Thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định

1. Mở đầu Giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH) được coi là hai nhiệm vụ chủ yếu của giảng viên (GV) đại học và cao đẳng sư phạm. Điều đó được thể hiện rõ trong Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 của Bộ GD-ĐT quy định về chế độ làm việc của GV. Ở góc độ xã hội, nếu các GV công bố được những công trình nghiên cứu có ý nghĩa sẽ nâng cao vị thế và uy tín của chính bản thân mình, đồng thời khẳng định vị thế và uy tín của trường với xã hội. Vì thế, một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp hạng các trường đó chính là hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ của GV. Đối với công tác giảng dạy, qua NCKH, GV sẽ hiểu sâu hơn và cập nhật những nội dung mới về chuyên môn, đồng thời có điều kiện mở rộng, hiểu biết nhiều hơn từ những kiến thức từ các chuyên ngành khác. Từ quá trình nghiên cứu đến việc viết và trình bày kết quả nghiên cứu tại hội nghị, hội thảo và gửi các tạp chí khoa học, GV sẽ phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học của GV, kĩ năng trình thuyết trình, phản biện, Việc tham gia các sinh hoạt học thuật có thể giúp GV hình thành mạng lưới cộng tác, hỗ trợ trong nghiên cứu. Như vậy, có thể khẳng định, NCKH vừa là nhiệm vụ nhưng cũng là nhu cầu tự thân của GV. Mặc dù các GV đều nhận thức được ý nghĩa của NCKH và nhiệm vụ này đã được thể chế hóa trong các văn bản quy định về nhiệm vụ của GV, nhưng thực tế số lượng GV nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu của mình ở Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định chưa nhiều và không đồng đều, chất lượng công trình được công bố chưa cao. Trong khi đó, về trình độ chuyên môn của đội ngũ GV nhà trường đảm bảo yêu cầu về giảng dạy và NCKH. Với mục đích nâng cao hiệu quả NCKH và tăng số lượng công trình nghiên cứu được công bố của đội ngũ GV nhà trường, từ tháng 4/2019 đến nay chúng tôi đã triển khai nghiên cứu thực trạng, phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế để xây dựng hệ thống biện pháp khắc phục hạn chế.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 226-230 ISSN: 2354-0753 226 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH Lê Văn Thắng Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Email: levanthangnd@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 28/3/2020 Accepted: 14/5/2020 Published: 25/5/2020 Doing research is one of the tasks of lecturers at universities and colleges, including Nam Dinh College of Education. The college's self-assessment report for the period of 2013-2017 reflects some limitations in scientific research, such as: the number of lecturers participating in scientific research is not much and only focuses on several people; funding is limited; the practical values of a number of research topics are not high. What are the real reasons for these shortcomings? The survey results show the influence of different factors on the effectiveness of scientific research, the degree of difficulty of some tasks in the educational scientific research process as well as suggestions on research direction for lecturers. Keywords scientific research, pedagogical lecturers, Nam Dinh College of Education. 1. Mở đầu Giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH) được coi là hai nhiệm vụ chủ yếu của giảng viên (GV) đại học và cao đẳng sư phạm. Điều đó được thể hiện rõ trong Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 của Bộ GD-ĐT quy định về chế độ làm việc của GV. Ở góc độ xã hội, nếu các GV công bố được những công trình nghiên cứu có ý nghĩa sẽ nâng cao vị thế và uy tín của chính bản thân mình, đồng thời khẳng định vị thế và uy tín của trường với xã hội. Vì thế, một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp hạng các trường đó chính là hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ của GV. Đối với công tác giảng dạy, qua NCKH, GV sẽ hiểu sâu hơn và cập nhật những nội dung mới về chuyên môn, đồng thời có điều kiện mở rộng, hiểu biết nhiều hơn từ những kiến thức từ các chuyên ngành khác. Từ quá trình nghiên cứu đến việc viết và trình bày kết quả nghiên cứu tại hội nghị, hội thảo và gửi các tạp chí khoa