Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam - Kiến nghị và giải pháp

Tóm tắt: Việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong hoạt động thư viện ở Việt Nam nói chung và các thư viện đại học nói riêng đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện và năng lực của mỗi một thư viện mà mức độ ứng dụng KHCN trong hoạt động lại khác nhau. Nội dung của bài viết này tập trung vào việc khảo sát, đánh giá thực trạng việc ứng dụng KHCN tại các thư viện đại học nói chung và thư viện TQB nói riêng. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng đưa ra kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao việc ứng dụng KHCN trong các hoạt động của thư viện.

pdf14 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thư viện đại học ở Việt Nam - Kiến nghị và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ... TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM - KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP Hà Thị Huệ1* - Lê Thị Quyên2** Tóm tắt: Việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong hoạt động thư viện ở Việt Nam nói chung và các thư viện đại học nói riêng đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện và năng lực của mỗi một thư viện mà mức độ ứng dụng KHCN trong hoạt động lại khác nhau. Nội dung của bài viết này tập trung vào việc khảo sát, đánh giá thực trạng việc ứng dụng KHCN tại các thư viện đại học nói chung và thư viện TQB nói riêng. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng đưa ra kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao việc ứng dụng KHCN trong các hoạt động của thư viện. I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ỨNG DỤNG KHCN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Cách mạng công nghệ 4.0 đang tham gia vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống, làm thay đổi cách sống, cách làm việc của tất cả chúng ta, thư viện cũng không nằm ngoài sự thay đổi tất yếu này. Để tồn tại và phát triển, các thư viện phải xác định được hướng đi phù hợp với sự phát triển của xã hội chính là việc gia tăng ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào hoạt động thư viện từ đó mở ra nhiều cơ hội để người đọc tiếp cận thông tin và tri thức, tài nguyên thông tin mà các thư viện xây dựng và tiếp cận được. * Thạc sĩ, Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. ** Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 574 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Vài năm trở lại đây, thư viện đại học là những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ cho công tác thư viện. Mục đích không chỉ tăng cường công tác quản lý, giảm sức lao động, tăng hiệu xuất lao động, mà chính là trang bị các tiện ích để tạo cho người dùng thư viện tiếp cận thư viện một cách dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng mà mang lại hiệu quả cao, góp phần tích cực trong việc truyền bá tri thức, thúc đẩy văn hóa đọc, nâng cao kỹ năng mềm, phẩm chất, văn hóa học đường trong giới sinh viên. II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG KHCN TRONG THƯ VIỆN ĐẠI HỌC 2.1. Ứng dụng tại các thư viện đại học nói chung (khảo sát tại 16 thư viện đại học) Việc ứng dụng KHCN trong thư viện rất phong phú và đa dạng, tùy thuộc các qui mô, loại hình và điều kiện thư viện để mà có những ứng dụng phù hợp. Thư viện đại học có đối tượng sử dụng là giảng viên, học viên, sinh viên là những người có trình độ cao, do vậy việc ứng dụng KHCN là hướng đi tất yếu. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đã có nghiên cứu khảo sát việc ứng dụng KHCN tại 16 thư viện đại học trong nước về các khía cạnh của ứng dụng KHCN cụ thể: Phần mềm quản lý thư viện Phần mềm thư viện là một công cụ quan trọng trong việc quản lý với khả năng tự động hóa hoàn toàn các chức năng và quy trình nghiệp vụ trong thư viện, là công cụ hiệu quả để xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) thư mục, dữ liệu số, kiểm soát chất lượng biên mục các dữ liệu được nhập vào Ngoài ra, nó còn giúp giảm thiểu các công việc trùng lặp, tái sử dụng các kết quả của những bộ phận có liên quan. Vai trò đặc trưng của phần mềm quản trị thư viện được thể hiện ở một số điểm sau: - Tính quản trị cao; - Độ chính xác và chuẩn hóa; - Tính tự động hóa; - Tìm kiếm và lưu trữ thông tin; 575 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ... - Quản lý hoạt động giao dịch; - Tính tương tác; Các phần mềm sử dụng trong thư viện hiện nay rất đa dạng và phong phú từ phần mềm tư liệu; phần mềm tích hợp, phần mềm thư viện số. Một số phần mềm đang được các thư viện sử dụng: KIPOS; Libbol; iLib... cùng các phần mềm mã nguồn mở như Koha, Dspace cũng được các thư viện sử dụng cho thư viện số và gần đây nhất là sự xuất hiện của phần mềm thư viện thế hệ mới – Nền tảng dịch vụ thư viện (Library Service Platform). Phần mềm đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới và bắt đầu được áp dụng tại một số thư viện đại học tại Việt Nam. Phần mềm hỗ trợ xử lý thông tin Cùng với phần mềm quản lý thư viện, phần mềm thư viện số thì không thể không nói đến những phần mềm, tiện ích, và các tiêu chuẩn trong xử lý thông tin. Các thư viện biết kế thừa, liên kết các kết quả đã thực hiện trước đó ở các nơi khác với mục đích không chỉ tăng hiệu suất xử lý nghiệp vụ thư viện mà còn nhằm trang bị các tiện ích cho cán bộ thư viện và người dùng có thể tiếp cận tới các nguồn tin thư viện dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả: - Phần mềm kiểm tra trùng lặp của tập tin hoặc sách điện tử đổi sang MD5 - Phần mềm tìm ISBN trong tập tin - Phần mềm lấy ảnh trong tập tin Công nghệ RFID Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng sử dụng sóng vô tuyến. RFID đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như quản lý kho hàng, siêu thị, giao thông, y tế Trong lĩnh vực thư viện, RFID cũng đã được ứng dụng và cho thấy tính hiệu quả của mình, minh chứng là công nghệ này đang được sử dụng tại nhiều thư viện trên thế giới và tại Việt Nam, thông qua việc gắn các thẻ chip vào các cuốn sách, qua đó nhận diện theo dõi quá trình lưu thông của sách. Ngoài ra tốc độ xử lý nhanh, khả năng đọc đồng thời nhiều tài liệu cũng cho phép RFID được áp dụng trên 576 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM các máy mượn trả sách tự động, trả sách 24h hoặc các tủ sách tự động mượn trả có thể đặt bên ngoài thư viện. Một hệ thống RFID ứng dụng trong thư viện thường bao gồm: • Thẻ chip và các đầu đọc RFID; • Cổng an ninh; • Trạm thủ thư RFID; • Thiết bị kiểm kê; • Thiết bị mượn trả tự động (self-check); • Giá trả sách thông minh; • Hệ thống trả sách 24h và phân loại tự động; • Tủ tự động mượn trả/Cabin tự động mượn trả; • Thư viện không thủ thư. Qua khảo sát có tới 70% thư viện đại học sử dụng công nghệ này, tuy nhiên mức độ sử dụng ở các thư viện là khác nhau và hầu hết các thư viện chưa sử dụng được hết các tính năng của công nghệ này. Ứng dụng công nghệ di động Sự phát triển