181 76 42% 71 39% 10 6% 16 9% 8 4%
Tổng 1490 616 41% 537 36% 117 8% 108 7% 112 8%
Nhìn bảng trên cho thấy mức độ SV thường xuyên sử dụng tài liệu tự học có hướng
dẫn trong quá trình học tập hạn chế, chỉ có 7%. Đặc biệt có 41% SV không bao giờ sử
dụng tài liệu tự học có hướng dẫn trong quá trình học tập.
Bảng 6. Mức độ tham gia seminar trong quá trình học tập
Không Đôi Thỉnh Thường Không
bao giờ khi thoảng xuyên chọn
Trường đại học Tổngsố SV SL % SL % SL % SL % SL %
Sư Phạm Thái
Nguyên
58 21 36% 13 22% 1 2% 6 10% 17 29%
Tây Bắc 49 30 61% 11 22% 1 2% 2 4% 5 10%
Hải Phòng 151 83 55% 38 25% 27 18% 2 1% 1 1%
Sư phạm Huế 200 106 53% 47 24% 22 11% 14 7% 11 6%
Hùng Vương 195 118 61% 40 21% 28 14% 6 3% 3 2%
Vinh 85 30 35% 26 31% 16 19% 4 5% 9 11%
Sư phạm TP HCM 163 101 62% 34 21% 14 9% 6 4% 8 5%
Sư phạm Đà Nẵng 284 87 31% 125 44% 12 4% 39 14% 21 7%
Sư phạm Hà Nội 124 67
54%
3
8 31% 7 6% 12 10% 0 0%
Sư phạm Hà Nội II 181 107 59% 26 14% 26 14% 15 8% 7 4%
Tổng 1490 750 50% 398 27% 154 10% 106 7% 82 6%
Nhìn bảng trên cho thấy mức độ SV thường xuyên được tham gia seminar rất hạn
chế, chỉ có 7%.
Trong quá trình khảo sát thực trạng kết quả học tập một số nội dung Toán của SV
ĐHSPTH bằng bộ câu hỏi bài tập, chúng tôi nhận thấy hầu hết SV nắm vững kiến thức
cơ bản và có KN vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập. Tuy nhiên, nhiều SV chưa
nắm vững một số kiến thức cơ bản, ví dụ:
Trong phép chứng minh quy nạp Toán học, chúng tôi đưa ra câu hỏi như sau: CM
A(n) đúng ∀n ≥ n0 bằng phương pháp quy nạp Toán học, với bước 1 là chứng minh công
thức đúng với n = n0; bước 2 là bước nào trong hai bước sau?
Kết quả khảo sát (Bảng 7) cho thấy, SV chưa chắc kiến thức về bài toán chứng minh
quy nạp Toán học. 61% SV đã lúng túng và chọn đáp án sai các bước của bài toán chứng
minh quy nạp toán học. Khi phỏng vấn, nhiều SV cho rằng ở bước 1 đã chỉ được ra trường
hợp cụ thể k = n0 đúng thì bước 2 không cần sử dụng đến giá trị của n0. Nhưng thực chất,
181
Đỗ Thị Phương Thảo
đây chính là sự sai lầm trong logic Toán, n0 ở bước 2 là rất cần thiết, nó chính là điểm tựa
để chỉ ra hàm mệnh đề A(n) đúng với các phần tử tiếp theo.
Bảng 7. Những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo
Giả sử công thức đúng Giả sử công thức đúng Không
với n = k (k > n0) với n = k (k > n0) chọn
CM đúng với n = k + 1 CM đúng với n = k + 1
Trường đại học Tổngsố SV SL % SL % SL %
Sư Phạm Thái
Nguyên
58 9 16% 15 26% 34 59%
Tây Bắc 49 28 57% 17 35% 4 8%
Hải Phòng 151 61 40% 78 52% 12 8%
Sư phạm Huế 200 92 46% 64 32% 44 22%
Hùng Vương 195 78 40% 68 35% 49 25%
Vinh 85 24 28% 41 48% 20 24%
Sư phạm Đà Nẵng 284 113 40% 79 28% 92 32%
Sư phạm Hà Nội 124 66 53% 58 47% 0 0%
Sư phạm Hà Nội II 181 49 27% 113 62% 19 10%
Tổng 1327 520 39% 533 40% 274 21%
Bảng 8. Câu hỏi: Số dư của phép chia 429,5:2,8 với thương
là số tự nhiên là số nào? Cách tìm số dư như thế nào?
