Thực trạng vi phạm Luật an toàn giao thông hiện nay. (Nghiên cứu trên địa bàn TP. Hà Nội 6 tháng đầu năm 2010)

I. Mục đích nghiên cứu. - Tìm hiểu về thực trạng tình hình vi phạm an toàn giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay. - Phát hiện nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm an toàn giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay. - Từ những nguyên nhân đó đưa ra giải pháp nhằm giúp các cơ quan chức năng khắc phục tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông và giúp người dân ý thức hơn khi tham gia giao thông. II. Giả thuyết nghiên cứu. - Tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông ngày một gia tăng với những diễn biến ngày càng phức tạp. - Người dân còn thiếu hiểu biết về Luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông. - Ở những độ tuổi khác nhau có những mức vi phạm luật an toàn giao thông khác nhau.

doc5 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1917 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng vi phạm Luật an toàn giao thông hiện nay. (Nghiên cứu trên địa bàn TP. Hà Nội 6 tháng đầu năm 2010), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN KHOA Xà HỘI HỌC --------&œœ-------- Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2010 BÀI KIỂM TRA MÔN Xà HỘI HỌC PHÁP LUẬT VÀ TỘI PHẠM Họ và tên: Phan Văn Hải Lớp: XH 10A Khoa Xã hội học Đề bài: Thực trạng vi phạm Luật an toàn giao thông hiện nay. (Nghiên cứu trên địa bàn TP. Hà Nội 6 tháng đầu năm 2010) Bài làm: I. Mục đích nghiên cứu. - Tìm hiểu về thực trạng tình hình vi phạm an toàn giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay. - Phát hiện nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm an toàn giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay. - Từ những nguyên nhân đó đưa ra giải pháp nhằm giúp các cơ quan chức năng khắc phục tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông và giúp người dân ý thức hơn khi tham gia giao thông. II. Giả thuyết nghiên cứu. - Tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông ngày một gia tăng với những diễn biến ngày càng phức tạp. - Người dân còn thiếu hiểu biết về Luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông. - Ở những độ tuổi khác nhau có những mức vi phạm luật an toàn giao thông khác nhau. III. Phương pháp nghiên cứu. - Với đề tài nghiên cứu về thực trạng vi phạm an toàn giao thông hiện nay trên địa bàn Hà nội tôi dùng một số Phương pháp nghiên cứu sau để đề tài đạt được sự chính xác – khách quan – khoa học. 1. Phương pháp phân tích tài liệu. - Dựa vào các tài liệu có sẵn từ Sở giao thông công chính Thành phố Hà nội: Các biên bản vi phạm luật an toàn giao thông, các báo cáo của công an giao thông cấp quận huyện hàng tháng, báo an toàn giao thông, trang wed của công an giao thông Thành phố Hà Nội và các bài viết trên các phương tiện truyền đại chúngQua sự phân tích tài liệu này ta thấy được gần đây trên địa bàn thành phố Hà Nội tình hình vi phạm Luật an toàn giao thông tăng nhanh so với 6 tháng cuối năm 2009 trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 950 vụ. Sáu tháng đầu năm 2010 tăng 250 vụ. Tiêu biểu và xảy ra nhiều nhất tại địa bàn thuộc quận Đống Đa trong 6 tháng đầu năm với 1200 vụ trong đó :Lỗi ko đội mũ bảo hiểm là 300 vụ, vượt đèn đỏ 400 vụ, đi sai làn đường 150vụ, không bằng lái 50 vụ, trở người quá quy điịnh 300 vụ, nồng đọ cồn quá mức cho phép 100 vụ, ngoài ra còn 1số lỗi khác - Luật an toàn giao thông để biết được tình trạng vi phạm an toàn giao thông và hiểu về luật giao thông để tôi phân tích và làm rõ hơn tình trạng vi phạm giao thông từ đó có sự so sánh. 2. Phương pháp quan sát - Nhà nghiên cứu đi đến nhưng đầu mối giao thông trọng điểm thuộc thành phố Hà Nội để quan sát thực tế người dân khi tham gia giao thông vi phạm luật an toàn giao thông ở những lỗi nào là chính. Và nhìn nhận một cách thực tế về các cảnh sát giao thông có bắt lỗi đúng ko? Có xử phạt đúng quy định ko? - Quan sát hành vi và thái độ của người vi phạm Luật an toàn giao thông thấy được thái độ bất mãn của họ, thái độ rất căng thẳng hung hăng không chịu nhận mình đã mắc lỗi. Và thấy được thái độ của công an giao thông trước những hành vi và thái độ bất mãn như vậy nhưng các chú công an vẫn bình tĩnh giải quyết một cách đúng pháp luật. Bên canh đó theo quan sát còn thấy được việc lương tay ko bắt lỗi của các chú công an giao thông do nể tình riêng. 