của công nghệ di động (mobile technology) đã tạo ra một xu hướng mới cho hoạt động thư viện, đó là cung cấp các dịch vụ và khả năng truy cập vào các nguồn tài nguyên thông tin theo phương thức không những từ xa mà còn là di động. Nói một cách khác, việc ứng dụng công nghệ di động vào hoạt động thư viện giúp người dùng tin tiếp cận với các dịch vụ thư viện và các nguồn thông tin thông qua một màn hình vào bất kỳ lúc nào và không cần phải ở một vị trí cố định. Truy cập OPAC qua thiết bị di động: OPAC là cổng quan trọng giúp người dùng tin truy cập tới các nguồn lực trong thư viện vì vậy cung cấp giao diện OPAC tương thích với các thiết bị di động là một ứng dụng trọng tâm khi triển khai công nghệ di động vào hoạt động thư viện. Hiện nay có 50% thư viện đại học đang ứng dụng công nghệ này. Truy cập trang Web thư viện qua thiết bị di động: Trang Web thư viện được thiết kế tương thích và thu nhỏ được trên các màn hình của thiết 577 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ... bị di động. Truy cập vào nguồn tài nguyên thông tin qua thiết bị di động: Các bộ sưu tập và các cơ sở dữ liệu của thư viện có thể đọc được toàn văn thông qua giao diện điện thoại di động. Công nghệ số hóa tài liệu Tài liệu số là một phần vô cùng quan trọng của thư viện. Đặc biệt trong xu hướng số hóa/chuyển đổi số ở mọi ngành nghề như hiện nay thì việc số hóa tài liệu để lưu trữ và phục vụ bạn đọc trên diện rộng lại càng có nhiều ý nghĩa. Trong số 16 thư viện được hỏi thì cả 16 thư viện đều có số hóa tài liệu, tuy nhiên mỗi thư viện sử dụng một công nghệ khác nhau để thực hiện việc số hóa này. Việc số hóa các tài liệu trong thư viện hiện nay được thực hiện theo 2 xu hướng: + Số hóa trên máy chuyên dụng: 2/16 thư viện sử dụng + Số hóa trên các file PDF sẵn có của tài liệu 16/16 thư viện Ngoài ra trong nhiều mô hình thư viện hiện đại cho phép việc sử dụng các máy scan tự phục vụ (self-service scanner), tức là thư viện đặt các máy scan tại một số nơi trong thư viện, cho phép bạn đọc tự quét một phần tài liệu theo nhu cầu và gửi về email của mình. Bạn đọc tự thao tác và chịu trách nhiệm về hành vi bản quyền đối với tài liệu đó. 2.2. Ứng dụng KHCN tại Thư viện Tạ Quang Bửu Phần mềm: Từ những năm 1995, Thư viện Tạ Quang Bửu (TQB) đã sử dụng phần mềm trong quản lý thư viện, đến năm 2017 Thư viện TQB đã đưa phần mềm nền tảng dịch vụ thư viện Sierra của hãng Innovative Interfaces vào hoạt động. Đây là phần mềm nền tảng dịch vụ thư viện thế hệ mới – thế hệ tiếp theo của phần mềm quản trị tích hợp thư viện đã được nhiều thư viện trên thế giới và Việt Nam sử dụng. Đây là công cụ hiện đại để xây dựng các dịch vụ thư viện trong tương lai bằng cách kết hợp các chức năng hoàn chỉnh của phần mềm thư viện với công cụ mạnh mẽ của nền tảng dịch vụ mở nhờ sử dụng CSDL PostgreSQL, hàm API. Công nghệ RFID: là một trong những thư viện đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ này, từ năm 2006 và đặc biệt tới năm 2017 Thư viện TQB đã ứng dụng công nghệ này cho nhiều hoạt động như: gắn chip RFID cho toàn bộ sách tại thư viện; tổ chức cho mượn trả tự động không thủ thư; kiểm kê sách; Kiểm soát an ninh thư viện. 578 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Ứng dụng công nghệ di động trong tra cứu: Để tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc trong quá trình tìm kiếm thông tin mọi lúc mọi nơi, Thư viện TQB còn chú trọng việc cải tiến giao diện di động ở cả cổng thông tin và trang OPAC. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ khác: Với việc sử dụng phần mềm Sierra, Thư viện phối hợp với nhà cung cấp để phát triển nhiều công cụ hỗ trợ như: công cụ đếm lượt bạn đọc; công cụ chuyển đổi biên mục giữa phần mềm Sierra sang phần mềm Dspace. Với công cụ chuyển đổi biên mục, dữ liệu đã được biên mục trên Sierra được đổ sang Dspace mà không phải sao chép hay biên mục 2 lần. Số hóa tài liệu và tài liệu điện tử: tận dụng ưu thế là trường công nghệ nên từ năm 2007 khi xây dựng thư viện số thư viện đã có kế hoạch đưa vào dữ liệu là luận án, luận văn với các bản mềm có sẵn từ học viên, thư viện chỉ xây dựng qui trình xử lý và đưa biểu ghi vào thư viện số. Việc làm này giảm tải công sức và có thể sử dụng khi điều kiện kinh phí còn hạn hẹp nhưng lại mang lại hiệu quả sử dụng cao cho bạn đọc. Tham gia OCLC – Kết nối mạng thư viện toàn cầu: Với định hướng thúc đẩy sự kết nối, hợp tác, chia sẻ nguồn tài nguyên học liệu thông qua mạng lưới toàn cầu theo xu hướng ngày càng đa dạng và phong phú hơn về nội dung thông tin, đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu của Trường ĐHBK Hà Nội nói riêng và của toàn xã hội nói chung, năm 2015, Thư viện TQB đã là thư viện đầu tiên tại Việt Nam tham gia mạng lưới OCLC. Hiện thư viện đã có 49.287 biểu ghi thư mục trên WorldCat (CSDL mục lục liên hiệp thư viện toàn cầu). Trên thực tế, trong thời gian qua, việc tham gia vào OCLC đã mang lại nhiều lợi ích cho thư viện TQB nói chung và cán bộ thư viện, 579 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ... bạn đọc của thư viện nói riêng. Tham gia OCLC, thư viện đã quảng bá được thương hiệu và nguồn tài nguyên của mình lên toàn cầu, cán bộ thư viện tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trong quá trình biên mục tài liệu, quan trọng hơn cả, bạn đọc được tiếp cận với nguồn dữ liệu khổng lồ trên toàn thế giới. 2.3. Đánh giá việc ứng dụng KHCN của các thư viện Đại học tại Việt Nam Căn cứ vào thực trạng ứng dụng công nghệ tại Thư viện TQB nói riêng và các thư viện đại học nói chung được nêu ở trên, tác giả có đưa ra đánh giá việc ứng dụng KHCN vào các hoạt động thư viện chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc quản lý, lưu trữ, xử lý, khai thác tài liệu mà đã đến lúc cần thiết ứng dụng KHCN ở mức độ cao hơn là thư viện thông minh thế hệ 4.0 – là thế hệ mà các thư viện lấy người dùng làm trung tâm, xóa bỏ các rào cản, kết nối với nhau cả về không gian vật lý và không gian số tạo nên sự kết nối không giới hạn tới nguồn tri thức của nhân loại, đồng bộ hóa theo thời gian thực các thiết bị công nghệ - dữ liệu – con người. Bên cạnh đó, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thư viện các trường đại học chưa đồng đều, mức độ đầu tư, phát triển giữa các thư viện đang có khoảng cách lớn và các khoảng cách này có xu hướng ngày càng tăng. Tuy là một thành phần quan trọng nhưng bản thân các thiết bị công nghệ và phần mềm cũng chỉ đóng vai trò hỗ trợ và là trợ lý đắc lực trong mọi hoạt động của thư viện. Thành phần quan trọng nhất chính là con người, là tư duy đổi mới, là tinh thần phục vụ hướng tới bạn đọc, hướng tới người dùng. Khi yếu tố con người kết hợp với công nghệ một cách hài hòa và hợp lý thì chắc chắn mọi mô hình thư viện sẽ vận hành hiệu quả và thành công. Sau đây là một số thuận lợi và khó khăn của các thư viện đại học được khảo sát về việc ứng dụng KHCN trong hoạt động thư viện: Thuận lợi - 100% thư viện đại học đã có sử dụng phần mềm quản trị thư viện; thư