11 1,1 0,11 Không chọn
Trường đại học Tổngsố SV SL % SL % SL % SL %
Sư Phạm Thái
Nguyên
58 8 14% 3 5% 3 5% 44 76%
Tây Bắc 49 42 86% 4 8% 0 0% 3 6%
Hải Phòng 151 10 7% 61 40% 4 3% 76 50%
Sư phạm Huế 200 80 40% 64 32% 5 3% 51 26%
Hùng Vương 195 53 27% 44 23% 26 13% 72 37%
Vinh 85 5 6% 33 39% 2 2% 45 53%
Sư phạm Đà Nẵng 284 111 39% 61 21% 41 14% 71 25%
Sư phạm Hà Nội 124 24 19% 94 76% 6 5% 0 0%
Sư phạm Hà Nội II 181 65 36% 105 58% 7 4% 4 2%
Tổng 1327 398 30% 469 35% 94 7% 366 28%
Nhiều SV chưa hiểu về phép chia có dư, SV chọn đáp án đúng chiếm 35%, còn lại
65% chọn đáp án sai hoặc không chọn đáp án nào. Khi phòng vấn, hầu hết SV cho rằng
cách tìm số dư trong phép chia đó bằng cách lấy số bị chia trừ đi tích của thương và số
chia. Từ đó cho thấy, GV cần có biện pháp giúp SV đào sâu và mở rộng kiến thức vì đó là
một phần kiến thức trong chương trình Toán ở Tiểu học. Đặc biệt, cả sách giáo khoa Toán
ở Tiểu học và giáo trình Phương pháp Toán ở đại học cũng không hướng dẫn chi tiết cách
182
Thực trạng tự học toán của sinh viên đại học sư phạm tiểu học
tính số dư trong phép chia phân số cho phân số. Do đó, nhiều SV sư phạm Tiểu học sau
khi ra trường hay gặp lúng túng trong phần kiến thức này. Để khắc phục tình trạng trên,
GV cần quan tâm đến việc tăng cường kiến thức toán học cho SV.
Qua khảo sát cho thấy, trong quá trình đào tạo giáo viên Tiểu học, phần lớn SV
đã có nhận thức tốt về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tự học. Các trường ĐH đã
có quan tâm đến rèn luyện KNTHT cho SV. Tuy nhiên, để phát triển KNTHT cho SV
Tiểu học trong tương lai, các trường cần tăng cường quan tâm hơn nữa đến các vấn đề
như: Hình thành động cơ, thái độ THT cho SV; tổ chức các hoạt động nhằm phát triển
KN THT như: xây dựng các tình huống THT, chú trọng hình thức thảo luận nhóm thông
qua seminar, biên soạn tài liệu THT có hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức toán và
phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học cho SV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục tiểu học hiện nay.
3. Kết luận
Kết quả khảo sát bước đầu đã bộc lộ những bất cập trong hoạt động tự học Toán của
SV ĐHSP TH nói riêng và hoạt động tự học nói chung hiện nay. Kết quả đó thể hiện mâu
thuẫn giữa nhận thức và hoạt động tự học, phần lớn SV ĐHSPTH đã có những nhận thức
rất tốt về vài trò, tầm quan trọng của tự học, nhưng hoạt động tự học của SV còn nhiều
hạn chế và chưa có hiệu quả thực sự. Qua đó cho thấy, GV cần phải có nhiều biện pháp để
tác động vào quá trình tự học, tự nghiên cứu của SV, giúp họ làm chủ quá trình đào tạo,
biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường, 2001.Quá trình
dạy - tự học. Nxb Giáo dục.
[2]
ABSTRACT
Applying the problem posing and solving method when teaching
‘Finding the set of points satisfying the vector equation’
to grade 10 high school math students
"The core of study is self - study", discussion followed by questions and answers
stimulate creativity and independent thinking in students, and the students who gain this
experience in creative activity tend to adopt new styles of learning and working. Teaching
‘Problem posing and solving’ method is the process of teaching students not only to
become sufficiently knowledgeable of the subject but also to apply this knowledge to
solve problems and situations encountered in school and in real life.
183