3. Phương pháp phỏng vấn. - Nhà nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi các khách thể nghiên cứu để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Phỏng vấn Sâu: 8 Người vi phạm an toàn giao thông ở những lỗi khác nhau lứa tuổi khác nhau, 3 đồng chí cảnh sát giao thông, 1trưởng phòng công an giao thông thành phố Hà nội. - Tiến hành phỏng vấn người vi phạm luật an toàn giao thông để biết xem những người vi luật an toàn giao thông có hiểu biết về luật an toàn giao thông hay ko? Nhưng khi đi vào phỏng vấn thu được kết quả là đa số người vi phạm an toàn giao thông là chưa hiểu rõ về luật an toàn giao thông, một số đã hiểu biết nhưng vấn cố tình vi phạm luật an toàn giao thông điều đó chứng tỏ ý thức của người tham gia giao thông là chưa cao. Đồng thời cũng phỏng vấn nhưng người tham gia giao thông ở những độ tuổi khác nhau để có sự so sánh biết xem sự tương quan về tuổi biết được ở độ tuổi nào tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông nhiều và phức tạp. Qua đây ta thấy được ở độ tuổi từ 16 đến dưới 30 tuổi là vi phạm luật an toàn giao thông nhiều nhất. Thấp nhất là độ tuổi từ 40 đến 55 tuổi. - Phỏng vấn những người tai nạn khi tham gia giao thông để biết được xem có phải họ tai nạn giao thông do không hiểu về Luật an toàn giao thông hay ko? Thực tế sau khi tiến hành phỏng vấn các đối tượng này ta thấy được những người tai nạn giao thông có đến 80% là họ hiểu biết rõ luật an toàn giao thông, họ bị tai nạn 1phần là do họ bị những người khác khi tham gia giao thông không hiểu luật lên phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ va chạm vào họ. - Phỏng vấn các đồng chí cảnh sát giao thông để biết được thực trạng vi phạm an toàn giao thông trên từng chốt an toàn giao thông để có sự so sánh? Qua vài lần tâm sự với các đồng chí cảnh sát giao thông thấy được ở mỗi nút giao thông có những nét khác nhau về cơ bản: Như nút Thái Hà - Chùa bộc thường vi phạm lỗi như vượt đèn đỏ, ngoằn sai quy địnhNút giao thông Ô chợ Dừa thì thường vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm, Phóng nhanh vượt ẩu.Diễn biến khá phức tạp. - Phỏng vấn trưởng phòng công an giao thông Hà Nội để biết xem trước tình hình vi phạm Luật an toàn giao thông như vậy cơ quan chức năng đã đề ra những phương án gì để khắc phục tình trạng vi phạm Luật an toàn giao thông đó. Qua phỏng vấn cũng thấy được trưước tình hình vi phạm luật an toàn giao thông tăng nhanh và có diễn biến phức tạp như vậy thì sở giao thông công chính cũng có nhiều giải pháp khắc phục cụ thể như: Chặn ngã tư ở những đầu nút giao thông trong điểm, tăng cường lưc lượng công an tham gia kiểm soát giao thông để người tham gia giao thông ý thức được khi tham gia giao thông, mới đây nhất la tăng mức hình phạt cao nhất đối với những vi phạm luật an toàn giao thông tai địa bàn thành phố Hà Nội. - Đồng thời biết được nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ở mức nguy hiểm là do việc phóng nhanh vượt ẩu, uống rượu bia quá nồng độ cho phép không làm chủ được tay lái , một nguyên không nhỏ dẫn đến tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông là do chế tài của của nhà nước ta chưa phát huy được hết vai trò IV. Kết luận và giải pháp 1. Kết Luận - Qua cuộc nghiên cứu sơ bộ về thực trạng vi phạm an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2010 ta thấy được sự gia tăng về các vụ vi phạm an toàn giao thông và có diễn biến rất phức tạp cụ thể là tăng 250 vụ so 6 tháng cuối năm 2009. - Đồng thời nhà nghiên cứu cũng thấy được rất rõ những nguyên nhân dẫn đến các vụ vi phạm Luật an toàn giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội chủ yếu là: không đội mũ bảo hiểm, thiếu hiểu biết về luật an toàn giao thông, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường - Bên cạnh đó cũng thấy rất rõ và khẳng định rằng ở những lứa tuổi khác nhau có những vụ vi phạm khác nhau ở những lỗi khác nhau vi phạm nhiều nhất ở độ tuổi 26 đến 30 tuổi. Tóm lại, qua những nhận định trên nhà nghiên cứu có thể kết luận rằng giả thuyết nghiên cứu của mình là đúng với ý tưởng nghiên cứu của mình.Qua đây mong được sự ủng hộ và giúp đỡ của những ai quan tâm đến vấn đề này. 2.Giải pháp - Tăng cường việc tuyên truyền và giáo dục đến với người dân để người dân hiểu được luật an toàn giao thông từ đó nâng cao ý thức và trách nhiêm của người tham gia giao thông. - Cần có các chế tài hợp lý hơn đánh đúng vào tâm lý của người tham gia giao thông để họ thấy được các mức phạt của mình khi tham gia giao thông. - Đội ngũ công an giao thông cần phải thực sự công tư phân minh làm việc hết trách nhiệm của của mình.