học, GV sẽ phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, trau dồi tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học của GV, kĩ năng trình thuyết trình, phản biện, Việc tham gia các sinh hoạt học thuật có thể giúp GV hình thành mạng lưới cộng tác, hỗ trợ trong nghiên cứu. Như vậy, có thể khẳng định, NCKH vừa là nhiệm vụ nhưng cũng là nhu cầu tự thân của GV. Mặc dù các GV đều nhận thức được ý nghĩa của NCKH và nhiệm vụ này đã được thể chế hóa trong các văn bản quy định về nhiệm vụ của GV, nhưng thực tế số lượng GV nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu của mình ở Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định chưa nhiều và không đồng đều, chất lượng công trình được công bố chưa cao. Trong khi đó, về trình độ chuyên môn của đội ngũ GV nhà trường đảm bảo yêu cầu về giảng dạy và NCKH. Với mục đích nâng cao hiệu quả NCKH và tăng số lượng công trình nghiên cứu được công bố của đội ngũ GV nhà trường, từ tháng 4/2019 đến nay chúng tôi đã triển khai nghiên cứu thực trạng, phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế để xây dựng hệ thống biện pháp khắc phục hạn chế. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Thu thập và phân tích dữ liệu thu thập từ các công trình nghiên cứu, báo cáo tự đánh giá của trường giai đoạn 2013-2017, số liệu thống kê hàng năm của Phòng Khoa học - Công nghệ của Trường và các nguồn thông tin tư liệu khác. Các dữ liệu này được hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng để ý kiến của GV trong trường về hoạt động NCKH. Tổng số người trả lời là 72 GV (chiếm 75% tổng số GV tại thời điểm hiện tại) thuộc tất cả các đơn vị, bao gồm GV ở các đơn vị chuyên môn và kiêm nhiệm giảng dạy ở các phòng chức năng, các lãnh đạo đơn vị. Phiếu lấy ý kiến được thiết kế trên nền tảng Google Form để thuận tiện cho việc trả lời và tổng hợp ý kiến. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 226-230 ISSN: 2354-0753 227 2.2. Quy định về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên Theo Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, GV có nhiệm vụ “Tổ chức và tham gia các hoạt động NCKH; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia triển khai các hoạt động chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất”. Nhiệm vụ NCKH của GV còn được quy định rõ trong Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 của Bộ GD-ĐT về chế độ làm việc đối với GV như sau: “1. GV phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học để làm nhiệm vụ NCKH; 2. Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ NCKH cho GV phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, định hướng phát triển hoạt động khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với năng lực chuyên môn của GV. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giao cụ thể nhiệm vụ NCKH cho GV của đơn vị; 3. Mỗi năm, GV phải hoàn thành nhiệm vụ NCKH được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm. Kết quả NCKH của GV được đánh giá thông qua các sản phẩm NCKH cụ thể, tối thiểu là một đề tài NCKH cấp cơ sở hoặc tương đương được nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên hoặc một bài báo được công bố trên tạp chí khoa học có phản biện hoặc một báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học chuyên ngành”. Từ những quy định trên, nhà trường đã xây dựng Quy chế làm việc của GV Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định từ năm 2015, đến tháng 11/2019 đã ban hành Quy định hoạt động khoa học và công nghệ trong Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định. Việc ban hành quy định hoạt động khoa học công nghệ nhằm quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của GV nhà trường trong lĩnh vực này. Ngoài ra, một số nội dung chi tiết liên quan đến việc thanh toán chế độ cho các hoạt động khoa học cũng được cụ thể hóa trong quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. 