viện số 580 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM - 100% thư viện được trang bị hệ thống thông tin số trong quản lý và phục vụ người đọc. - Cán bộ có trình độ đại học, đúng chuyên ngành, trong số đó 30% có trình độ thạc sĩ. - Bạn đọc có trình độ và có thói quen sử dụng công nghệ và thiết bị di động. - 1/16 thư viện được khảo sát đã sử dụng công nghệ thư viện thông minh, các thư viện khác cũng có mục tiêu và định hướng sử dụng công nghệ này khi điều kiện kinh phí cho phép. - 3/16 thư viện tham gia OCLC. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, các thư viện đại học cũng tồn tại những khó khăn và rào cản trong việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động của mình: - Kinh phí đầu tư còn hạn chế. - Cán bộ thư viện làm việc còn thụ động và hạn chế về kiến thức và trình độ CNTT, chưa khai thác hết các tính năng của công nghệ đang sử dụng. - Cơ sở vật chất và thiết bị thư viện chưa đồng bộ.  Để khẳng định vai trò của mình trong hoạt động hỗ trợ nghiên cứu học tập, các thư viện phải có kế hoạch và từng bước triển khai ứng dụng KHCN trong hoạt động thư viện góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường. III. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1. Kiến nghị Đối với các thư viện - Có kế hoạch ứng dụng KHCN trong hoạt động thư viện. - Nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ thư viện về quản lý và sử dụng công nghệ. 581 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ... - Chủ động đổi mới các phương thức phục vụ, tiếp cận công nghệ mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của thư viện. - Tăng cường truyền thông, quảng bá các sản phẩm - dịch vụ thư viện đến bạn đọc. - Phát triển và đa dạng hóa nguồn lực thông tin bằng xã hội hóa và tìm kiếm các tài nguyên học liệu mở, đồng thời nâng cao khả năng chia sẻ tài nguyên thông tin với các thư viện khác. - Chuyển đổi cấu trúc không gian thư viện hợp lý, thuận tiện cho bạn đọc, tạo điều kiện cho bạn đọc phát triển tính sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp. Kiến nghị với cơ quan quản lý - Nâng cao nhận thức về vai trò của thư viện đại học. - Tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ. - Tăng cường vai trò quản lý nhà nước. 3.2. Giải pháp Từ thực tế việc ứng dụng KHCN của các thư viện đại học đã được phân tích ở trên, tác giả nhận thấy ở thư viện đại học có nhiều thuận lợi cho việc ứng dụng các công nghệ mới cho hoạt động thư viện. Một số xu hướng công nghệ mới được ứng dụng trong thư viện hiện nay phải kể đến: - Dữ liệu lớn (Big Data); - Trí tuệ nhân tạo (AI); - Công nghệ blockchain; - Công nghệ IoT (Internet of Things); - Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR). Để có thể từng bước ứng dụng được các công nghệ trên vào thư viện, tác giả đề xuất một số giải pháp sau: 582 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Thứ nhất, xây dựng mô hình giải pháp thư viện thông minh cho các thư viện. Trên thực tế, mô hình này đang được thư viện Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh triển khai áp dụng. Thư viện thông minh (Smart Library) là một hình thái thư viện mới được xây dựng dựa trên 4 yếu tố chính bao gồm: • Không gian học tập thông minh • Quản trị thông minh • Dịch vụ thông minh • Người dùng thông minh Thông qua cách sử dụng các thiết bị cảm ứng, điều khiển từ xa, phần mềm, ứng dụng thông minh. Một số thành tựu công nghệ ứng dụng trong thư viện thông minh phải kể đến: Phần mềm quản trị hệ thống