Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Tóm tắt: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước là hoạt động của cán bộ quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục phòng chống đuối nước trong nhà trường. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước chính là những công việc của nhà trường mà người cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức, triển khai công tác giáo dục phòng chống đuối nước. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước trong nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình giáo dục và dạy phòng chống đuối nước cho học sinh.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
82 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY Phạm Xuân Hoàng Trường Trung học cơ sở Kiên Thành Tóm tắt: Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước là hoạt động của cán bộ quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục phòng chống đuối nước trong nhà trường. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước chính là những công việc của nhà trường mà người cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức, triển khai công tác giáo dục phòng chống đuối nước. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước trong nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình giáo dục và dạy phòng chống đuối nước cho học sinh. Từ khóa: Quản lý, hoạt động, phòng chống đuối nước, giáo dục phổ thông, trường trung học. Nhận bài ngày 12.6.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 21.7.2020 Liên hệ tác giả: Phạm Xuân Hoàng; Email: phamxuanhoangbg@gmail.com 1. MỞ ĐẦU Nhằm hạn chế thiệt hại do tai nạn đuối nước gây ra đối với mọi người nói chung và trẻ em nói riêng, hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước ở huyện Lục Ngạn cũng đã có những chuyển biến tích cực. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức tự bảo vệ mình cho trẻ em trước các nguy cơ đuối nước cũng đã được triển khai. Tuy nhiên, các hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước (GDPCĐN) vẫn cần được xem xét để có những biện pháp phù hợp nhất để góp phần vào giáo dục toàn diện cho học sinh (HS) trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Lục Ngạn là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam, phía Đông giáp huyện Sơn Động của tỉnh Bắc Giang. Trung tâm của huyện là thị trấn Chũ, nằm cách trung tâm thành phố Bắc Giang 40 km về phía Đông. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 101.223,72 ha với 1 thị trấn và 28 xã. Dân số toàn huyện TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 42/2020 83 khoảng 226.540 người, với 8 dân tộc và các nhóm tộc người như: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa, Dao, Cao Lan cùng sống xen kẽ nhau. Về giáo dục THCS, toàn huyện hiện có 31 trường (3 trường hạng 1, 19 trường hạng 2 và 9 trường hạng 3), 100% các trường THCS đều được công nhận trường học đạt chuẩn Quốc gia, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%, tổng số cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV), nhân viên là 1036 người. 2. NỘI DUNG 2.1. Nội dung 2.1.1. Thực trạng quản lý hoạt động phòng chống đuối nước ở các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Khảo sát 62 CBQL,Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên ở 3 trường THCS huyện Lục Ngạn về thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng cho kết quả sau: Về công tác lập kế hoạch TT Nội dung SL KS Mức đánh giá của CBQLGV Rất cao % Cao % TB % Thấp % 1 Lập kế hoạch GDPCĐN trong kế hoạch tổng thể công tác GD toàn diện cho HS 62 0 0 8,1 91,9 2 Lập kế hoạch GDPCĐN riêng biệt trên cơ sở nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức tổ chức GDKNS cho HS 62 0 0 4,8 95,2 3 Thu hút sự tham gia của các chủ thể QL và các lực lượng giáo dục vào lập kế hoạch 62 0 0 16,1 83,9 4 Lập kế hoạch có dự kiến được mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, phương thức và giải pháp 62 0 0 16,1 83,9 5 KH GDPCĐN được phổ biến và công khai ở trường 62 0 0 50 50 6 KH GDPCĐN có các chuẩn đánh giá rõ ràng 62 0 0 16,1 83,9 Nội dung được CBQL, GV đánh giá cao nhất là “Kế hoạch GDPCĐN được phổ biến và công khai trong trường” cũng chỉ ở mức thấp (50% đánh giá ở mức TB). Các nội dung được đánh giá thấp nhất là “Lập kế hoạch GDPCĐN trong kế hoạch tổng thể công tác giáo dục toàn diện cho HS” (8,1% đánh