2.3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định những năm gần đây Nhìn chung, đội ngũ GV Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định đến thời điểm hiện tại vẫn tương đối trẻ, do có sự hẫng hụt về độ tuổi, thời gian dài không tuyển dụng bổ sung. Bên cạnh đó, do nhiều năm diễn ra sự thuyên chuyển các GV có trình độ chuyên môn cao (tiến sĩ hoặc đang làm nghiên cứu sinh) đến các trường đại học, dẫn đến phần lớn GV hiện nay có trình độ thạc sĩ. - Về chuyên môn: phần lớn GV có trình độ thạc sĩ. Cụ thể: Tiến sĩ: 3; Thạc sĩ: 86 (05 nghiên cứu sinh); Đại học: 7 (03 đang học cao học, 04 trường hợp sắp nghỉ chế độ hoặc đảm nhiệm công việc hành chính, quản trị). - Về độ tuổi: dưới 30 tuổi: 04; 30-39 tuổi: 59; 40-49: 29; 50-60 tuổi: 04. Như vậy, đội ngũ GV của nhà trường có độ tuổi trung bình trẻ, có trình độ chuyên môn tương đối vững. Kết quả nghiên cứu của đội ngũ GV nhà trường thống kê từ năm 2013 đến nay như sau: Bảng 1. Thống kê sản phẩm NCKH của GV Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Chu kì tự đánh giá 2013-2017 Năm 2018 Năm 2019 Sách, giáo trình 0 0 3 Đề tài cấp bộ/tỉnh 1 1 0 Đề tài cấp trường 9 0 1 Đề tài cấp đơn vị 53 7 0 Sáng kiến kinh nghiệm 2 1 0 Bài báo đăng tạp chí quốc tế 1 0 0 Bài báo đăng tạp chí trong nước có chỉ số 18 72 23 Báo cáo đăng kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế 0 2 12 Báo cáo đăng kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia 6 24 4 Báo cáo đăng kỉ yếu hội thảo khoa học cấp trường, liên trường 112 7 6 Nếu tính số lượng công trình được công bố (các bài báo và báo cáo khoa học từ cấp trường trở lên - không kể các báo cáo tại các hội thảo cấp đơn vị tổ chức) từ năm 2013 đến nay trên số GV (tính trung bình khoảng 100 người) thì tỉ lệ là 2,87 bài báo trong được công bố trong 7 năm từ 2013 đến nay. Đây là một tỉ lệ rất thấp, và trên thực tế phân bổ không đồng đều, có một số GV thậm chí chưa công bố một bài báo khoa học nào. Khi lấy ý kiến đánh giá về thực trạng NCKH của GV trong trường, chúng tôi hỏi “Thầy/cô đánh giá chung về công tác NCKH của đội ngũ GV nhà trường như thế nào?” Ý kiến đánh giá, trả lời được thiết kế theo thang Likert với 5 mức: Rất thấp/rất ít; Thấp; Trung bình; Cao; Rất cao/ rất tốt. Kết quả thu được như sau: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 226-230 ISSN: 2354-0753 228 Bảng 2. Ý kiến về thực trạng NCKH của GV Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Thực trạng Rất thấp/ rất ít Thấp Trung bình Cao Rất cao/ rất tốt Năng lực nghiên cứu của đội ngũ GV nhà trường 0 2 29 36 5 Hứng thú đối với công tác NCKH 1 7 47 17 0 Mức độ đầu tư thời gian, công sức cho NCKH 0 21 42 9 0 Số lượng các công trình NCKH được công bố 0 17 44 11 0 Chất lượng các công trình NCKH được công bố 0 4 40 28 0 Theo đánh giá của chính GV nhà trường, đội ngũ GV nhà trường có năng lực NCKH cao, nhưng do đầu tư thời gian, công sức cho NCKH chưa nhiều nên số lượng công trình được công bố ở mức trung bình thấp. Tuy nhiên, các công trình được công bố có chất lượng trung bình và cao. 2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Nhằm xác định nguyên nhân hạn chế GV nhà trường tham gia NCKH, chúng tôi đặt câu hỏi “Thầy cô cho ý kiến về các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả NCKH của GV nhà trường?” Câu trả lời được đưa ra theo 5 mức độ khác nhau: Không ảnh hưởng; Ít ảnh hưởng; Ảnh hưởng trung bình; Ảnh hưởng lớn; Ảnh hưởng rất lớn. Người trả lời lựa chọn một trong năm phương án trên đối với từng yếu tố ảnh hưởng. Bảng 3. Ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả NCKH của GV Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định TT Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả NCKH của GV Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng trung bình Ảnh hưởng lớn Ảnh hưởng rất lớn 1 Đặc điểm giới tính 26 30 12 4 0 2 Môi trường khoa học và công nghệ của địa phương và nhà trường 0 3 21 44 4 3 Nguồn kinh phí phục vụ nghiên cứu 0 1 17 47 7 4 Sự quản lí, điều hành hoạt động NCKH trong trường 0 8 54 10 0 5 Cơ chế, chính sách động viên người nghiên cứu 0 0 4 48 20 6 Khối lượng công việc giảng dạy nhiều 3 6 29 17 17 7 Nhận thức về tầm quan trọng của NCKH 0 1 16 28 27 8 Tâm lí ngại không biết bắt đầu từ đâu 4 8 24 30 6 9 Khả năng quản lí thời gian của bản thân GV 3 4 31 29 5 10 Tài liệu, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu 0 1 29 35 7 11 Năng lực chuyên môn của người nghiên cứu 0 0 9 37 26 12 Kinh nghiệm, kĩ năng NCKH và công bố khoa học 0 0 13 