thư viện với các chức năng kết nối tới các thư viện hiện đại, quản lý tin tức sự kiện, quản lý đặt phòng học nhóm, sự kiện và hỗ trợ trực tuyến người dùng; Phần mềm quản trị tòa nhà thư viện giúp thư viện quản lý không gian vật lý của thư viện cũng như vận hành các cảm biến và thiết bị thông minh như công tắc, điều khiển Thư viện thông minh là một sự đổi mới về tư duy, công nghệ cũng như quy trình hoạt động trong lĩnh vực thư viện. Trong đó, phải nhấn mạnh đến việc thay đổi phương thức hoạt động cũng như bộ mặt của thư viện. Nếu như trước đó, các dịch vụ thư viện phục vụ cho bạn đọc thông thường phải thông qua cầu nối trung gian là cán bộ thư viện, thì với hệ thống thư viện thông minh, người dùng có thể tự làm chủ và tự phục vụ các nhu cầu của mình, vừa giảm thiểu các quy trình thủ tục của thư viện, mặt khác tiết kiệm thời gian cho cả cán bộ thư viện cũng như người dùng. Cùng với đó, dựa trên cách thức hoạt động của thư viện mà cách nhìn nhận của người dùng đối với thư viện cũng thay đổi, trước kia nếu thư viện được coi là nơi trông giữ sách và chỉ đáp ứng tài liệu cho bạn đọc khi họ có nhu cầu, thì ngày nay tất cả các nguồn tài nguyên, dịch vụ của thư viện luôn trong trạng thái mở, sẵn sàng cho bạn đọc sử dụng bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu. 583 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ... Thứ hai, tham gia mạng lưới mục lục liên hợp thư viện toàn cầu OCLC. Việc tham gia OCLC mang lại nhiều lợi ích cho thư viện nói chung, cán bộ thư viện và bạn đọc thư viện nói riêng. Cụ thể: Lợi ích đối với thư viện - Nâng cao sự hiện diện của thư viện lên toàn cầu. - Kết nối mạng lưới các thư viện trên thế giới, tham gia OCLC giúp thư viện phát triển đúng xu thế bằng cách liên kết hoạt động để trao đổi kinh nghiệm, tập huấn nghiệp vụ về xu thế phát triển của ngành thông qua các hiệp hội. - Thuận tiện cho việc giới thiệu nguồn tài liệu của thư viện tới người dùng tin trên khắp thế giới qua việc chia sẻ biểu ghi thư mục. - Chuẩn hóa quy trình biên mục: biểu ghi thư mục của thư viện luôn tuân theo các quy tắc quốc tế về biên mục, phân loại, định chủ đề, và luôn chuẩn hóa với toàn bộ thư viện trong hệ thống của OCLC. Lợi ích đối với cán bộ thư viện - Đối với cán bộ bổ sung: Giúp cán bộ bổ sung đánh giá và quyết định đúng trong việc lựa chọn phân vân có nên mua hay không những tài liệu mà mình đã dự trù nhưng có một số thư viện đã từng bổ sung. - Đối với công tác biên mục: Tiết kiệm thời gian, công sức cho công tác biên mục; Cán bộ biên mục có thể hiệu chỉnh các biểu ghi sai; Là tài liệu tham khảo cho cán bộ biên mục trong quá trình xử lý nghiệp vụ. - Đối với cán bộ phục vụ: Cung cấp cho người dùng tin một công cụ tìm kiếm mạnh mẽ. - Các cán bộ thư viện của thành viên OCLC thể nhận được các khóa học bổng Jay Jordan của OCLC. Lợi ích cho bạn đọc - Cho phép người dùng xem các nguồn thông tin bổ sung, tra cứu trong các thư viện thành viên của WorldCat. - OCLC cung cấp dịch vụ mượn liên thư viên, cung cấp thông tin thư mục, bản tóm tắt, toàn văn cho bạn đọc. 584 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM - Bạn đọc được tiếp cận, khai thác với nguồn tài liệu khổng lồ, thuộc nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. - Bạn đọc có cơ hội biết đến những tác phẩm quý, hiếm trên thế giới; nguồn tài liệu đa dạng..., có sẵn trên trang Web của tổ chức. - Cho phép người dùng biết được danh sách các thư viện, tổ chức tham gia WorldCat đang sở hữu, lưu trữ tài liệu