giá ở mức TB) và “Lập kế hoạch GDPCĐN riêng biệt trên cơ sở nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức tổ chức GDPCĐN cho HS” (4,8% đánh giá ở mức TB). Các nội dung khác cũng chỉ được đánh giá ở mức TB với tỷ lệ thấp (16,1% với các nội dung còn lại). Về tổ chức bộ máy hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước TT Nội dung SL KS Mức độ đánh giá của CBQL và GV Rất cao Cao TB Thấp SL % SL % SL % SL % 1 Thành lập ban chỉ đạo 62 0 0 0 0 4 6,5 58 93,5 84 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 2 Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng thành viên 62 0 0 0 0 3 4,8 59 95,2 3 Xây dựng các quy chế, nội quy, quy định, tiêu chuẩn, chế độ có liên quan đến công tác GDPCĐN 62 0 0 0 0 0 0 62 100 4 Phân bổ kinh phí và các điều kiện vật chất cho việc thực hiện kế hoạch 62 0 0 0 0 0 0 62 100 5 Tổ chức các hoạt động GDPCĐN phong phú và đa dạng 62 0 0 0 0 2 3,2 60 96,8 Việc thành lập ban chỉ đạo GDPCĐN còn ở mức rất thấp (Đánh giá ở mức TB chỉ là 6,5%, còn đánh giá ở mức thấp là 93,5%). Việc phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng thành viên trong việc quản lý hoạt động GDPCĐN cho HS chưa đáp ứng được yêu cầu (Đánh giá ở mức TB chỉ là 4,8%, còn đánh giá ở mức thấp là 95,2%). Việc xây dựng các quy chế, nội quy, quy định, tiêu chuẩn, chế độ có liên quan đến công tác GDPCĐN còn rất nhiều hạn chế (Đánh giá ở mức thấp là 100%). Việc Phân bổ kinh phí và các điều kiện vật chất cho việc thực hiện KH trong việc quản lý hoạt động GDPCĐN cho HS chưa đáp ứng được yêu cầu (Đánh giá ở mức thấp là 100%). Việc Tổ chức các hoạt động GDPCĐN phong phú và đa dạng còn rất nhiều hạn chế (Đánh giá ở mức TB chỉ là 3,2%, còn đánh giá ở mức thấp là 96,8%). Về chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức TT Nội dung Mức đạt được theo CBQL,GV SL KS Rất cao Cao TB Thấp SL % SL % SL % SL % 1 Chỉ đạo các chủ thể giáo dục nắm vững 04 KNPCĐN cần giáo dục cho HS 62 0 0 0 0 0 0 62 100 2 Chỉ đạo thực hiện GDPCĐN thông qua môn học chính khóa 62 0 0 0 0 7 11,3 55 88,7 3 Chỉ đạo thực hiện GDPCĐN thông qua môn học ngoại khóa, các hoạt động xã hội 62 0 0 0 0 20 32,3 42 67,7 4 Chỉ đạo thực hiện GDPCĐN thông qua sinh hoạt CLB 62 0 0 0 0 15 24,2 47 75,8 5 Chỉ đạo thực hiện GDPCĐN thông qua các hoạt động tự rèn luyện, tự giáo dục của HS 62 0 0 0 0 9 14,5 53 85,5 TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 42/2020 85 Trong số các nội dung khảo sát, nội dung “Chỉ đạo thực hiện GDPCĐN thông qua các môn học ngoại khóa, các hoạt động xã hội” và “Chỉ đạo thực hiện GDPCĐN thông qua sinh hoạt CLB của trường” có tỷ lệ cao nhất, điều này cũng cho thấy đây là 2 hình thức được thực hiện nhiều nhất trong GDPCĐN cho cho HS ở trường trung học cơ sở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Những nội dung chỉ đạo còn lại có tỷ lệ thấp, số liệu đó cũng phản ánh lãnh đạo các trường THCS chưa thực sự quan tâm chỉ đạo đến các nội dung khác. Trong đó, nội dung “Chỉ đạo các chủ thể giáo dục nắm vững 04 KNPCĐN cần giáo dục cho HS” có tỷ lệ thấp nhất. Thực tế cũng cho thấy, không ít CBQL, GV các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang không nắm được 04 KNPCĐN cần được giáo dục mà chúng tôi đưa ra. Về kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước TT Nội dung SL KS Mức độ đánh giá của CBQL và GV Rất cao Cao TB Thấp SL % SL % SL % SL % 1 Nắm mục đích của kiểm tra, đánh giá hoạt động GD PCĐN cho HS 62 0 0 0 0 10 16,1 52 83,9 2 Xác định được hình thức kiểm tra 62 0 0 0 0 8 12,9 54 87,1 3 Xây dựng được tiêu chí đánh giá 62 0 0 0 0 6 9,7 56 90,3 4 Chuẩn bị lực lượng kiểm tra, đánh giá hoạt động GD PCĐN cho HS 62 0 0 0 0 8 12,9 54 87,1 5 Chuẩn bị KH kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPCĐN cho HS 62 0 0 0 0 3 4,8 59 95,2 6 Đánh giá, rút kinh nghiệm, thực hiện các điều chỉnh kịp thời sau đánh giá 62 0 0 0 0 3 4,8 59 95,2 Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPCĐN cho HS cần được các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang quan tâm thực hiện nhằm đảm bảo sự công bằng, chính xác, thường xuyên và liên tục hơn. Có như vậy mới phát huy được vai trò của người quản lý, từ đó nâng cao hiệu quả công tác GDPCĐN cho HS trong các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 2.3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước Trên cơ sở các đảm bảo các nguyên tắc: Tính cần thiết, tính khả thi, tính khoa học, tính đồng bộ, tính kế thừa và phát triển, tính thực tiễn; tác giả đề xuất 4 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước. (1) Đổi mới việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước cho học sinh ở trường trung học cơ sở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. (2) Đổi mới công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục phòng chống 86 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI đuối nước cho học sinh ở trường trung học cơ sở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. (3) Đổi mới công tác tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước cho học sinh ở trường trung học cơ sở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. (4) Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước. Mục tiêu của biện pháp nhằm Đổi mới công tác tổ chức quản lý giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước cho học sinh là hoạt động đổi mới các công việc: Thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng thành viên, xây dựng các quy chế, nội quy, quy định, tiêu chuẩn, chế độ có liên quan đến công tác GDPCĐN, phân bổ kinh phí và các điều kiện vật chất cho việc thực hiện kế hoạch, tổ chức các hoạt động GDPCĐN phong phú và đa dạng nhằm mục đích thực hóa những ý tưởng đã được nêu trong kế hoạch để nâng cao hiệu quả công tác GDPCĐN và các KNPCĐN cho HS các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh đổi mới hiện nay. Nội dung của biện pháp nhằm thành lập ban chỉ đạo. Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng thành viên. Xây dựng các quy chế, nội quy, quy định, tiêu chuẩn, chế độ có liên quan đến công tác GDPCĐN. Phân bổ kinh phí và các điều kiện vật chất cho việc thực hiện KH. Tổ chức các hoạt động GDPCĐN phong phú và đa dạng. Cách thức thực hiện. BGH các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tiến hành rà soát lại bộ máy quản lý GDPCĐN cho HS, đánh giá các mặt mạnh, mặt hạn chế của bộ máy này so với yêu cầu thực tiễn, đặc thù các nhà trường để tăng cường bộ máy quản lý GDPCĐN bằng cách: Thành lập ban chỉ đạo. Kiện toàn bộ máy có đủ về số lượng, cơ cấu. Về cơ cấu phải có đủ các thành phần, các chủ thể tham gia GDPCĐN. Về số lượng phải đảm bảo đủ thành phần cơ cấu như đã xác định. Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng thành viên. Xây dựng được chức năng, nhiệm vụ chung cho bộ máy cũng như từng bộ phận trong bộ máy. BGH các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tham gia trong bộ máy, phải chỉ đạo việc lập kế hoạch, tiến hành phân công công việc cụ thể cho các đối tượng có liên quan trong bộ máy, đảm bảo đúng người đúng việc, đúng chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên, bộ phận trong bộ máy. Xây dựng các quy chế, nội quy, quy định, tiêu chuẩn, chế độ có liên quan đến công tác GDPCĐN. Sau khi nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn về GDPCĐN, ban chỉ đạo GDPCĐN cần tổ chức họp để xây dựng các quy chế, nội quy, quy định, tiêu chuẩn, chế độ có liên quan đến công tác GDPCĐN sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương. Sau khi xây dựng xong, ban chỉ đạo cần phải tham khảo thêm ý kiến chuyên gia hoàn thiện các quy chế, nội quy, Tiếp đến, ban chỉ đạo GDPCĐN cần trình những quy chế, nội quy, quy định, tiêu chuẩn, chế độ có liên quan đến công tác GDPCĐN lên cấp trên để phê duyệt. Trong qua trình thực hiện, có thể bổ sung những nội dung mới phù hợp với tình hình thực tế và những nội dung không còn phù hợp nữa có thể điều chỉnh hoặc loại bỏ. Phân bổ kinh phí và các điều kiện vật chất cho việc thực hiện KH. Trên cở sở các văn bản hướng dẫn về việc kinh phí chi cho các HĐ GDKNS, BGH các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí sao cho phù hợp với thực tế, khả thi, để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. BGH các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang có kế hoạch cụ thể để đầu tư TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 42/2020 87 trang bị cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ tốt hoạt động giáo dục, giảng dạy, sinh hoạt học tập, vui chơi giải trí từ nguồn ngân sách nhà nước, tuy nhiên BGH các nhà trường cũng cần có chiến lược huy động thêm các nguồn lực xã hội, sự hỗ trợ của địa phương, các doanh nghiệp trong việc đổi mới, đầu tư cơ sở vật chất một cách có hiệu quả theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tổ chức các hoạt động GDPCĐN phong phú và đa dạng. KNPCĐN được hình thành thông qua quá trình học tập và rèn luyện trong gia đình, nhà trường và môi trường nước. Việc GDPCĐN là việc cần được tiến hành thường xuyên, liên tục phù hợp với đặc điểm của HS, hoàn cảnh, hoạt động cụ thể của từng loại đối tượng, như: BCĐ PCĐN thường xuyên tổ chức các chuyên đề ngoại khóa về kỹ năng PCĐN, sinh hoạt tập thể, hoạt động dã ngoại. BCĐ PCĐN tổ chức một số hoạt động như, diễn đàn về KNPCĐN; các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức rèn luyện về KNPCĐN cho HS; các buổi nói chuyện chuyên đề của các chuyên gia về KNS và tư vấn trực tiếp. BCĐ PCĐN tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để tiến hành GDPCĐN cho HS. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, các trò chơi dân gian, các cuộc thi để nâng cao hiệu quả GDPCĐN cho HS. BGH nhà trường tổ chức xây dựng PPCT các môn học chính khóa có nội dung lồng ghép GDPCĐN sao cho phù hợp với thực tế địa phương, với những môn học phù hợp như: GDCD, Địa lý, Lịch sử,... theo sở trường và năng lực của GV. Điều kiện thực hiện biện pháp. Các chủ thể tham gia trong bộ máy quản lý GDPCĐN cho HS phải nhiệt tình, tâm huyết, hết lòng vì công tác GDPCĐN cho HS. BGH các trường THCS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tham gia trong bộ máy phải nắm vững đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng, của các chủ thể trong và ngoài trường tham gia GDPCĐN để khai thác được các tiềm năng, xây dựng cơ chế phối hợp phù hợp, phát huy hiệu quả trong việc GDPCĐN cho HS. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các lực lượng giáo dục chủ động và phát huy khả năng sáng tạo một cách tích cực như: Thống nhất nội dung, trang bị tài liệu liên quan, trang thiết bị, kinh phí, 3. KẾT LUẬN Các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống đuối nước của Hiệu trưởng đề xuất ở trên có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy nhau trong thực hiện. Qua khảo sát cho thấy các biện pháp được khẳng định là cần thiết và khả thi để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phòng chống đuối nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thông, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Thông tư số 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28/3/2011, tr6-tr7. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông, Thông tư số 88 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26/12/2018, Chương trình tổng thể, tr3-tr5. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư “Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa”, số 04/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành ngày 28 tháng 02 năm 2014, Hà Nôi. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), "Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, tr 2. 6. Đặng Bá Lãm (2005); Quản lý nhà nước về giáo dục - Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đặng Thành Hưng (2010), Bản chất của quản lí giáo dục, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 60 tháng 9, tr 6-9, 2010, Hà Nội. 8. Đặng Thành Hưng (2010), Đặc điểm quản lí giáo dục và quản lí trường học trong bối cảnh hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, Tạp chí Quản lí giáo dục, số 17 tháng 10/2010, Hà Nội. REALITY AND SOLUTIONS FOR MANAGING DROWNING PREVENTION ACTIVITIES FOR STUDENTS IN HIGH SCHOOLS IN LUC NGAN DISTRICT, BAC GIANG PROVINCE BASED ON INNOVATION-ORIENTED EDUCATION Abstract: Managing the educational activities of preventing drowning which aims to organize the activities of teachers, students and other educational workforces is implemented by the managers. It helps to maximize social resources to improve the quality of drowning prevention education in schools. Schools are responsible for managing the educational activities of drowning prevention. Accordingly, the managers of educational institutions are in charge of organizing and implementing these drowning prevention tasks. They are conscious, planned and targeted activities carried by the managers who bring impact on drowning prevention activities in schools to present functions and tasks focusing on teaching drowning prevention for students. Key words: Management, operations, drowning prevention, general education, high school.
Tài liệu liên quan