42 17 13 Trình độ tin học, ngoại ngữ 1 7 21 35 8 14 Thâm niên công tác 4 24 26 18 0 Phần lớn ý kiến trả lời cho rằng đặc điểm giới tính ít có ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu của GV Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định. Thực tế với tỉ lệ GV nhà trường như hiện tại (65 nữ: 31 nam ~ 67,7%: 32,3%) thì số lượng công trình được công bố bởi các GV nữ vẫn chiếm ưu thế hơn nhiều so với GV nam. Thâm niên công tác được coi là có ảnh hưởng thấp đến hiệu quả NCKH của GV nhà trường. Yếu tố có ảnh hưởng trung bình đến hiệu quả nghiên cứu là “Sự quản lí, điều hành hoạt động NCKH trong trường” và “Khả năng quản lí thời gian của bản thân GV”. Các yếu tố được cho là ảnh hưởng lớn và rất lớn đến hiệu quả nghiên cứu của GV bao gồm: Môi trường khoa học và công nghệ của địa phương và nhà trường; Nguồn kinh phí phục vụ nghiên cứu; Cơ chế, chính sách động viên người nghiên cứu; Khối lượng công việc giảng dạy nhiều; Nhận thức về tầm quan trọng của NCKH; Tâm lí “ngại” không biết bắt đầu từ đâu; Tài liệu, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu; Năng lực chuyên môn của người nghiên cứu; Kinh nghiệm, kĩ năng NCKH và công bố khoa học; Trình độ tin học, ngoại ngữ. Kết quả này phản ánh tình trạng thực tế về đội ngũ GV ở trường. Với cơ cấu đội ngũ thấp, mỗi ngành đào tạo chỉ có từ 3 đến 8 người, đảm nhiệm một số lượng học phần trong chương trình đào tạo rất lớn. Vì thế, số giờ lên lớp của nhiều GV rất nhiều, điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ thời gian dành cho nhiệm vụ NCKH. Cùng với đó là VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 226-230 ISSN: 2354-0753 229 ngân sách và cơ chế chi tiêu dành cho hoạt động NCKH trong thời gian dài chưa sửa đổi, không tạo động lực khuyến khích NCKH. Ví dụ, định mức NCKH của GV là 114 tiết chuẩn/1 năm học, nhưng theo những quy định của nhà trường trước 2019, một bài báo được công bố trên tạp chí chuyên ngành chỉ được tính 15 tiết chuẩn. Để công bố được một sản phẩm nghiên cứu trên các tạp chí không phải là điều dễ dàng, vì thế phần lớn GV lựa chọn phương án bù giờ giảng cho giờ khoa học. Ngoài ra, đội ngũ GV nhà trường trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2017 rất trẻ, có nhiều GV mới được tuyển dụng, vì thế năng lực chuyên môn cũng như năng lực nghiên cứu chưa cao. Điều đó ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu do phải dành nhiều thời gian cho việc học tập nâng cao trình độ. Hơn nữa, cũng giống nhiều kết quả đánh giá chất lượng đội ngũ, GV nhà trường cũng không mạnh về năng lực ngoại ngữ, trong khi nhiều thành tựu, kết quả nghiên cứu mới về khoa học giáo dục được công bố bằng tiếng Anh. Chẳng hạn như muốn triển khai về giáo dục STEM, phương pháp Montessori,... thì những tài liệu bằng tiếng Việt không nhiều. Nếu trình độ ngoại ngữ không tốt, các GV sẽ bị hạn chế trong việc tiến hành các nghiên cứu kể trên. Với mục đích xây dựng các seminar và workshop về nghiên cứu khoa cho GV Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định, chúng tôi đưa ra câu hỏi liên quan đến phương pháp NCKH: “Thầy/ cô đánh giá mức độ khó khăn đối với một số vấn đề cụ thể trong nghiên cứu như thế nào (thang 1-5 theo mức độ khó khăn tăng dần)?” và thu được kết quả trả lời như sau: Bảng 4. Đánh giá mức độ khó khăn đối với các hoạt động trong quá trình NCKH TT Nội dung hoạt động Rất dễ Dễ Trung bình Khó Rất khó 1 Lựa chọn đề tài 0 3 30 34 5 2 Xây dựng đề cương 1 0 37 33 1 3 Chọn phương pháp nghiên cứu 1 1 47 20 3 4 Tìm tài liệu tham khảo 1 6 42 22 1 5 Thực nghiệm 1 0 16 39 16 6 Xử lí số liệu và phân tích kết quả 1 4 39 27 1 7 Viết báo cáo tổng kết 1 0 41 30 0 8 Tìm nhóm cùng nghiên cứu 0 3 39 27 3 9 Xin kinh phí hỗ trợ 0 0 9 46 17 10 Sắp xếp thời gian cho việc nghiên cứu 1 3 37 22 9 11 Xử lí các thủ tục hành chính 0 0 25 44 3 12 Công bố kết quả nghiên cứu bằng bài báo khoa học 0 3 20 39 10 Trước tiên, có thể nhận thấy hầu hết các ý kiến cho rằng không có hoạt động nào trong quá trình nghiên cứu xếp ở mức độ rất dễ hoặc dễ tiến hành. Một số bước được xếp ở mức có độ khó trung bình như: chọn phương pháp nghiên cứu; tìm tài liệu tham khảo; xử lí số liệu và phân tích kết quả; viết báo cáo tổng kết; tìm nhóm cùng nghiên cứu; sắp xếp thời gian nghiên cứu. Các công việc khác của quá trình nghiên cứu được đánh giá ở mức độ khó hoặc rất khó như: thực nghiệm; xin kinh phí hỗ trợ; xử lí các thủ tục hành chính; công bố kết quả nghiên cứu bằng bài báo khoa học. Có thể giải thích được nội dung “Thực nghiệm” xếp ở mức khó vì để tiến hành thực nghiệm trong khoa học giáo dục đòi hỏi nhiều thời gian, công sức mà hiệu quả không rõ ràng. Đối với hoạt động “Công bố kết quả nghiên cứu bằng bài báo khoa học”, do phần lớn GV của Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định chưa có số lượng công trình khoa học được công bố nhiều nên nội dung này được phần lớn ý kiến đánh giá ở mức khó. Đáng chú ý là những công việc mang tính hành chính như: xin kinh phí hỗ trợ; xử lí các thủ tục hành chính lại gây khó khăn đối với người nghiên cứu. Có thể lí giải do các GV chưa quen với các giấy tờ, hồ sơ hành chính, tài chính liên quan hoặc quá tập trung nghiên cứu đến khi hoàn thiện mới để ý đến vấn đề này. Nhưng cũng có thể do các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho GV xử lí dễ dàng, gây tâm lí ngại hoặc mất thời gian để thực hiện. 3. Kết luận Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình NCKH sẽ giúp cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác NCKH của GV Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định nói riêng và các cơ sở đào tạo khác nói chung. Những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến NCKH cần được đặc biệt quan tâm, VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 226-230 ISSN: 2354-0753 230 điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện hỗ trợ để GV có thể kiểm soát được hoặc sửa đổi các quy định cho phù hợp. Kết quả nghiên cứu cũng góp phần phản ánh chất lượng đội ngũ GV của nhà trường và đưa ra những nội dung bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao năng lực NCKH cho GV. Ngoài ra, nhà trường cũng cần cải cách các thủ tục hành chính nhằm hỗ trợ các GV tiến hành nghiên cứu thuận lợi hơn mà vẫn đảm bảo quy định chung. Tài liệu tham khảo Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ (2014). Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2014 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Bộ GD-ĐT (2014). Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 quy định chế độ làm việc đối với giảng viên. Đào Hoàng Nam (2015). Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên Trường Đại học Bạc Liêu. Tạp chí Giáo dục, số 351, tr 9-12. Hà Thị Thúy Hằng (2014). Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học ở Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn. Tạp chí Giáo dục, số 332, tr 9-11. Lê Thành Vinh (2017). Phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học giáo dục trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Tạp chí Giáo dục, số 407, tr 1-5. Ngô Thị Minh Thực (2011). Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ở Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự, Bắc Giang góp phần nâng cao trình độ giảng viên. Tạp chí Giáo dục, số 268, tr 56-57. Nguyễn Thu Tuấn (2014). Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tạp chí Giáo dục, số 341, tr 6-8. Nguyễn Tuấn Lê (2015). Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số 360, tr 21-23. Nguyễn Văn Lâm (2014). Chức năng của giảng viên các trường đại học, cao đẳng Việt Nam trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo. Tạp chí Giáo dục, số 345, tr 9-11. Nguyễn Văn Tuân (2019). Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học. Tạp chí Giáo dục, số 468, tr 6-10. Phạm Hồng Quang (2016). Hoạt động khoa học công nghệ đối với các trường sư phạm trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tạp chí Giáo dục, số 381, tr 1-3. Phan Văn Nhân (2016). Thực trạng nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 131, tr 74-77. Thái Văn Thành, Nguyễn Như An (2015). Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học trước bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tạp chí Giáo dục, số 352, kì 2-2, tr 7-10. Trần Thị Hồng (2019). Một số giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên ở Đại học Thái Nguyên. Tạp chí Giáo dục, số 451, tr 17-23.
Tài liệu liên quan